Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hoa khai Cực Lạc tháng cô hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hoa khai Cực Lạc tháng cô hồn »»
I.
Rằm tháng bảy là một ngày rằm đặc biệt. Ngoài việc báo hiếu song thân, trong thời riết mưa gió sụt sùi, lòng người còn mở thông ra nhiều cõi bên ngoài, nhớ đến bao người. Tục cúng cô hồn lang thang xó chợ đầu đường mang đầy tính vị tha nhân bản. Hầu như sự vĩnh hằng, thời gian hữu hạn kéo đi bao nhiêu đổi thay. Và cái chết là một trong những chủ đề lớn của các nhà thơ. Không phải tự nhiên mà mỗi năm đến rằm tháng bảy tôi luôn nhớ đến “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du.
Cũng có kẻ chìm sông, lạc suối;
Cũng có người sẩy cối, sa cây;
Có người leo giếng đứt dây;
Người trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành... ...
Thế là:
Khi sao đông đúc vui cười;
Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương?
…
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước;
Biết lấy ai bát nước chén nhang!
Và nhớ đến Tản Đà với “ Thăm mả cũ bên đường”
Hay là thuở trước kẻ văn chương;
Chen hội công danh lỡ lạc đường;
Tài cao phận thấp chí khí uất;
Giang hồ mê chơi, quên quê hương!
Hay là thưở trước khách hồng nhan;
Sắc sảo không ngoan trời đánh ghen;
Phong trần xui gặp bước lưu lạc;
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn!
Đây là những bài thơ hay của thơ ca cổ điển Việt Nam nhưng theo tôi nó mang tính nhân loại chung chung, đứng bên ngoài mà nhìn thông cảm với sự vật hơn là đi sâu vào tâm hồn người. Vì thế tôi thích bài thơ của Hòa Thượng Tế Điên trong một cuốn sách xưa. Tôi quên sách nhưng lại nhớ nó, vì thấy nó thấm sâu vào lòng mình. Bài thơ mà đọc cho người hấp hối nghe họ sẽ ra đi nhẹ nhàng và siêu thăng tịnh độ:
Sáu mươi năm bừa bãi
Gió đông vờn với gió tây
Đến nay thu nhặt quay về
Mây xưa nước liền trời biếc.
Tôi không biết hòa thượng Tế Điên là nhân vật có thật hay hư cấu. Đôi lúc người thật cũng trở thành huyền thoại, hư cấu và ngược lại. Chẳng phân biệt được. Chính vì vậy, khi đọc lên mấy câu thơ của ngài, người ta lập tức trực nhận được những cái thấy khác như không, như vô, tỉnh thức mở cánh cửa thong dong một cõi đi về, thấy cuối tầm nhìn trời nước gặp nhau!
II.
Nhắm mắt, qua đời, chết ngắc, chết ngủm, tử vong…người đời rất phong phú từ ngữ để diễn tả điều đáng sợ không ai tránh khỏi. Tôi lại thích những từ như đi, quy, cố hương, quy tân gia… tuy có vẻ như đùa cợt nhưng lại gần với chân lý. Tuy nhiên, thích nhất vẫn là cụm từ nhà Phật “ Hoa khai Cực Lạc”. Để chỉ cái chết sao lại nói là hoa khai? Chỉ vì chết không phải là trạng thái tĩnh, mà đó là một trạng thái động. Chết thân cũ để thay thân mới. Sự chết chỉ là một phen trong vô số lần chết. Sự sanh cũng vậy, cũng là một lần trong vô số kiếp sanh. Hoàn toàn phù hợp với quan niệm khoa học – vật chất biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Tôi nhớ lúc còn nhỏ, những người lớn tuổi như mẹ tôi, đi chùa thắp nhang lạy Phật xong bao giờ cũng đứng trước bàn thờ vong có mấy chữ “Hoa khai Cực Lạc” xá ba xá. Tôi đứng bên mẹ, nhìn lên cả trăm ảnh vong linh: đàn bà, đàn ông, có người rất trẻ và có cả ảnh trẻ con… và có cả hình của mấy tay mà lúc còn sống dân làng chẳng ai ưa… tôi sợ lắm. Mẹ không giải thích, có lẽ ngày ấy tôi còn quá nhỏ để nghe. Cũng có thể mẹ làm theo thói quen tập quán truyền thống của ông bà xưa, mẹ cứ noi theo đó mà làm cũng không hiểu lắm. Mãi về sau tôi mới biết cử chỉ của mẹ cũng như hành vi của nhiều người lớn tuổi khác. Người Việt có truyền thống nhân bản bao dung không phân biệt mọi hương hồn đã khuất (nghĩa tử là nghĩa tận) nó dung hòa với đạo Phật. Rằm thắng bảy cúng hết các cõi, cúng cô hồn, cúng chiến sĩ trận vong, kể cả chuyện lập bàn thờ cho kẻ thù. Tôi nhớ ngoài miền Bắc có đền thờ Phục Ba tướng quân (Mã Viện), ngay cả những ngôi mả lâu đời mấy trăm năm vẫn có kẻ đến thắp nhang cho, đã nói lên điều này.
Ngày nay đi chùa thấy tục xưa như mai một. Trừ những người thân đi chùa mới đến trước bàn vong để tưởng niệm cha mẹ, bà con, còn những người không thân chỉ lướt nhìn hờ hững. Có lẽ người đời nay thấm tư tưởng nhị nguyên của phương Tây, phân biệt rạch ròi đen trắng, tả hữu, ta người. Ghét ai thấy dấu chân thấy mồ mả của người ngứa ngáy muốn bứng đi cho khuất con mắt. Ở đây như quên điều gì đó, thay vì cởi mở lại thắt nút thêm, buộc cuộc sống lại. Để rồi nó như là một trong những nguyên nhân tiếp tục những cuộc khủng hoảng đổ vỡ không hóa giải được mâu thuẫn xã hội.
Khi nói không tâm linh, tôi thấy người nói nghèo nàn làm sao. Dường như ở giữa không tâm linh với tâm linh có một vùng giao thoa mập mờ. Những câu hỏi của đời sống từ đây mà ra, chính từ vùng này đã khơi dậy những phát minh, sáng kiến khoa học.
Từ cái cảm giác sợ sệt trước bàn vong không dám nhìn, dần dần tôi thơ thẩn đứng nhìn các vị lâu hơn. Nhìn những tấm ảnh đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ trên bàn, không ai giống ai, không có người thứ hai lặp lại, nhưng tất cả đều như nói với tôi một điều: cuộc sống đáng quý biết bao nhiêu! Một lúc nào đó rời xa cuộc sống này, tôi không biết gì về cõi xa kia…nhưng lại trực nhận ra một điều đáng sợ là sau cái chết mọi người đều bình đẳng, chẳng khác gì nhau, trừ ra những nghiệp quả đã tạo.
Chết không phải là sự chấm dứt, vì máu của cha mẹ đã truyền qua máu cho con, vì còn có nghiệp quả. Trong nghiệp quả lại có biệt nghiệp, cộng nghiệp, tức là những điều mình đã tự tạo ra hoặc cùng với người khác tạo ra… rồi còn có sợ tiếp nối của những người thân thuộc, con cháu, dòng họ… Phải chăng chết cũng chỉ là một điểm khởi đầu? Người sống nên nhận ra điều này không làm nhục người đã chết, nhất là làm nhục cha mẹ vì máu huyết của họ đã lưu lại tạo ra người (họ vẫn luôn sống trong thân thể của con). Cuối cùng, khi hướng về nơi cõi xa kia, sự thức tỉnh lại chiếu soi cho tâm thức ta ngay trên mặt đất này. Phải chăng đó chính là ý nghĩa diệu ảo của mùa Vu Lan, mùa báo hiếu?
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.146.94 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập