Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: TÌNH CHA CON VÀ DUYÊN PHẬT PHÁP Ở HẢI NGOẠI »»

Tu tập Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: TÌNH CHA CON VÀ DUYÊN PHẬT PHÁP Ở HẢI NGOẠI

Donate

(Lượt xem: 2.516)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

TÌNH CHA CON VÀ DUYÊN PHẬT PHÁP Ở HẢI NGOẠI

Cũng như hầu hết những đứa trẻ người Việt sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, con gái tôi không đọc hay viết được tiếng Việt, nói thì có thể nhưng nghe hiểu thì cũng hạn chế, dù rằng lúc nhỏ có học tiếng Việt ở chùa. Những đứa trẻ người Việt mang quốc tịch Mỹ, phong cách sống pha trộn nửa Việt nửa Mỹ nhưng cái nhân dáng thì vẫn là Việt, cái gốc văn hóa vẫn còn nhưng cũng pha trộn và phai nhạt nhiều. Nhiều em sống trong gia đình quá “tây hóa” thì hoàn toàn mất gốc.

Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt… Nhưng từ khi lên bậc trung học thì cô bé không còn thích đến chùa nữa, bậy giờ cô bé đã có nhận thức và lập trường riêng, không còn quyến luyến theo cha mẹ, thỉnh thoảng cũng đến chùa với cha mẹ, cái may là vẫn còn nhớ những cách lễ lạy đã thực hành lúc nhỏ. Thực tình mà nói, nhiều đứa trẻ đến chùa chỉ là vì theo cha mẹ chứ không phải vì thích, đến chùa làm các em chán vì không hiểu những gì người lớn đọc tụng kinh, hình thức tu truyền thống không hấp dẫn các em, ấy là chưa nói đến kinh điển thì các em hoàn toàn không biết, không hiểu gì, ngay cả những bài tán hương, tán Phật ngắn nhất.

Tôi nhận thấy con gái mình cũng như những đứa trẻ Việt khác đều như thế, một ngày kia tôi chợt nảy ra ý nghĩ vận dụng kiến thức Phật pháp nghèo nàn và vốn tiếng Anh “ba rọi” để viết những bài văn ngắn về Phật pháp, về giáo lý căn bản… Rồi tôi đưa cho con bé, bảo nó sửa lỗi chính tả và câu cú giúp cho. Con bé vui vẻ đọc và chỉnh sửa, gặp những thuật ngữ Phật giáo hay những đoạn không hiểu thì cô ta hỏi lại và tôi giải thích. Đôi khi tôi cố khơi gợi những ý cho cô bé hỏi… Thế là hai cha con cùng thảo luận vui vẻ và lý thú. Thông qua việc đọc văn bản để sửa lỗi chính tả, cô bé vô tình đã nhận biết và hiểu được chút ít căn bản giáo lý Phật đà.

Cứ vào mỗi bữa ăn tối, thường chỉ có hai cha con với nhau. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện về đạo Phật, có khi xem phim hay lướt mạng xã hội. Cô bé hỏi nhiều vấn đề về Phật pháp tỉ như: “Tại sao phải quy y? Tại sao phải thọ năm giới?”…: những vần đề này tương đối dễ nên tôi đáp cũng trôi chảy. Có khi cô bé hiểu một cách máy móc chẳng hạn như: “Sao ba thọ năm giới mà lại còn uống bia?” Tôi biết cũng khá nhiều người hiểu máy móc như thế nên bảo: “Phật chế giới uống rượu là để ngăn ngừa sự lạm dụng say sưa đến mất lý trí, nhân cách… chứ không phải cấm ngặt đến độ không được uống”. Cứ như thế hai cha con vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ chuyện đời và tôi cố ý hướng thêm chuyện đạo. Sau này tôi bắt đầu viết về tứ diệu đế, bát chánh đạo đưa cho con bé xem và bảo nó sửa văn giúp. Con bé đọc qua và lĩnh hội chút ít, với cách này tôi vừa ôn lại giáo lý vừa ngầm truyền dạy cho con bé, cả hai đều cùng được lợi ích. Với cách học Phật gián tiếp như thế này, con gái tôi đạt được hiệu quả nhiều hơn là đến chùa nghe kinh mà không hiểu gì. Cách học này vừa thoải mái và vui vì con bé nghĩ đã giúp cha nó và tôi vui vì con đọc được giáo lý Phật đà.

Con gái tôi đã có nhận thức và chút ít kiến thức về Phật học, có lần cô ta so sánh đức Phật với thượng đế các tôn giáo khác. Cô ta nhận biết đức Phật là bậc giác ngộ, là vị thầy chỉ đường tu cho mọi người. Đức Phật không dùng phép tắc và không có ban phước giáng họa như thượng đế. Thượng đế sáng tạo ra đủ thứ, có quyền năng… còn đức Phật không có nói thế bao giờ. Cô bé thắc mắc : “Sao tượng và tranh Phật thì có tóc mà các thầy và cô ở chùa không có tóc?” Tôi bảo đấy là do người tạc tượng vẽ tranh làm thế, kinh Phật có nói về “nhục kế” trên đầu Phật, đó là biểu tượng của trí huệ tối thượng của Phật. Cô bé chỉ biết ứng hóa thân của Phật, tức đức Phật lịch sử, tức từ ông hoàng ở Ấn Độ cổ đại tu hành và giác ngộ, còn pháp thân hay báo thân thì không thể biết và tôi cũng mù mờ không thể giải thích được, đành gác lại.

Với cách này, con gái tôi đã biết chút ít về căn bản Phật pháp, nếu cứ theo lối cũ, lạy Phật, cố ngồi nghe những buổi thuyết pháp tràng giang đại hải thì… không hiệu quả, từ đó tôi có ý kiến rằng: Nếu quý Phật tử có con hay cháu nhỏ tuổi, hãy cố gắng viết hay soạn những bài thật ngắn về căn bản giáo lý cho con cháu mình đọc, dĩ nhiên là tiếng Anh vì bọn trẻ đâu đọc được tiếng Việt, đừng đưa cho các cháu bài dài hay sách, chúng thấy ngán nên không đọc đâu. Quý vị trình bày vài vấn đề căn bản rồi nhờ các cháu sửa lỗi chính tả hay câu văn… như thế là các cháu đọc và tự nhiên sẽ thẩm thấu chút chút vào trong tâm thức của các cháu. Những gì các cháu không hiểu thì mình giải thích, như thế là các cháu tự nhiên “học Phật” rất dễ mà không cầu cưỡng ép ( vì những điều ấy tự động ghi vào tạng thức dù ít dù nhiều). Với cách này thì cả ông bà cha mẹ và các cháu cùng vui vẻ học Phật. Với cách này thì tiếp cận đạo Phật thoải mái không gây nhàm chán cho các cháu, không có sự ngăn cách của hai thế hệ, không bị cản trở về nhận thức và quan điểm của trẻ và già…

Con em người Việt ở hải ngoại có phước lớn được sống trong sự sung túc vật chất, thụ hưởng những phương tiện văn minh, kỹ thuật cao, được học hành bởi một nền giáo dục hữu hiệu, tân tiến, khai phóng...Mặc trái của vấn đề là các em không còn đọc và viết được tiếng Việt, dĩ nhiên là văn hóa truyền thống cũng phai nhạt, việc duy trì đức tin Phật giáo và thực hành cũng không thể như trẻ em ở trong nước, vì thế các em không hiểu và nhàm chán dễ xa rời và dễ đi đến mất gốc. Có một thức tế là các tôn giáo khác ở hải ngoại họ rất tích cực tiếp cận với chúng ta và con em chúng ta. Họ năng nổ và dùng mọi chiêu thức để chiêu dụ. Mỗi sáng chủ nhật (có khi cả ngày thường) họ cho những thiện nguyện viên (đã qua huấn luyện) đi đến từng nhà, gặp từng người để xin nói chuyện, hướng dẫn, tặng tài liệu… thậm chí dùng phương tiện vật chất để chiêu dụ. Họ trổ tài hùng biện để mọi người đi theo đức tin của họ. Mà tôn giáo của họ và văn hóa phương tây lại khá thoải mái, khác với nghi thức gò bó của truyền thống đạo Phật, điều này rất dễ lôi kéo các em, điều này có nghĩa là chúng ta rất dễ “mất” các em. Vì thế chúng ta hãy cố gắng truyền niềm tin Phật pháp và giáo lý căn bản cho con em chúng ta. Quý Phật tử có con cháu nhỏ tuổi hãy thử cách mà tôi vừa trình bày thử xem, khá dễ dàng thoải mái nhưng lại hiệu quả. Quý Phật tử có thể dùng bất cứ phương tiện nào có thể, miễn là giúp con em chúng ta hiểu Phật, biết căn bản giáo lý từ đó mới có thể vững tin vào đạo Phật.

Đồng Thiện
Ất Lăng thành, 2022

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.206.7 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...