Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giới thiệu sách »» Xem đối chiếu Anh Việt: LÝ TƯỞNG CỦA MỘT QUỐC GIA THEO THÁNH ĐỨC THÁI TỬ »»
Hajime Nakamura - Tuệ Sỹ dịch - Tủ sách Phổ Hòa trình bày và ấn hành tại Hoa Kỳ, 2024
Lời nhà xuất bản
Lịch sử Phật Giáo thế giới hơn hai mươi lăm thế kỷ qua không thiếu những câu chuyện có sức thu hút đặc biệt về những đấng minh quân đem Chánh Pháp của đức Phật ra để trị quốc. Chẳng hạn, Vua A-dục (Aśoka – 304-232 BC) ở Ấn Độ, Vua Lương Võ Đế (464-549) ở Trung Hoa, Vua Songtsän Gampo (thế kỷ thứ 7 Tây lịch) ở Tây Tạng, Thánh Đức Thái Tử (574-622) ở Nhật Bản, Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) ở Việt Nam, v.v… Trong đó Thánh Đức Thái Tử là trường hợp rất đặc biệt, như Giáo Sư người Nhật Hajime Nakamura đã giới thiệu như sau trong bài thuyết trình có tiêu đề “Lý Tưởng Của Một Quốc Gia Theo Thánh Đức Thái Tử,” tại Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 12 tháng 5 năm 1973, qua bản dịch Việt ngữ của Thầy Tuệ Sỹ:
“Tuy nhiên, phải đợi đến triều Suy Cổ Thiên Hoàng (Kuikoi 592–628), Phật Giáo mới được thành danh tại Nhật Bản. Khuôn mặt ngoại hạng suốt trong thời kỳ này là Thánh Đức Thái Tử, một khuôn mặt nhân đức nhất và tuyệt hảo nhất trong số tất cả những nhà cai trị của Nhật Bản và đích thực là người khai sáng Phật Giáo tại Nhật bản.” (tr. 22)
Một trong những điểm nổi bật mà Thánh Đức Thái Tử đóng góp cho Nhật Bản là việc ông đã dựa vào tinh thần Phật Giáo để soạn ra Thập Thất Chương Ước Pháp (17 Chương Ước Pháp), là Hiến Pháp đầu tiên của nước Nhật, theo Giáo Sư Hajime Nakamura.
“Năm 604 Thánh Đức Thái Tử ban hành văn kiện thường được gọi là “Mười Bảy Chương Ước Pháp.” Đây là pháp chế đầu tiên của Nhật Bản, nó đặc trưng cho dòng phát triển tân kỳ và sáng tạo của tư tưởng Nhật Bản vào thời đó, căn cứ cốt yếu trên tinh thần Phật Giáo và thâu thái các quan niệm của Trung Hoa và Ấn Độ. Có thể nói, đó là Đại Hiến Chương (Magnar Charta) của quốc gia.” (tr. 23)
Điều thật hấp dẫn đối với chúng ta ngày nay là sự kiện một ngàn bốn trăm năm trước, Thánh Đức Thái Tử đã dựa vào tinh thần của Phật Giáo để “bác bỏ chính sách chuyên chế hay sự cai trị độc tài độc đoán, bất chấp tính chất thiết yếu phải thảo luận với kẻ khác,” theo GS. Hajime Nakamura. Và ông cho rằng đó “có thể coi như là phôi thai cho tư tưởng dân chủ của Nhật Bản.” GS. Nakamura đã giải thích thêm về chứng lý để từ đó Thánh Đức Thái Tử có quan điểm và lập trường dân chủ như sau:
“Do đó, hình như nó cho phép chúng ta nhận rằng Thánh Đức đã thừa hưởng và khai triển quan niệm đó từ Thần đạo (Shintô) nguyên thủy. Mặt khác, cũng có thể rằng các qui luật của Tăng đồ Phật giáo đã ảnh hưởng đến tư tưởng của Hoàng Thái tử. Những qui luật này được kể rõ chi tiết trong các kinh điển quen thuộc đối với Thánh Đức, và chúng bao gồm qui luật về quyết định đa số.” (tr. 46)
Điều mà GS. Nakamura gọi là “quy luật về quyết định đa số,” chính là việc tác pháp Yết-ma (Karma), tức là quy tắc tác bạch và lấy quyết định của tập thể Tăng-già hiện tiền để thực hiện các Phật sự của Tăng hoặc Ni chúng. Quy tắc đó là gì? Thứ nhất, tất cả Tăng hiện tiền đều được nghe một vị Tăng trình bạch về vấn đề gì đó để xin quyết định của tập thể Tăng. Số lượng Tăng hiện tiền tối thiểu từ 4 vị trở lên và tùy theo Phật sự mà đòi hỏi 10 vị, 20 vị Tăng hiện tiền. Tiếp theo, sau khi trình bạch thì vị Tăng xin quyết định chung. Tùy theo mức độ quan trọng thế nào đối với Phật sự mà tác bạch được thực hiện một lần, hai lần hoặc ba lần. Khi lấy quyết định thì bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả mọi vị Tăng hiện tiền, nghĩa là đồng thuận tuyệt đối, vì nếu có một vị Tăng không đồng ý thì yết-ma không thành, và do đó phải giải quyết bất đồng để đi đến đồng thuận. Quy tắc tác pháp yết-ma này hiện vẫn còn được sử dụng trong các cộng đồng Tăng hoặc Ni trên thế giới. Đây là cơ chế thực hiện tinh thần dân chủ lâu đời nhất trên thế giới, kể từ thời đức Phật còn tại thế đến nay.
Điểm đặc biệt khác nơi Thánh Đức Thái Tử chính là ông dù là một Phật tử tại gia và bận bịu việc triều chính, cũng đã viết chú giải ba cuốn Kinh: Kinh Thắng Man, Kinh Duy-ma-cật, và Kinh Pháp Hoa, theo GS. Nakamura trong bài thuyết trình nói trên. Nhờ đọc và thâm nhập nội dung Kinh Phật mà Thánh Đức Thái Tử đã hiểu được nội dung thâm diệu của Phật Pháp để đem ra ứng dụng vào việc cai trị quốc gia.
Đó chỉ là giới thiệu tổng quát vài điểm gợi ý trong nội dung của bài thuyết trình của GS. Nakamura. Bài thuyết trình được Thầy Tuệ Sỹ dịch dày hơn 80 trang trong tập sách này còn rất nhiều điểm đáng quan tâm và tìm hiểu về việc làm sao một nhà lãnh đạo có thể trị quốc bằng Chánh Pháp của đức Phật.
Nhận thấy giá trị vượt thời gian của bài thuyết trình, nên dù đã được phổ biến hơn nửa thế kỷ, chúng tôi vẫn không ngần ngại cho đánh máy và in lại để phổ biến đến mọi người có quan tâm và hứng thú tìm hiểu về vấn đề này.
Cầu mong có thêm những nhà lãnh đạo như Thánh Đức Thái Tử, như Vua Trần Nhân Tông để làm cho quốc gia trong sạch, dân chủ, hòa bình và thịnh vượng.
Tủ Sách Phổ Hòa trân trọng giới thiệu.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.49.38 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập