Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã

Donate

(Lượt xem: 11.097)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã


Ai đã từng gặp hoạ sĩ Phượng Hồng, nếu không được giới thiệu trước chắc không ai nghĩ ông là một hoạ sĩ. Ông sống bình dị, hiền lành. Gặp ông, hầu như lúc nào người ta cũng thấy ông ăn vận tuềnh toàng, nói năng nhỏ nhẹ, trông ông giống một người lao động chân tay hơn là một người làm nghệ thuật.

Phượng Hồng sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Nha Trang trong một gia đình Phật tử thuần thành. Sáu tuổi ông đã được mẹ cho theo lên chùa trong những ngày lễ. Phật pháp bắt đầu thấm vào tâm hồn, vào máu thịt ông từ những ngày thơ bé như thế.

Cũng từ những ngày thơ ấu, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu hội hoạ. Đi đâu, nhìn thấy gì ông cũng thích vẽ lại trên giấy, trên tường, trên mặt đất hay bất cứ nơi nào ông có thể vẽ. Những ngày tháng ấy ông vẽ hoàn toàn bằng bản năng nghệ thuật trời phú, chẳng có ai hướng dẫn, chỉ bảo, nhưng vì thích vẽ nên ông cứ vẽ.

Bước chân đầu tiên Phượng Hồng in dấu trên con đường nghệ thuật là cuộc triển lãm tranh về Phật giáo năm 15 tuổi. Bức tranh của Phượng Hồng được một ông chủ giàu có thời bấy giờ mua với giá khá cao. Đã kiếm được tiền bằng tài năng của mình nhưng khi ấy, ông không hề nghĩ rằng tới một ngày nào đó; mình lại trở lại hoạ sĩ, mà là một hoạ sĩ có tên tuổi trong làng mỹ thuật, để lại dấu ấn nghệ thuật đặc sắc trong trường phái tranh thiền. Cũng vì chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành hoạ sĩ nên khi lớn lên, ông cũng không thi vào trường mỹ thuật mà chọn nghề kỹ thuật.



Hoạ sĩ Phượng Hồng và nhà điêu khắc Thuỵ Lam

Sau giải phóng, cái nghề kỹ thuật được đào tạo bài bản không nuôi nổi Phượng Hồng, ông tìm về với năng khiếu hội hoạ trời phú như một định mệnh. Vì không được đào tạo một cách bài bản tại trường lớp nên lúc nào ông cũng nỗ lực tự học, tự trau dồi kiến thức hội hoạ cho mình bằng cách đọc sách, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp …, vì vậy, ông cũng có một kiến thức mỹ thuật khá phong phú, am hiểu sâu sắc nhiều trường phái, nhiều kỹ thuật vẽ.

Khi quyết định dấn thân vào con đường nghệ thuật, Phương Hồng không có ý khẳng định cái tôi nghệ sĩ mà đơn giản chỉ là ghi lại những cảm xúc của mình bằng đường nét, bằng màu sắc, hơn nữa là để tri ân song thân, Phật pháp đã cho mình hiện hữu trên cõi đời này. Việc không được học hành nghệ thuật một cách bài bản đối với Phượng Hồng không hẳn là một thiệt thòi. Ông vẽ nhanh, vẽ nhiều, vẽ khoẻ vì ông bỏ qua những bước mang tính khuôn sáo của hội hoạ, không bị gò bó trong những logic thông thường . Khi cảm xúc ùa tới là ông cầm cọ lên vẽ luôn một mạch cho đến khi hoàn thành tác phẩm mà không hề phác thảo.

Tranh của Phượng Hồng đậm chất đạo học phương Đông, an nhiên, mộc mạc, dung dị, thâm trầm, có sự kết hợp hài hoà giữa cảm tính và lý tính, giữa thực và hư, giữa đạo với đời. Xem tranh ông, nhiều người nhận ra phảng phất một chút gì đó tranh thuỷ mặc của Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng lại có nét riêng rất Việt Nam, rất Phượng Hồng. Phượng Hồng vẽ trên nhiều chất liệu, sơn dầu, sơn mài, giấy dó nhưng ông tâm đắc nhất vẫn là tranh màu nước trên vải.



Hoạ sĩ Phượng Hồng và tác giả

Tranh Phượng Hồng không chủ trương làm thoả mãn thị giác của người xem mà chính là để mọi người tự cảm nhận, hay nói cách khác: tranh của ông gợi nhiều hơn tả. Mỗi bức tranh của ông đều là phương tiện giúp cho người xem tự soi lại chính mình và tìm về với sự bình yên, thanh thản, mà để làm được điều đó thì không thể có dòng tranh nào khác ngoài tranh thiền. Ông tâm sự: “Nhiều khi ông không cố ý để vẽ tranh thiền, nhưng người xem vẫn nhận ra, vẫn cảm thấy trong tranh ông có hơi thở an nhiên, tĩnh tại của thiền. Có lẽ vì trong lúc vẽ cũng là lúc ông đang thiền chứ không phải đắm trong mê lạc nên cái thần thái của thiền đã nhập vào trong cái thần của từng bức hoạ.” Cũng bởi vẽ trong trạng thái thiền nên ông bỏ đi cái tôi của người nghệ sĩ, để cho thiền tự do bộc lộ một cách tự nhiên nhất. Nhiều lúc ông vẽ mà chẳng biết mình đang vẽ gì. Cho đến khi tác phẩm hoàn thành, buông cọ ra ông cũng không thể giải thích hết về ý nghĩa bức hoạ của mình. Thiền vốn vô ngôn, mỗi người đều có thể hiểu và cảm theo cách riêng của mình. Vì vậy, xem tranh Phượng Hồng, ở đâu cũng thấy bóng dáng của thiền nhưng ta không hề cảm thấy sự trùng lặp trong ý tưởng hay cách thể hiện. Cũng thật khó để có thể gọi tên một cách chính xác phong cách hội hoạ của Phượng Hồng mặc dù rất dễ để nhận ra.

Để sống và vẽ cho đến ngày hôm nay, Phượng Hồng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, cơ cực, bị bủa vây bởi những thứ cơm áo gạo tiền hết sức đời thường. Những lúc như vậy ông lại tựa mình vào Phật pháp. Nhờ am hiểu Phật pháp mà ông đón nhận và vượt qua gian khó, khổ đau một cách nhẹ nhàng. Khi vượt qua rồi ông cũng không oán hờn, không chấp ngã mà còn biết ơn điều đó vì nó giúp ông thêm chất liệu để vẽ nhanh hơn, khoẻ hơn, thêm niềm tin vào Phật pháp nhiệm màu. Có thể nói, tranh của Phượng Hồng là tranh của sự buông bỏ nên xem tranh của ông, ta không thấy những cái khốc liệt, dữ dội mà cái gì cũng thanh thoát, hiền lành, vô hại. Để đạt tới điều đó, chính bản thân ông cũng đã tự buông bỏ rất nhiều.

Thiên nhiên và Phật pháp là hai người thầy vĩ đại nhất của Phượng Hồng, là nguồn cảm hứng chủ đạo trong hầu hết các sáng tác của ông. Soi vào thiên nhiên, ở đâu ông cũng nhìn thấy pháp thân của Đức Phật , đắm mình trong Phật pháp, ông lại cảm thấy mình đang hoà mình vào với thiên nhiên, bình an và sâu lắng.




Hơn 50 năm cầm cọ vẽ, Phượng Hồng đã sang tác gần 5000 ngàn bức tranh, phần lớn các bức tranh trong đó là vẽ về chủ đề Phật giáo. Con số này chính là bạn bè yêu quý ông tìm kiếm, thống kê chứ bản thân Phượng Hồng chưa bao giờ để tâm về điều đó. Mười cuộc triển lãm tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng là do bạn bè đứng ra tổ chức, cái danh hiệu mà năm 2006, trung tâm kỷ lục Việt Nam trao tặng cho hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về chủ đề Phật giáo nhất cũng là bạn bè tự tập hợp, làm hồ sơ đề nghị xét duyệt cho chứ ông cũng không cố ý vẽ để đạt được danh hiệu đó hay để nổi tiếng. Sau khi nhận được danh hiệu hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về chủ đề Phật giáo nhất Việt Nam, cuộc sống của ông vẫn chẳng có gì thay đổi, ông vẫn vẽ, vẫn giản dị và vẫn nghèo như trước giờ vẫn thế.

Phượng Hồng sống trung thực với lời Phật dạy và thản nhiên trước danh lợi, ông chỉ chọn cho mình một nhiệm vụ suốt cuộc đời là vẽ. Giờ đây, khi nhắc đến dòng tranh thiền, người ta không thể không nhớ đến Phượng Hồng, và nhắc đến Phượng Hồng là phải nhắc đến tranh thiền, nhưng chưa bao giờ ông lấy thành tích đó ra để khoe khoang hay lên mặt với ai. Phượng Hồng tâm sự: “Ông mong một ngày nào đó, ông quên đi mình là ai, ông vẽ mà chẳng cần biết mình vẽ cái gì, vẽ để làm gì, quên đi những danh hiệu, quên đi những khen chê để mình như giọt sương tan trong bể Phật.”
 

 Đôi nét về Họa sĩ Phượng Hồng

Họa sĩ Phượng Hồng sinh năm 1949 tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam, có tranh triển lãm từ rất sớm, khi chỉ mới 15 tuổi. Với hơn 5.000 tác phẩm đã ra đời, đặc biệt chuyên về các thể tài Phật giáo, anh đã có nhiều cuộc triển lãm giới thiệu với công chúng:
- 1964: Triển lãm lần thứ I tại tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa
- 1980: Triển lãm tại công ty Nhiếp ảnh Mỹ Thuật Khánh Hòa
- 1986: Triển lãm tại hoa viên chùa Long Sơn, Nha Trang
- 1987: Triển lãm tại hoa viên chùa Long Sơn, Nha Trang
- 1988: Triển lãm tại chùa Kim Sơn, Nha Trang
- 1989: Triển lãm tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Khánh Hòa
- 1989: Triển lãm tại Hội Mỹ Thuật Khánh Hòa
- 1989: Triển lãm chào mừng liên hoan Phim toàn quốc tại Nha Trang
- 1990: Triển lãm tại Hội Mỹ Thuật Việt Nam, Hà Nội
- 1991: Triển lãm tại Trung Tâm Văn Hóa Nha Trang
- 1992: Triển lãm tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn
- 1993: Triển lãm tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài Gòn
- 1993: Triển lãm tại chùa Quán Thế Âm, Sài Gòn
- 1993: Triển lãm tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn
- 1994: Triển lãm tại Trung Tâm Văn Hóa Khánh Hòa
- 1996: Triển lãm tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài Gòn
- 1996: Triển lãm tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ
- 1996: Triển lãm tại tiểu bang Toronto, Canada
- 1996: Triển lãm tại Trung Tâm Văn Hóa Khánh Hòa
- 1997: Triển lãm tại chùa Thiên Phú, Nha Trang
- 1997 Triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP HCM
- 1997 Triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP HCM
- 1997 Triển lãm tại Chùa Quảng Đức, Australia
- 1997 Triển lãm tại Canada
- 1997 Triển lãm tại Hội chợ Paris, Pháp quốc
- 1998 Triển lãm tại Chùa Quảng Đức – Australia.
- 1998: Trưng bày tại Bảo tàng Chăm – TP Đà Nẵng
- 1998: Trưng bày tại Gallery Huynh đệ Lê Vũ – Nha Trang
- 1999: Trưng bày tại Resort Anamandra – Nha Trang
- 2001: Trưng bày tại Gallery Hải Kim – TP HCM
- 2001: Triển lãm tại Nhà văn hóa Phú Nhuận – TP HCM
- 2002: Triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam – TP HCM
- 2003: Triển lãm tại Nhà văn hóa Quận 3 – TP HCM
- 2004: Triển lãm Festival Huế tại TTVH Liễu Quán
- 2004: Triển lãm tại California, Hoa Kỳ
- 2004: Triển lãm tại NVH Bến Thành, Quận 1 – TP HCM
- 2005: Triển lãm tại California, Hoa Kỳ
- 2005: Triển lãm tại Thái Lan (Do Liên Hiệp Quốc phối hợp tổ chức, nhân ngày Phật giáo được công nhận là tôn giáo quốc tế hòa bình.)
- 2005: Triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam – TP HCM (Nhân Hội nghị Khoa học quốc tế: "Phật giáo hiện đại".
- 2005: Triển lãm Vu Lan tại 93 Lê Thánh Tôn, TP HCM
- 2006: Triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP HCM
- 2007: Trưng bày tại Hội An, Quảng Nam
-2007: Triển lãm Lễ Phật đản tại Lâm Đồng
- 2007: Triển lãm tranh thổ cẩm tại TP Đà Lạt
- 2007: Triển lãm tại Phan Thiết, Bình Thuận
- 2007: Triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP HCM
- 2008: Triển lãm tại Gallery Tri Âm, TP HCM
- 2008: Trưng bày tại Resort Sunrise, Nha Trang
- 2009: Trưng bày tại Vinpearland, Nha trang
- 2009: Triển lãm tại chùa Phổ Quang, TP HCM
- 2009: Triển lãm tại Cung văn hóa Lao Động, TP HCM
- 2009: Triển lãm tại VHPG Thành hội TP HCM lần thứ nhất
- 2009: Triển lãm Đại lễ Quán Thế Âm tại Tuy Hòa, Phú Yên
- 2010: Triển lãm tại VHPG Thành hội TP HCM lần thứ hai
- 2011: Triển lãm tại VHPG Thành hội TP HCM lần thứ ba
- 2011: Triển lãm Festival Biển Nha Trang
-2011: Triển lãm bình chọn quốc hoa Việt Nam tại TP HCM
- 2012: Trưng bày tại Art Gallery 111A Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang
Có nhiều cá nhân sưu tập tranh của họa sĩ Phượng Hồng ở rất nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan, Tiệp Khắc, Ý, Úc, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan...
Họa sĩ Phượng Hồng hiện là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo Việt Nam, với khoảng 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay. Anh hiện là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo.



Viết Cương

none

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.41.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...