Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nghiên cứu Phật học »» Xem đối chiếu Anh Việt: NHỮNG DẤU ẤN PĀLI TRONG TIẾNG VIỆT »»

Nghiên cứu Phật học
»» Xem đối chiếu Anh Việt: NHỮNG DẤU ẤN PĀLI TRONG TIẾNG VIỆT

Donate

(Lượt xem: 2.522)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

NHỮNG DẤU ẤN PĀLI TRONG TIẾNG VIỆT

Nưóc Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:

Sống nghề làm ruộng đi săn
Xăm mình thờ cúng nhuộm răng ăn trầu

Hai câu ca dao vô danh đã khắc họa rõ cái bản sắc riêng của mình. Khi nhà Hán xâm lăng và đô hộ thì họ áp đặt cái văn hoá, ngôn ngữ của họ lên người Việt cổ. Những thái thú và các nhà cai trị người Hán tiêu biểu như: Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp(*)… chữ Hán bắt đầu được dùng và dần dần trở thành ngôn ngữ chính thức của người Việt. Mở đầu cho chữ Hán và nền Hán học thống trị hàng ngàn năm. Các triều đại phong kiến Việt Nam cho dù có đánh thắng được giặc Tàu về mặt quân sự nhưng vẫn cúc cung quy thuận về mặt tư tưởng, văn hoá, ngôn ngữ… Coi chữ Hán là mẫu mực, thánh hiền…

Đến thế kỷ mười ba thì Hàn Thuyên đã mạnh dạn dùng chữ Nôm để sáng tác. Chữ Nôm là biến thể vay mượn từ chữ Hán. Người Việt bình dân sử dụng hằng ngày nhưng triều đình và nho sĩ thì chê: ”Nôm na mách qué” nên không sử dụng. Đến thời Quang Trung thì chữ Nôm được trọng dụng. Quang Trung và triều đình kích thích tinh thần yêu nước, lòng tự tôn của dân tộc. Chữ Nôm dùng như ngôn ngữ chính thức song song với chữ Hán.

Thế kỷ mười sáu, khi các giáo sĩ phương Tây đến nước ta truyền giáo. Họ nhận thấy chữ Nôm hay chữ Hán đều khá rắc rối nên mới dùng ký tự Latinh chế ra một loaị chữ mới. Công đầu phải kể đến Alexandre de Rhodes ( phiên âm: Đắc Lộ). Trước ông cũng có nhiều vị thừa sai đã dùng mẫu tự Latinh để phiên âm chữ Hán ra một loại ngôn ngữ mới mà ngày nay ta gọi là chữ quốc ngữ, đó là những vị thừa sai: Francois Pina (giảng đạo bằng tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt rành rẽ), Fraces Buzomi (người Ý), Diogo Carvalho, Antonio Diaz (người Bồ Đào Nha)... Giáo sĩ Đắc Lộ là người đã có công hệ thống hoá và hoàn chỉnh một loại chữ mới cho ngườiViệt. Ông đã viết cuốn: ”Tự điển Việt- Bồ – La”. Có một điều khiến nhiều người thắc mắc là ai đã dạy tiếng Việt cho các vị giáo sĩ phương Tây? Thật sự có nhiều người Việt rất giỏi đã cộng tác với các giáo sĩ, học học ngôn ngữ của các giáo sĩ, dạy lại tiếng Việt cho các giáo sĩ, giúp các giáo sĩ truyền giáo, ta có thể kể hai trường hợp tiêu biểu nhất được ghi nhận đó là: linh mục Hồ Văn Nghị và Phan Văn Minh. Việc hình thành chữ quốc ngữ là công đầu của các giáo sĩ phương tây nhưng chưa đủ, trong đó không ít công lao của nhiều người Việt khác, đáng tiếc là sử gia và sử sách phương Tây không chịu ghi nhận tên người Việt, (điều này y hệt những sử gia và sử sách Trung Hoa không bao giờ ghi nhận tên người Việt cho những đóng góp hay thành tựu của họ).

Tiếng Việt dần dần hình thành và phát triển. Huỳnh Tịnh Của cũng là người có công lớn trong việc hoàn chỉnh tiếng Việt. Ông đã biên soạn pho: ”Đaị Nam Quấc Âm Tự Vị”, sau ông có Trương Vĩnh Ký người đầu tiên phát hành báo tiếng Việt: “Gia Định Báo”. Tờ báo này ra đời năm 1867, đây là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của người Việt và cũng là mốc khởi thủy của báo chí Việt ( hiện nay chính quyền Việt Nam họ chỉ lấy cái mốc báo chí 1945, nghĩa là cắt bỏ cả trăm năm lịch sử)... Đều là những nhà ngôn ngữ tài ba đã làm cho tiếng Việt phát triển và hoàn thiện. Tính đến nay thì tiếng Việt cũng gần bốn trăm năm (Kể từ khi các vị thừa sai dùng mẫu tự Latin để phiên âm).

Tuy nhiên trong tiếng Việt ta, từ Hán Việt vẫn chiếm một lượng lớn, phải nói là đa số, đó là hệ lụy của việc lệ thuộc quá lâu vào chữ Hán và văn hoá Hán. Có một điều hầu như không mấy người biết là trong tiếng Việt còn có một số lớn từ ngữ vốn thoát thai từ tiếng Pāli. Trong quá trình truyền bá Phật Giáo: Giáo lý, kinh điển, luật, luận từ dòng Nam truyền vào nước ta đã vô tình mang lại nhiều sắc thái mới cho văn hoá và ngôn ngữ. Nhiều tữ ngữ từ tiếng Pāli lại trở thành tiếng Việt như một từ thuần Việt. Nếu không có sự đối chiếu, so sánh của các tăng sĩ và các học giả dịch kinh Nam truyền thì chúng ta không thể nào biết được. Ông Jean-neau – G (người Pháp) đã dịch tác phẩm “Lục Vân Tiên” từ chữ Nôm sang chữ Việt đã viết khảo luận chứng minh tiếng Việt có nguồn gốc từ Aryen mà ngôn ngữ Aryen lại có nguồn gốc từ tiếng Pāli.

Ngôn ngữ Pāli dùng ghi chép kinh Phật, nhất là ba tạng kinh, luật, luận Nikàya. Ấy vậy tiếng Việt đã vay mượn, sử dụng từ ngữ Pāli một cách tài tình. Nghiên cứu của thầy Chúc Phú công bố đã mang lại kết quả thật bất ngờ! Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng khá lớn của Phật Giáo Nam truyền cũng như văn minh, văn hoá của Ấn Độ và các nước thuộc dòng Nam truyền (Champa, Khme, Thailand, Sri lanca, Burma…) đối với ngôn ngữ Việt. Việc sử dụng (tụng, đọc, nghiên cứu...) kinh điển bằng ngôn ngữ Pāli đã để lại nhiều dấu ấn trong tiếng Việt. Sau này Phật giáo Bắc truyền lấn lướt và chiếm thế thượng phong đẩy lùi những ảnh hưởng của Phật giáo Nam truyền. Ấy cũng là lý do mà đại đa số người Việt chúng ta chỉ thấy sự ảnh hưởng của chữ Hán lên chữ Việt ( từ Hán Việt) mà không biết đến sự ảnh hưởng của tiếng Pāli lên chữ Việt, tiếng Việt!

Thực sự Phật giáo được truyền đến Việt Nam trước khi truyền sang Tàu. Chính sử Trung Hoa chính thức ghi nhận Phật giáo được truyền đến Trung Hoa vào năm Vĩnh Bình (Nhà Hán, niên hiệu Vĩnh Bình từ năm 58 -75 AD). Trong khi đó phật giáo đã đến nước Việt trước đó từ lâu, ít nhất là cả trăm năm trước. Vương Diễm nhà Nam Tề (497) đến Giao Chỉ thọ pháp với pháp sư Hiền. Ngài Phật Đà Bạt Đà La đến Giao Chỉ truyền đạo sau đó mới sang Tàu. Thiền sư Khương Tăng Hội người Giao Châu sang Tàu truyền đạo. Thiền sư Khương Tăng Hội có thể được coi như sơ tổ sư thiền tông của người Việt, chính ngài đã diện kiến Tôn Quyền của nước Ngô tại kinh đô Kiến Nghiệp (giai đọan tam quốc phân tranh bên Tàu: Ngụy - Thục – Ngô), điều đáng tiếc là cơ duyên chưa chín mùi nên Tôn Quyền bỏ lơ không chú ý đến Phật giáo, một tôn giáo mới manh nha ở Tàu. Sự kiện thiền sư Khương Tăng Hội hội kiến Tôn Quyền xảy ra trong khoảng thời gian (222 – 229), Phật giáo sử có ghi nhận nhưng chính sử Tàu và Tam Quốc Chí của Trần Thọ lẫn Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung đều không ghi chép chi tiết này. Việc không ghi chép sự kiện này cũng dễ hiểu, điều đầu tiên là vì đây không phải là sự kiện lớn, thứ hai là thời đại bấy giờ và các sử gia đều sùng đạo Nho, thứ ba là thiền sư Khương Tăng Hội là người Giao châu (mẹ người Giao châu cha người Khương) chứ không phải người Hán… Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nay là Thuận Thành - Bắc Ninh) của Giao châu rất danh tiếng trước khi Phật Giáo Bắc truyền chiếm thế thượng phong. Từ khi nhà Hán xâm lược và đô hộ thì văn hoá Hán, chữ Hán và Phật giáo Bắc truyền trở thành chủ yếu! Ngàn năm đô hộ và đồng hoá, nhiều lần huỷ diệt văn hoá Việt (thời nhà Minh) nhưng người Việt vẫn bền bỉ sống còn, văn hoá Việt, tiếng Việt vẫn tồn tại. Chính nhờ nền văn hoá với một bản sắc riêng mà dân tộc còn đến hôm nay! Sau đây là bảng đối chiếu một số từ ngữ Việt và Pāli tương đồng về nghĩa, giống nhau về phát âm. Những từ ngữ này tôi trích (vay mượn) từ bản nghiên cứu của thầy Thích Chúc Phú để làm dẫn chứng.

Tiếng Việt Tiếng Pāli  Nghĩa của từ
bá láp Palapa chuyện tầm phào, vu vơ
Bát  Patta  vật đựng thức ăn
Bồ  Bho  bạn thân, người yêu
Bụt  Bujjhati  bậc giác ngộ, tỉnh thức
Cạp  Cappeti  động từ chỉ việc ăn
Chái  Chada  mái hiên
Đĩ  Dhi  việc dâm, xấu hổ
Đanh đá  Danddha  tánh gây gỗ, khó khăn
Đù  Du  tiếng lóng, chửi thề
Ma  Ma  người chết, phi nhân
Nạt  Nadati  to tiếng, la, quát tháo
Nỏ  No  không (phương ngữ)
Phèn  Phena  sắt lắng đọng
Rực  Ruci  tỏa, sáng...
Say  Sayana  không còn tỉnh táo
Thù lù  thula  to, thô...
Vác  Vaha  mang, vác... (động từ)
Vạc  vapati  Cắt, gọt... (động từ)

(*) Theo những nghiên cứu mới nhất của giáo sư – tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc là không thật. Giáo sư đã biên soạn bộ sách lớn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, trong đó đã đưa ra nhiều bằng chứng cụ thể, nhiều lập luận logic để chứng minh nhiều nghi án trong lịch sử Việt Nam.


Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 2023

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Phật pháp ứng dụng


Lược sử Phật giáo


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.206.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...