Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin tức Phật sự »» Xem đối chiếu Anh Việt: Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ: Nhen thêm hy vọng thống nhất từ trại Viên Lạc »»
Năm nay 2019, cuối mùa An cư Kiết hạ và nhân dịp lễ Lao động 1- 9 tại Hoa Kỳ, Gia đình Phật tử Việt Nam (GĐPTVN) tại Hoa Kỳ tổ chức cuộc họp mặt và hội thảo huynh trưởng 3 ngày tại đồi Scouts của thành phố núi đồi Herms-El Cerrito, California, Hoa Kỳ. Trại lấy tên VIÊN LẠC.
Nhận được giấy mời tham dự khóa hội thảo với tư cách là một cựu huynh trưởng, tôi xiết bao vui mừng khi mới đọc ở trên giấy mời nhân danh “Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ và Thế Giới”
Là một danh xưng mà từ lâu, tôi tin là Phật tử tứ chúng đều ước mơ có một ngày được xưng danh như thế. Vì đã ngót 45 năm, từ ngày xảy ra cuộc “di dân Thế Tiến” (cuộc di dân vĩ đại của người Việt Nam lan ra khắp thế giới từ 1975 — so với cuộc Di Dân Nam Tiến lần thứ nhất thời chúa Nguyễn từ thời 1600) người Phật tử Việt Nam nào trong mớ hành trang ủ kín giữa tâm hồn lúc rời xứ sở ra đi cũng đều có Bảo Bối Đạo Phật mang theo. Trên những dặm đường đầy lo lắng “may ít rủi nhiều” theo đường di tản, vượt biên, định cư... đức tin tôn giáo vừa là một nhu cầu, vừa là một gia tài thiêng liêng không thiếu được để níu, để vịn, để tự nâng mình lên mà đứng dậy khi tinh thần hoang mang hay vấp ngã.
Bởi vậy, dầu trực tiếp hay gián tiếp, thể hiện cụ thể hay tâm niệm thì đạo Phật chưa hề vắng bóng trong lòng người Phật tử hải ngoại.
Có thể nói rằng, ở xứ người, hoá thân của GĐPTVN thời 1950 là xương sống của đạo Phật Việt Nam thời hiện đại. Trong bất cứ tăng đoàn và đạo tràng nào thì những thành viên thuần thành và năng nỗ nhất thường là những cựu đoàn sinh GĐPTVN. Cũng thế, suốt nhiều thời điểm và biến cố thăng trầm nhất của Phật giáo Việt Nam, những Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN cũ cũng như mới vẫn đóng vai trò tiền phong dấn thân và xông xáo kẻ trước người sau không bao giờ thoái trào hay bỏ cuộc. Tùy nghi hiện tướng dưới vai trò nầy nọ linh động theo hoàn cảnh, nhưng những Phật tử xuất thân từ GĐPTVN thảy đều phục vụ đạo pháp bằng tất cả tấm lòng và nhiệt tình thiện nguyện trong sáng nhất của mình. Tuy các đơn vị GĐPT không nhất thiết phải tương ứng với con số chùa viện Phật giáo, nhưng vai trò GĐPT hầu như đều có mặt và bàng bạc khắp nơi. Điển hình như thành phố chúng tôi cư ngụ gần 40 năm là Sacramento, thành phố thủ phủ của tiểu bang California, lớn nhỏ có 23 ngôi chùa nhưng chỉ có 2 đơn vị GĐPT và một đoàn Thanh Thiếu niên Học Phật sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Tuy nhiên các đoàn sinh GĐPT thường phân bố ra nhiều chùa để tham gia sinh hoạt các đạo tràng với tính cách cá nhân, gia đình hay đoàn thể.
Điếu đáng ngạc nhiên suy gẫm là hệ thống Gia đình Phật tử Việt Nam tại hải ngoại nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng chưa từng có một sự thống nhất chặt chẽ theo mô thức truyền thống hàng dọc từ trung ương đến địa phương. Phải chăng, nguyên nhân trực tiếp là bởi các chùa viện, đạo tràng, tăng đoàn và giáo hội “Mẹ” chưa có một sự thống nhất đúng ý nghĩa thật sự của Thống Nhất vì bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của những tác động ngoại vi và nội tại nhất thời nên chưa thuận duyên cùng hướng Phật chăng?
Hôm nay, với nỗi mừng chưa “chín tới” về một sự thống nhất của hệ thống GĐPTVN, tôi vẫn hy vọng niềm tin hợp nhất sẽ không là ảo tưởng trong một tương lai gần.
Được tham gia ngày Họp Mặt Huynh Trưởng GĐPTVN lần nầy, buổi sớm tôi vui, buổi chiều tôi buồn. Vui vì được tiếp cận với gần 150 quý huynh trưởng từ cấp Dự Tập đến cấp Dũng (Tập, Tín, Tấn, Dũng) khắp mọi miền về đây. Buồn vì vẫn còn nhiều đơn vị GĐPTVN và quý Huynh Trưởng “không được tin” (?!) đứng ngoài. Tôi có niềm hạnh phúc của một cựu huynh trưởng tự do như chim sơn ca, không bị giới hạn bởi tâm lý, địa lý hay sự lý của phía này hay phía nọ mà chỉ có tấm lòng thương quý toàn vẹn GĐPTVN.
Được duyên lành tham dự cuộc Họp mặt và Hội thảo Huynh Trưởng GĐPTVN là một cơ hội cho tôi tìm hiểu sâu hơn lề lối sinh hoạt thời hiện đại so với nếp cũ của GĐPTVN đơn vị mình 60 năm trước. Mục tiêu của cuộc Hội thảo đã được xác định rằng:
Hội thảo 1: Hoàn thiện tài liệu tu học - huấn luyện huynh trưởng các cấp với điểm nhấn là “GĐPT thích nghi với tuổi trẻ thời đại.”
Hôi thảo 2: Chia sẻ những phương pháp giữ vững tinh thần và lý tưởng GĐPT đối với Huynh trưởng trẻ trong môi trường xã hội hiện nay tại Hoa Kỳ.
Hội thảo 3:
Đề tài A: Chia sẻ những phương thức sinh hoạt có tác dụng tích cực đối với đoàn sinh.
Đề tài B: Hội thảo về Nội quy, Quy chế của Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hoa Kỳ và tài liệu Cương Yếu Điều hành và Nội lệ của Ban hướng dẫn GĐPTVN trên thế giới.
Về mặt kỹ thuật và phương tiện, đây là một chương trình nghị sự và chia sẻ rất phong phú và “cao cấp” vì khung cảnh xã hội biến chuyển theo đà tiến khoa học kỹ thuật và tư duy luận lý cũng phải ngang tầm thời đại.
Phải nói là kỹ thuật tổ chức và điều hành một cuộc trại lớn đã được tập thể các Anh Chị huynh trưởng dạn dày kinh nghiệm cùng nhau phối hợp phân công, thực hiện, điều động rất khéo léo và linh động. Nhưng về nội dung hội thảo, thông qua những tài liệu và lời phát biểu đến từ nhiều phía, thành viên cốt cán trong ban tổ chức cũng như quan khách tham dự thì sức bật và tính sáng tạo chưa thể hiện rõ nét. Có những sự lập lại những nguyên tắc và nguyên lý đã thành nếp cũ không cần thiết trong khi trại sinh cũng như quan khách khao khát và trông chờ cái mới.
“Cái mới” thiết thân nhất của GĐPTVN trong thời điểm hiện nay là “CẢ NHÀ CÙNG MỘT CHA; CHAN HÒA CÙNG MỘT MẸ!” Đấng Cha lành là đức Phật. Chan hòa cùng một mẹ là đoàn kết thương yêu nhau như con một nhà. Muốn được như vậy, GĐPTVN cần có một sự đoàn kết liên hiệp – trong một hệ thống GĐPTVN Thống nhất Liên Hiệp – không chịu sự chi phối của bất cứ ai và bất cứ từ đâu đến. Nếu xin phép mở ngoặc phân tích một chút thì tôi vẫn thích một hình thái Thống Nhất Liên Hiệp Phật giáo Việt Nam (United Buddhist Temple of Vietnam) tương tự như Liên Hiệp Quốc (United Nations) hay Hiệp Chủng Quốc (United Nations)… Trong mô thức đó các đơn vị không bị hòa tan mà độc lập như các nước trong Liện Hiệp Quốc hay các tiểu bang trong Hiệp Chủng Quốc.
Ngược lại với hình thái Thống Nhất Liên Hiệp vừa trình bày ở trên là hình thức Thống Nhất Kết Hợp. Đó là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Unified Buddhist Church of Vietnam) như hiện nay. Trong hình thái này, mỗi đơn vị là một tế bào hòa tan trong một hệ thống lãnh đạo khép kín theo hàng dọc từ trên xuống dưới. Chúng ta thấy mô thức thống nhất nầy đang được áp dụng cho hệ thống Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ tháng 1 năm 1964, nhưng thực trạng là đã bị phân hóa chưa đầy một năm sau đó (Ấn Quang, Quốc Tự) và kéo dài cho đến hôm nay.
Vấn đề chúng ta cần phân tích ở đây là khi hoàn cảnh, thời đại, tính tổ chức và tâm lý xã hội mới đã hoàn toàn khác 60 năm xưa thì phương pháp luận và phương tiện môn cũng cần được chấn chỉnh và ứng xử thích nghi. (Tôi sẽ xin được thảo luận đề tài “Thống Nhất” này vào một dịp thuận duyên hơn!) Tuy nhiên, một kiến nghị đưa ra cho các Hội nghị huynh trưởng GĐPTVN là tại sao chúng ta thường có khuynh hướng quy lỗi, sửa sai tập trung vào con người mà không quan tâm đến phương tiện. Thời đại khoa học kỹ thuật nầy bay chậm không phải vì Pilot mà bởi không chịu thay đổi máy bay bà già băng phi cơ phản lực!
Tôi đã đi lạc quá xa ra ngoài vùng đất trại Viên Lạc rồi chăng? Nếu vậy, xin sám hối nhưng trước khi chắp tay đảnh lễ, tôi mong được ghi kiến nghị về “người Pilot, máy bay bà già và phi cơ phản lực” cho chương trình hội thảo sang năm.
Bây giờ, xin quay về vùng đất trại…
Có cơ hội tiếp cận và sinh hoạt với những tổ chức Phật giáo các nước mới thấy được rằng, GĐPTVN là một đoàn thể tuổi trẻ Phật Tử sáng đẹp, một tổ chức thanh thiếu niên lành mạnh mang tính giáo dục thuần khiết rất độc đáo và lợi lạc mà các cộng đồng Phật giáo thế giới không nơi nào có.
Hôm nay, tôi như một cựu huynh trưởng về lại làng xưa Liễu Cốc Hạ - Thuộc Ban Hướng Dẫn Thừa Thiên Huế, nơi tôi đã cầm còi Liên đoàn trưởng GĐPT Liễu Hạ suốt 6 năm trong giai đoạn sôi động nhất của lịch sử Phật giáo thời cận đại với những năm 1963 và 1966 ở Huế đầy trăn trở, nghiệt ngã nhưng cũng an nhiên và dũng mãnh phát huy tinh thần Bi, Trí, Dũng truyền thống của GĐPTVN. Khi tôi viết những dòng nầy thì ở trên đồi El Cerrito, California… trại sinh Viên Lạc đang bùi ngùi Dây Thân Ái chia tay: “Gang thép ta chia tay đừng buồn…!”
California Mạnh Thu 2019
Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn
(Photo: Htr. Cường Đinh)
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.181.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập