Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 18 - năm 2024 »»
Trong bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 18 hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về chánh tinh tấn (正精進), phần thứ sáu trong bát chánh đạo, có nghĩa là nỗ lực tinh cần một cách chân chánh.
Trong các phần trước, chúng ta đã hiểu được thế nào là thấy biết chân chánh (chánh kiến), suy nghĩ chân chánh (chánh tư duy), nói năng chân chánh (chánh ngữ), hành vi chân chánh (chánh nghiệp) và nghề nghiệp mưu sinh chân chánh (chánh mạng). Khi chúng ta tu tập những yếu tố đó, hiệu quả tu tập thường khác biệt rất lớn tùy thuộc vào cách thức tu tập của chúng ta. Như khi xe chạy trên một con đường, cùng hướng về một điểm đến, nhưng đến nơi nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào tốc độ của mỗi chiếc xe. Cũng vậy, việc tu tập các yếu tố khác trong bát chánh đạo có hiệu quả đến mức nào sẽ tùy thuộc vào chánh tinh tấn, nghĩa là sự nỗ lực tinh cần tu tập một cách chân chánh.
Chánh tinh tấn không chỉ là nhiệt tình nỗ lực, mà còn phải là sự nỗ lực đúng hướng, đúng chánh pháp. Trong ý nghĩa đơn giản dễ hiểu nhất thì chánh tinh tấn là nỗ lực từ bỏ những điều xấu ác đã phạm vào, ngăn ngừa những điều xấu ác chưa phát sinh, phát triển những điều hiền thiện đang có và làm phát sinh những điều hiền thiện còn chưa phát sinh. Đây cũng chính là những nội dung của bốn chánh cần mà chúng ta đã học qua. Nói cách khác, chánh tinh tấn là sự phát triển tiếp theo khuynh hướng của bốn chánh cần.
Chánh tinh tấn là năng lượng, là động lực của sự tu tập. Nhờ có chánh tinh tấn, sự tu tập của chúng ta mới thực sự có hiệu quả, nghiệp lành được nhanh chóng tích lũy, nghiệp xấu ác được ngăn chặn, giảm thiểu. Nhờ có chánh tinh tấn làm động lực thúc đẩy, các pháp môn tu tập khác mới có thể nhanh chóng thành tựu, đạt được hiệu quả tốt đẹp.
Chúng ta có thể vận dụng chánh tinh tấn ngay trong cuộc sống hằng ngày, bằng sự chú ý tu dưỡng tâm tánh. Thay vì sống buông thả, chúng ta nên thường xuyên tự quán sát, xem xét để rõ biết những tâm trạng đang diễn ra của chính mình.
Đối với những tâm trạng xấu như sân hận, tham lam, si mê, ganh ghét, đố kỵ, oán giận… ngay khi phát hiện chúng đang có khuynh hướng sinh khởi, ta phải nỗ lực ngăn chặn không để cho sinh khởi; nếu đã sinh khởi, phải nỗ lực ngăn dứt, từ bỏ. Nên quán chiếu thấy rõ những tai hại của chúng đối với bản thân và đối với người khác, và do vậy mà nỗ lực ngăn chặn, từ bỏ, chấm dứt.
Đối với những tâm trạng tốt đẹp như lòng vị tha, tâm từ bi, sự cảm thông chia sẻ… khi thấy đã khởi sinh cần phải nỗ lực nuôi dưỡng, thúc đẩy, làm cho phát triển; nếu còn chưa khởi sinh thì phải nỗ lực làm cho những tâm trạng tốt đẹp ấy được nhanh chóng khởi sinh. Nên quán chiếu những lợi lạc có được từ những tâm trạng tốt đẹp, hiền thiện ấy đối với chính bản thân mình và người khác, do vậy mà nỗ lực nuôi dưỡng và phát triển.
Khi chúng ta thực hiện được những điều như trên, đó là chánh tinh tấn. Tuy nhiên, sự nỗ lực tu tập cũng cần được vận dụng hài hòa theo hoàn cảnh thực tế, phù hợp với năng lực của mỗi người, sao cho luôn mang lại niềm vui trong sự tu tập chứ không phải là sự mệt mỏi, gắng sức thái quá. Đây chính là một yếu tố quan trọng để giúp chúng ta có thể tu tập được lâu dài.
Chúng ta thường có khuynh hướng khởi đầu sự tu tập với nhiệt tâm mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua mọi sự khó khăn, trì trệ. Nhưng trải qua thời gian, nhiệt tâm ấy dần dần lạnh nhạt đi và động lực tu tập ngày một yếu ớt. Do vậy, tu tập chánh tinh tấn chính là phương thức tu tập đối trị để giúp chúng ta luôn duy trì được sơ tâm ban đầu. Điều này sẽ giúp cho sự tu tập của chúng ta đạt được hiệu quả tốt đẹp và lâu dài.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.19.41 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập