Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Văn hóa giáo dục »» Xem đối chiếu Anh Việt: Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền »»

Văn hóa giáo dục
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền

Donate

(Lượt xem: 2.196)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền

Chapter 25: Human Rights

Dẫn nhập
Introduction
Tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền đối với Phật giáo là hiển nhiên, vì trong những thập niên gần đây chủ đề này đã thu hút được sự quan tâm. Giới lãnh đạo Phật giáo từ nhiều nước châu Á, như Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng), Aung San Suu Kyi (Myanmar), A. T. Ariyaratne (Sri Lanka), Maha Ghosananda (Kampuchea) và Sulak Sivaraksa (Thái Lan) đã nhiều lần bày tỏ mối quan tâm về các vấn đề xã hội và chính trị bằng cách sử dụng ngôn ngữ của nhân quyền.
The importance of human rights for Buddhism is evident from the attention the subject has received in recent decades. Leading Buddhists from many Asian coun- tries, such as the Dalai Lama (Tibet), Aung San Suu Kyi (Myanmar), A. T. Ariyaratne (Sri Lanka), Maha Ghosananda (Cambodia), and Sulak Sivaraksa (Thailand), have expressed their concerns about social and political issues on numerous occasions using the language of human rights.
Các Phật tử đã thiết lập các định chế để bảo vệ và cổ vũ cho nhân quyền. Các định chế này gồm có Viện Nhân quyền Campuchea, Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng và Ủy ban Quốc gia Thái Lan về Nhân quyền. Một số quốc gia châu Á có số đông dân là Phật tử (Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchea và Việt Nam) cũng là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập vào năm 2009.
Institutions have been established by Buddhists to defend and promote human rights. These include the Cambodian Institute of Human Rights, the Tibetan Centre for Human Rights and Democracy, and the Thai National Human Rights Commission. Several Asian countries with large Buddhist populations (Thailand, Myanmar, Lao, Cambodia, and Vietnam) are also members of the ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights (AICHR) founded in 2009.
Tuy nhiên, thành tích của Phật giáo về nhân quyền tự nó không phải là không có tì vết. Các vi phạm về nhân quyền đã được ghi nhận từ cả hai phe trong cuộc nội chiến Sri Lanka, mặc dù tình trạng thù nghịch đã chấm dứt vào năm 2009, nhưng, Phật tử vẫn còn tiếp tục quấy rối, đe dọa, tra tấn, bóc lột và bạo lực, bao gồm các cuộc tấn công vào các nhóm thiểu số Hồi giáo và Ki tô giáo (Statement 2015).
The human rights record of Buddhism itself, however, is not unblemished. Human rights abuses were recorded on both sides in the Sri Lankan civil war, and although hostilities ceased in 2009, harassment, intimidation, torture, exploitation, and vio- lence by Buddhists have continued, including attacks on Muslim and Christian minori- ties (Statement 2015).
Tại Myanmar, các phe phái Phật giáo đã tiến hành các cuộc tàn sát chống lại người Hồi giáo Rohingya ở tiểu bang Rakhine (Suu Kyi đã bào chửa cho sự thất bại của bà trong việc lên án những hành động tàn bạo như vậy bằng cách tuyên bố bà bây giờ đúng hơn là một 'nhà chính trị´, không phải là một nhà vận động cho nhân quyền).
In Myanmar, Buddhist factions have mounted pogroms against Rohingya Muslims in Rakhine State (Suu Kyi has defended her failure to condemn such atrocities by claiming she is now a ‘politician’ rather than a human rights campaigner).
Ở Nhật Bản và Trung Quốc, Phật giáo đã cấu kết với các định chế nhà nước trong việc đàn áp và kiểm soát (Shiotsu 1999; Schmidt-Glintzer 2010: 123). Một trong những nhà vận động nổi bật nhất cho nhân quyền của Phật giáo là Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tiền, Ngài đã bị cáo buộc là phủ nhận tự do tôn giáo cho cái gọi là 'cuộc tranh cãi Shugden' (Mills 2003). Phật giáo cũng đã bị cáo buộc là thất bại trong việc bảo vệ nữ quyền (Tsedroen 2010: 209; Satha-Anand 1999).
In Japan and China, Buddhism has colluded with state institutions of repression and control (Shiotsu and Gebert 1999; Schmidt-Glintzer 2010: 123). One of the most prom- inent Buddhist campaigners for human rights, the current Dalai Lama, has himself been charged with denying religious freedom in the so-called ‘Shugden controversy’ (Mills 2003). Buddhism has also been accused of failing to protect the rights of women (Tsedroen 2010: 209; Satha-Anand 1999).
Tuy nhiên, sưu tầm tài liệu về thành tích của Phật giáo về nhân quyền không phải là mối quan tâm chính của chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đề khái niệm về nhân quyền và mối quan hệ của nó với giáo lý và đạo đức của Phật giáo.
Documenting the Buddhist record on human rights, however, is not our main concern. Our focus instead will be on the concept of human rights and its relation to Buddhist doctrine and ethics.
Các cuộc thảo luận kiểu này thường bắt đầu bằng cách mô tả về một nghịch lý mà Christopher Gowans diễn đạt theo cách như sau: "Người ta thừa nhận một cách rộng rãi rằng nhân quyền không được minh thị công nhận hoặc cổ vũ trong các kinh sách truyền thống của Phật giáo. ... Tuy nhiên, nhân quyền được ca ngợi và ủng hộ bởi hầu hết (mặc dù không phải là tất cả) của các Phật tử dấn thân ngày nay' (2015: 245).
Discussions of this kind often begin by describing a paradox, which Christopher Gowans formulates in the following terms: ‘It is widely acknowledged that human rights were not explicitly recognized or endorsed in trad- itional Buddhist texts. And yet human rights are endorsed and advocated by most (although not all) engaged Buddhists today’ (2015: 245).
Dùng nghịch lý này làm để khởi điểm, nhiệm vụ của chúng tôi là khảo sát công việc xây nhịp cầu trí thức mà nó phải được thực hiện, nếu vấn đề nhân quyền được đặt ra một nền tảng đích thực trong giáo lý Phật giáo.
Taking this paradox as our starting point, our task is to survey the intellectual bridgework that must be put in place if human rights are to be given an authentic grounding in Buddhist doctrine.
Bước quan trọng đầu tiên là hỏi xem liệu khái niệm "quyền" có thể hiểu được trong Phật giáo không, và nếu có, liệu các kêu gọi tới vấn đề nhân quyền có phù hợp với các giá trị của Phật giáo không. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày trong phần đầu của chương sách. Phần hai sẽ duyệt xét lại các nền tảng khả dĩ cho vấn đề nhân quyền trong giáo lý Phật giáo.
An important first step is to ask if the concept of ‘rights’ is intelligible in Buddhism, and, if so, whether appeals to human rights are consistent with Buddhist values. This will occupy us in the first part of the chapter. The second part will review possible founda- tions for human rights in Buddhist teachings.
Quyền, Nhân Quyền và Đạo đức Phật giáo
Rights, Human Rights, and Buddhist Ethics
Lịch sử trí thức của vấn đề nhân quyền rất phức tạp và không thể được đào sâu ở đây (Ishay, 2008; Donnelly 2013). Chúng ta có thể chỉ đơn giản ghi nhận rằng những tiền đề trực tiếp của nhân quyền ngày nay được nói đến như là các quyền "tự nhiên", nói một cách khác, quyền xuất phát từ bản chất của con người. Từ thế kỷ XVII trở đi, các triết gia và chính khách bắt đầu định nghĩa các quyền này và ghi nhận chúng trong hiến pháp, lời tuyên bố, hiến chương và tuyên ngôn trong một truyền thống mà nó đã tiếp tục đi vào thời hiện đại.
The intellectual history of human rights is complex, and cannot be explored here in any depth (see Ishay 2008; Donnelly 2013). We may simply note that the immediate ante- cedents of today’s human rights were spoken of as ‘natural’ rights, in other words, rights that flow from human nature. From the seventeenth century onwards, philosophers and statesmen began to define these rights and enshrine them in constitutions, decla- rations, charters, and manifestos in a tradition that has continued into modern times.
Hiến chương hiện đại nổi tiếng nhất về nhân quyền là Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (The Universal Declaration of Human Rights, UDHR) được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố vào tháng 12 năm 1948.
The most well known modern charter of human rights is The Universal Declaration of Human Rights (UDHR) proclaimed by the General Assembly of the United Nations in December 1948.
Tư duy về nhân quyền đã tiếp tục phát triển kể từ khi xuất bản tài liệu này, và các công ước và tuyên bố đã được thực hiện tiếp theo.
Human rights thinking has continued to evolve since the publication of this document, and further covenants and declarations have followed.
Hai công ước quan trọng đặc biệt là Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (the International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights, and the International Covenant on Civil and Political Rights.) Cả hai đều được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn vào năm 1966 và có hiệu lực một thập niên sau đó. Ba tài liệu này thường được gọi chung là "Luật Quốc tế về Nhân quyền".
Two in particular are important, namely the International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights, and the International Covenant on Civil and Political Rights. Both were approved by the United Nations in 1966 and came into force a decade later. These three documents are often referred to collectively as the International Bill of Human Rights.
Các công cụ tiếp theo đã được ban hành để giải quyết các vấn đề cụ thể như phân biệt đối xử (ví dụ như dựa trên cơ sở về chủng tộc và giới tính) và để duy trì quyền của các nhóm đặc biệt (như trẻ em, công nhân nhập cư, người khuyết tật và người bản địa).
Subsequent instruments have been enacted to address specific problems such as dis- crimination (for example, on grounds of race and gender) and to uphold the rights of particular groups (such as children, migrant workers, the disabled, and indigenous peoples).
Những "thế hệ "khác nhau của các sáng kiến về nhân quyền này (Montgomery 1986: 69f.) cùng bảo đảm một phạm vi rộng rãi về các quyền và tự do, mặc dù trong khi có khó khăn trong việc phân loại ngắn gọn, nhưng nó được coi như được liệt kê vào trong năm lĩnh vực chính (Glendon 2001: 174):
These various ‘generations’ of human rights initiatives (Montgomery 1986: 69f.) collectively secure a broad range of rights and freedoms, which while difficult to clas- sify neatly may be thought of as falling into five main areas (Glendon 2001: 174):
1. quyền của con người (ví dụ: cuộc sống, tự do và tự do tôn giáo);
(1) rights of the person (e.g. life, liberty, and freedom of religion);
2. quyền trước pháp luật (ví dụ: bình đẳng trước pháp luật và quyền được xét xử công bằng);
(2) rights before the law (e.g. equality before the law and the right to a fair trial);
3. quyền chính trị (ví dụ: tự do hội họp và quyền bầu cử);
(3) political rights (e.g. free- dom of assembly and the right to vote);
4. quyền kinh tế và xã hội (ví dụ: an ninh xã hội và quyền làm việc; và
(4) economic and social rights (e.g. social security and employment rights); and
5. quyền của các cộng đồng và các nhóm (ví dụ: bảo vệ chống nạn diệt chủng và quyền của trẻ em).
(5) the rights of communities and groups (e.g. protection against genocide, and the rights of children).
Hội đồng Nhân quyền, một cơ quan gồm 47 thành viên được thành lập vào năm 2006, có trụ sở chính tại Geneva, chịu sự giám sát của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền và chịu trách nhiệm duyệt xét việc tuân thủ của các quốc gia thành viên đối với nghĩa vụ nhân quyền.
The Human Rights Council, a forty-seven-member body inaugurated in 2006 with its headquarters in Geneva, is charged, under the supervision of the UN High Commissioner for Human Rights, with reviewing the compliance of member states with their human rights obligations.
Bản chất, phạm vi và nền tảng của các quyền được mô tả là gây tranh cãi, nhưng các khảo hướng chính trong triết học có thể được xác định một cách ngắn gọn.
The nature, scope, and foundations of the rights just described are contested, but the main philosophical approaches may be identified briefly.
Các nhà theo thuyết tự nhiên học cho rằng, nhân quyền là sự mở rộng của "các quyền tự nhiên", nó đã được đề cập trước đây, và cho là con người được hưởng "như vậy" hoặc 'đơn thuần là theo quan điểm về tính nhân loại'. Họ xác định “những nền tảng khách quan cho nhân quyền nằm trong đạo đức và lý trí" (Freeman 1994: 512).
Naturalists hold that human rights are an expansion of the ‘natural rights’ referred to earlier, and are said to be enjoyed by human beings ‘as such’ or ‘simply in view of their humanity’. Naturalists iden- tify ‘objective foundations for human rights in morality and reason’ (Freeman 1994: 512).
Theo một phiên bản của quan điểm này, đó là quan diểm theo truyền thống luật tự nhiên trước thời hiện đại, quyền này được coi là đòi hỏi một cách hợp lý để thúc đẩy cho "cái tốt chung” (sự thăng hoa của cá nhân và cộng đồng). Kể từ đó, các quan niệm theo thuyết tự nhiên học đã được gọi là thuộc về thuyết nền tảng (Rorty 2010), như đã được ghi nhận, họ hiểu nhân quyền là biểu hiện của một trật tự cơ bản và độc lập của các giá trị đạo đức, theo một nghĩa nào đó, nó là bẩm sinh trong bản chất con người.
On one version of this view, that of the premodern natural law tradition, rights are seen as rationally required for the promotion of the ‘common good’ (the flourishing of indi- viduals and their communities). Naturalist conceptions have been termed foundationalist (Rorty 2010) since, as noted, they understand human rights as the expression of an underlying and independent order of moral values, in some sense innate in human nature.
Ngược lại, mặc dù ủng hộ cho nhân quyền, những người chống lại chủ thuyết nền tảng phủ nhận có bất kỳ nền tảng lý thuyết nào để cho nó được tồn tại. Thay vào đó, họ tìm cách biện minh cho việc tôn trọng nhân quyền trên cơ sở thuộc về bối cảnh nhằm nhấn mạnh đến "tính ngẫu nhiên, xây dựng và tương đối" (Freeman 1994: 511) và gắn liền tầm quan trọng đặc biệt đối với vai trò của cảm xúc.
Anti-foundationalists by contrast, although supporting human rights, deny that any theoretical foundation for them exists. Instead, they seek to justify respect for human rights on a contextual basis emphasizing ‘contingency, construction, and relativity’ (Freeman 1994: 511) and attach particular importance to the role of the sentiments.
Giới hoài nghi, về phần họ, công kích niềm tin trong nhân quyền theo nhiều cách khác nhau. Một số người bác bỏ chúng chỉ thuần là hư cấu như 'phù thủy' và 'kỳ lân' (MacIntyre 1981: 69), trong khi những người khác cho rằng chúng trống rỗng với lý do là không có cơ quan hoặc cơ chế nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực thi. Giới hoài nghi là những người theo thuyết tương đối, họ phủ nhận nhân quyền có thể là phổ quát vì do sự dị biệt về văn hóa và các giá trị đạo đức được kiểm chứng.
Sceptics, for their part, attack belief in human rights in various ways. Some dismiss them as mere fictions like ‘witches’ and ‘unicorns’ (MacIntyre 1981: 69), while others claim they are vacuous on the grounds there is no agency or mechanism directly responsible for their enforcement. Sceptics who are relativists deny that human rights can be univer- sal given the empirical diversity of cultures and moral values.
Có lẽ dễ hiểu khi đối mặt với những ý kiến gây tranh luận này, những quan niệm đồng thuận về quyền con người đã trở nên phổ biến. Ở đây, sự dị biệt được thừa nhận và sự khác biệt về triết học được đóng khung để đạt được sự thỏa thuận về "các kỳ vọng đạo đức quan trọng nhưng nó đan xen nhau mà các nền văn hóa dị biệt chịu trách nhiệm cho riêng mình và cho các nền văn hoá khác' (Twiss 1998: 31).
Perhaps understandably in the face of these conflicting opinions, agreement conceptions of human rights have become popular. Here, diversity is acknowledged and philosophical differences brack- eted in order to reach agreement on ‘a set of important overlapping moral expectations to which different cultures hold themselves and others accountable’ (Twiss 1998: 31).
Chúng ta sẽ gặp những ví dụ về một số quan điểm trong phần hai của chương này, nhưng bây giờ chúng ta xem đến thái độ nào mà Phật giáo nên áp dụng nói chung đối với nhân quyền và các định chế nào mà nó tìm cách cổ vũ chúng như các chuẩn mực quốc tế. Một số người khuyên thận trọng và nêu lên hai loại phản biện về văn hóa và khái niệm đối với Phật giáo, nó đang trở nêncó liên kết chặt chẽ với phong trào về nhân quyền.
We shall meet examples of some of these positions in the second part of this chapter, but for now we consider what attitude Buddhism should adopt in general towards human rights and the institutions which seek to promote them as international norms. Some coun- sel caution, and raise objections of two kinds—cultural and conceptual—to Buddhism becoming too closely associated with the human rights movement.
Các phản biện về mặt văn hóa
Cultural Objections
Một phản biện tiên khởi liên quan đến các nguồn gốc lịch sử và văn hóa xa lạ của cả hai vấn đề quyền và nhân quyền. Như Peter Junger lưu ý là không thể phủ nhận rằng định danh cho "nhân quyền" là "một sản phẩm của các truyền thống của Tây Âu và các lịch sử tôn giáo của khu vực đó' (1998: 56).
An initial objection concerns the alien cultural and historical origins of both rights and human rights. It cannot be denied, as Peter Junger notes, that the label of ‘human rights’ is ‘a product of the traditions of Western Europe and the parochial histories of that region’ (1998: 56).
Như Sobisch và Brox quan sát, nhiều sự hoài nghi đối với các tài liệu như UDHR 'bắt nguồn từ giả định cho rằng chủ thuyết phổ quát tương đương với chủ nghĩa đế quốc trong ý nghĩa là các xã hội buộc phải tuân theo các ý tưởng về sắc tộc là trọng tâm, không quan tâm đến hoặc thậm chí còn phủ nhận sự khác biệt về văn hóa '(Sobisch và Brox 2010: 161).
As Sobisch and Brox observe, much scepticism towards documents such as the UDHR ‘stems from the assumption that universalism equals imperialism, in the sense that societies are forced to conform to ethnocentric ideas, disregarding or even denying cultural differences’ (Sobisch and Brox 2010: 161).
Trong những năm của thập niên 1990, giới lãnh đạo chính trị của một số quốc gia châu Á (đáng chú ý là Malaysia, Indonesia và Singapore, với sự hậu thuẩn mạnh mẽ của Trung Quốc) bắt đầu chỉ trích ý tưởng về nhân quyền trên cơ sở trí thức theo phả hệ của phương Tây (Langlois 2001). Theo họ, thảo luận về nhân quyền là cổ vũ cho chủ thuyết cá nhân, nó trái ngược với 'các giá trị châu Á' mà nó được cho là hướng đến cộng đồng nhiều hơn (Narayan, 1993). Người ta cũng cho rằng nhân quyền là một thứ xa xỉ mà các nước kém phát triển không thể tạo ra được và phát triển kinh tế vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.
In the 1990s, the polit- ical leaders of a number of Asian states (notably Malaysia, Indonesia, and Singapore, with strong backing from China) began to criticize the idea of human rights on grounds of its Western intellectual genealogy (Langlois 2001). According to them talk of human rights promotes individualism in contrast to ‘Asian values’ which are said to be more community-oriented (Narayan 1993). It was also claimed that human rights are a lux- ury that less developed countries cannot afford, and that economic development should remain the priority.
Trong một số trường hợp, thật khó để mà không xem loại "phê bình về văn hóa" này (thuật ngữ của Amartya Sen) như một màn khói để che giấu thành tích yếu kém về nhân quyền của một số nước châu Á và Trung Đông. Sen đã thách thức quan điểm cho rằng có bất cứ điều gì đặc biệt 'châu Á' về các giá trị như vậy (1997), và Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã bác bỏ quan điểm cho rằng nhân quyền không thể được áp dụng cho châu Á và các khu vực khác của thế giới thứ ba vì sự khác biệt về văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế' (Keown et al. 1998: xviii).
In some cases, it was hard not to see this ‘cultural critique’ (Amartya Sen’s term) as a smokescreen to conceal the poor human rights record of certain Asian and Middle Eastern countries. Sen has challenged the view that there is anything specif- ically ‘Asian’ about such values (1997), and the Dalai Lama has also repudiated the view that human rights ‘cannot be applied to Asia and other parts of the Third World because of differences in culture and differences in social and economic development’ (Keown et al. 1998: xviii).
Khi nhân quyền phát triển trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, chủ thuyết đa nguyên về văn hóa ngày càng được công nhận và du nhập trong tư duy về nhân quyền xuyên quốc gia. Clapham ghi nhận rằng cách nào mà nhân quyền đã là yêu sách "trong bối cảnh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, nô lệ, phân biệt chủng tộc, các cuộc đấu tranh cho nữ quyền và dân bản địa ở khắp mọi nơi'. Ông quan sát rằng trong nhiều trường hợp 'tiếng kinh cầu dựa trên căn bản này đã không 'hoà hợp theo giai điệu của phương Tây' (2007: 19).
As human rights evolved in the final decades of the twentieth century, cultural pluralism has been increasingly recognized and incorporated into transnational human rights thinking. Clapham notes how human rights have been claimed ‘in the contexts of anti- colonialism, anti-imperialism, anti-slavery, anti-apartheid, anti-racism, and feminist and indigenous struggles everywhere’, observing that in many cases ‘the chanting on the ground’ did not ‘sing to the West’s tune’ (2007: 19).
Sobisch và Brox chỉ ra rằng "toàn cầu hóa của việc diễn ngôn về nhân quyền không chỉ đơn giản bằng trào lưu giống như việc Tây phương hóa", bởi vì "phổ biến những ý tưởng như nhân quyền không đơn thuần xây dựng, diễn dịch và biểu hiện: luôn có phạm vi cho việc giải thích vấn đề' (2010: 161).
Sobisch and Brox point out that ‘the globalization of a discourse on human rights does not simply equal Westernization’ because ‘traveling ideas like human rights are not unequivocally constructed, translated and manifested: there is always room for interpretation’ (2010: 161).
Simon Caney (2001) giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy như là một khuôn mẩu về cách mà các truyền thống đạo đức không phải là phương Tây có thể bao gồm nhân quyền, trong khi đề cập liên quan đến Thái Lan, Harding bình luận là: “Tôi thấy không có lý do gì để phủ nhận giá trị về những nỗ lực của nhà nước nhằm giải thích nhân quyền theo thuật ngữ Phật giáo" (2007: 20).
Simon Caney (2001) offers Theravāda Buddhism as an example of how non-Western ethical traditions can embrace human rights, while Harding comments with respect to Thailand, ‘I see no rea- son to deny the validity of attempts by the state to explain human rights in Buddhist terms’ (2007: 20).
Tuy nhiên, như Schmidt - Leukel chỉ ra, vẫn còn có vấn đề về sự cân bằng thích hợp giữa "các giá trị châu Á" và "chủ thuyềt tự do của phương Tây" (2010: 59). Nhấn mạnh quá nhiều vào tinh thần tập thể có thể kìm hãm sự phát triển của đặc tính cá nhân, trong khi sự nhấn mạnh một chiều về quyền cá nhân có thể không nuôi dưỡng được ý thức của cộng đồng và trách nhiệm cho xã hội. Rõ ràng, 'đường lối trung dung' là điều mong muốn.
As Schmidt-Leukel points out, however, there remains the question of the appropriate balance between ‘Asian values’ and ‘Western Liberalism’ (2010: 59). Too much emphasis on collectivism can stunt the development of individuality, whereas a one-sided stress on individual rights may fail to nurture a sense of community and social responsibility. Clearly, a ‘middle way’ is desirable.
Các phản biện về mặt khái niệm
Conceptual Objections
Trong thời hiện đại, từ vựng về các quyền đã trở thành ngôn ngữ chung của việc diễn ngôn về đạo đức và chính trị. Tuy nhiên, trái ngược với các tài liệu tham khảo được phổ biến về quyền trong thế giới được toàn cầu hóa ngày nay, dường như không có thuật ngữ nào trong bất kỳ ngôn ngữ nào trong giáo luật của Phật giáo có thể truyền đạt ý tưởng về một quyền được hiểu như là một tư cách được có quyền theo chủ quan. Masao Abe viết "việc tương đương chính xác của cụm từ "nhân quyền" theo nghĩa phương Tây không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong văn học Phật giáo' (trích dẫn trong Trauer 1995: 9 n.11).
In modern times the vocabulary of rights has become the lingua franca of political and ethical discourse. In contrast to the ubiquitous references to rights in today’s globalized world, however, there appears to be no term in any canonical Buddhist language that conveys the idea of a right understood as a subjective entitlement. Masao Abe writes ‘the exact equivalent of the phrase “human rights” in the Western sense cannot be found anywhere in Buddhist literature’ (quoted in Trauer 1995: 9 n. 11).
Tuy nhiên, không có một dẫn chứng cụ thể nào để tham khảo về quyền không có nghĩa là Phật giáo phản đối ý tưởng này. Đôi khi cùng trong một nền tảng về khái niệm có thể có bao gồm những cách khác nhau về mặt ngữ nghĩa, ví dụ như bằng cách sử dụng một lối diễn đạt như 'nên' hoặc 'vì' để thể hiện những gì mà các bên phải làm.
The absence of a specific reference to rights need not mean, however, that Buddhism opposes the idea. Sometimes the same conceptual ground can be covered semantically in different ways, for example by using a locution like ‘ought’ or ‘due’ to express what is owed between par- ties.
Alan Gewirth lập luận rằng “người ta có thể có và sử dụng khái niệm về quyền mà không có một từ nào dành cho nó một cách minh thị" (trích dẫn trong Dagger 1989: 286). Andrew Clapham gợi ý rằng "Các kinh điển tôn giáo như Kinh Thánh và Kinh Koran có thể được đọc khi tạo ra không chỉ cho nghĩa vụ mà còn cho quyền", và tin rằng mối quan tâm liên quan đến việc 'tự phụng hành, tôn trọng tha nhân và tìm cách đóng góp cho hạnh phúc của tha nhân' là hiển nhiên trong các truyền thống của Phật giáo, Nho giáo và Ấn Độ giáo' (2007: 5).
Alan Gewirth has argued that ‘persons might have and use the concept of a right without explicitly having a single word for it’ (quoted in Dagger 1989: 286). Andrew Clapham suggests that ‘Religious texts like the Bible and the Koran can be read as cre- ating not only duties but rights’, and believes that concerns with regard to ‘self-fulfil- ment, respect for others, and the quest to contribute to others’ well-being are evident in Confucian, Hindu and Buddhist traditions’ (2007: 5).
It nhất, rõ ràng là Phật giáo có thừa nhận sự tồn tại của các nghĩa vụ hỗ tương. Đối với công bằng xã hội, Ngài Vajiragnana bình luận là:
It seems clear, at least, that Buddhism acknowledges the existence of reciprocal duties. With respect to social justice the Rev. Vajiragnana comments:
Mỗi người trong chúng ta đều đóng một vai trò trong việc duy trì và thúc đẩy công bằng xã hội và tinh thần trật tự. Đức Phật đã giải thích rất rõ về những vai trò này như là những bổn phận hỗ tương giữa cha mẹ và con cái; thầy và trò; vợ và chồng; bạn bè, người thân và hàng xóm; người chủ và nhân viên; tăng sĩ và cư sĩ ... Không ai bị bỏ rơi. Các bổn phận được giải thích ở đây mang tính hỗ tương và được coi là nghĩa vụ thiêng liêng, vì nếu được tuân thủ, các bổn phận này có thể tạo ra một xã hội hài hoà, bình yên và công bằng. (1992)
Each one of us has a role to play in sustaining and promoting social justice and order- liness. The Buddha explained very clearly these roles as reciprocal duties existing between parents and children; teachers and pupils; husband and wife; friends, rela- tives and neighbors; employer and employee; clergy and laity No one has been left out. The duties explained here are reciprocal and are considered as sacred duties, for—if observed—they can create a just, peaceful and harmonious society. (1992)
Ở đây, tác giả dường như có quan tâm đến Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigalovāda Sutta, DN 31), trong đó Đức Phật mô tả một tập hợp gồm sáu nhiệm vụ hỗ tương. Dường như là hợp lý khi phân tích các mối quan hệ này từ quan điểm của người thụ hưởng để sử dụng từ về quyền. Như vậy, cha mẹ có bổn phận đối với con cái, con cái có quyền được cha mẹ hỗ trợ, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ. Trên cơ sở đó, sự phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ hầu như không là một sự thay đổi chung của quan điểm.
The author apparently has in mind here the Sigalovāda Sutta (DN 31) in which the Buddha describes a set of six reciprocal duties. It does not seem unreasonable when ana- lysing these relationships from the beneficiary’s perspective to employ the vocabulary of rights. Thus parents have duties to their children, and children have a right to support, nurture, education, and protection from their parents. On this basis the distinction between rights and duties amounts to little more than a heuristic shift of perspective.
Như Hesanmi ghi nhận: "Thay vì tạo ra một sự phân đôi sai lầm giữa "quyền" và "nghĩa vụ", thì có vẻ hợp lý hơn khi khẳng định tính tương quan và đòi hỏi lẫn nhau của chúng' (2008: 504). Paul Lauren nhắc lại việc quan sát của Gandhi là "Nguồn gốc đích thực của quyền là nghĩa vụ", ông bổ túc rằng "ý tưởng về nghĩa vụ của con người hoặc những gì người ta phải làm, dẫn đến những ý tưởng thuộc nhân quyền một cách tự nhiên, hoặc những gì phải làm cho một người' (2011: 11). Trên cơ sở này, dường như là hợp lý khi cho rằng bất chấp có những hạn chế của từ vựng Phật giáo cổ điển, các quyền có thể được thích ứng theo giáo lý của Phật giáo.
As Hesanmi notes, ‘Rather than erecting a false dichotomy between “rights” and “duty” what seems more reasonable is to affirm their correlativeness and mutual entailment’ (2008: 504). Paul Lauren recalls Gandhi’s observation that ‘The true source of rights is duty’, adding that ‘ideas about human duties, or what one is due to do, led quite naturally to ideas about human rights, or what is due to one’ (2011: 11). On this basis it does not seem unreasonable to suggest that despite the limitations of the classical Buddhist lexi- con rights can be accommodated in Buddhist teachings.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với kết luận này. Craig Ihara đưa ra ví dụ về một buổi biểu diễn vũ ba lê và kết luận rằng sẽ là 'kỳ lạ' khi mô tả một màn trình diễn kém cỏi hoặc sơ xuất của bất kỳ vũ công nào như một vi phạm quyền của một vũ công khác. Điều này là vì do các cá nhân là tham dự viên trong một dự án quy mô hơn, và những gì họ phải làm không phải là một chức năng mà họ bị lệ thuộc với người khác và cũng không nên được phân tích như vậy (1998: 45).
Not everyone, however, agrees with this conclusion. Craig Ihara gives the example of a ballet performance, and concludes it would be ‘bizarre’ to describe a poor or faulty per- formance by any of the dancers as a violation of another dancer’s rights. This is because the individuals are ‘participants in a larger project, and what they ought to do is not a function of, nor properly analyzed into, what is owed to others’ (1998: 45).
Ông đề xuất điều tương tự như vậy là có thể áp dụng trong Phật giáo. Do đó, 'tôi luôn cho rằng khái niệm về Giáo pháp có thể là một phần của tầm nhìn về xã hội mà trong đó cuộc sống con người, nói một cách lý tưởng, là một loại khiêu vũ với các trách nhiệm được xác định vai trò rõ ràng '(1998: 47). Điều này có nghĩa là 'Nếu... Giáo pháp là một loại hình cùng cơ nghiệp hợp tác ... thì các quyền không thể được du nhập mà không thay đổi đạo đức Phật giáo theo một cách rất cơ bản' (1998: 49).
The same, he suggests, may apply in Buddhism: thus ‘I maintain that the notion of Dharma may be a part of a vision of society in which human life is ideally a kind of dance with well- defined role-responsibilities’ (1998: 47). This means that ‘If Dharma is the same kind of cooperative enterprise then it is impossible for rights to be introduced without changing Buddhist ethics in a very fundamental way’ (1998: 49).
Ihara không nói rõ mô hình xã hội nào mang tính Giáo pháp mà ông luu tâm, và viễn cảnh của cuộc sống con người như một màn khiêu vũ mang âm vang ảo tưởng. Một mô hình tối hảo về một xã hội mang tính Giáo pháp dường như là một tăng đoàn, do dó, có lẽ chúng ta có thể lấy tăng đoàn làm ví dụ để minh chứng cho thành quả hợp tác có thể cùng tồn tại với các quyền và nghĩa vụ trong cùng một 'cơ nghiệp hợp tác'. Nếu một thành viên của tăng đoàn (giả sử, nhà sư A) từ chối đắp y theo giáo luật, thì thực sự sẽ là bất thường khi nhà sư B cho rằng quyền của mình bị xâm phạm.
Ihara does not specify what model of a Dharmic society he has in mind, and the vision of human life as a dance sounds utopian. The best model we have of a Dharmic soci- ety would seem to be the saṅgha, so perhaps we can take the saṅgha as an example to illustrate how collaborative performances can coexist along with rights and duties in the same ‘cooperative enterprise’. If a member of the saṅgha (say, monk A) refuses to wear the regulation robes, it would be indeed be unusual for monk B to claim that his rights had been infringed.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vị sư A không có nghĩa vụ đắp y cho phù hợp: điều đó chỉ có nghĩa là nhiệm vụ của vị sư này không dành riêng cho sư B. Bổn phận của sư là đối với tăng đoàn, và hoàn toàn hợp lý khi phân tích nghĩa vụ của sư A như một nghĩa vụ 'vì tha nhân'. Vi phạm nghĩa vụ này là bất công đối với tăng đoàn. Về phần tăng đoàn, tăng đoàn có quyền mong đợi là nhà sư A mặc đúng theo giới luật, vì đây là điều kiện thọ chức. Tăng đoàn có quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với các hành vi phạm tội và thậm chí còn trục xuất các nhà sư ra khỏi tăng đoàn, những hành động không thể được mô tả dễ dàng là đặc điểm trong "cơ nghiệp hợp tác" (Ihara 1998: 49).
However, this does not mean monk A does not have a duty to wear the right robes: it means only that his duty is not specifically to monk B. His duty is to the saṅgha, and it is perfectly reasonable to analyse monk A’s obligation as a duty ‘owed to others’. A breach of this duty is an injustice to the saṅgha. The saṅgha, in turn, has a right to expect monk A to dress in accordance with Vinaya regulations, since this is a condition of ordination. The saṅgha has the further right to impose disciplinary sanctions for ecclesiastical offences and even expel monks from the order, actions that cannot easily be characterized as ‘cooperative activities’ (Ihara 1998: 49).
Thực ra, Giới luật dành nhiều thời gian để xác định luật vể thủ tục phù hợp cho việc giải quyết các tranh chấp (adhikarana - samatha) để bảo vệ quyền của các bên liên quan. Chúng ta có thể ghi nhận thêm rằng các bổn phận hỗ tương tồn tại giữa các cá nhân nhà sư, ví dụ giữa các tăng sinh và giáo thọ.
The Vinaya, in fact, devotes considerable time to defining rules of ‘due process’ for the settlement of disputes (adhikaraṇa-samatha) so as to protect the rights of all parties involved. We may note further that reciprocal duties exist between individual monks, for example between novices and preceptors.
Như Thanissaro ghi nhận “trong Đại phẩm Mahāvagga (I.25.6; 32.1), Ngài có xác định rằng tăng sinh nên coi người giáo thọ mình như cha; và người giáo thọ coi tăng sinh như con. Sau đó, kinh tiếp tục mô tả mối quan hệ này như một tập hợp các nhiệm vụ hỗ tương “ (2013, I: 36). Do đó, trong khi các tăng sinh của tăng đoàn chắc chắn có vai trò đóng góp chung trong nhóm (như tụng Giới bổn của Tỳ kheo (Pāṭimokkha), họ có bổ sung cả hai
As Thānissaro notes, ‘The Mahāvagga (I.25.6; 32.1) states that a pupil should regard his mentor as a father; and the mentor, the pupil as his son. It then goes on to delineate this relationship as a set of reciprocal duties’ (2013 vol. 1: 36). Thus while members of the saṅgha certainly have performative group roles (like communal chanting of the Pāṭimokkha), they have in addition both:
1. các nhiệm vụ chung đối với Tăng đoàn (tương quan với các quyền mà Tăng đoàn sở hữu); và
(1) general duties to the saṅgha (which correlate with rights possessed by the saṅgha); and
2. các nhiệm vụ cụ thể đối với từng bạn đồng tu (những người có các quyền tương ứng trong tương quan).
(2) specific duties to individual colleagues (who possess corresponding correlative rights).
Do đó, dường như từ về quyền có thể được sử dụng một cách có thể hiểu được trong trường hợp theo mô hình về giá trị của một "cơ nghiệp hợp tác" trong Phật giáo (tăng đoàn) mà không "thay đổi đạo đức Phật giáo" theo bất kỳ cách cơ bản nào.
It would seem, then, that the vocabulary of rights can be intelligibly employed in the paradigm case of a Buddhist ‘cooperative enterprise’ (the saṅgha) without ‘changing Buddhist ethics’ in any fundamental way.
Các tầm vóc về triết học và pháp lý của các quyền rất phức tạp (xem ví dụ, Hohfeld 1964), và không có sự giả định nào được đưa ra để mang lại một việc phân tích toàn diện ở đây. Mục tiêu đã bị hạn chế hơn, cụ thể là để chỉ ra rằng một phạm vi khái niệm cho các quyền có thể được đặt một cách thuyết phục trong giáo lý Phật giáo. Điều này là cần thiết để sớm tránh kết thúc cuộc thảo luận với lý do là Phật giáo không thể tham gia một cách có ý nghĩa vào việc diễn ngôn về nhân quyền đương đại, có lẽ khác hơn là theo một cách suy diễn nào đó bằng cách coi quyền là một 'phương tiện thiện xảo'. Tuy nhiên, ngay cả khi có một nền tảng khái niệm, từ đó mà không suy ra là việc chấp nhận và cổ vũ cho khái niệm quyền là mong muốn theo trực giác bẩm sinh. Thật vậy, theo quan điểm của một số luận sư, chính ý tưởng về quyền là có mâu thuẫn cả với siêu hình học và thuyết giải thoát của Phật giáo.
The philosophical and jurisprudential dimensions of rights are complex (see, for example, Hohfeld 1964), and no pretence is made to have offered a comprehensive ana- lysis here. The objective has been more limited, namely to show that a conceptual space for rights can plausibly be located in Buddhist teachings. This is necessary in order to avoid premature foreclosure of the discussion on the grounds that Buddhism cannot meaningfully participate in contemporary human rights discourse other, perhaps, than in some derivative way by regarding rights as a ‘skilful means’. Even if a conceptual foun- dation exists, however, it does not follow that the adoption and promotion of the con- cept of rights is innately desirable. Indeed, in the view of some commentators, the very idea of rights is in conflict both with Buddhism’s metaphysics and its soteriology.
Siêu hình học
Metaphysics
Mối quan tâm ở đây phát sinh có liên quan đến thuyết 'vô ngã' (anātman). Người ta tiếp tục lập luận là, nếu cuối cùng không có bản ngã, vậy thì ai hoặc cái gì là người mang các quyền trong vấn đề được đề cập?
The concern here arises in relation to the doctrine of ‘no-self ’ (anātman). If there is ultimately no self, the argument goes, then who or what is the bearer of the rights in question?
Christopher Kelley mô tả điều này là "nghịch lý trong phẩm giá cố hữu của những con người trống rỗng" (2015: 3). Như chúng ta đã thấy trong phần bên trên, các nhà theo thuyết tự nhiên học về nhân quyền tìm cách đặt nền tảng cho phẩm giá con người trong một số khái niệm về bản chất con người thuộc về tiên nghiệm, nhưng Kelley đề xuất rằng khái niệm như vậy là giả định trước niềm tin vào sự tồn tại cố hữu và do đó mà nó là 'hoàn toàn không phù hợp về bản chất với ý tưởng cơ bản nhất trong Phật giáo, thuyết vô ngã' (2015: 13).
Christopher Kelley describes this as ‘the paradox of the inherent dignity of empty persons’ (2015: 3). Human rights naturalists, as we saw earlier, seek to ground human dignity in some notion of an a priori human nature, but Kelley suggests such notions presuppose belief in inherent existence and hence are ‘essentially incompatible with the most fundamental idea in Buddhism—the theory of no-self ’ (2015: 13).
Sallie King mô tả việc viện dẫn giáo lý vô ngã trong chiều hướng này là một "dẫn đến sự lầm lạc" (2005: 128), khi chỉ ra một cách khá chính xác rằng đạo đức Phật giáo vận hành hoàn hảo trong nhiều bối cảnh mà không giả định sự tồn tại của một bản ngã thường hằng. Thuyết vô ngã (anātman) chỉ liên quan đến sự phủ nhận một bản ngã siêu việt (ātman), không phải của một bản ngã thuộc về hiện tượng và thực nghiệm. Thuyết không phủ nhận sự hiện hữu của cá nhân con người với các bản sắc tự định hình độc đáo, và nếu những bản sắc như thế mang đến một nền tảng về bản thể đủ ổn định để quy kết các nhiệm vụ, như Đức Phật tin tưởng rõ ràng, có lẽ họ cũng hành động vì các quyền.
Sallie King suggests that to invoke the teaching of no-self in this connection is a ‘red herring’ (2005: 128), pointing out quite correctly that Buddhist ethics functions perfectly well in many contexts without assuming the existence of a permanent self. The doctrine of no-self (anātman) only denies the existence of a transcendental self (ātman), not of a phenomenal, empirical self. It does not deny the existence of human individuals with unique self-shaped identities, and if such identities provide an ontological foundation stable enough for the attribution of duties, as the Buddha clearly believed, presumably they also do for rights.
Như Lauren Leve chỉ ra trong bối cảnh Phật giáo ở Nepal, thuyết vô ngã dường như không ngăn cản Phật tử nêu lên yêu sách trong việc bảo vệ nhân quyền. Bà lưu ý rằng "khi Phật tử kiên quyết rằng Ấn Độ giáo vi phạm nhân quyền của họ đối với việc bình đẳng tôn giáo, họ tự thể hiện mình như những khuôn mẩu đặc biệt của con người và các chủ thể chính trị' (2007: 98). Bà đề cập đến ví dụ về một thiền sư thuộc phái Nguyên Thuỷ, khi ghi nhận rằng "cả sư ông và nhiều đệ tử dường như đều không gặp vấn đề gì khi kết hợp một sự hiểu biết về bản ngã với lời kêu gọi cho vấn đề nhân quyền thế tục và bản sắc hàm ngụ của nó' (2007: 105).
As Lauren Leve points out in the context of Buddhism in Nepal, the doctrine of no- self does not seem to inhibit Buddhists who claim the protection of human rights. She notes ‘when Buddhists insist that national Hinduism violates their human rights to reli- gious equality, they represent themselves as particular types of persons and political subjects’ (2007: 98). She mentions the example of a senior Theravāda meditation teacher, noting that ‘neither he nor his many students seemed to have any problem combin- ing an anti-essentialist understanding of the self with the call for secular human rights and its implied identity’ (2007: 105).
Hơn nữa, những Phật tử đấu tranh cho tinh thần dân tộc ở các quốc gia như Sri Lanka, Myanmar và Tây Tạng dựa vào bản sắc Phật giáo được sắc tộc hóa làm cơ sở cho các yêu cầu chính trị của họ. Do đó, có vẻ như nhiều Phật tử không thấy thuyết vô ngã là không tương thích với cơ sở bản thể về quyền tự quyết và bản sắc. Chúng ta sẽ trở lại chủ đề này trong phần hai của chương này khi xét đến các đề xuất chống thuyết nền tảng trong cụ thể.
Buddhist nationalists in countries like Sri Lanka, Myanmar, and Tibet, furthermore, rely on an ethnicized Buddhist religious identity as the basis of their political demands. It would thus appear that many Buddhists do not see the no-self doctrine as incompatible with ontologies of agency and identity. We will return to this topic in the second part of the chapter when we consider specific anti- foundationalist proposals.
Thuyết giải thoát
Soteriology
Việc phản biện về giải thoát cho rằng chủ thuyết cá nhân tiềm ẩn trong các quyền là bất lợi cho cả tiến bộ tâm linh và ổn định xã hội, vì nó đẩy mạnh bản ngã và khuyến khích thái độ vị kỷ. Payutto thấy rằng các khái niệm ở phương Tây về quyền liên quan đến "cạnh tranh, ngờ vực và sợ hãi". Ông ghi nhận là nhân quyền "phải được tiếp nhận thông qua đòi hỏi" (trích dẫn trong Seeger 2010: 82f.).
The soteriological objection claims that the individualism implicit in rights is detri- mental to both spiritual progress and social stability because it strengthens the ego and encourages selfish attitudes. Payutto observes that Western notions of rights involve ‘competition, mistrust and fear’. Human rights, he notes, ‘must be obtained through demand’ (quoted in Seeger 2010: 82f.).
Khi lặp lại mối quan tâm của Payutto, Saneh Chamarik xác định rằng: "điều thực sự cản trở việc đạt đến tự do không phải là do quá nhiều "xiềng xích" theo quy ước và xã hội hoặc các hạn chế, mà là do bản ngã của chính mình và ba chất độc: ham muốn, thù hận và vọng tưởng' (trích dẫn trong Seeger 2010: 91).
Saneh Chamarik, echoing Payutto’s concerns, states ‘what really obstructs the attainment of freedom is not so much the social and conventional “chains” or restrictions, as one’s own ego and the three poisons: lust, hat- red, and delusion’ (quoted in Seeger 2010: 91).
Để đáp lại, có thể chỉ ra rằng sự bất công, đàn áp và phân biệt đối xử cũng làm phát sinh các trạng thái tiêu cực của tâm trí, và bằng cách cho phép cầu cứu đến công lý, nhân quyền đem đến một cách để xua tan những ô trược tâm linh này và loại bỏ các tình trạng làm chúng phát sinh.
In response, it might be pointed out that injustice, repression, and discrimination also give rise to negative states of mind, and that by enabling recourse to justice, human rights provide a way of dispelling these men- tal defilements and removing the conditions that give rise to them.
Một số nhà phê bình cho rằng, mối đe dọa đối với xã hội là do việc đòi hỏi ồn ào về quyền cá nhân gây ra, nó phải được đề kháng thông qua việc kiểm soát mạnh mẽ của xã hội. Nhà cải cách Phật giáo Thái Lan Tỳ kheo Buddhadāsa bày tỏ quan điểm rằng, cá nhân phải phụ thuộc nặng nề với nhà nước và kêu gọi về "Chủ nghĩa xã hội độc tài theo tinh thần giáo pháp" trong một bài báo về cùng tựa (1989).
Some critics suggest that the threat to society posed by the clamour for individual rights must be opposed through strong social control. The Thai Buddhist reformer Bhikkhu Buddhadāsa expressed the view that the individual must be firmly subordi- nated to the state and called for ‘A Dictatorial Dhammic Socialism’ in an article of the same title (1989).
Như Schmidt-Leukel ghi nhận rằng, thật khó để không thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản châu Á (có lẽ liên quan đến khái niệm giáo pháp độc tài) trong cơ sở của quan điểm loại này (2010: 61). Những lo sợ rằng các quyền chắc chắn dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội dường như bị phóng đại, mặc dù phải thừa nhận rằng các đòi hỏi về quyền được gia tăng có thể gây ra phản ứng đối nghịch phát sinh từ các nhóm lợi ích. Những lo sợ cụ thể cũng gắn liền với quyền sở hữu về tài sản, một quyền được ghi nhận trong điều khoản 17 của UDHR. Một số người xem điều này là cho phép chủ thuyết tiêu dùng và tích lũy vị kỷ về của cải.
As Schmidt-Leukel notes, it is hard not to see the influence of Asian communism (perhaps linked to the notion of the authoritarian Dhammarāja) in the background to views of this kind (2010: 61). Fears that rights inevitably lead to social instability seem exaggerated, although it must be admitted that demands for increased rights may provoke an adversarial reaction from vested interests. Specific fears also attach to the ownership of property, a right enshrined in Article 17 of the UDHR. Some see this as authorizing consumerism and the selfish accumulation of wealth.
Chống lại điều này, trong giáo lý Phật giáo không có cấm đến quyền sở hữu tài sản (giới luật chống trộm cắp dường như giả định trước điều đó), và tăng đoàn có truyền thống phụ thuộc vào lòng quảng đại của những cư sĩ bảo trợ cho sự tồn tại của nó.
Against this, there is nothing in Buddhist teachings to prohibit the ownership of property (the precept against stealing seems to presuppose it), and the saṅgha has traditionally depended on the generosity of lay patrons for its existence.
Quan điểm do Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ tạo nên một sự tương phản nổi bật với quan điểm của Buddhadāsa. Ngài đã minh định: "Thật là tự nhiên và công bằng cho các quốc gia, dân tộc và cá nhân để yêu cầu tôn trọng các quyền và tự do của họ và đấu tranh để chấm dứt đàn áp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bóc lột về kinh tế, chiếm đóng bằng quân sự, và các hình thức khác nhau của chủ nghĩa thuộc địa và sự thống trị ngoại bang' (trích dẫn trong King 2005: 156).
Views expressed by the Dalai Lama form a striking contrast to those of Buddhadāsa. He has stated: ‘It is natural and just for nations, peoples, and individuals to demand respect for their rights and free- doms and to struggle to end repression, racism, economic exploitation, military occupa- tion, and various forms of colonialism and alien domination’ (quoted in King 2005: 156).
Trong khi là đúng khi các quyền đôi khi được yêu cầu vì những lý do vị kỷ, nhưng chúng cũng có thể bảo vệ cho lợi ích chung. Chẳng hạn như quyền tự do lập hội (UDHR điều 20.i), hầu như không phải là thuộc về thuyết cá nhân.
Như King chỉ ra, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi tôn trọng nhân quyền, chẳng hạn như tự do tôn giáo, Ngài thường hành động như vậy khi nhân danh người dân Tây Tạng (2005: 136). Quyền tập thể cũng được nêu lên bởi chính các cộng đồng. Năm 2005, dân làng ở Myanmar đã dựa vào công ước về nhân quyền để chống lại tình trạng nô lệ cưỡng bức để giành được một giải pháp để chống lại doanh nghiệp Unocal. Giải pháp được sử dụng một phần để phát triển các chương trình cải thiện điều kiện sống và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục cho các cộng đồng bị ảnh hưởng (Clapham 2007: 27f; cf. Goodale và Merry 2007). Các thế hệ sau này của nhân quyền, chẳng hạn như những người nhân công bố trong Tuyên ngôn về Quyền của Người bản địa, về bản chất, rất khó để mà phân loại là thuộc về 'quyền cá nhân'.
While it is true that rights are sometimes claimed for selfish reasons, they can also protect common interests. The right to freedom of association (UDHR Article 20.i), for example, is hardly individualistic, and as King points out, when the Dalai Lama calls for respect for human rights, such as freedom of religion, he often does so in the name of the people of Tibet (2005: 136). Collective rights are also claimed by communities themselves. In 2005, villagers in Myanmar relied on human rights conventions against enforced slavery to win a settlement against the Unocal company. The settlement was used in part to develop programmes to improve living conditions and provide health care and education for the affected communities (Clapham 2007: 27f.; cf. Goodale and Merry 2007). Later generations of human rights, such as those proclaimed in The Declaration on the Rights of Indigenous Peoples, are by nature difficult to classify as ‘individualistic’.
Trái ngược với những lời phê bình được đề cập đến cho đến nay là những khảo hướng khẳng định mạnh hơn về loại được nghiên cứu trong phần còn lại của chương này. Mang nhiều tham vọng hơn trong các yêu sách này khi cho rằng các học thuyết về nhân quyền được giáo lý Phật giáo đề cập tiên khởi một cách toàn diện, trong khi những thuyết khác nhấn mạnh đến các học thuyết đặc biệt như là những cầu nối giữa Giáo pháp và nhân quyền.
Contrasting with the critiques considered so far are more affirmative approaches of the kind to be considered in the rest of this chapter. The more ambitious of these claim that human rights doctrines are completely foreshadowed in Buddhist teachings, while others emphasize particular doctrines as possible bridgeheads between the Dharma and human rights.
Các nền tảng Phật giáo cho Nhân quyền
Buddhist Foundations for Human Rights
Các lời tuyên bố khác nhau về nhân quyền hiếm khi đưa ra một lời biện minh đầy chi tiết cho các quyền mà họ công bố. Như Sumner Twiss quan sát, điều này để lại phạm vi cho các nền tảng về lý thuyết (1998). Charles Taylor (1999) nói về một "sự đồng thuận tự nguyện" về nhân quyền, ông đề xuất rằng có những lộ trình khác nhau cho các chuẩn mực về nhân quyền, và những lộ trình khác để tham khảo về "các tương đương về cấu trúc' hoặc 'nhiều nền tảng' mà nó cho phép đạt được sự đồng thuận khi gặp phải các quan điểm đa nguyên về văn hóa và triết học (Donnelly 2013).
The various human rights declarations rarely offer a detailed justification for the rights they proclaim. This leaves scope, as Sumner Twiss has observed, for a range of theoret- ical underpinnings (1998). Charles Taylor (1999) has spoken of an ‘unforced consen- sus’ on human rights, suggesting there are different paths to human rights norms, and others have made reference to ‘structural equivalents’ or ‘multiple foundations’ which allow consensus to be reached in the face of pluralist cultural and philosophical per- spectives (Donnelly 2013).
Dựa trên kinh nghiệm của Thái Lan, Andrew Harding tán thành khảo hướng này, khi ông nhận xét rằng, trong một "thế giới đa văn hóa, hậu hiện đại của nhân quyền quốc tế, chúng ta cải thiện để cố đồng thuận về nội dung của nhân quyền hơn là biện minh cho việc tuân thủ chúng” (2007; 21: nhấn mạnh trong nguyên tác). UDHR là một thỏa thuận thuộc loại này, và tìm cách bày tỏ nguyện vọng chung thông qua phương tiện của các giá trị Khai sáng mà không đồng thời tuyên xưng tinh thần nhất trí về thần học hoặc triết học.
Drawing on the Thai experience, Andrew Harding endorses this approach, observing that in a ‘postmodern, multi-culturalist world of international human rights’, ‘we do better to try to agree on the content of human rights rather than on the justification for their observance’ (2007: 21: original emphasis). The UDHR was an agreement of this kind, and sought to express common aspirations through the medium of Enlightenment values without at the same time professing theological or philosoph- ical unanimity.
Như Jacques Maritain tường thuật, đó là một thỏa thuận về quyền "với điều kiện mà không ai hỏi chúng ta tại sao" (trích dẫn trong Beitz 2009: 21, nhấn mạnh trong nguyên tác). Theo nghĩa này, các lời tuyên bố như của UDHR, với phạm vi rộng lớn và đầy tham vọng, có thể được coi là tuyên ngôn chính trị hoặc cử chỉ về trách nhiệm xã hội của các chính phủ trên thế giới. Họ tuyên bố là "Quyền tuyên ngôn" (Feinberg 1973: 67), diễn đạt một cách phù hợp điều mong ước, nhưng không tạo ra các tư cách có quyền nêu lên yêu sách hợp pháp. Hiểu theo cách này, những phản biện được đề cập trước đây đối với việc Phật giáo ủng hộ cho 'quyền' mất đi nhiều sức mạnh của chúng, vấn đề trở nên đơn giản là liệu Phật giáo có thể ký kết cho các điều khoản của Bảng Tuyên ngôn được đề ra trong một lương tâm đẹp hay không.
As Jacques Maritain famously reported, it was an agreement about rights ‘on condition that no-one asks us why’ (quoted in Beitz 2009: 21: original emphasis). In this sense declarations like the UDHR, given their wide and ambitious scope, can be seen as political manifestos or gestures of social responsibility on the part of world governments. The ‘manifesto rights’ (Feinberg 1973: 67) they proclaim, accordingly, express desiderata but do not create legal entitlements. Understood in this way, the objections mentioned previously to Buddhism endorsing ‘rights’ lose much of their force: the question becomes simply whether Buddhism can in good conscience sign up to the terms of the proposed manifesto.
Điểm thu hút chính của các khái niệm thỏa thuận là họ thừa nhận sự đa dạng về đạo đức và tránh việc cáo buộc về tinh thần gia trưởng. Hạn chế chủ yếu là họ từ bỏ bất kỳ yêu sách nào đối với việc xây dựng nền tảng cho nhân quyền trong các giá trị đạo đức phổ quát (Beitz 2009: ch.4; Schaefer 2005: 48 -50). Vấn đề ở đây là một sự đồng thuận né tránh được những khác biệt sâu xa về triết học mà nó có thể là phiến diện, và bất kỳ thỏa thuận nào có thể tìm ra sự đồng thuận phổ quát dường như là 'tối thiểu' và 'mỏng' (Ignatieff 2003: 56).
The main attraction of agreement conceptions is that they acknowledge moral diversity and avoid the charge of paternalism. The main drawback is that they give up any claim to ground human rights in universal moral values (Beitz 2009: ch. 4; Schaefer 2005: 48–50). A problem here is that a consensus that circumvents deep philosophical differences may be superficial, and any agreement that can command universal assent is likely to be ‘minimalist’ and ‘thin’ (Ignatieff 2003: 56).
Như James Nickel ghi nhận, người ta nghi ngờ là liệu "có sự đồng ý đầy đủ trên toàn thế giới để hỗ trợ bất cứ điều gì giống như phạm vi toàn diện về quyền được tuyên bố trong các tuyên ngôn đương đại không ' (trích trong Freeman 1994: 493).
As James Nickel notes, it is doubtful whether ‘there is sufficient agreement worldwide to support anything like the full range of rights declared in contemporary manifestos’ (quoted in Freeman 1994: 493).
Hơn nữa, một số Phật tử có thể thấy khó khăn khi đồng thuận mà chỉ đơn giản xác định các quyền là tiên đề (như khi đối kháng với các kết luận rút ra từ các tiền đề đạo đức) mà không có thoả hiệp các tín ngưỡng truyền thống. Ví dụ, họ có thể chỉ ra rằng khi Thánh vương toàn cầu (Cakkavatti) truyền bá Giáo pháp đến bốn phương trong hoàn cầu, Ngài làm như vậy nhưng không phải bằng cách đầu tiên là đàm phán với các tiểu vương về những khía cạnh nào của Giáo pháp nào họ có thể được chấp nhận và thỏa hiệp với những khía cạnh nào mà họ không chấp nhận. Thay vào đó, các tiểu vương chấp nhận toàn bộ Giáo pháp vì họ công nhận giá trị của nó như là một chuẩn mực phổ quát (DN.iii.62).
Some Buddhists, moreover, may find it difficult to participate in a consensus that sim- ply specifies rights as axioms (as opposed to conclusions from moral premises) without compromising traditional beliefs. They may point out, for example, that when the myth- ical universal ruler (Cakkavatti) spreads the Dharma to the four quarters of the globe he does so not by first negotiating with local rulers as to which aspects of the Dharma are acceptable and compromising on those that are not. Rather, the local rulers accept the Dharma in its entirety because they recognize its validity as a universal norm (DN. iii.62).
Một sự đồng thuận đạt được bằng cách thỏa hiệp về các nguyên tắc cơ bản có thể khó khăn để hòa giải với quan điểm truyền thống mà các giá trị thể hiện trong Giáo pháp là phổ quát và vĩnh cửu trong một ý nghĩa khách quan.
A consensus reached by compromising on basic principles may be difficult to reconcile with the traditional view that the values embodied in Dharma are universal and eternal in an objective sense.
Giáo pháp và Nhân quyền
The Dharma and Human Rights
Một luận sư nhận thấy là trong UDHR ít nhất có sự hài hòa với giáo lý Phật giáo thời sơ khai cả về ngôn ngữ và nội dung. L. N Perera, học giả người Sri Lanka đã mang lại môt bài bình luận bổ ích của từng điều khoản trong số ba mươi điều khoản của UDHR, ông nhằm mục đích chứng minh nhiều hơn (về nhân quyền được cho là bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo Nhật Bản, xem Peek 1995). Trong Lời nói đầu cho bài bình luận, Ananda Gurugé viết:
One commentator finds the UDHR, at least, in harmony with early Buddhist teachings both in letter and in spirit. L. N. Perera, a Sri Lankan scholar, has helpfully provided a commentary on each of the thirty articles of the UDHR, aiming to demonstrate as much (on the human rights said to be derivable from Japanese Buddhist teachings, see Peek 1995). In his Foreword to the commentary Ananda Gurugé writes:
"Giáo sư Perera chứng minh rằng mỗi một Điều khoản của Bảng Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền, ngay cả quyền lao động đối với mức lương công bằng, giải trí và phúc lợi đã được Đức Phật ủng hộ và kết hợp một cách có ý nghĩa trong cái nhìn tổng thể về cuộc sống và xã hội (Perera 1991: xi).
Professor Perera demonstrates that every single Article of the Universal Declaration of Human Rights—even the labour rights to fair wages, leisure and welfare—has been adumbrated, cogently upheld and meaningfully incorporated in an overall view of life and society by the Buddha. (Perera 1991: xi)
Perera đề ra ba gợi ý về việc đặt ra các nền tảng khả thi cho nhân quyền. Đầu tiên là "sự cân nhắc cơ bản rằng tất cả cuộc sống đều có lòng mong muốn tự bảo vệ và tự tạo cho mình thoải mái và hạnh phúc" (1991: 29).
Perera makes three suggestions as to possible foundations for human rights. The first is the ‘fundamental consideration that all life has a desire to safeguard itself and to make itself comfortable and happy’ (1991: 29).
Tuy nhiên, dựa theo các quyền trên các sự kiện được cho là phổ quát về bản chất của con người, đặt ra những vấn đề khó khăn về nhân chủng triết học và bằng chứng thực nghiệm thường mang lại những phản chứng bất lợi (chẳng hạn như những cá nhân tự hủy hoại bản thân, những người dường như ít quan tâm đến số phận của mình). Mục tiêu của việc đạt được "thoải mái và hạnh phúc" cũng quá mơ hồ để xem là một tiêu chí đạo đức: những kẻ buôn người có thể khao khát được "thoải mái và hạnh phúc' bằng cách lạm dụng nhân quyền một cách có hệ thống. Cuối cùng, ham muốn dường như là một nền tảng đáng nghi ngờ cho các quyền vì sự mô tả nó là tiêu cực một cách tổng quát trong giáo lý Phật giáo.
Basing rights on supposedly universal facts about human nature, however, raises difficult questions of philosophical anthropology, and the empirical evidence often yields inconvenient counterexamples (such as self- destructive individuals who seem to care little about their fate). The goal of being ‘com- fortable and happy’ is also too vague to serve as a moral criterion: human traffickers may aspire to be ‘comfortable and happy’ by systematically abusing human rights. Finally, desire seems a questionable foundation for rights given its generally negative portrayal in Buddhist teachings.
Đề nghị thứ hai của Perera tạo ra mối liên hệ với nhân phẩm. Ông viết: "như Jean Jacques Rousseau đã thể hiện sau đó rất lâu, Phật giáo đề ra rằng bản chất của vấn đề nhân phẩm nằm trong sự giả định về trách nhiệm của con người đối với sự làm chủ chính mình' (1991: 28). Một lần nửa, điều không chắc rằng Phật giáo muốn liên kết khá chặt chẽ vấn đề nhân phẩm với chính trị.
Perera’s second suggestion makes a connection to human dignity. He writes: ‘Buddhism posits, as Jean-Jacques Rousseau did much later, that the essence of human dignity lies in the assumption of man’s responsibility for his own governance’ (1991: 28). Again, it is unlikely that Buddhism would wish to link human dignity quite so closely to politics.
Trong khi các định chế chính trị có thể được tạo ra thông qua việc thực hiện các năng lực của con người một cách đặc biệt, nhưng không chắc rằng Phật giáo sẽ xác định "bản chất của nhân phẩm" trong sự sáng tạo của họ. Theo Kinh Khởi thế Nhân bổn (Aggaññasutta, DN 27), sự tiến hóa của các xã hội chính trị là hậu quả của sự đồi bại và suy tàn, khiến chúng trở thành một di chúc đáng nghi ngờ cho nhân phẩm.
While political institutions may well be created through the exercise of distinctively human capacities, it is unlikely that Buddhism would locate ‘the essence of human dignity’ in their creation. According to the Aggañña Sutta (DN 27), the evolu- tion of political societies is the consequence of depravity and decline, which makes them a dubious testament to human dignity.
Như là gợi ý cuối cùng của ông trong bài bình luận về Điều 1.52 của UDHR ('Tất cả mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền'), Perera xác định nền tảng nhiều hứa hẹn hơn về nhân quyền. Khi thảo luận về câu đầu tiên của điều khoản này, ông bình luận rằng "Phật tính tự nó nằm trong tầm tay của tất cả chúng sinh ... và nếu tất cả mọi người đều có thể đạt được Phật tính, thì có thể có sự bình đẳng nào lớn hơn về phẩm giá và quyền lợi ở đây không?' Ông mở rộng về điều này trong một nhận xét vào cuối bài bình luận về Điều 1:
As his final suggestion, in his commentary on Article 1.52 of the UDHR (‘All human beings are born free and equal in dignity and rights’), Perera identifies a more promising foundation for human rights. In discussing the first sentence of the article he comments that ‘Buddhahood itself is within the reach of all human beings . . . and if all could attain Buddhahood what greater equality in dignity and rights can there be?’ He expands on this in a remark towards the end of his commentary on Article 1:
" Từ quan điểm theo mục tiêu của Phật giáo, Phật giáo đánh giá tất cả các hành động. Do đó, tư tưởng của Phật giáo phù hợp với điều này và các điều khoản khác trong Bảng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tới phạm vi mà chúng tạo điều kiện cho sự thăng tiến của con người hướng tới mục tiêu của Phật giáo' (1991: 24).
It is from the point of view of its goal that Buddhism evaluates all action. Hence Buddhist thought is in accord with this and other Articles in the Universal Declaration of Human Rights to the extent to which they facilitate the advancement of human beings toward the Buddhist goal. (1991: 24)
Sự kết hợp được thực hiện ở đây giữa Phật tính, nhân phẩm và nhân quyền, cũng được khẳng định bởi các tác giả khác mà chúng ta sẽ thấy dưới đây.
The connection made here between Buddhahood, human dignity, and human rights, is also affirmed by others, as we shall now see.
Giới luật Phật giáo
Buddhist Precepts
Một số nhà bình luận, kể cả tác giả bài này (Keown 1998b), đã gợi ý rằng các giới luật Phật giáo, đặc biệt là những giới cấm gây hại cho tha nhân, đem lại một sự kết nối với nhân quyền trên cơ sở thông cảm hỗ tương về quyền và nghĩa vụ, như đã được thảo luận trên đây. Do đó, khi giới luật bị vi phạm, quyền của ai đó bị xâm phạm. Somparn Promta (1994) đã lập luận rằng Ngũ Giới bảo vệ cho nhân quyền, và như vậy Giới thứ nhất có thể được coi như là biểu hiện về quyền cuộc sống (hay cụ thể hơn là quyền không bị giết).
Several commentators, including the present author (Keown 1998b), have suggested that the Buddhist precepts, especially those which prohibit causing harm to others, provide a connection to human rights on the basis of the reciprocal understanding of rights and duties discussed previously. Thus when the precepts are broken, someone’s rights are infringed. Somparn Promta (1994) has argued that the Five Precepts protect human rights, and as such the First Precept can be seen as an expression of the right to life (or more specifically the right not to be killed).
Theo cách tương tự, Micheline Ishay ghi nhận rằng: "Ngoại trừ về tội ngoại tình, ý chính của những lệnh cấm này được phản ánh ngay từ đầu các điều khoản của Bảng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong đó ca ngợi tinh thần huynh đệ và quyền sống, tự do và an ninh của một người' (2008: 30). Sallie King tường thuật rằng các cao tăng của Campuchea đã bày tỏ quan điểm rằng nhân quyền "giống như Ngũ giới của cư sĩ '(King, 2005: 139). King đã tự quan sát về cách các giới luật bao hàm như thế nào mà xã hội đó sẽ tốt đẹp, mà trong đó các thành viên không làm hại nhau, trộm cắp của nhau, nói dối nhau, v.v. Đối lại, điều này cũng ngụ ý rằng một thành viên của một xã hội hoàn hảo nên kỳ vọng hợp lý là mình không bị hại, bị đánh cắp, v.v. Hiện nay, người ta có thể muốn hoặc không muốn kêu gọi một điều như vậy là 'quyền', nhưng chắc chắn nó đang đền gần nền tảng đó theo nghĩa thực hành, nếu không muốn nói trong ý nghĩa toàn diện của khái niệm (2005: 144).
In the same way Micheline Ishay notes, ‘With the exception of adultery, the gist of these injunctions is reflected in the very first clauses of the Universal Declaration of Human Rights, which praise the spirit of brotherhood and the right to life, liberty, and the security of one’s person’ (2008: 30). Sallie King reports that senior Cambodian monks have expressed the view that human rights are ‘the same as sel pram [the Five Lay Precepts]’ (King, 2005: 139). King herself has observed how: the precepts imply that that society will be Good in which its members do not harm each other, steal from each other, lie to each other, etc. This in turn implies that a member of a Good society should have a reasonable expectation not to be harmed, stolen from, etc. Now one may or may not want to call such a thing a ‘right’, but it is certainly closing in on that ground in a practical sense, if not in the full conceptual sense. (2005: 144)
Hầu hết các xã hội đều có các quy tắc bảo vệ nhân mạng, cấm trộm cắp và nói dối và quy định các mối quan hệ tình dục (Michael Walzer nêu các đặc điểm về nhiệm vụ tiêu cực như 'tối thiểu về đạo đức' (1994: 9f.). Do đó, không có gì là ngạc nhiên khi các giới luật Phật giáo phù hợp với những mối quan tâm chủ yếu của các hiến chương về nhân quyền. Sevilla đặt ra một vấn đề quen thuộc ở đây, (đã được Evans thảo luận 2012: 530ff.) nó có liên quan đến động lực để tuân thủ giới luật: nếu đó là để tích lũy thiện nghiệp, điều này không phải là tinh thần vị kỷ hơn là mối quan tâm đến quyền của tha nhân sao? Nếu vậy, Sevilla hỏi một cách hùng hồn là 'tại sao tôi phải tôn trọng quyền của tha nhân vì lợi ích của họ?' (2010: 223).
Most societies have rules protecting human life, prohibiting theft and lying, and govern- ing sexual relationships (Michael Walzer characterizes such negative duties as the ‘moral minimum’ [1994: 9f.]). It should come as no surprise, therefore, that Buddhist precepts coincide with the core concerns of human rights charters. Sevilla raises a familiar prob- lem here (also discussed by Evans 2012: 530ff.) concerning the motivation for keeping the precepts: if it is to accumulate good karma, does this not amount to egoism rather than a concern for the rights of others? If so, he asks rhetorically, ‘why must I respect another’s rights for his or her sake?’ (2010: 223).
Câu trả lời của ông là quyền của tha nhân phải được tôn trọng bởi vì lòng từ bi đòi hỏi điều đó, nhưng câu trả lời này chỉ đẩy lui vấn đề lại, đối với một người cũng có thể họ có động cơ vị kỷ để thực hiện các hành vi từ bi. Một phản ứng tương ưng là chỉ ra rằng trong việc tôn trọng giới luật, người ta cổ vũ cho điều thiện của cả bản thân mình và tha nhân, và do đó hành động vì lợi ích của xã hội nói chung, điều mà dường như phù hợp chặt chẽ hơn với mục tiêu của nhân quyền.
His answer is that the rights of others must be respected because compassion requires it, but this answer only pushes the prob- lem back, for a person may also have egotistical motives for performing compassionate acts. An alternative response is to point out that in respecting the precepts one promotes the good of both self and others and thus acts for the benefit of society at large, which seems to coincide more closely with the goal of human rights.
Thực ra, Sevilla đưa ra một câu trả lời của một loại tương tự khi viết là "chúng ta phải tham gia vào việc thực hiện Phật tánh nó được chỉ bởi chính chúng ta sở hữu nhưng mà còn chia sẻ với tha nhân, bằng cách là duy trì quyền của tha nhân '(2010: 249). Trên cơ sở này, sự biện minh cho việc giữ giới luật là thuộc về bổn phận đạo đức, và dựa trên sự tôn trọng lợi ích chung (đối với sự tương đồng giữa Phật giáo và Kant về nhân quyền, xem Likhitpreechakul 2013).
In fact, Sevilla provides an answer of a similar kind when he writes,‘we must participate in the realization of the Buddha-nature possessed not only by ourselves but shared with others, by upholding the rights of others’ (2010: 249). On this basis the justification for keeping the precepts is deontological, and grounded in respect for the common good (for parallels between Buddhism and Kant on human rights see Likhitpreechakul 2013).
Thuyết duyên khởi
Dependent Origination
Kenneth Inada đã đề xuất một nền tảng cụ thể cho nhân quyền trong siêu hình học Phật giáo. Trong cuộc thảo luận về "Quan điểm Phật giáo về Nhân quyền", Inada gợi ý là "có một mối quan hệ mật thiết và chủ yếu của quy luật Phật giáo hoặc Giáo pháp với quy luật của nhân quyền' (1982). Ông giải thích: "Lý do gán cho bản chất con người có vị thế cơ bản là rất đơn giản. Đó là đem lại các mối quan hệ của con người với một nền tảng vững chắc trong bản chất sinh tồn đích thực của mọi sự, đó là bản chất của con người trong quan hệ năng động và cụ thể khi tiếp xúc nhau' (1982: 70).
Kenneth Inada has proposed a specific foundation for human rights in Buddhist meta- physics. In a discussion entitled ‘The Buddhist Perspective on Human Rights’, Inada sug- gests ‘there is an intimate and vital relationship of the Buddhist norm or Dhamma with that of human rights’ (1982). He explains: ‘The reason for assigning human nature the basic position is very simple. It is to give human relations a firm grounding in the truly existential nature of things: that is, the concrete and dynamic relational nature of per- sons in contact with each other’ (1982: 70).
Ở đây, Inada dường như gợi ý rằng chính trong mối tương thuộc của con người mà sự biện minh cho nhân quyền phải được tìm ra. Điều này được xác nhận khi ông quan sát, "Do đó, mối quan tâm của Phật giáo tập trung vào tiến trình kinh nghiệm của mỗi cá nhân, về mặt kỹ thuật, một tiến trình được biết như là quan hệ duyên khởi (paṭicca-samuppāda)'. Ông nói thêm: "Chính trên cơ sở này, chúng ta có thể nói về các quyền của các cá nhân' (1982: 70f).
Here Inada seems to suggest it is specifically in the interrelatedness of persons that the justification for human rights is to be found. This is confirmed when he observes, ‘Consequently, the Buddhist concern is focused on the experiential process of each individual, a process technically known as relational origination (paṭicca-samuppāda).’ ‘It is on this basis’, he adds, ‘that we can speak of the rights of individuals’ (1982: 70f.).
Người ta thường được đặt ra giả định là sự tương thuộc mang lại một nền tảng cho sự tôn trọng về đạo đức dựa trên cơ sở là một khi chúng ta hiểu bản chất của sự tương thuộc sâu đậm của chúng ta nơi tha nhân, cảm xúc về đạo đức sẽ phát sinh cùnh lúc. Những minh chứng về điều này trong văn học Phật giáo thường có vẻ thuyết phục vì nó trích dẫn các ví dụ về cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy giáo và những người thân yêu, những người đã thể hiện lòng tốt đối với chúng ta. Nhưng có phải lòng cảm mến và sự tôn trọng mà chúng ta cảm thấy đối với những người như vậy phát sinh chỉ vì chúng ta chia sẻ mối quan hệ siêu hình với họ không? Có lẽ là không, vì người ta không cảm thấy giống nhau về mọi khía cạnh của cái mà Inada gọi là 'cảnh giới được hình thành hỗ tương' mà chúng ta đang sống. Trẻ em là nạn nhân của vụ buôn người có mối quan hệ lệ thuộc với những kẻ buôn người, nhưng sự an lạc của trẻ em ở những hoàn cảnh như vậy phụ thuộc vào việc mối quan hệ tương thuộc đang bị cắt đứt.
The assumption is often made that interdependency provides a ground for moral respect on the basis that once we understand the nature of our deep dependence on others, moral feelings will spontaneously arise. Demonstrations of this in Buddhist lit- erature often seem persuasive because they cite examples of parents, relatives, friends, teachers, and loved ones who have shown kindness to us. But does the affection and respect we feel for such people arise solely because we share a metaphysical relationship with them? Perhaps not, since people do not feel the same way about every aspect of what Inada calls the ‘mutually constituted existential realm’ we inhabit. Children who are trafficked have an interdependent relationship with their traffickers, but the well- being of children in such situations depends on severing the interdependent relationship in question.
Do đó, Sevilla có lý khi chỉ ra rằng mối tương thuộc không phải quan trọng ở bình diện bản thể học mà ở bình diện của thuyết giải thoát. Chúng ta có liên hệ với nhau không chỉ trong những gì chúng ta là ai, nhưng trong cuộc đấu tranh của chúng ta để trở thành chúng ta phải là gì (2010: 227; xem Shiotsu 2001: 149 -152). Do đó, thực tế về sự tương thuộc là một cơ sở không mang nhiều hứa hẹn cho nhân quyền. Do đó, một nền tảng đạo đức có vẻ như là cần thiết hơn là siêu hình.
Sevilla is therefore right to point out that interrelationship is important ‘not on the level of ontology but on the level of soteriology. We are interrelated not merely in what we are, but in our struggle to become what we ought to be’ (2010: 227; cf. Shiotsu 2001: 149–152). The bare fact of interdependency, therefore, is an unpromising basis for human rights. It seems a moral foundation is needed rather than a metaphysical one.
Lòng từ bi
Compassion
Có lẽ long từ bi có thể đáp ứng được yêu cầu này. Đức tính từ bi của Phật giáo (karuṇā) khuyến khích chúng ta phát triển khả năng con người về tính đồng cảm đến mức mà chúng ta có thể đồng hóa hoàn toàn với sự đau khổ của tha nhân. Một số bản kinh, ví dụ như chương tám trong Nhập Bồ-đề Hành Luận (Bodhicāryāvatāra), nói về việc "hoán đổi bản ngã và tha nhân", và đề nghị một cách thực hành thiền định mà chúng ta tưởng tượng tự đặt mình vào vị trí của người khác.
Perhaps compassion can meet this requirement. The Buddhist virtue of compassion (karuṇā) encourages us to develop the human capacity for empathy to the point where we can identify fully with the suffering of others. Some texts, for example the eighth chapter of the Bodhicāryāvatāra, speak of ‘exchanging self and other’ and recommend a meditational practice in which we imaginatively place ourselves in the other’s position.
Ở phương Tây, từ lâu có quan điểm nổi danh là là "thuyết duy cảm", nó nhấn mạnh đến vai trò của cảm xúc trong phán đoán về đạo đức. Từ quan điểm này, quy kết nhân quyền là "một biểu hiện của khả năng sâu xa trong con người để công nhận tha nhân giống như chính bản thân mình; để trải nghiệm sự đồng cảm với nhu cầu và đau khổ của tha nhân; để đồng ý, hỗ trợ và vui mừng khi tha nhân đạt được năng lực và hạnh phúc '(Cahill 1999: 45).
In the West, the view known as ‘sentimentalism’ has long emphasized the role of the emotions in moral judgments. From this perspective, the attribution of human rights is ‘an expression of a deep human ability to recognize the other as like oneself; to experi- ence empathy for the other’s needs and sufferings; to consent to, support, and rejoice in the fulfillment of the other’s human capacities and well-being’ (Cahill 1999: 45).
Maria Vanden Eynde (2004) dựa trên công trình của Martha Nussbaum để gợi ý rằng lòng từ bi của Phật giáo có thể giải quyết sự phân hoá giữa các lý thuyết đạo đức về mối quan tâm và công lý, trong khi Jay Garfield (1998) tin rằng lòng từ bi có thể mang lại một nền tảng đạo đức cho các quan điểm về nhân quyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma (đánh giá về tiểu luận của Garfield xem Rice 2005).
Maria Vanden Eynde (2004) has drawn on Martha Nussbaum’s work to suggest that Buddhist compassion can resolve the polarization between ethical theories of care and justice, while Jay Garfield (1998) believes compassion can provide a moral grounding for the Dalai Lama’s views on human rights (for an evaluation of Garfield’s essay see Rice 2005).
Garfield nhận thấy triết lý tự do đầy ảnh hưởng về quyền là không thỏa mãn, và dựa trên lý thuyết đạo đức của Hume và công trình của những người theo chủ thuyết đương đại về tân duy cảm, khi đề xuất một hình thức về đức tính hay đạo đức nhân cách mà trong đó "sinh hoạt đạo đức được đặt nền tảng trên việc trau dồi và thực hành lòng từ bi" (1998: 111).
Garfield finds the influential liberal philosophy of rights unsatisfactory, and drawing on Hume’s ethical theory and the work of contemporary neo-sentimentalists, proposes a form of virtue or character ethics in which ‘the moral life is grounded in the cultivation and exercise of compassion’ (1998: 111).
Theo cách hiểu này, lòng từ bi đem lại nền tảng đạo đức mà đỉnh cao của nó là "một cơ sở về quyền" được xây dựng "như một công cụ để mở rộng phạm vi của lòng từ bi tự nhiên và để đảm bảo những điều tốt đẹp mà lòng từ bi tạo điều kiện thực hiện cho tất cả mọi người trong xã hội'(124).
On this understanding, compassion provides the moral bedrock on top of which ‘an edifice of rights’ is constructed ‘as a device for extending the reach of natural compassion and for securing the goods that compassion enables to all persons in a society’ (124).
Do đó, quyền trở thành 'công cụ mà mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ và đạt được sự phát triển của chính mình'. Garfield nói thêm: "Những công cụ này sẽ khả dụng ngay cả khi lòng từ bi của chúng ta hoặc của những người khác thất bại, và thậm chí có thể được sử dụng như những phương tiện hùng biện để đánh thức lại lòng từ bi” (124).
Rights thus become the ‘tools with which each individual can protect him/herself and achieve his/her own flourishing’. ‘These tools’, Garfield adds, ‘will be available even when our compassion or those [sic] of others fails, and can even be used as rhetorical vehicles to reawaken that compassion’ (124).
Garfield đặc biệt nhắm đến khái niệm tự do về nhân quyền mà nó tách biệt các lĩnh vực công và tư, nhưng có những khái niệm tương ưng về quyền mà ở đó sự tách biệt này không xảy ra. Truyền thống luật tự nhiên mang lại một ví dụ (Finnis 2011; Oderberg 2013).
Garfield takes aim specifically at the liberal conception of human rights that separates the public and private spheres, but there are alternative conceptions of rights where this separation does not occur. The natural law tradition provides an example (e.g. Finnis 2011; Oderberg 2013).
Theo cách hiểu này, không cần có giải pháp hai tầng mà Garfield đề xuất (một cơ sở của các quyền dựa trên nền tảng của lòng từ bi) vì các đức tính đạo đức (mà trong đó lòng từ bi là một) là kết hợp đối với những điều thiện chung của con người mà các quyền bảo vệ.
On this understanding there is no need for the two-tier solution Garfield proposes (an edifice of rights resting on a foundation of compassion) since the moral virtues (of which compassion is one) are integral to the generic human goods that rights protect.
Một vấn đề thực tế hơn với việc lấy lòng từ bi làm nền tảng cho quyền là cảm xúc hiếm khi vô tư và thường thay đổi. Trong khi Đức Phật và các Đại Bồ tát có thể cảm thấy có luôn lòng từ bi bình đẳng mọi lúc đối với tất cả chúng sinh, hầu hết những phàm phu không làm điều đó và sẽ không bao giờ làm.
A more practical problem with making compassion the foundation for rights is that feelings are rarely impartial and can often change. While buddhas and great bodhisattvas may feel equal compassion at all times for all sentient beings, most ordinary mortals do not and never will.
Garfield tin rằng vấn đề nhân quyền sẽ khả dụng ngay cả trong trường hợp "mệt mỏi vì lòng từ bi" vì siêu cấu trúc pháp lý của các quyền sẽ vẫn không lay chuyển (1998: 126), nhưng bất kỳ sự suy yếu nào của nền tảng động lực chắc sẽ làm giảm đi việc cam kết đối với các quyền được thiết lập dựa trên nó.
Garfield believes that human rights will be avail- able even in the event of ‘compassion fatigue’ because the legal superstructure of rights will remain in place (1998: 126), but any weakening of the motivating foundation would surely reduce commitment to the rights founded upon it.
Những lạm dụng về nhân quyền xảy ra trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka cho thấy các giới hạn của lòng từ bi Phật giáo đã sớm được thử thách. Có lẽ lòng từ bi có thể được 'đánh thức lại' theo định kỳ, nhưng dường như nó đi ngược lại hạt giống tư duy về nhân quyền khi cho rằng cá nhân A nên đánh thức lòng từ bi ở nơi B để bảo đảm về nhân quyền. Và nếu lòng từ bi không thể được bùng tỉnh lại, nhân quyền sẽ đơn giản tan biến, cùng với sự bảo vệ vô điều kiện mà chúng được suy đoán là mang lại. Về sự hiểu biết này, nhân quyền rõ ràng không thể là bất khả xâm phạm, như UDHR tuyên bố trong Lời mở đầu và Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như cũng tin tưởng.
The human rights abuses that occurred in the civil war in Sri Lanka suggest that the limits of Buddhist compassion are soon tested. Perhaps compassion can periodically be ‘reawakened’, but it seems to go against the grain of human rights thinking to suggest that individual A should have to awaken compassion in B in order to secure her human rights. And if compassion cannot be reawakened, human rights will simply evaporate, along with the unconditional protection they are supposed to provide. On this understanding human rights clearly cannot be inalienable, as the UDHR proclaims in its Preamble and the Dalai Lama also appears to believe.
Trong khi không đưa ra sự phân loại về quan điểm của mình, nhưng tường thuật của Garfield cho thấy ông là người chống lại thuyết nền tảng có liên quan đến quyền. Điều này có thể được thấy từ nhận xét của ông khi cho rằng "không có trường hợp nào mà xem là cần thiết hoặc hữu ích để dùng các quyền kháng cáo như là tạo ra nền tảng đạo đức' (1998: 126).
While he offers no classification of his position, Garfield’s account is anti-foundationalist with respect to rights. This can be seen from his comment that ‘in no case is it either necessary or helpful to take the rights to which appeal is made as con- stituting moral bedrock’ (1998: 126).
Thay vào đó, lòng từ bi được coi là "nền tảng" và "cơ bản". Tuy nhiên, có lẽ mối quan hệ của các yếu tố này cần được sắp xếp lại. Nếu lòng từ bi mang lại động lực để xây dựng một cơ sở về quyền, và nếu các quyền vận hành để bảo đảm những điều tốt đẹp mà nó tạo thành sự phát triển cho con người, dường như nó sẽ là sự thăng hoa cho con người mà cuối cùng tạo nên nền tảng cho cả hai.
Instead, it is compassion that is regarded as ‘foun- dational’ and ‘fundamental’. Perhaps, however, the relation of these elements needs to be reordered. If compassion supplies the motivation to construct an edifice of rights, and if rights function to secure the goods that constitute human flourishing, it would seem to be human flourishing that ultimately grounds them both.
Thay vì xem các quyền xuất phát từ lòng từ bi, do vậy mà có thể chính xác hơn khi xem lòng từ bi là phản ứng tình cảm của một con người đức hạnh đối với nhận thức về hoàn cảnh của con người không đáp ứng được những gì mà phẩm giá của họ đòi hỏi. Do đó, lòng từ bi có thể được nghĩ như là có một cấu trúc nhận thức kết hợp các đánh giá về hạnh phúc (Nussbaum 2001).
Rather than seeing rights as flowing from compassion, accordingly, it may be more accurate to see compas- sion as the affective response of a virtuous person to the perception that the condition of beings falls short of what their dignity requires. Thus compassion may be thought of as having a cognitive structure incorporating eudaimonistic evaluations (Nussbaum 2001).
Theo cách hiểu này, trong bối cảnh cụ thể của nhân quyền, lòng từ bi là đối ứng thích hợp của Phật giáo trước sự bất công khi xã hội thất bại trong việc đem lại cho mọi người như Giáo pháp yêu cầu. (Tất nhiên, lòng từ bi có thể phát sinh để đáp ứng với bất kỳ loại đau khổ nào, nhưng nhân quyền quan tâm chủ yếu tới các vấn đề công bình xã hội.) Theo đó, quyền là các biện pháp pháp lý mà trí tuệ bát nhã (prajñā) xác định là cần thiết để khắc phục và ngăn chặn sự bất công như vậy trong tương lai. Nếu lập luận của Garfield được tái tạo theo những đường lối này, các quyền không còn là vô căn cứ và có được một nền tảng tự nhiên trong khả năng đạt đến một tình trạng phát triển cao độ của con người được biết đến như là 'sự tĩnh thức tối thượng và hoàn hảo', một trạng thái mà trong đó lý trí và lòng từ bi đóng vai trò hỗ trợ nhau.
On this understanding, in the specific context of human rights, compassion is the appropriate Buddhist response to injustice when society fails to give each his due as Dharma requires. (Compassion may, of course, arise in response to suffering of any kind, but human rights are centrally concerned with issues of social justice.) Rights are then the juridical measures that reason (prajñā) determines are necessary to redress and prospectively forestall such injustice. If Garfield’s argument is reconstructed along these lines, rights cease to be foundationless and enjoy a naturalist foundation in the capacity to attain the state of peak human flourishing known as ‘supreme and perfect awakening’, a state in which reason and compassion play mutually supportive roles.
'Hai chân lý'
The ‘Two Truths’
Một khảo hướng trong một số cách có liên quan đến cách nêu trên đã được Christopher Kelley triển khai, dường như đó là lối trình bày duy nhất đầy đủ về nhân quyền từ quan điểm của Phật giáo, một khảo hướng mà ở đây chúng ta không thể trình bày trọn vẹn.
An approach in some ways related to the previous one has been developed by Christopher Kelley in what appears to be the only full-length treatment of human rights from a Buddhist perspective, and one we cannot do full justice to here.
Về bản chất, Kelly cố dung hòa về đạo đức của Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt là việc Ngài thường lên tiếng ủng hộ đối với các khái niệm Khai sáng của phẩm giá thường hằng và các quyền bất khả xâm phạm, với siêu hình học về Trung đạo. Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói về bản chất chung của con người như là nguồn gốc cho đạo đức nhân đạo của Ngài và đề cập đến "các nguyên tắc cơ bản làm ràng buộc tất cả chúng ta đều như là các thành viên của cùng một gia đình nhân loại' (Keown et. al. 1998: xix).
In essence, Kelley seeks to reconcile the Dalai Lama’s ethics, specifically his often-voiced support for the Enlightenment concepts of inherent dignity and inalienable rights, with Madhyamaka metaphysics. The Dalai Lama has frequently spoken of a common human nature as the foundation for his humanitarian ethics, and refers to ‘fundamental principles that bind us all as members of the same human family’ (Keown et al. 1998: xix).
Như Kelley ghi nhận, Ngài "công khai ủng hộ cho một chủ thuyết đạo đức phổ quát dựa trên "tình nhân loại được chia sẻ" của chúng ta (2015: 91). Điều này ngụ ý chủ thuyết nền tảng, điều mà Kelley tin là có mâu thuẫn với siêu hình học theo triết ly Trung đạo của Đạt Lai Lạt Ma.
As Kelley notes, he ‘clearly supports a moral universalism based on our “shared humanity” ’ (2015: 91). This implies foundationalism, which Kelley believes is in conflict with the anti-essentialist metaphysics of the Dalai Lama’s Madhyamaka philosophy.
Mục tiêu của Kelley là giải quyết tình trạng nghịch lý và đạt được "sự đồng thuận không bắt buộc" giữa hai quan điểm này bằng cách dựa trên khái niệm "hai chân lý'." Ông viết: “Tôi cho rằng câu chuyện của hai chân lý là làm thế nào để chúng ta có thể tạo nên ý nghĩa về sự nghịch lý về phẩm giá thương hằng của những người trống rỗng '(2015: 30).
Kelley’s objective is to resolve the paradox and reach an ‘unforced consensus’ between these two positions by draw- ing on the notion of the ‘two truths’. ‘I contend’, he writes, ‘that this account of the two truths is how we can make sense of the paradox of the inherent dignity of empty per- sons’ (2015: 30).
Kelley tin rằng cách này cho phép ông giải thích lập trường của Ngài Đạt Lai Lạt Ma về nhân quyền theo cách "phù hợp với sự bác bỏ trong thời hậu hiện đại về nhân quyền bẩm sinh và phẩm giá được tán thành bởi các nhà tư tưởng đương đại "đối kháng với thuyết nền tảng" như Richard Rorty '(2015: 2).
Kelley believes this strategy allows him to interpret the Dalai Lama’s position on human rights in a manner ‘consistent with the postmodern rejection of innate human rights and dignity espoused by contemporary “anti-foundationalist” thinkers like Richard Rorty’ (2015: 2).
Theo cách giải thích chống lại thuyết nền tảng này, cảm giác đồng cảm được cho là dẫn đến một sự xác định đồng nhất về cảm xúc hoặc 'phản chiếu' làm phát sinh mối quan tâm về đạo đức, khi nó tự biểu hiện như là sự tôn trọng đối với các cá nhân khác và quyền của họ. Kelley nói: "Những cảm xúc đồng cảm như vậy luôn khiến cho người ta cư xử theo một cách phù hợp với các nguyên tắc đạo đức gắn liền với các nhân quyền khác nhau' (2015: 141).
On this anti-foundationalist interpretation, feel- ings of sympathy are thought to lead to an emotional identification or ‘mirroring’ which gives rise to moral concern, manifesting itself as respect for other individuals and their rights. ‘Such empathetic feelings’, says Kelley, ‘invariably lead one to behave in a [way] that is congruent with the moral principles associated with the various human rights’ (2015: 141).
Do đó, Kelley gợi ý là trong khi các quyền không có bản chất nội tại, chúng có thể được cho là có "ý nghĩa và tầm quan trọng" theo điều kiện của "một khuôn khổ xác thực cụ thể” (2015: 30) hoặc “hệ thống biểu tượng” (2015: 36) chẳng hạn như hệ thống của UNDR. Do đó, siêu hình học của thuyết Trung đạo được coi là hỗ trợ cho một hình thức của chủ thuyết đặc thù về đạo đức, nơi mà đứng trước bất kỳ trường hợp nào xảy ra, 'Phản ứng đúng đắn về mặt đạo đức là sẽ phải có liên quan đến các hoàn cảnh độc đáo của từng tác nhân '(2015: 164).
Thus while rights are devoid of intrinsic nature they can, Kelley suggests, be said to have ‘meaning and significance’ in terms of a ‘particular veridical framework’ (2015: 30) or ‘symbolic system’ (2015: 36) such as that of the UNDR. The metaphysics of Dialectical Centricism (Madhymaka) are thereby seen as supporting a form of moral particularism, where in any given case ‘The morally right response would have to be relative to the individual agent’s unique set of circumstances’ (2015: 164).
Như trong cuộc thảo luận trước đây của chúng ta về sự tương thích của các quyền với thuyết vô ngã, một số người có thể tự hỏi liệu là"phẩm giá thường hằng của những người trống rỗng" có liên quan đến một tình trạng nghịch lý đích thực không. Dường như nghịch lý sẽ chỉ nảy sinh nếu "phẩm giá thường hằng” được hiểu theo nghĩa "phẩm giá đang hiện diện một cách thường hằng", nói cách khác, một phẩm giá mà theo thuật ngữ của Trung đạo là sở hữu 'tự nhiên' (svabhāva) và tồn tại 'theo cách riêng của nó'.
As with our earlier discussion of the compatibility of rights with the doctrine of no-self, some may wonder whether ‘the inherent dignity of empty persons’ involves a genu- ine paradox. It seems a paradox would only arise if ‘inherent dignity’ is understood in the sense of ‘inherently existing dignity’, in other words a dignity that in Madhyamaka terms possesses ‘own-being’ (svabhāva) and exists ‘from its own side’.
Tuy nhiên, những người theo thuyết nền tảng không (và chắc chắn không cần) tuyên bố điều này. Họ chỉ khẳng định rằng phẩm giá thương hằng (và các quyền không thể chuyển nhượng) tồn tại theo cách như các thực thể khác trên thế giới tồn tại, nói cách khác, là đúng theo những gì mà Kelley mô tả là "sự sinh tồn nội tại thông thường" (2015: 33).
Foundationalists, however, do not (and certainly need not) claim this. They assert only that inherent dig- nity (and inalienable rights) exists in the way other entities in the world exist, in other words as enjoying what Kelley describes as ‘conventional intrinsic existence’ (2015: 33).
Trên cơ sở này, thuyết đạo đức phổ quát của Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như tương thích với thuyết nền tảng về nhân quyền mà nó có thể nghĩ nó mang lại cách giải thích bằng trực giác nhất về quan điểm của Ngài. Tất nhiên, cũng như Kelley trình bày, điều này có thể được lập luận một cách hợp lý rằng chủ thuyết chống nền tảng mang đến một lời tường thuật tốt hơn về triết lý (và tâm lý) cho nhân quyền nói chung, và lập luận của Kelley về hiệu quả này là vi tế và đáng nghiên cứu. Ở đây, có thể chỉ đơn giản ghi nhận rằng việc đưa ra một lời biện minh vô căn cứ cho nhân quyền không phải là không có vấn đề.
On this basis, the Dalai Lama’s moral universalism seems compatible with human rights foundationalism, which, it might be thought, provides the most intuitive interpretation of his views. It can, of course, reasonably be argued, as Kelley does, that anti-founda- tionalism provides a better philosophical (and psychological) account of human rights overall, and Kelley’s arguments to this effect are sophisticated and worthy of study. Here it may simply be noted that providing a foundationless justification for human rights is far from unproblematic.
Như Freeman chỉ ra, "nếu không có niềm tin nào được lập ra một cách an toàn, thì các niềm tin chống lại thuyết nền tảng tự nó cũng không thể được lập ra an toàn (1994: 496), và về các điều kiện thực tế, "quyền không có lý do dễ bị phủ nhận và lạm dụng' (1994: 493). Như đã được cổ vũ bởi các nhà văn như Rorty và Ignatieff, cũng có lập luận cho rằng thuyết chống nền tảng tự nó cũng kêu gọi các nền tảng đạo đức một cách bí mật (Schaefer 2005), như giả định trước về một siêu lý thuyết theo đường lối 'chúng ta nên luôn hành động theo niềm tin của chính mình' (Freeman 1994: 501).
As Freeman points out, ‘if no beliefs are securely founded, anti-foundationalist beliefs themselves are not securely founded’ (1994: 496), and in practical terms ‘rights without reasons are vulnerable to denial and abuse’ (1994: 493). It has also been argued that anti-foundationalism, as advocated by writers like Rorty and Ignatieff, itself appeals to moral foundations in a covert manner (Schaefer 2005), as well as presupposing a meta-theory along the lines of ‘we should always act according to our own convictions’ (Freeman 1994: 501).
Cuối cùng, điều không rõ là làm thế nào để hòa giải chủ thuyết chống nền tảng với niềm tin nơi nghiệp.
Finally, it is not clear how anti-foundational- ism is to be reconciled with belief in karma.
Theo giáo lý chính thống của Phật giáo, lạm dụng nhân quyền như tra tấn và giết hại chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực của nghiệp. Bởi vì điều này là do nghiệp, như luật nhân quả đạo đức (kamma-niyāma), được cho là có nền tảng bản thể học trong luật tự nhiên (dhammatā), được ví như các định luật vật lý chi phối nhiệt (utu-niyāma) và tăng trưởng sinh học (bīja-niyāma) (DA.2.431).
According to orthodox Buddhist teachings, abuses of human rights like torture and killing will inevitably attract negative karmic consequences. This is because karma, as the law of moral causation (kamma-niyāma), is thought to have an ontological foundation in natural law (dhammatā), being likened to physical laws governing heat (utu-niyāma) and biological growth (bīja-niyāma) (DN-a II.431).
Tuy nhiên, sự tồn tại của một quy luật đạo đức khách quan thuộc loại này dường như không tương thích với những tuyên bố chống thuyết nền tảng rằng chân lý đạo đức chỉ được thiết lập trên các cơ sở xác thực của địa phương.
The existence of an objective moral law of this kind, however, seems incompat- ible with anti-foundationalist claims that moral truth is established solely on the basis of local veridical frameworks.
Phật tánh
Buddha-nature
Một đề xuất công khai thuộc về thuyết nền tảng cho là Phật tánh có thể mang lại cơ sở cần thiết cho nhân quyền. Anton Sevilla gợi ý rằng "thực ra, tất cả chúng sinh đều có một bản chất chung của Phật tánh, nó mang lại một ý nghĩa không thể tránh khỏi của tình đoàn kết đối với nhiệm vụ đạo đức của Phật giáo Đại thừa." Hơn nữa, "nhu cầu đạo đức để thực thi Phật tánh là điều chúng ta làm với và cho toàn thể chúng sinh nói chung" (2010: 227). Sự biểu hiện Phật tánh không phải là một sự kiện có một lần duy nhất cho tất cả, mà là một sự phát triển đầy năng động thông qua thực việc thực hành liên tục.
An overtly foundationalist suggestion is that Buddha-nature can provide the required basis for human rights. Anton Sevilla has suggested ‘the fact that all beings have a com- mon essence of Buddha-nature brings an inescapable sense of solidarity to the ethical task of Mahāyāna Buddhism’. ‘The ethical demand to realize Buddha-nature’, further- more, ‘is something we do with and for the community of sentient beings as a whole’ (2010: 227). The manifestation of Buddha-nature is not a once-and-for-all event so much as a dynamic unfolding through continuous practice.
Đạo Nguyên gọi đây là học thuyết 'Sự đồng nhất của hành trì và đạt đạo' (shushō - ittō). Sevilla lưu ý rằng "việc hành trì là điều kiện chính để mà nó thể hiện Phật tánh và thiện tính cơ bản của con người chúng ta" (2010: 234), và nó tóm tắt sự liên quan những nhận thức của Đạo Nguyên về đạo đức và nhân quyền như sau:
Dōgen calls this the doctrine of ‘The Oneness of Practice and Attainment’ (shushō-ittō). Sevilla notes that ‘practice is the very condition that manifests and expresses our Buddha-nature and our fundamental human goodness’ (2010: 234), and sums up the relevance of Dōgen’s insights for ethics and human rights as follows:
Ý tưởng truyền thống về Phật tánh và sự thực hiện nó biểu hiện rằng con đường đạo đức này là con đường của tình liên đới và lòg từ bi đối với tất cả chúng sinh, nơi mà chúng ta thấy cuộc đấu tranh của chúng ta trong cỏi luân hồi khi được chia sẻ và giải thoát của chúng ta thông qua Phật tánh như là sự giải thoát cho tất cả mọi người. Chính vì dựa trên ý tưởng này mà chúng ta đã đặt nền tảng cho nhu cầu của quyền và tầm quan trọng của quyền đối với cả sự giải thoát của riêng mình và cho tha nhân. (2010: 248)
The traditional idea of Buddha-nature and its realization shows that this ethical path is one of solidarity and compassion with all sentient beings, where we see our struggle in saṃsāra as shared and our liberation through Buddha-nature as lib- eration for all. It was upon this idea that we grounded the need for rights and the importance of rights for both one’s own emancipation and that of others. (2010: 248)
Các quyền xuất phát từ sự hiểu biết này được cho là có hai đặc điểm. Đầu tiên, các quyền sẽ 'dựa trên ý thức đích thực về tinh thần đoàn kết với con người dựa trên nền tảng sâu thẳm nhất của cuộc đấu tranh chung của chúng ta'.
Và thứ hai, các quyền sẽ "không phải dựa trên bản chất con người được giả định trước mà người khác có thể hoặc không thể đồng ý mà dựa trên phản ứng lịch sử đối với đau khổ thực sự của con người và trong tình liên đới với cuộc đấu tranh của họ' (2010: 248). Sevilla có lẽ khôn ngoan khi tránh đặt nhân quyền dựa trên một quan niệm cụ thể về bản chất con người khi đứng trước tình trạng đa dạng của các quan điểm không nhất quán về cách phải định nghĩa nó như thế nào.
The rights that issue from this understanding are said to have two characteristics. First, they will be ‘grounded in a genuine sense of solidarity with human beings on the deepest ground of our shared struggle’; and second, they will be based ‘not on a presumed human nature on which other people may or may not agree but rather on a historical response to the actual suffering of people and in solidarity with their struggle’ (2010: 248). Sevilla is perhaps wise to avoid basing human rights on a specific conception of human nature given the variety of inconsistent views about how it is to be defined.
Một lối lý giải tốt hơn là thiện tính của con người, một khả năng đề cập đến sự đau khổ và đấu tranh. Những cuộc đấu tranh như vậy có liên quan gì đến là vượt qua những trở ngại cho con đường hạnh phúc, và vì có sự đồng thuận chung về những gì gọi là những trở ngại (chuyên chế, bất công, phân biệt đối xử và các lạm dụng khác được liệt kê phân loại trong các hiến chương về nhân quyền) sẽ dễ dàng hơn để đạt được thỏa thuận về các giá trị chủ yếu tạo nên hạnh phúc.
A better candidate is human good, a possibility adumbrated in the reference to suffering and struggle. What such struggle involves is overcoming the obstacles that stand in the way of well-being, and since there is general agreement on what the obstacles are (tyranny, injustice, dis- crimination, and other abuses catalogued in human rights charters) it should be easier to reach agreement on the core values that structure well-being.
Toru Shiotsu gợi ý rằng "Từ học thuyết về Phật tánh, chúng ta có thể rút ra nhiều liên quan đến khái niệm về nhân phẩm" (2001: 146). Một nền tảng của nhân phẩm là khả năng cho việc lựa chọn thuần lý, không phải theo nghĩa của quyền tự chủ đơn thuần (như các lý thuyết tự do về quyền giả định), nhưng như sự lựa chọn của những điều tốt đẹp này mà nó đích thực là tạo hạnh phúc của con người. Nhân phẩm (một phẩm giá đã được thể hiện dưới hình thức triệt để nhất của nó thông qua những thành tựu của sự tái sinh làm người) phát sinh từ khả năng bẩm sinh để tham gia vào những việc thiện này. Các ví dụ sẽ bao gồm tính mạng và sức khỏe (được bảo vệ bởi các điều 3 và 25.1), kiến thức và giáo dục (được bảo vệ bởi điều 26), tình bạn và tính cách xã hội (được bảo vệ bởi các điều 3, 13 và 20), và tín ngưỡng tôn giáo (được bảo vệ bởi điều 18).
Toru Shiotsu suggests that ‘From the doctrine of Buddha-nature we can derive much related to the concept of human dignity’ (2001: 146). One ground of human dignity is the capacity for rational choice, not in the sense of bare autonomy (as liberal theories of rights assume), but as the choice of those goods that are truly constitutive of human well-being. Human dignity (a dignity already manifest in its most radical form through the achievement of a human rebirth) arises from the innate capacity to participate in these goods. Examples would include life and health (protected by Articles 3 and 25.1), knowledge and education (pro- tected by Article 26), friendship and sociability (protected by Articles 3, 13, and 20), and religious belief (protected by Article 18).
Quan niệm của Đạo Nguyên về điều thiện của con người, như Sevilla giải thích việc này, có nhiều điểm chung với khái niệm của Aristotle về sự thăng hoa của con người như là sự thăng tiến tiềm năng thông qua việc trao dồi đức hạnh (Nussbaum 1997), cũng như tư duy về luật tự nhiên của phương Tây về các quyền như một đòi hỏi của công lý mà nó tạo điều kiện và thúc đẩy cho công ích.
Dōgen’s conception of human good, as Sevilla explains it, has much in common with Aristotelian conceptions of human flourishing as the progressive unfolding of poten- tial through the cultivation of virtues (cf. Nussbaum 1997), as well as Western natural law thinking about rights as a requirement of justice which facilitate and promote the common good.
Do đó, "thực hiện Phật tánh của một người đòi hỏi chúng ta sở hữu các quyền và tự do cần thiết để chúng ta để theo đuổi cuộc sống đầy ý nghĩa về mặt tâm linh" (2010: 249). Do đó, nhân quyền là phương tiện pháp lý mà lý thuyết đạo đức được diễn dịch thành cách thực hành về quy phạm.
Thus ‘realizing one’s Buddha-nature requires that we possess the rights and liberties necessary for us to pursue spiritually meaningful lives’ (2010: 249). Human rights are thus the legal means by which moral theory is translated into normative prac- tice.
Như Sevilla bình luận, "Quyền có thể được coi là phương tiện về thể chế để mở rộng một số hình thức chung về hành vi đúng đắn" (2010: 222), và "đòi hỏi đạo đức đối với thực hành Phật tánh là điều mà chúng ta làm với và cho chúng sinh hữu tình nói chung' (2010: 227).
As Sevilla comments, ‘Rights can be seen as institutional means for upholding certain general forms of right conduct’ (2010: 222), and ‘the ethical demand to realize Buddha-nature is something we do with and for the community of sentient beings as a whole’ (2010: 227).
Trái ngược với thuyết chống nền tảng, những quyền như vậy được coi là tư cách hữu quyền bẩm sinh, nó có một nền tảng về bản thể trong khả năng triệt để của chúng sinh để đạt đến Phật quả.
In contrast to anti-foundationalism, such rights are seen as innate entitlements having an ontological foundation in the radical capacity of all beings to attain Buddhahood.
Phật tánh có nhiều điểm thu hút như là nền tảng cho nhân quyền. Nó đặt nền tảng các quyền trong lợi ích của con người; nó giải thích tại sao các quyền là bất khả xâm phạm và phổ quát; nó đem lại một sự tương ưng của Phật giáo cho 'nhân phẩm`. Nó cũng có thể bao gồm các hình thức sống không thuộc con người (vì phẩm giá là một cấp bậc của chúng sinh hơn là một trạng thái tuyệt đối, các hình thức khác nhau của cuộc sống sẽ có quyền thích hợp theo bản chất). Tuy nhiên, như là một học thuyết hình thức, nó mang tính tông phái, và được hiểu khác nhau giữa các tông phái trong Đại thừa. Một số phái, như Trung đạo, thậm chí có thể muốn thách thức các tiền giả định theo thuyết chủ yếu.
Buddha-nature has many attractions as a foundation for human rights. It grounds rights in human good; it explains why rights are inalienable and universal; it provides a Buddhist equivalent for ‘human dignity’; and it can also encompass non-human forms of life (since dignity is a rank of being rather than an absolute state, different forms of life will have rights appropriate to their natures). As a formal doctrine, however, it is sectarian, and is understood differently among Mahāyāna schools. Some, like the Madhyamaka, may even wish to challenge its essentialist presuppositions.
Khái niệm "Phật tánh" cũng không được biết đến trong thời sơ khai của Phật giáo, mặc dù có các bậc tiền bối tin rằng tất cả chúng sinh đều có khả năng đạt được sự tỉnh thức, theo như ghi nhận của Perera.
The concept of ‘Buddha-nature’ is also unknown in early Buddhism, although having antecedents in the belief that all beings have the capacity to attain awakening, as noted by Perera.
Kết luận
Conclusion
Ý tưởng hiện đại về nhân quyền có một nguồn gốc văn hóa đặc biệt, nhưng mối quan tâm chính yếu của nó với tính thiện của con người là một điều mà Phật giáo chia sẻ. Nhân quyền có thể được xem như là một sự giải thích của những gì mà theo Giáo pháp là 'phải xảy ra' và do đó nó là một diễn đạt đích thực của giáo lý Phật giáo. Mỗi một đề xuất được thảo luận trong phần đầu của chương này tìm thấy sự cộng hưởng giữa nhân quyền và các khía cạnh cụ thể của những giáo lý này. Theo ý nghĩa này, có lẽ chúng ta nên nói về nhiều nền tảng cho nhân quyền.
The modern idea of human rights has a distinctive cultural origin, but its underlying preoccupation with human good is one Buddhism shares. Human rights can be seen as an explication of what is ‘due’ under Dharma and hence an authentic expression of Buddhist teachings. Each of the proposals discussed in the first part of this chapter finds a resonance between human rights and specific aspects of those teachings. In this sense perhaps we should speak of multiple foundations for human rights.
Tuy nhiên, tập trung vào các giáo lý riêng lẻ có thể là loại trừ một không cần thiết: ví dụ, các khảo hướng nhấn mạnh đến lòng từ bi nói rất ít về minh triết. Có thể nghĩ rằng một nền tảng thành công cho nhân quyền nên toàn diện, cũng như bắt nguồn từ những giáo lý chính yếu của Phật giáo được chấp nhận bởi tất cả các tông phái. Do đó, dường như là điều mong muốn cho bất kỳ nền tảng nào được đề xuất nhằm đáp ứng được các tiêu chí do Evans đề ra, cụ thể là:
Yet focusing on individual teachings may be unnecessarily exclusive: approaches that emphasize compassion, for example, have little to say about wisdom. It might be thought that a successful foundation for human rights should be comprehensive, as well as rooted in the core teachings of Buddhism accepted by all schools. It would thus seem desirable for any proposed foundation to meet the criteria formulated by Evans, namely:
1) Đơn giản: Phật tử bình thường phải có khả năng để hiểu lập luận.
(1) simplicity: ordinary Buddhists must be able to understand the argument;
2) Phổ quát: nó phải dựa trên các nguyên tắc mà tất cả các Phật tử chấp nhận.
(2) universality: it must be based on principles that all Buddhists accept;
3) Thẩm quyền hoặc phẩm giá: lý thuyết phải biểu hiện tính cách bất khả xâm phạm về đạo đức, hoặc tương ưng với điều này, của con người, và
(3) authority or dignity: the theory must articulate the moral inviolability, or its equivalent, of the human person; and
4) Nó phải hoà nhập 'sự cam chịu thoái thác của Phật giáo (chấp nhận về thực tế của đau khổ) với việc vận động cho nhân quyền (1998: 141).
(4) it must integrate Buddhist ‘resignation’ (acceptance of the reality of suffering) with human rights advocacy (1998: 141).
Có lẽ nền tảng giáo lý Phật giáo cơ bản nhất trong tất cả - Tứ Diệu Đế - có thể đáp ứng những yêu cầu này. Tất cả các tông phái Phật giáo đều khẳng định về tự sự trong bản chất của con người và sự phụng hành được đề ra trong Tứ Diệu Đế, và tất cả các khảo hướng được xét đến có nền tảng của chúng trong một số khía cạnh này hoặc một số khía cạnh khác của phần giáo lý này. Giới luật cũng là một phần trong chân lý cao quý thứ tư (thuộc phạm trù của giới, sīla, hay 'đạo đức'), và thuyết duyên khởi, đặc biệt là trong hình thức giải thoát, được liên kết với chân lý thứ hai.
Perhaps the most basic Buddhist doctrinal foundation of all—the Four Noble Truths—can meet these requirements. All Buddhist schools affirm the account of human nature and its fulfilment set out in the Four Noble Truths, and all of the approaches considered have their foundation in some aspect or other of this teaching. The precepts form part of the fourth Noble Truth (under the category of śīla or ‘morality’), and the doctrine of dependent origination, especially in its soteriological form, is associated with the second.
Khả năng bẩm sinh của sự thức tỉnh (hay 'Phật tánh') được khẳng định trong chân lý thứ ba. Lòng từ bi phổ quát phát sinh từ lòng thương cảm vô bờ đối với sự đau khổ của con người, nó được mô tả trong chân lý đầu tiên, và là đức tính làm thúc đẩy cho Đức Phật dạy Tứ Diệu Đế (SN VI.1). Một cách giải thích thuận theo những đường lối này dường như đáp ứng các điều kiện mà Evans mô tả liên quan đến về tính đơn giản, phổ quát, thẩm quyền và xác thực. Trên cơ sở này, các quyền được UDHR tuyên dương và các tài liệu tương tự có thể được hiểu là tạo điều kiện cho việc giải thoát sự đau khổ và thành tựu việc tự phụng hành được đề ra trong Tứ Diệu Đế.
The innate capacity for awakening (or ‘Buddha-nature’) is affirmed in the third Noble Truth. Universal compassion arises from an unrestricted sensitivity to human suffering, described in the first Noble Truth, and is the virtue that motivated the Buddha to teach the four truths (SN VI.1). An interpretation along these lines seems to meet the conditions Evans describes regarding simplicity, universality, authority, and authenticity. On this basis, the rights proclaimed by the UDHR and similar documents can be understood as facilitating the liberation from suffering and the achievement of self-realization proclaimed in the Four Noble Truths.
Tuy nhiên, việc kết hợp nhân quyền một cách có nhiều hình thức hơn trong Phật giáo sẽ đòi hỏi một số việc mở rộng và tái kết cấu về mặt giáo lý. Phật giáo đã không mang lại nhiều tường thuật theo lý thuyết về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Phật giáo buổi sơ thời dạy một con đường giải thoát qua tự phát triển, và mang lại cho tăng đoàn như là cộng đồng trong đó nhiệm vụ này có thể được thực hiện.
Incorporating human rights more formally within Buddhism, however, will require some doctrinal expansion and reconfiguration. Buddhism has not provided much in the way of theoretical accounts of the relationship between the individual and society. Early Buddhism teaches a path to liberation though self-development, and offers the saṅgha as the community in which this task can be carried out.
Phật giáo Đại thừa tin rằng các vị Bồ tát sẽ tự gánh vác trách nhiệm cho sự giải thoát phổ quát. Các kinh điển cổ điển nói rất ít về trách nhiệm của cộng đồng chính trị rộng lớn hơn và các cấu trúc xã hội cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công ích, một chủ đề mà nhân quyền đặt quan tâm chính yếu. Hiện nay, Phật giáo đang phải đối mặt với thách thức của việc khám phá "các nguồn lực cho sự khởi thào tinh khôi" (Cohen 2004: 213) để cho các giáo lý về mặt chính trị và xã hội có thể phát triển nhằm đáp ứng được những hoàn cảnh mới trong khi vẫn còn trung thành với các nền tảng của giáo lý.
Mahāyāna Buddhism believes that bodhisattvas will take upon themselves the responsibility for universal liberation. Little is said in the classical sources, at least, about the responsibilities of the broader political community and the social structures required to facilitate the common good, a subject with which human rights are centrally concerned. Buddhism now faces the challenge of discovering ‘resources for fresh elaboration’ (Cohen 2004: 213) so that its political and social teachings can evolve in response to new circumstances while remaining faithful to doctrinal foundations.
***
Works Cited
Ghi chú:

Tác giả Damien Keown là giáo sư hồi hưu khoa Đạo đức Phật giáo, Đại học London Goldsmiths, tác giả các cuốn sách: The Nature of Buddhist Ethics (Palgrave, 2001), Buddhism and Bioethics (Palgrave 2001), Buddhism: A Very Short Introduction (OUP 2000) và Buddhist Ethics: A Very Short Introduction (OUP 2006). Năm 1994, cùng với Charles S. Prebish ông sáng lập The Journal of Buddhist Ethics và The Routhledge Critical Studies in Buddhism Series.

Nguyên tác của bản dịch là Human Rights - Chương 25, trang 531-552 trong tác phẩm The Oxford Handbook of Buddhist Ethics Daniel Cozort & James Mark Shields (eds.) do NXB Oxford University Press ấn hành năm 2018.

Bài liên quan:
- Nhân quyền và tự do tôn giáo theo quan điểm của Phật giáo;
- Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại
Beitz, C. R. (2009) The idea of human rights. Oxford: Oxford University Press.
Buddhadāsa, Bhikku (1989) Me and mine: selected essays of Bhikkhu Buddhadasa. Albany: State University of New York Press.
Cahill, L. S. (1999) Rights as religious or secular: Why not both? Journal of law and religion, 14, 41–52.
Caney, S. (2001) Human rights, compatibility and diverse cultures. In: S. Caney and P. Jones (eds), Human rights and global diversity. London: Frank Cass, 51–72.
Clapham, A. (2007) Human rights: a very short introduction. Oxford: Oxford University Press.
Cohen, J. (2004) Minimalism about human rights: the most we can hope for? The journal of political philosophy, 12, 190–213.
Dagger, R. (1989) Rights. In: T. Ball (ed.), Political innovation and conceptual change. Cambridge: Cambridge University Press, 292–308.
Donnelly, J. (2013) Universal human rights in theory and practice. Third revised edition. Ithaca, NY: Cornell University Press.
Evans, S. S. (1998) Buddhist resignation and human rights. In: D. Keown, C. Prebish, and W. Husted (eds), Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press, 141–154.
Evans, S. A. (2012) Ethical confusion: possible misunderstandings in Buddhist ethics. Journal of Buddhist ethics, 19, 513–544.
Eynde, M. V. (2004) Reflection on Martha Nussbaum’s work on compassion from a Buddhist perspective. Journal of Buddhist ethics, 11, 45–72.
Feinberg, J. (1973) Social philosophy. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. Finnis, J. M. (2011) Natural law and natural rights. Oxford: Clarendon Press.
Freeman, M. (1994) The philosophical foundations of human rights. Human rights quarterly, 16, 491–514.
Garfield, J. L. (1998) Human rights and compassion. In D. Keown, C. Prebish, and W. Husted (eds), Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press, 111–140.
Glendon, M. A. (2001) A world made new: Eleanor Roosevelt and the Universal Declaration of Human Rights. New York: Random House.
Goodale, M., and Merry, S. E. (2007) The practice of human rights: tracking law between the global and the local. Cambridge: Cambridge University Press.
Gowans, C. W. (2015) Buddhist moral philosophy: an introduction. New York: Taylor and Francis.
Harding, A. (2007) Buddhism, human rights and constitutional reform in Thailand. Asian journal of comparative law, 2, 1–25.
Hesanmi, S. O. (2008) Human rights. In: W. Schweiker (ed.), The Blackwell companion to religious ethics. Malden, MA: Wiley-Blackwell, 501–510.
Hohfeld, W. (1964) Fundamental legal conceptions. New Haven: Yale University Press.
Ignatieff, M., et al. (eds) (2003) Human rights as politics and idolatry. Princeton: Princeton University Press.
Ihara, C. (1998) Why there are no rights in Buddhism: a reply to Damien Keown. In: D. Keown,
C. Prebish, and W. Husted (eds), Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press, 43–51.
Inada, K. K. (1982) The Buddhist perspective on human rights. In: A. Swidler (ed.), Human rights in religious traditions. New York: Pilgrim Press, 66–76.
Ishay, M. R. (2008) The history of human rights: from ancient times to the globalization era. Berkeley: University of California Press.
Junger, P. (1998) Why the Buddha has no rights. In: D. Keown, C. Prebish, and W. Husted (eds),
Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press, 53–96.
Kelley, C. D. (2015) Towards a Buddhist philosophy and practice of human rights. PhD diss., Columbia University.
Keown, D. (1998) Are there ‘human rights’ in Buddhism? In: D. Keown, C. Prebish, and W. Husted (eds), Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press, 15–42.
Keown, D., Prebish, C., and Husted, W. (eds) (1998) Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press.
King, S. B. (2005) Being benevolence: the social ethics of engaged Buddhism. Honolulu: University of Hawai‘i Press.
Langlois, A. J. (2001) The politics of justice and human rights: southeast Asia and universalist theory. Cambridge: Cambridge University Press.
Lauren, P. G. (2011) The evolution of international human rights: visions seen. Philadelphia: University of Pennsylvania Press.
Leve, L. (2007) ‘Secularism is a human right!’ Double-binds of Buddhism, democracy and identity in Nepal. In: M. Goodale and S. E. Merry (eds), The practice of human rights: tracking law between the global and the local. Cambridge: Cambridge University Press, 78–113.
Likhitpreechakul, P. (2013) The Kantian dhamma: Buddhism and human rights. Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, 5, 161–169.
MacIntyre, A. (1981) After virtue: a study in moral theory. London: Duckworth.
Mills, M. A. (2003) This turbulent priest: contesting religious rights and the state in the Tibetan Shugden controversy. In: R. Wilson and J. P. Mitchell (eds), Human rights in global perspective: anthropological studies of rights, claims and entitlements. London: Routledge, 54–70.
Montgomery, J. W. (1986) Human rights and human dignity. Grand Rapids, MI: Zondervan. Narayan, U. (1993) What do rights have to do with it? Reflections on what distinguishes ‘trad-
itional nonwestern’ frameworks from contemporary rights-based systems. Journal of social philosophy, 24, 186–199.
Nussbaum, M. C. (1997) Human rights theory: capabilities and human rights. Fordham law review, 66, 273–300.
Nussbaum, M. C. (2001) Upheavals of thought: the intelligence of emotions. Cambridge: Cambridge University Press.
Oderberg, D. S. (2013) Natural law and rights theory. In: G. Gaus and F. D’Agostino (eds), The Routledge companion to social and political philosophy. Abingdon, UK and New York: Routledge, 375–386.
Peek, J. M. (1995) Buddhism, human rights and the Japanese state. Human rights quarterly, 17, 527–540.
Perera, L. N. (1991) Buddhism and human rights: a Buddhist commentary on the Universal Declaration of Human Rights. Colombo, Sri Lanka: Karunaratne and Sons.
Promta, S. (1994) Rights in Buddhism. Journal of Buddhist studies, 1, 44–64.
Rice, E. (2005) Buddhist compassion as a foundation for human rights. Social philosophy today, 21, 95–108.
Rorty, R. (2010) Human rights, rationality, and sentimentality. In: C. J. Voparil and R. J. Bernstein (eds), The Rorty reader. Malden, MA: Wiley-Blackwell, 351–365.
Satha-Anand, S. (1999) Looking to Buddhism to turn back prostitution in Thailand. In: J. R. Bauer and D. A. Bell (eds), The east Asian challenge for human rights. Cambridge: Cambridge University Press, 193–211.
Schaefer, B. (2005) Human rights: problems with the foundationless approach. Social theory and practice, 31, 27–50.
Schmidt-Glintzer, H. (2010) Is Mahayana Buddhism a humanism? Some remarks on Buddhism in China. In: C. Meinert and H.-B. Zöllner (eds), Buddhist approaches to human rights. Piscatawny, NJ: Transaction Publishers, 113–124.
Schmidt-Leukel, P. (2010) Buddhism and the idea of human rights: resonances and dissonances. In: C. Meinert and H.-B. Zöllner (eds), Buddhist approaches to human rights. Piscatawny, NJ: Transaction Publishers, 41–62.
Seeger, M. (2010) Theravada Buddhism and human rights: perspectives from Thai Buddhism. In: C. Meinert and H.-B. Zöllner (eds), Buddhist approaches to human rights. Piscatawny, NJ: Transaction Publishers, 63–92.
Sen, A. (1997) Human rights and Asian values. New York: Carnegie Council on Ethics and International Affairs.
Sevilla, A. L. (2010) Founding human rights within Buddhism: exploring buddha-nature as an ethical foundation. Journal of Buddhist ethics, 17, 212–252.
Shiotsu T. (2001) Mahayana Buddhism and human rights: focusing on methods of interpretation. Journal of oriental studies, 11, 141–155.
Shiotsu T., and Gebert, A. (1999) Buddhism and human rights: points of convergence. How can Buddhism clarify the modern view of human rights? Journal of oriental studies, 9, 58–77. Sobisch, J.-U., and Brox, T. (2010) Translations of human rights, Tibetan contexts. In: C. Meinert and H.-B. Zöllner (eds), Buddhist approaches to human rights. Piscatawny,
NJ: Transaction Publishers, 159–178.
Statement by UN High Commissioner for Human Rights Zeid Ra’ad Al Hussein via Videolink to the Human Rights Council (2015) Available from: www.ohchr.org, n.p.
Taylor, C. (1999) Conditions of an unforced consensus on human rights. In: D. Bell and J. Butler (eds), The east Asian challenge for human rights. Cambridge: Cambridge University Press, 124–146.
Thānissaro, Bhikkhu (trans.) (2013) The Buddhist monastic code, volume 1. Third revised edition. Available from: www.accesstoinsight.org.
Traer, R. (1995) Buddhist affirmations of human rights. Journal of Buddhist ethics, 2, 1–12. Tsedroen, J., Meinert, C., and Zöllner, H.-B. (2010) Women’s rights in the Vajrayana tradition.
In: C. Meinert and H.-B. Zöllner (eds), Buddhist approaches to human rights. Piscatawny, NJ: Transaction Publishers, 195–210.
Twiss, S. B. (1998) A constructive framework for discussing Confucianism and human rights. In: W. T. de Bary (ed.), Confucianism and human rights. New York: Columbia University Press, 27–53.
Vajiragnana, V. (1992) Justice in Buddhism. Vesak sirisara. Available from: http://enlight.lib. ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-AN/an140924.pdf.
Walzer, M. (1994) Thick and thin: moral argument at home and abroad. Notre Dame: University of Notre Dame Press.
Suggested Reading
Gowans, C. W. (2015) Buddhist moral philosophy: an introduction. New York: Taylor and Francis.
Inada, K. K. (1982) The Buddhist perspective on human rights. In: A. Swidler (ed.), Human rights in religious traditions. New York: Pilgrim Press, 66–76.
Keown, D., Prebish, C., and Husted, W. (eds) (1998) Buddhism and human rights. Richmond, UK: Curzon Press.
King, S. B. (2005) Being benevolence: the social ethics of engaged Buddhism. Honolulu: University of Hawai‘i Press.
Meinert, C., and Zöllner, H.-B. (2010) Buddhist approaches to human rights. Piscatawny, NJ: Transaction Publishers.
Perera, L. N. (1991) Buddhism and human rights: a Buddhist commentary on the Universal Declaration of Human Rights. Colombo, Sri Lanka: Karunaratne and Sons.
Sevilla, A. L. (2010) Founding human rights within Buddhism: exploring Buddha-nature as an ethical foundation. Journal of Buddhist ethics, 17, 212–252.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Pháp bảo Đàn kinh


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.186.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...