Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chướng duyên của thân nữ »»
Những chướng duyên có thể giúp hành giả trên đường giải thoát. Ý niệm này, thường tìm thấy trong kinh Phật, dạy cách đánh giá cao những chướng duyên mà chúng ta gặp phải, vì nhờ chúng nên trí tuệ và từ bi mới được nảy sinh. Nếu thấy như vậy, chướng duyên chính là điều kiện có thể khiến sự giác ngộ xảy ra. Thế nhưng, xuyên suốt lịch sử của đạo Phật, sinh ra làm thân người nữ bị xem là bất hạnh, một chướng duyên, nhưng không phải là một chướng duyên tốt giúp cho sự giác ngộ; mà ngược lại, khiến cho sự giác ngộ cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể nào! Nhưng nếu chướng duyên là điều lợi ích trên con đường tu, tại sao chướng duyên sinh ra làm thân nữ lại bị xem là khác biệt? Không phải thân phụ nữ cũng có nhiều điểm tốt để trở thành vị thầy dạy đạo đáng kính đó sao? Điều này chưa bao giờ là quy luật trong suốt lịch sử Phật giáo, dù đã từng có một vài biệt lệ quan trọng. Ngược lại, chúng tôi, những người phụ nữ, thường được bảo rằng: Không nên quan tâm đến sự giác ngộ mà nên cố gắng tích lũy đủ công đức để được sinh làm thân nam trong kiếp sau. Có 2 điều trái ngược cho rằng: Chướng duyên giúp sức trên đường tu, nhưng sinh ra là thân nữ thì không. Như vậy, có vẻ không ổn vì chúng gây ra một mâu thuẩn lớn ngay trong trọng tâm của Phật giáo.
Nhiều người Tây phương theo đạo Phật không biết được mâu thuẩn này, hoặc cảm thấy khó xử với khái niệm trên. Họ có lẽ sẽ chối bỏ nó. Họ có thể chế giễu hay bực tức đối với những ai nói lên điều này. Nhiều người sẽ chối phăng truyền thống trọng nam, khinh nữ và địa vị ưu thế của người nam trong đạo Phật là điều không phù hợp đối với Phật tử phương Tây, vì chúng ta đang sống trong một xã hội tương đối bình đẳng. ‘Cuộc chiến phụ nữ bình quyền’ hiện đang ở đỉnh cao trên xứ Mỹ hẳn sẽ làm thức tỉnh những ai còn có quan niệm rằng địa vị ưu thế của người nam là chuyện của quá khứ!
Ưu tư và tư tưởng của các Phật tử đòi bình quyền cho phụ nữ đã giải tỏa các cấu trúc cho rằng sinh làm người nữ là một chướng duyên không thể thay đổi được, đã khám phá rằng học thuyết kỳ lạ này đang lâm nguy, và đã giải thích rõ một vài nguồn gốc lịch sử của chủ thuyết này. Các vị Phật tử này đã bác bỏ lời tuyên bố cho rằng sinh ra làm người nữ là tiêu cực, là bất toàn, và cho thấy rằng lời dạy này đi ngược lại với những giáo lý căn bản của đạo Phật. Thế nhưng, sự kiện này vẫn tiếp tục ngoan cố cho rằng Phật tử nữ đối diện với chướng duyên mà Phật tử nam không hề có. Phật tử nam chưa bao giờ được bảo rằng họ có một khả năng tâm linh hạn chế vì họ là người nam. Nhưng Phật tử nữ được thường xuyên cho biết là họ không có đủ những khả năng này với lý do duy nhất là bởi vì họ là người nữ.
Những hành giả thực tập Phật pháp trong vài thập niên có thể sẽ đánh giá cao những gì họ học được từ những chướng duyên mà họ phải đối diện. Họ chắc cũng đã từng gặp một ai đó chỉ bảo cho họ rằng trong lúc gặp những khó khăn họ nên học hiểu giá trị của nó vì về lâu dài những khó khăn này rất là bổ ích. Tôi thường được nghe những lời khuyên như vậy; nhưng luôn luôn có vẻ bề ngoài và đôi lúc hàm ý mỉa mai. Tuy nhiên, giờ đây tôi trân quý những điều tôi học được từ những chướng duyên mà tôi đã vượt qua, và tôi tự hỏi làm sao giúp các học trò của tôi đánh giá cao những kinh nghiệm như vậy mà không mang vẻ hợm hĩnh, thiếu trung thực.
Bất kể và như thế nào sự đánh giá cao đó liên cang đến chuyện chướng duyên mà tôi kinh qua chỉ vì là phụ nữ, là một câu hỏi Phật pháp quan trọng, và câu trả lời của tôi vẫn còn rất mơ hồ. Tôi sinh năm 1943, và là một phụ nữ thuộc thế hệ trước, sinh làm thân đàn bà vào thời ấy chắc chắn đã là một chướng duyên. Một chướng duyên mà tôi có nên biết ơn chăng? Nhờ làm thân đàn bà mà tôi thành đạt nhiều hơn hay tôi đã có thể thành đạt bằng một cách khác?
Cách đây vài năm, một nhóm bạn đồng nghiệp trong những buổi hội thảo của tổ chức chuyên nghành đã có một buổi thuyết trình vinh danh sự nghiệp đời tôi, một học giả thuộc tôn giáo học. Vào buổi sáng cuối cùng của buổi hội thảo, tôi ăn điểm tâm với một bạn đồng nghiệp nam mà tôi đã từng làm chủ bút chung cho một tạp chí nghiên cứu về đạo Phật và đạo Cơ-đốc. Trong lúc chúng tôi đang ôn lại những kỷ niêm quá khứ, anh ta nói: “Rita, bạn biết không, nếu bạn là đàn ông thì bạn đã ngồi trên đỉnh vinh quang rồi đó!” Ý của chữ ‘ngồi trên đỉnh’ có nghĩa là có một vị trí tốt ở một trường đại học danh tiếng, một điều mà mặc dù đã có rất nhiều thành tích về mặt học thuật, tôi chưa bao giờ được công nhận. Tôi đáp: “Nhưng làm sao biết được tôi đã có thể tìm được một việc làm như vậy nếu tôi là đàn ông?” Tôi không nghĩ rằng tôi theo đuổi công việc đang làm về giới tính nếu tôi là đàn ông, và tôi cũng chắc rằng không có đề tài nào nổi cợm hơn trong đạo Phật, hay lãnh vực học thuật trong 40 năm qua bằng môn học về giới tính. Đó là một nan đề. Là một phụ nữ liên cang đến những chướng duyên nghịch lý và độc đoán, nhưng ai có thể giải tỏa việc này ngoại trừ người thực sự trải nghiệm chúng?
Câu chuyện về ‘chướng duyên’ sinh làm thân nữ đã từng ám ảnh và hạn chế tôi trong suốt cuộc đời và sự nghiệp không cần phải lặp lại. Điều cần nói là những cống hiến của tôi, như là một nhà nghiên cứu, phê bình và xây dựng, liên quan đến giới tính và tư tưởng phụ nữ bình quyền mà xuyên qua những tác phẩm đó tôi đã đóng góp cho nền kiến thức của nhân loại. Nếu một người đàn ông khám phá những điểm nổi bật và thú vị về đàn ông, chắc hẳn ông ta đã đi ‘đến đỉnh vinh quang.’ Ngược lại, riêng tôi thì vẫn còn làm việc ở một trường đại học địa phương. Ngay như sau khi tôi đã xuất bản 3 quyển sách, hoàn cảnh của tôi cũng không khá gì hơn, ngoại trừ rằng, tôi được mời thỉnh giảng ở các trường đại học danh tiếng, nơi mà họ dùng các sách của tôi để giảng dạy.
Câu chuyện như vậy có liên quan gì đến việc điều tra xem những chướng duyên có bổ ích gì cho hành giả, hoặc sinh ra làm thân nữ? Trước hết, chúng ta phải đặt câu hỏi là: như vậy, thực sự chướng duyên là gì? Nó không làm người phụ nữ giảm đi khả năng hoặc thành đạt ít hơn; không có một sự bất toàn nào liên quan đến thân và tâm thức là nữ nhân. Chướng duyên rõ ràng nằm ngay bên trong chính hệ thống, một hệ thống thiên vị theo quan điểm của nam giới mà không dựa theo lý lẽ hợp theo Phật pháp, và cũng chẳng thèm giải thích những thành kiến kỳ thị như vậy. Đối với các vị cố vấn và đồng nghiệp của tôi trong lãnh vực học vấn, dường như họ đều cho rằng quan điểm của người nam là quan điểm duy nhất đáng quan tâm và hệ trọng. Dưới nhãn quan của những người có ý niệm như vậy nên điều này được xem là ‘bình thường’, do vậy mà tuyệt nhiên không cần phải cải chính gì cả. Trong đạo Phật cũng vậy! Kinh Phật truyền thống thực sự công nhận, dù không công khai, rằng chướng duyên về việc làm thân người nữ là do vị trí độc tôn của nam giới, không phải do có cái gì sai trái trong thân người nữ. Theo bảng liệt kê truyền thống về việc sai trái của thân nữ nhân bao gồm 3 điều phụ thuộc và 5 tai họa, mà đều liên hệ đến địa vị độc tôn của người nam trong xã hội, hay là sự đánh giá của người nam về sinh lý của phụ nữ, mà không có ý kiến của người nữ. Nói chung, những ý nghĩ thuộc về văn hóa độc quyền, nói theo kiểu nam giới khiến sinh ra những tư tưởng nhầm lẫn như là một điều tự nhiên cần thiết và phổ cập.
Về việc nhầm lẫn này, các Phật tử, với tạng pháp bảo giồi dào, lẽ ra đã dễ dàng nhận dạng sự sai phạm này: Xem sự tương đối giống như là tuyệt đối. Cứ cho là vậy đi, sự sai lầm này mang đến sự giải thích sai lạc về luân hồi. Dù rõ ràng nhận biết vô số những sai lầm phạm phải, nhưng theo phân tích của đạo Phật truyền thống đã không thừa nhận cái giả định nói rằng việc khiến cho địa vị độc quyền của người nam trong xã hôi có vẻ tự nhiên là chỉ có về mặt hình thức chứ không phải là thực sự tồn tại sẵn có.
Những chướng duyên to lớn nhất của chúng ta thực ra có thể là người bạn đồng hành tốt nhất trên con đường tu tập, nhưng có một tiền đề cần nêu ra: Ý niệm trên chỉ được thực dụng nếu chướng duyên không tiêu diệt chúng ta trước. Chướng duyên có thể làm hại người nhiều hơn là điều bổ ích, và có vẻ thường thường chúng là như vậy. Chúng ta không nên tìm lý do để bào chữa mà bỏ qua những chướng duyên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu tập như bần cùng, kỳ thị chủng tộc hay giới tính, đồng tính luyến ái, hay đại loại như vậy, bằng cách ngây thơ cho rằng chướng duyên là bạn lành trên đường tu. Nếu trình bày không khéo léo, những lời bình luận trên chỉ có tính cách bề mặt và có hàm ý mỉa mai. Một trong những khuyết điểm lớn nhất của tư tưởng đạo Phật truyền thống đó là việc không sốt sắng lên án những vụ bạo động có tổ chức, và thường quy những việc này cho nghiệp và khuyên mọi người phải chấp nhận những bất công như là một hành động xứng hợp với luật nghiệp quả. Trong trường hợp của tôi, chỉ vì tôi mang thân người nữ nên khiến cho tôi có lý do muốn khám phá hết những vấn đề liên quan giữa Phật pháp và giới tính từ thấp tới cao. Chướng duyên có công dụng như là một vết thương cắt thẳng vào trái tim, một trở ngại làm yếu đi mục đích của Đại thừa là tận dụng thân người quý giá của tôi để phụng sự cho chúng sinh. Thế nhưng, nhờ nhìn thẳng vào mặt chướng duyên, một cách kiên định và suốt cuộc đời tôi, nên tôi đã chuyển hóa chướng duyên của mình thành một nguồn ơn phước cho chính mình và qua đó tôi đã có thể giúp đỡ những người khác. Nhưng, những việc làm trên sẽ không thể nào thành tựu nếu tôi nghe theo những lời khuyên cho rằng tôi đã hành động quá đáng, rằng không có chuyện gì đâu mà phải ầm ĩ, rằng những điều tôi thấy và nghe đều không hợp tình, hợp lý. Tôi đã may mắn không nghe theo những lời khuyên trên. Tôi biết rằng cố bỏ qua hay đè nén một cái gì đó rành rành sẽ chỉ làm vấn đề thêm sai lạc, như nó thường xảy ra cho những người phụ nữ thiếu lòng tự trọng, tâm trí thiển cận, trầm cảm, và thiếu những thành tựu đáng kể.
Trong giáo pháp Đại Ấn (Mahamudra) thuộc Phật giáo Mật tông, hành giả được hướng dẫn tiếp xúc trực tiếp, sâu thẳm, và trần trụi với những cảm thọ khó chịu, như là chấp thủ, mà không thừa nhận hay chối bỏ nó, do vậy, mà giải thoát được sự trong sáng và năng lượng giác ngộ của nó. Từ ‘tiếp xúc trực tiếp và trần trụi’ có tính quyết định trong những lời dạy này. Lời chỉ dạy không nói gì về việc phản ứng hay hành động đối với cảm xúc đó, và cũng không nói gì về việc làm lơ toàn bộ câu chuyện. Không may, do sợ hành động quá đáng vì xúc động mạnh thường dẫn người ta đến chỗ khuyên nên bỏ qua. Điều này có vẻ an toàn hơn, nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn mà thôi!
Sau vài năm đương đầu với những chướng duyên ứng dụng thiền Minh Sát Đại Thủ Ấn (Mahamudra-based vipashyana), tôi đã gặt hái được kết quả không ngờ đó là thuần hóa được cơn thịnh nộ và sáng tỏ được nhiều điều về địa vị độc tôn của nam giới, trong đạo Phật nói riêng và những lĩnh vực khác nói chung. Khi tôi bắt đầu viết về đề tài này trong đầu thập niên 1980, tôi liền nghe rằng có những hành giả nữ rất giận tôi. Tôi nghĩ có thể là vì họ tìm thấy một trong những bài báo tôi viết khi đó về ‘làm sáng tỏ cơn bực giận,’ như là một sự đe dọa đến cơn hờn mát của họ. Cơn giận có thể biến thành hờn mát vì nó cung cấp cái cảm giác hợp tình, hợp lý là: ‘Tôi là người bực mình về sự bất công này!’
Không lâu sau khi tôi xuất bản quyển sách tựa đề Đạo Phật sau Chế Độ Phụ Hệ (Buddhism after Patriarchy) năm 1992, một bạn đồng nghiệp báo cho tôi rằng một người quen biết đã gọi ông ta và nói rằng tôi đã xử dụng nhiều nguồn kinh tạng quen thuộc nhưng với một cái nhìn mới mẻ không ngờ. Ông ta bảo rằng; ‘sự giải thích của bà ta rõ ràng rất chính xác! Tại sao chả có ai trong chúng ta trước đây giải thích như vậy?’ Tôi nghĩ lý do rất đơn giãn: Điều này chưa bao giờ nằm trong sự hiếu kỳ của ông ta vì là một người nam làm sao có thể để tâm đến việc diễn dịch quy ước các kinh tạng theo kiểu nam giới độc quyền! Sự thật rất đau lòng là người duy nhất có thể bẻ khóa giải thoát tiềm năng của một chướng duyên, chính là người đang đối diện chướng duyên đó. Nhưng một chướng duyên, theo định nghĩa, là làm suy yếu và thêm cực kỳ khó khăn cho mọi sự chuyển hóa, thay đổi. Ai cũng biết rằng, vì tự vệ, nên người nào không có quyền lực và đặc ân thường thấy rõ 2 mặt của sự việc. Chúng tôi có thể nhìn thấy từ quan điểm của người không được ưu thế, cũng như những điều mà người nào được đặc quyền, có ưu thế, không thể thấy. Điều này dạy cho chúng ta rằng, trong tất cả mọi lĩnh vực mà chúng ta có được đặc quyền, mình phải biết khiêm cung. Đó là lý do tại sao người da trắng thường không nhìn thấy sự kỳ thị chủng tôc, hay người bình thường không hiểu người đồng tính luyến ái. Và cũng chính lý do đó, các Phật tử phải càng thêm thận trọng về việc loại bỏ vấn đề công bằng xã hôi vì bất hợp lý đối với Phật pháp. Nhưng kiến thức, mà chúng tôi sở hữu được từ cách biết nhìn 2 mặt trái và phải, thật là đau thương và cực kỳ khó chịu, và thấu hiểu được tuệ giác này thật khó khăn và thường bị thất bại do những nỗ lực tự hại mình.
Điều này có nghĩa là gì cho những người gặp phải chướng duyên làm thân nữ trong một hệ thống Phật pháp do người nam độc tôn? Trước tiên, thật là hệ trọng khi chúng ta thừa nhận chướng duyên về mặt xã hội, không phải siêu hình. Căn cứ vào lịch sử Phật giáo và điều kiện hiện tại của Phật giáo trên thế giới, cái gì (có tính cách xì-căn-đan) sẽ tạo nên một sự chối bỏ thẳng thừng. Sự thống trị của người nam trong đạo Phật chính thực làm tổn thương các nữ Phật tử, và trong một chừng mực nào đó, làm tổn thương luôn cả các nam Phật tử. Nó cũng là một việc hết sức hổ thẹn cho các Phật tử khi tuyên bố đạo mình là một đạo hợp tình lý, nhân bản, và trên hết, từ bi.
Đây là thời điểm mà phụ nữ chúng tôi cần có sự tôn trọng và hỗ trợ từ phía các pháp huynh nam và họ nên trao cho chúng tôi cả hai thứ trên. Khi mà tuệ giác chúng tôi đau đớn dành được từ cách biết nhìn 2 mặt phải và trái, bị nhóm độc quyền chối bỏ hay không được đếm xỉa đến, thì sự đau khổ của những chướng duyên về sự kỳ thị giới tính càng tăng cao thêm cường độ. Chúng tôi mong chờ các vị giáo thọ và các pháp huynh nam nhận rõ những bằng chứng với tâm trong sáng và thành thật. Chúng tôi cũng mong mỏi và xin các giáo thọ và Phật tử nam đừng nói rằng vì sự giác ngộ vượt quá giới hạn giới tính, nên vị trí độc tôn của người nam trong các lãnh vực Phật học không còn là một vấn đề nghiêm trọng. Những tuyên bố như vậy thường gây ra hiểu lầm đáng tiếc. Hơn nữa, chúng tôi cũng từ chối không làm theo điều mà một số Phật tử bảo chúng tôi rằng sự đối kháng của chúng tôi về địa vị độc tôn và phẩm hạnh cho nữ quyền là dựa trên bản ngã của chúng tôi và rằng, nếu chúng tôi sáng suốt hơn thì nên chấp nhận những điều kiện đã được định đặt trong xã hội. Chưa bao giờ có một nhóm Phật tử có địa vị ưu thế về mặt xã hội lên tiếng về sự bất công trên. Chỉ có những nhóm bị áp bức. Thay vì phải làm theo cái cách lý giải ngược ngạo như vậy, chúng ta có thể quay lại yêu cầu các Phật tử nam ứng dụng lời khuyên của họ cho chính mình, để chứng minh sự giác ngộ về vô ngã của họ bằng cách không lạm dụng đặc quyền của mình.
Ví dụ, một hôm nọ tôi đi Bhutan với thầy tôi, Khandro Rinpoche, và những học trò khác. Chúng tôi đến một chổ linh thiêng do một người bảo vệ nam canh chừng, dù chúng tôi chả quan tâm gì đến chuyện này cả! Nhưng hóa ra tác dụng của người bảo vệ nam là không cho người phụ nữ đi vào chổ tôn nghiêm. Thầy tôi, em gái của bà, và các nữ tu cứ tự nhiên đi đại vào. Bởi vì họ là bậc thầy có uy tín, không ai dám ngăn họ lại. Khi chúng tôi, những học trò, chuẩn bị đi vào bên trong thì bị ngăn lại tức thì và bảo rằng: ‘Không cho phép phụ nữ vào.’ Một vài bạn nam người Tây phương vừa bước vào, vừa vẩy tay chào chúng tôi. Còn chúng tôi, những người nữ, nổi xung thiên. Người nam không chỉ lợi dụng ưu thế của mình mà còn hoàn toàn không hiểu tại sao phụ nữ chúng tôi nổi giận đối với họ cũng như gã bảo vệ cửa. Thầy chúng tôi bèn dẫn chúng tôi đến một nơi biệt lập để nói về biến cố trên. Một người phụ nữ bèn hỏi, ‘Khi chúng con viếng thăm nữ tu viện, có một cái phòng không cho người nam vào phải không?’ Một người đàn ông bạo gan trả lời, ‘phải đó, phòng của đàn bà!’ Một người nam khác hỏi tôi rằng họ nên làm gì trong tình cảnh đó. Anh ta chẳng hiểu nổi khi tôi đáp rằng, ‘Anh lẽ ra không nên vào trong mà nên ở bên ngoài với chúng tôi.’
Bất kể các pháp huynh của chúng tôi sẽ bình tâm chấp nhận những sự thật rõ ràng đã phơi bày hay không, điều hệ trọng là chúng tôi hành xử với tuệ giác về sự thật đó. Chúng ta không nên rơi vào sự cám dổ của ba độc, mà độc hại nhất là vô minh. Chúng tôi chịu nhiều áp lực từ các nam Phật tử và các vị lãnh đạo Phật giáo bởi vì họ đơn giản không ngó ngàng gì đến những tài liệu lịch sử của đạo Phật nói về những thành kiến đối với phụ nữ và địa vị ưu thế của nam giới hiện nay. Phụ nữ được dưỡng nuôi trong nền văn hóa phụ hệ, bất kỳ là phụ nữ Á châu hay Tây phương, đều dạy học cách làm hài lòng và chiều theo các ông. Rốt cuộc, tránh đối đầu với đàn ông còn quan trọng hơn cà việc nhận biết và bảo vệ quyền lợi của chính mình, nhu cầu của mình, và hợp tác với những phụ nữ khác. Đó là lý do tại sao phụ nữ thường dạm nhờ nam giới đề nghị những luật nghi dành cho nữ giới theo dòng truyền thừa của họ, thay vì nhận biết rằng người nữ cũng có khả năng tương tự.
Vô minh thường biến dạng thành sự chối bỏ hay không nhận biết rằng giới tính luôn là đề tài tranh luận trong Phật giáo, rằng sự thực trong kinh Phật nhan nhản những mẩu chuyện và phê bình, hạ thấp hay nhạo báng nữ giới và đề cao địa vị ưu thế của nam giới. Từ lúc Bà di mẫu của Phật, Ma Ha Ba-Xà Ba-Đề (Mahaprajapati), không chấp nhận lời từ nan để thành lập Giáo đoàn Ni, Các vị ni và một vài vị tăng đã từng tích cực ủng hộ những lý tưởng về sự dung hòa giới tính và tính bao dung, không kỳ thị giới tính hay thân nữ nhân. Thật là một điều đáng buồn đến độ không hiểu nổi, khi có người Phật tử chối bỏ truyền thống tuyệt vời đó, và xưa cũ từ thời đức Phật, mà tuyên bố rằng những phong trào đương thời ủng hộ quyền lợi và nhu cầu của nữ Phật tử là ‘ngoại lai’, bắt nguồn từ phong trào bình quyền của phương Tây. Người phụ nữ đã bước một bước dài học cách hòa nhập và chiều theo nam giới; dù phải bỏ qua những di sản và lợi ích, nhu cầu cho bản thân. Đã đến lúc chúng ta không thể làm ngơ đối với cái phần di sản Phật giáo sai lầm và nguy hại này, xem thân nữ là chướng duyên. Nếu ai đó có thể phá vỡ cái khuynh hướng vô minh đối với giáo thuyết về thân nữ, thì họ là đầu tàu phải chịu nhiều đòn sân hận dữ dội. Đạo Phật coi sân hận như là một sự hủy hoại đối với phần tâm linh và nên cần tránh né. Sự chẩn đoán đó rất chính xác. Một trong những điều khó khăn nhất khi đối đầu với chướng duyên này là ý nghĩ sai lầm cho rằng không có gì thay thế cho cơn sân hận đối với sự bất công; rằng nếu mình không nổi giận, thì mình là kẻ không tình cảm. Nếu ai có thực hành thiền tập, sẽ thấy rằng cơn giận thường không tồn tại lâu, và có thể thay thế bằng sự thấu hiểu sáng suốt về nguyên nhân của nó. Nhưng sau khi đã thuần hóa cơn giận, chúng ta không nên quay lại làm ngơ với nguyên nhân gây cơn giận phát sinh, mà nên giải thích rõ ràng và chính xác sự sai lầm của việc nam giới chiếm địa vị độc tôn trong Phật giáo.
Sự liên hệ giữa sân hận và tỉnh giác là một trong những giáo lý bổ ích trong đạo Phật để học cách đương đầu với những chướng duyên này. Một phụ nữ có lần hỏi sư phụ tôi làm sao giải quyết cơn sân hận. Thầy tôi trả lời, ‘sân hận luôn luôn là hành động phí thời gian’. Người hỏi sửng sốt, lầm bầm nói, ‘Nhưng còn cái chuyện mà mình nên tức giận thì sao, như là bị đánh đập chẳng hạn?’ Ngay lập tức thầy tôi đáp, ‘Tôi bảo cho cô biết sân hận là phí thời gian. Tôi đâu có nói là cô phải từ bỏ cái tuệ giác của cô!’ Duy trì tuệ giác là căn bản. Nếu ai đó không thích nghe về kết cục tốt đẹp của tuệ giác và tiếp tục giận mình, đó là vấn đề của họ. Chúng ta không nên đè nén tuệ giác của mình, nhưng nên giải thích hợp lý, không ác ý vì có người không muốn nghe những điều khó chịu. Chúng tôi không muốn giới tính hóa Phật pháp khi nêu lên vấn nạn kỳ thị giới tính và vị trí độc tôn của nam giới, và chứng minh chúng có hại như thế nào. Câu trả lời duy nhất cho sự kết án này là Phật pháp đã bị giới tính hóa từ lâu do những người đầu tiên dựng lên chủ thuyết đạo Phật độc quyền cho người nam. Họ tuyên bố rằng sinh làm thân nữ là bất hạnh và đề nghị giải pháp tốt nhất là nên tái sinh làm thân nam hơn là muốn tạo ra sự bình đẳng trong Phật pháp lúc này.
Có một chiều hướng rất khác để đối đầu với mọi chướng duyên, nhưng đặc biệt là cho chướng duyên có dính líu đến sự bất công. Những người Phật tử sinh ra làm thân nữ thường bị chối bỏ tiềm năng toàn diện của kiếp người quý giá. Điều này không may lẫn không công bằng, nhưng trong kiếp người ai cũng đều dính líu đến một cái gì đó trắc trở, hoặc bị từ chối một việc gì đó quan trọng dù không có lý do rõ rệt. Ai biết cách sống với sự từ nan đó sẽ được xem là người thành công về mặt hành trì. Sau khi, người này đã làm mọi thứ mình có thể để vượt qua chướng duyên đó, dù là không được hoàn toàn mãn nguyện, liệu người này có thể duy trì sự buông xả, tri túc, và hoan hỉ, tránh được sự than thở và tự thương hại mình hay không? Làm được như vậy không phải dễ, nhưng đây chính là lợi ích lớn lao nhất nhờ biết hành trì. Nếu có người biết sống mãn nguyện trước những chướng duyên thử thách, người này hiểu rằng sự an lạc của mình không phải do điều kiện, cũng như không phải chỉ do những hoàn cảnh may mắn mà thôi. Sự thành tựu này mang đến niềm hạnh phúc và bình an rộng lớn. Chắc chắn đây chính là lời dạy của các vị đạo sư khi họ nói rằng chướng duyên chính là ơn phước về lâu, về dài.
Một điểm cuối cùng xin được nhấn mạnh. Vài chướng duyên, như kỳ thị giới tính và chủng tộc, nghèo khổ, đồng tính luyến ái, không hòa đồng tôn giáo, hủy diệt sinh môi, và chủ nghĩa dân tộc không thể nào tránh được trong kiếp làm người, nhưng nguyên nhân gây ra là do ba độc tham, sân, si của con người. Vì vậy, chúng ta có thể vượt qua được. Để thích ứng với chướng duyên sinh ra làm thân người là đã đủ khó khăn rồi. Vì có một số người thích ứng được với những chướng duyên do xã hội gây ra; không có nghĩa là cách biện hộ cho một ai đó đề cao và trục lợi từ những chướng duyên này. Các vị Phật tử, đặc biệt là các thầy giáo thọ, không nên bao giờ cho rằng vì có một vài người biết cách sống với những chướng duyên do xã hội gây ra, nên những việc làm như vậy được cho phép để các lãnh đạo Phật giáo, hay các tổ chức Phật giáo tiếp tục làm. Đó là sự xuyên tạc và bóp méo lời dạy hữu ích và khích lệ của Phật vì cho rằng chúng ta cảm kích những chướng duyên như vậy, như là một ân phước lành trên đường tu.
*Vài dòng về tác giả:
Bà Rita M. Gross là tác giả nhiều sách về Phật học, thầy giáo thọ, và giáo sư danh dự nghành tôn giáo tỷ giảo. Những tác phẩm nổi danh của bà là Đạo Phật Sau Thời Kỳ Phụ Hệ: Lịch sử Về Quyền Giới Tính, Phân Tích, và Tái Cấu Trúc Đạo Phật , và Vòng Hoa Chiến Thắng Cho Tư Tưởng Bình Quyền: 40 năm Khám Phá Tôn Giáo.
Obstacles can aid the practitioner on the path of awakening. This perspective, which is found often in Buddhism, teaches appreciation for the obstacles we encounter, because it is by learning to work with them skillfully that wisdom and compassion can be developed. Seen this way, obstacles are the very thing that make awakening possible. At the same time, throughout Buddhism’s history, female birth has been seen as something unfortunate, an obstacle, but not an obstacle that is an aid to awakening; rather, it is said to make awakening extremely difficult, if not impossible. But if obstacles are beneficial on the path, why is the particular obstacle of female birth regarded differently? Shouldn’t women, who have the many “advantages” that come with female birth, be more likely to attain prominence as revered Buddhist teachers? Though there have been important exceptions, that has not been the rule throughout Buddhist history. Instead, we women have most often been told that we should not concern ourselves with awakening but should try to accrue enough merit to be reborn as men in a future life. These two claims—that obstacles are helpful on the path but that female birth is not—are hard to square with one another. They entail a contradiction at the heart of Buddhism.
Many Western convert Buddhists are largely unaware of this contradiction or are uncomfortable with it. They might deny it. They might ridicule and express hostility to those of us who address it. Many dismiss traditional Buddhist misogyny and male dominance as irrelevant to Western Buddhists, because we live in a relatively egalitarian society. Such attitudes ignore how recent and fragile Western women’s greater equality actually is. The “war on women” now in full force in the United States should disabuse anyone of the idea that male dominance is a thing of the past.
Buddhist feminist thought has deconstructed the claim that female rebirth is an intractable obstacle, explored what is really at stake in this strange doctrine, and explained some of its historical origins. Buddhist feminists have rejected the claim that female rebirth is negative or unsatisfactory and shown that this claim contradicts many fundamental Buddhist teachings. Yet the stubborn fact remains that Buddhist women face obstacles that men never face. Buddhist men have never been told that they have limited spiritual capacity simply because they are males. Buddhist women, though, have frequently been told that we are inadequate for no other reason than that we are females.
People who have practiced Buddhism for several decades will probably come to appreciate how much they have learned from the many obstacles they have faced. They probably have also experienced someone telling them, while they were in the midst of such a difficulty, that they should just appreciate it because it will be helpful in the long run. Such advice was frequently given to me and almost always sounded superficial, even mean. Nevertheless, I do now appreciate how much I have learned from some of the obstacles I have worked through, and I wonder how to help students appreciate such things without sounding condescending or out of touch.
Whether and how that appreciation extends to the obstacles I have faced simply because I am a woman is an important dharma question, and my answer is far less clear. I was born in 1943, and for a woman of my generation, female birth was definitely an obstacle. Was it an obstacle for which I should be grateful? Did I accomplish more because of that female birth than I could have accomplished any other way?
Several years ago, at meetings of my professional organization, a number of my colleagues offered a panel in honor of my life’s work as a scholar of religion. On the final morning of those meetings, I had breakfast with a male colleague with whom I had for 10 years coedited a journal on Buddhist-Christian studies. As we were reminiscing, he said, “You know, Rita, if you had been a man, you would have gone straight to the top of your field.” By “straight to the top” he meant having a position at a prestigious university, something that, despite many noteworthy academic accomplishments, I never received. I replied, “But who knows if I would have found such interesting and important work if I had been a man?” I doubt that I would have pursued the work I have done on gender had I been a man, and I’m not sure that any other topic that has emerged in Buddhist circles or in academia in the past 40 years is as significant as gender studies. That is the puzzle. Being a woman involves arbitrary and irrational obstacles, but can anyone except those who actually experience those obstacles defuse them?
The personal story of how the “obstacle” of female birth has haunted and limited me throughout my entire life and career does not need to be recounted. It need only be said that much of my scholarship and work as a Buddhist critical-constructive thinker involves women’s studies scholarship and feminist thought and that, through that work, I made significant contributions to human knowledge. Had a man made discoveries that were as significant and interesting to men, he would definitely have gone “straight to the top.” Instead, I spent my career at a regional state university. Even after I had published three books of note, my situation did not change, except that, ironically, I was often invited as a guest lecturer to well-known colleges and universities where others were teaching my work.
What does such a story have to do with investigating whether obstacles are helpful to one’s practice or the specific obstacle of female rebirth? First, one must ask: what exactly is the obstacle? It is not lesser ability or fewer accomplishments on the part of women; it is not a flaw in women’s bodies or minds. The obstacle clearly lies in the system itself, a system that for no rational or dharmic reason privileges men’s perspectives over those of women and does not bother to explain its prejudices. To my mentors and colleagues in academia, it seemed obvious that men’s perspectives were the only interesting or important perspectives. What seems to be normal often does not seem to need justification in the eyes of those who hold such perspectives. It is the same in Buddhism. Traditional Buddhist texts actually acknowledge, though not explicitly, that the real obstacle faced by beings with a female rebirth is male dominance, not their female bodies. The traditional lists about what’s wrong with women include the “three subserviences” and the “five woes,” which all involve either social male dominance or male evaluations of women’s biology that may not be shared by women. Commonly in such thinking, what is cultural—namely, male dominance—is confused with nature itself, as if it were necessary and universal.
Regarding this confusion, Buddhists, with our sophisticated Madhyamaka resources, should have easily recognized it for what it is: taking what is relative to be absolute. Granted, this mistake accounts for the whole of deluded existence, or samsara. But traditional Buddhist analysis, which is quite aware of numerous other ways in which this mistake is made, has not acknowledged in any way that the assumptions that make social male dominance seem natural are dependently arisen mere appearances rather than anything truly and inherently existing.
The real obstacle faced by beings with a female rebirth is male dominance, not their female bodies.
Our greatest obstacles can indeed be our best allies on the path of practice, but there is a necessary caveat: This perspective only applies if the obstacle doesn’t kill us first. Obstacles can be deadly rather than helpful, and probably most often that is just what they are. We should not excuse overlooking serious obstacles to dharmic practice such as poverty, racism, sexism, homophobia, and so forth by naively reciting that obstacles can be one’s best friend on the path. Presented unskillfully, such comments truly are merely superficial and mean. One of the greatest weaknesses of traditional Buddhist thought is its unwillingness to address structural violence, often attributing it to karma and advising people to accept injustice as karmically appropriate.
In my case, it was only because I inherited a female body that I was motivated to thoroughly explore issues of dharma and gender at both relative and absolute levels. The purported obstacle was like a sword wound to the heart, a debilitating impediment to the Mahayana goal of utilizing my precious human birth in service to sentient beings. Nevertheless, looking straight into the obstacle, consistently and for my whole life, has transformed the obstacle into a source of blessing for myself and a way through which I have been able to help others. But this would have been impossible if I had listened to those who advised me that I was overreacting, that there was no real problem, that what I saw and felt was irrelevant. I was fortunate not to follow such advice. I knew that trying to ignore or repress something so obvious would only make it appear in even more disruptive forms, as it so often does in women’s low self-esteem, poverty mentality, depression, and lack of significant achievements.
In the Mahamudra teachings of Vajrayana Buddhism, one is instructed to look directly, deeply, and nakedly into a troubling emotion, such as grasping or aggression, without either accepting or rejecting it, thereby liberating its enlightened clarity and energy. The phrase “looking directly and nakedly” is critical in these instructions. The instructions say nothing about reacting to or acting out on the basis of the emotion, and they certainly say nothing about ignoring the whole situation, which would all be unfortunate choices. Unfortunately, fear of acting out on the basis of strong emotions often leads people to be advised to ignore them instead. That may be safer, but only in the short run.
Several years of working with the obstacles I encountered, using Mahamudra-based vipashyana meditation practice, yielded the surprising results of taming my intense anger and releasing a great deal of clarity about male dominance, both in Buddhism and more broadly. When I began to write about this process in the early 1980s, I soon heard that other women practitioners were angry with me. I think this might have been because they found the approach of finding “the clarity in the anger,” the title of one of my recent articles on the topic, as threatening to their own comforting anger. Anger can be very comforting, because it provides a reliable and seemingly justifiable sense of who one is: “I’m someone who is angry about injustice!”
Shortly after my book Buddhism after Patriarchy was published in 1992, a colleague reported to me that a mutual acquaintance had called him and noted that I had interpreted many familiar texts in startlingly new ways, saying, “Her interpretations are obviously correct! How come none of us ever came up with those interpretations before?” The reason, I think, is simple: It hadn’t been in his self-interest as a male to notice how male dominant the conventional interpretations are. It is, as realtors say, a matter of “location, location, location!” The painful truth is that the only person who can unlock the liberating potential of an obstacle is the person who has the obstacle. But an obstacle is, by definition, debilitating and extremely difficult to transmute.
It is well known that, out of self-defense, those on the underside of worldly power and privilege often are double-sighted. We can see things from the dominant perspective, the one that is publicly taught and promulgated, but we can also see things that those who participate only in the privileged perspective cannot see. This tells us that, on any topic in which we mainly operate out of privilege, we should be humble. That is why white people are so often so blind to racism or straight people blind to homophobia. That is also why Buddhists should be much more careful about dismissing issues of social justice as irrelevant to dharma. But the knowledge gained from the double-sightedness possessed by those of us on the underside of privilege is so painful and infuriating that freeing its insight is difficult and often lost in self-defeating aggression.
What does this mean for those of us who have the obstacle of female birth in a Buddhist system that is male-dominated? First, it is critical that when we are talking on the social, rather than the metaphysical, level, its obstacle-ness be admitted. Given Buddhist history and current conditions in most of the Buddhist world, anything else would constitute blatant denial. Buddhist male dominance does harm Buddhist women, and, to a lesser extent and in different ways, Buddhist men. It is also a profound embarrassment marring Buddhist claims to be a rational, humane, and most of all, a compassionate religion.
This is a point on which we women should expect respect and help from our dharma brothers and they should give both to us. When the insights that have been painfully gained by our double-sightedness are ignored or discounted by the dominant group, the pain of facing obstacles of sexism and gender discrimination is greatly intensified. We should expect our teachers and dharma brothers to look at the evidence with clarity and honesty. We should expect and insist that men and teachers stop telling us that because enlightened mind is beyond gender, male dominance in Buddhist institutions is therefore not a problem. Such a claim is a misguided confusion of absolute and relative. Even more, we should refuse to be done in when some Buddhists tell us that our insistence on egalitarian dharma institutions and women’s dignity is based on our egos and that, if we were more realized, we would accept socially oppressive conditions. No socially dominant Buddhist group has ever taken up that ethic for itself. It is only for subordinated groups. Rather than being done in by such twisted dharmic logic, we can turn it around and ask male Buddhists to apply their advice to themselves, to demonstrate their egoless realization by not taking advantage of their institutional privilege.
For example, once I was in Bhutan with my teacher, Khandro Rinpoche, and her other students. We were at a sacred site guarded by male door guardians, though we didn’t think anything about that. It turned out, however, that their function was to keep women out of the sanctuary. Rinpoche, her sister, and the nuns traveling with them simply entered anyway. Because of our teacher’s prestige, no one dared stop them. When we students, however, started to enter the enclosed space, we were abruptly stopped and told, “No women allowed.” The few male Westerners in the group were waved forward.
We women were furious. The men not only took advantage of their male privilege but were totally uncomprehending about why the women were angry—as much at them as at the Bhutanese door guardians. Our teacher took us to an isolated spot to discuss the incident with us. There, one of the women in our group asked, “When we visit the nunnery, is there going to be a room that the men can’t enter?” One of the men had the gall to reply, “Yes, the women’s room!” Another man asked me what I thought they might have done. He didn’t seem to get it when I replied, “You should also have stayed out of the sanctuary with us.”
Whether or not our dharma brothers will calmly admit what clear seeing plainly reveals, it is critical that we act with wisdom on our own clear seeing. We must not slide into the temptations provided by the three poisons, the most dangerous of which, in this case, is ignoring. We face a great deal of pressure from men and Buddhist leaders simply to ignore Buddhism’s historical record of prejudice against women and the present configurations of male dominance. Women raised in patriarchal cultures, whether Asian or Western, are socialized to value pleasing men and to defer to them. As a result, avoiding conflict with local men is more important to women than recognizing and defending our own interests and needs or solidarity with other women. That is why, for example, women are often so tentative about promoting monastic ordinations for women in their own lineages, deferring to male opinions about the matter instead of recognizing that they have the weight of normative Buddhism on their side.
Ignoring often takes the form of denying or not recognizing that gender has always been contested in Buddhism, that in fact Buddhist texts are full of stories and comments that undercut or ridicule Buddhist misogyny and male dominance. From the time that Mahaprajapati refused to take no for an answer in her quest for a women’s monastic institution, Buddhist women and some men have promoted Buddhism’s ideals about gender neutrality and inclusiveness rather than its tendencies toward sexism and misogyny. It is truly sad, to the point of being incomprehensible, when Buddhists ignore that splendid heritage, as old as Buddhism itself, and claim instead that contemporary movements promoting Buddhist women’s interests and needs are somehow “foreign,” the result of Western feminism. That is how far women socialized to please men and defer to them will go in ignoring our heritage as well as our own interests and needs. It’s time to stop ignoring the great deviousness and destructiveness of that part of the Buddhist heritage that makes female birth an obstacle.
If one breaks through one’s tendency to ignore Buddhist claims about female birth, then fierce anger can easily come to the fore. Buddhism generally regards anger as detrimental to spiritual well-being and something to be avoided. That assessment is correct. One of the most difficult issues in working with obstacles is the mistake of thinking that there is no alternative to anger over injustice; that if one is not angry, one will be apathetic. If one truly practices Buddhist meditation disciplines, anger will be relatively short-lived, replaced by clarity about the issues. But having tamed one’s anger, one should not return to ignoring; rather, one should express clearly and carefully exactly what is wrong with Buddhist male dominance.
The relationship between anger and clarity is one of Buddhism’s most helpful teachings as we learn how to deal with obstacles. A woman once asked my teacher how to deal with anger. She replied, “Anger is always a waste of time.” The questioner was shocked and mumbled in response, “But what about things you should be angry about, like physical abuse?” Instantly, my teacher replied, “I told you anger is a waste of time. I didn’t tell you to give up your critical intelligence!” Retaining critical intelligence is essential. If others dislike hearing the results of critical intelligence and become angry themselves, that is their issue. We should not suppress our own insight, expressed rationally and without rancor, because others become upset and don’t want to hear unpleasant information. We are not “genderizing the dharma” when we point out Buddhist sexism, misogyny, and male dominance, and demonstrate how harmful they are. The only reply to such an accusation is to point out that the dharma was genderized long ago by those who first set up male-dominated Buddhist institutions, claimed that female rebirth is unfortunate, and proposed that rebirth as a man, rather than creating more equitable Buddhist institutions, is the solution.
There is another, very different dimension to working with any obstacle, but especially with an obstacle involving injustice. Buddhist human beings born as women have often been denied the full potential of their precious human birth. That is unfortunate and unfair, but every human life involves, for no apparent reason, some intense frustration, some denial of something important. How one copes with that denial is a measure of one’s success as a practitioner. After one has done everything one can to overcome the obstacle and, nevertheless, does not attain one’s heart’s desire, can one maintain equanimity, contentment, and cheer, avoiding self-pity and complaint? Doing so is not easy, but it is one of the greatest benefits of practice. If one can accomplish contentment in the face of obstacles, one knows that one’s ease is not conditional, not dependent on positive circumstances alone. This accomplishment brings tremendous peace and joy. Surely this is what our teachers mean when they say that obstacles are a blessing in the long run.
A final point needs to be made. Some obstacles, such as old age, sickness, death, loss, and personal grief go with the territory of having a precious human birth. Other obstacles, such as sexism, racism, poverty, homophobia, religious intolerance, environmental degradation, and nationalism are not attributable to the inevitabilities of being human but are caused by human greed, hatred, and ignoring. Therefore, they can be overcome. It is difficult enough for us to cope with the obstacles inherent in having taken birth. Because some of us manage to cope with socially created obstacles in addition is no excuse or justification for anyone to promote or benefit from them. Buddhists, especially Buddhist teachers, should never suggest that simply because a few people manage to cope well with socially created obstacles, it is permissible for Buddhist leaders and institutions to continue such practices. That would be a perversion of the inspiring and helpful teaching that we appreciate obstacles as a blessing.
About the Author:
Rita M. Gross (1943–2015) was an author, dharma teacher, and professor emerita of comparative studies in religion. Her best-known books are Buddhism after Patriarchy: A Feminist History, Analysis, and Reconstruction of Buddhism and A Garland of Feminist Reflections: Forty Years of Religious Exploration.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.213.128 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập