Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Văn học Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Quang Minh trí huệ biện tài »»

Văn học Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Quang Minh trí huệ biện tài

Donate

(Lượt xem: 6.043)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Quang Minh trí huệ biện tài

Quang minh của Phật là tướng đại trí huệ từ nơi Pháp thân của Phật phát ra ngoài. Quang minh này có hai thứ công dụng: một là để chiếu soi pháp giới, phá trừ tối tăm cho chúng sanh; hai là để tuyên thuyết diệu pháp Nhất thừa. Như vậy, diệu pháp Nhất thừa chính là quang minh và quang minh cũng chính là diệu pháp Nhất thừa của Phật. Do chư Phật chẳng lìa khỏi quang minh mà thuyết pháp, nên nếu ai được chạm vào quang minh Phật hoặc được nghe tiếng Phật thuyết pháp, tất cả ưu khổ, bệnh khổ thảy đều dừng dứt, thân tâm nhu nhuyến, vui sướng ví như Tỳ-kheo đắc Diệt Tận Định.

Ở cõi nước Cực Lạc, không chỉ riêng mình Phật A Di Đà có thường quang chiếu diệu, thuyết pháp mà hết thảy trời và người trong cõi ấy cũng đều có thường quang chiếu diệu, thuyết pháp. Đấy đã nêu rõ nhân dân cõi ấy đều thành tựu trí huệ vô thượng. Đấy đều là do họ được Phật lực gia hộ nên mới có đầy đủ tất cả các trí huệ biện tài, hiểu biết rõ ràng, thông suốt tất cả mà chẳng có ai sánh bằng nổi. Vì thế, kinh Vô Lượng Thọ mới bảo là họ “được sự thành tựu tất cả trí huệ. Thu hoạch vô biên biện tài vô ngại.” Kinh gọi tất cả trí huệ ấy bằng năm cái tên làm đại biểu; đó là: Trí Phật, Trí không nghĩ bàn, Trí không xưng lường, Trí rộng Đại thừa và Trí vô đẳng vô luân thù thắng tối thượng.

Do vì tất cả nhân dân trong cõi ấy đều thành tựu hết thảy trí huệ như thế, nên họ đắc vô biên các thứ biện tài vô ngại hay còn gọi là Tứ Vô Ngại Biện Tài. Các Ngài dùng Tứ Vô Ngại Biện Tài để diễn thuyết pháp nghĩa một cách khéo léo, rành rẽ, tài tình, bóng bẩy, đúng với Lý Chân như Thật tướng; đó là pháp vô vi vô tướng vượt qua hết thảy các pháp hữu vi, nhằm để giáo hóa và dẫn dắt hết thảy các loài chúng sanh thoát ra khỏi biển lớn sanh tử, vượt qua bờ kia Bỉ Ngạn. Cho nên, kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Khéo nói các pháp thâm mật bí yếu. Thuyết kinh hành đạo, tiếng như chuông ngân.”

Chư Bồ-tát nơi cõi Cực Lạc do đắc Tứ Vô Ngại Biện Tài, bao gồm: Pháp vô ngại, Nghĩa vô ngại, Từ vô ngại và Nhạo thuyết vô ngại, nên các Ngài có thể khéo nói các pháp nghĩa một cách thâm mật bí yếu và tự tại, không có chướng ngại. Bồ-tát dùng danh từ thuật ngữ và câu văn rành rẽ, trôi chảy, mạch lạc để giảng giải Phật pháp, diễn tả sự vật một cách tài tình, linh hoạt nên gọi là “nói Pháp vô ngại.” Bồ-tát hiểu biết nghĩa lý của giáo pháp được giảng, nhưng lại không bị vướng mắc vào đó, không bị dính kẹt vào danh từ, thuật ngữ, âm thanh, sắc tướng v.v... nên gọi là “nói Nghĩa vô ngại.” Bồ-tát thông đạt rành rẽ các ngôn ngữ của từng địa phương nên gọi là “nói Từ vô ngại.” Cuối cùng, do vì chư Bồ-tát dùng ba thứ trí biện tài “Pháp vô ngại, Nghĩa vô ngại và Từ vô ngại” để giảng nói kinh giáo theo ý muốn của từng mỗi chúng sanh một cách tự tại, khiến cho họ nhập đạo, vào được nhà Như Lai, hiểu rõ tâm pháp của Như Lai, nên gọi là “Nhạo thuyết vô ngại.” Bồ-tát cõi Cực Lạc có được đầy đủ trí huệ, biện tài vô ngại để diễn giải các pháp thâm mật bí yếu như vậy đều là do lực gia trì của Nguyện “Khéo nói pháp yếu” của đấng Pháp Vương A Di Đà Phật.

“Pháp thâm mật bí yếu” là chỗ ẩn mật, bí ảo, sâu xa, huyền diệu của pháp môn, hiển bày Lý Chân Như Thật Tướng, chẳng thể dễ dàng chỉ bày hay diễn nói cho người khác nhận biết được, nên Bồ-tát phải khéo dùng các thứ ngôn từ, hình ảnh, quang minh, âm thanh, mùi vị, hương thơm v.v... để biểu hiện lý “không-tướng.” Tịnh độ Pháp môn chính là “pháp thâm mật bí yếu” dẫn thẳng đến Nhất thừa, nhiếp trọn hết thảy các pháp môn khác mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong suốt hơn bốn mươi chín năm. Trong pháp môn Tịnh độ, Phật, Bồ-tát dùng ngôn ngữ giản dị, tinh yếu, những hình ảnh linh hoạt, ánh sáng, âm thanh, hương thơm v.v… để diễn giải, nhưng lại chứa đựng trọn vẹn tất cả nghĩa lý thâm sâu, u huyền, vi diệu, nên kinh ghi là: “Khéo nói các pháp, thâm mật bí yếu.”

Kinh Vô Lượng Thọ là pháp tạng thâm mật bí yếu của chư Phật, xưa kia được giấu kính, chẳng thể đem ra ngoài lưu truyền, giảng dạy bừa bãi cho người khác, chỉ có những người có đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên mới được nghe, được truyền dạy và được thâm nhập vào tạng pháp thâm mật bí yếu này. Thế mà nay, do vì có nhóm chúng sanh đã thành thục được căn lành nên Phật mới nói ra pháp này. Vì thế, trong phẩm “Chỉ Đặc Biệt Lưu Lại Một Kinh Này” nói: Người gặp kinh này mà tin ưa thọ trì là việc khó nhất trong các điều khó, là việc hy hữu nhất trong các điều huy hữu. Vì sao? Bởi vì họ ở trong đời trước đã từng hành Phật đạo, chẳng phải người phàm tục, họ chính là đệ tử Nhất thừa bậc nhất của chưPhật.

Ngoài ra, Mật tông còn gọi “pháp thâm mật bí yếu” là Pháp Tạng Bí Yếu hay Bí Mật Tông. Do vì mật pháp Vô Lượng Thọ chính là Pháp Tạng Bí Yếu của chư Phật, chỉ người có đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên mới nghe được, hiểu được, nên pháp tạng này chẳng thể tùy tiện đem ra dạy cho người khác một cách khinh xuất được. Nhưng nay, chư vị Bồ-tát cõi Cực Lạc, do nương vào Nguyện “Khéo nói pháp yếu” của Phật A Di Đà mà có đầy đủ trí huệ, biện tài để diễn giải pháp thâm mật bí yếu này một cách khéo léo, thâm sâu về cả hai mặt “hiển liễu” và “ẩn mật,” khiến cho hết thảy các căn cơ đều được nghe, đều được hiểu chỗ thâm mật bí yếu của pháp môn này theo trình độ của riêng họ; nhưng rốt cuộc, tất cảđều cùng được ngồi trên xe trâu trắng lớn, cùng được hưởng những lợi ích Nhất thừa như nhau.

Kinh dùng câu “tiếng như chuông ngân” để sánh ví với âm thanh thuyết pháp của Bồ-tát cõi Cực Lạc. Trong mỗi một âm thanh thuyết pháp của Bồ-tát đều hàm chứa vô biên diệu nghĩa. Âm thanh thuyết pháp ấy có công đức như tiếng chuông trong trẻo, thánh thót, hùng hồn, liên tục vang vội xa khắp, khua tan đêm dài ưu não, đánh thức những kẻ đang mê mệt, khiến họ phát sanh thiện tâm, ngưng ngớt các khổ. Ngoài ra, trên thân chuông còn khắc những chân ngôn, những chủng tử và kinh kệ Ðại thừa; gióng một tiếng chuông thì cũng giống như là đọc lên hết thảy kinh pháp “hiển liễu” lẫn “ẩn mật” được ghi trên thân chuông, khiến chúng sanh nào nghe được đều bổng dưng thức tĩnh, phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, quyết định hết một đời này vãng sanh Cực Lạc, cứu cánh Phật quả.

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.142.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...