Một tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy bàn về câu hỏi: làm sao im bặt những tiếng nói luận bàn trong tâm luôn thấm ngập đời chúng ta?
A Theravada monk on silencing the inner commentary that permeates our lives
Nếu đã từng tham dự một buổi họp trực tuyến, có lẽ bạn đã có trải nghiệm khi một ai đó có hai ống nói vi âm cùng để mở trong phòng. Âm thanh vọng qua vọng lại. Được gọi là vòng phản hồi tích cực (positive feedback loop) – chẳng phải vì nó hay ho gì mà vì tính tự củng cố của nó.
If you’ve ever participated in a Zoom meeting, you may have had the experience where someone has two micro-phones open in the same room. The sound gets echoed again and again and again. It’s called a positive feedback loop—not because it’s a good thing, but because it strengthens itself.
Cái đầu của chúng ta hoạt động giống như vậy. Bạn bình luận về một điều gì đó và (lời bình luận) đó như nảy bật tung tóe trong tâm. Như thể bên trong có nhiều tiếng nói đồng tình làm cho những gì họ nói có vẻ càng thêm thật, càng thêm đáng tin. Nhưng nó làm cho bạn phát điên- trong vài trường hợp là điên thật, theo nghĩa đen. Người ta một mình ra đi, trong đầu thường chẳng có gì ngoài một khoảng trống vang vọng tiếng nói của mình. Nó được phóng to, được khuếch đại, được sao nhân bản nhiều lần, và trở thành một nỗi ám ảnh.
Our minds are like that. You comment on something that’s happening, and it seems to ricochet around in the mind. It’s as if like there are lots of voices inside all agreeing, which makes what they say seem more and more real, more and more worthy of credence. But it drives you cra-zy—in some cases, literally, crazy. People who go off alone often have nothing but their own echo chamber inside. Something gets amplified, magnified, copied again and again, and becomes an obsession.
Dĩ nhiên, thời Đức Phật còn tại thế, người ta không có những cuộc họp trực tuyến, nhưng người ta có những cái chiêng. Đức Phật dạy, một cách lý tưởng, bạn nên làm như cái tâm của bạn là một cái chiêng bị hỏng. Người ta đánh vào nó nhưng không có tiếng vang. Một hình ảnh không mấy đẹp đẽ nhưng nó nói lên một điều quan trọng. Những gì người khác nói, những gì bạn nói, đụng vào lỗ tai bạn và bạn cứ để nó ngay tại đó. Đừng để nó vang thêm tiếng vang nào nữa.
Of course, in the time of the Buddha, they didn’t have Zoom meetings, but they did have gongs. The Buddha says, ideally, you want to make your mind like a broken gong. People can hit it, but there’s no reverberation. It’s not a very pretty image, but it makes an important point. What other people say, what you say, hits your ear, and you want to leave it right there. Don’t add any reverb.
Đây là một trong những lời khuyên của Đức Phật khi đối trước những lời nói thiếu ái ngữ. Hãy tự nói: “Một lời thiếu ái ngữ vừa đụng vào lỗ tai. Khi âm thanh ngừng, khi sự đụng chạm ngừng, thì chỉ có chừng đó thôi!” Ngoài cái đó ra, bất cứ bình luận gì khác trong đầu bạn chỉ là sự khuếch đại của bạn, chỉ là sự thêm thắt của bạn vào nỗi khổ đau ban đầu, nỗi khổ đau có thể cũng chẳng đáng là bao lúc mới khởi sự. Hoặc có thể lúc đầu nó khá lớn nhưng bạn đã khuếch đại, làm cho nó lớn hơn.
This is one of the Buddha’s recommendations for how you deal with unpleasant words. Tell yourself, “An unpleasant sound has made contact at the ear. When the sound ends, when the contact ends, that should be it.” Anything be-yond that, any commentary inside, is your own amplifica-tion, your own addition to the initial suffering, which may not have been all that much to begin with. Or it may have been pretty strong, but you amplify it even further, making it bigger than it has to be.
Cùng nguyên tắc đó áp dụng cho nỗi đau về thân.Những lời bình luận của chúng ta về cái đau đôi khi còn khó chịu đựng hơn cả bản thân cái đau. Có thể chúng ta mãi bận lo sợ về cái cảm giác vật lý mà không thực sự xem xét nó một cách thấu đáo kỹ càng.
The same principle applies to physical pain. Our com-ments on the pain are often more unbearable than the pain itself. We can get worked up about a physical sensation that we haven’t really examined all that carefully.
Cách tốt nhất để làm dừng lại lối bình bàn này là nhìn thẳng vô cái cảm giác đang trải nghiệm, xem có cái gì trong nó và về nó. Chúng ta thì lại không muốn làm thế.
The best way to stop this sort of commentary is to look in-to the actual sensation, to see what’s there in and of itself. We don’t like doing that.
Nó đòi hỏi duy trì sự tập trung , điều có thể gây sự nhàm chán. Đó là lý do tại sao trước tiên nên tập trung chú ý vào những nơi khác (ND: những chỗ không đau) trong cơ thể, để xem bạn có thể làm cho chúng dễ chịu không với hơi thở. Đây là một trong những lý do tại sao sự tỉnh giác (awareness) về toàn thân, thở toàn thân, là một phần quan trọng trong những phương pháp hướng dẫn bởi Đức Phật. Nếu chỉ tập trung vào mũi thì khó thấy cảm giác dễ chịu ở mũi khi thở. Nhưng nếu tập trung chú ý xem cảm giác thế nào, ví dụ, trong cổ họng, trong lồng ngực, trong bụng, trong quá trình thở, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn ở mỗi hơi thở ra và mỗi hơi thở vào.
Our comments on the pain are often more unbearable than the pain itself. It requires sustained focus, which can be tiring. This is why the strategy in meditation is to focus on other parts of the body first, to see if you can make them comfortable with the breath. This is one of the reasons why full-body awareness, full-body breathing, is an important part of the Buddha’s toolbox. If you focus just on the nose, it’s hard to have a very pleasant sensation of breathing just at the nose. But if you focus on how the breathing process feels, say, in your throat, in your chest, in your abdomen, you can derive more pleasure from each in and out breath.
Thế rồi hãy xem xét mức độ bạn căng thẳng ở hai vai, hoặc ở lưng, khi bạn thở vào: nó có thực cần thiết không? Bạn có thể thở vào thở ra mà không cần phải làm cho nó căng thêm không? Bạn có cảm thấy năng lượng của hơi thở thấm vào những bộ phận cơ thể bấy lâu vẫn trơ lỳ hoặc khép chặt trong quá trình thở? Hãy quan sát xem điều gì xảy ra. Khi bạn làm hết mọi thứ đó , hơi thở có thể trở nên rất thoải mái, rất dễ chịu, nó cho bạn một chỗ để trụ tâm vào.
Then you can look at the extent to which you tense up your shoulders or your back when you breathe in: Is it at all necessary? Can you breathe in and out without adding to that tension? Can you think of the breath energy pene-trating parts of the body that have been pretty impervious or shut off from the breathing process? See what happens. When you do all this, the breath can become very satisfy-ing, very gratifying, and it gives you a good place to stand.
Rồi thì, nếu đau ở đầu gối, ở hông, hay ở sau lưng trong khi hành thiền, bạn có thể nhìn vào nó trong khi tâm bạn đang đặt vào ở một chỗ khác trên thân. Bạn không để mình hoàn toàn chìm đắm trong cái đau đó. Bạn có thể đặt những câu hỏi khác nhau về cái đau đó. Tự chất vấn những nhận định của mình về cái đau đó.
Then if there’s a pain in the knee, the hips, or the back as you meditate, you can look at it from another part of the body. You’re not totally immersed in the pain itself. You can ask different questions about it. Question your per-ceptions around the pain.
Lời bình luận trong đầu của bạn nằm ở 2 tầng: 1 tầng Đức Phật gọi là tạo tác qua lời nói, đó là bạn tự nói thầm về cái đau; và tầng kia là những nhận thức, những hình ảnh bạn có trong đầu về cái đau và chung quanh cái đau. Một nhận thức (perception) quan trọng cần được tìm hiểu là mối quan hệ giữa cảm giác của thân và cảm giác đau. Chúng có ở cùng chỗ không? Chúng có là một không?
Your inner commentary involves two levels of fabrication: what the Buddha called verbal fabrication, which is your conversation inside about the pain, and mental fabrica-tion, the perceptions, the images you hold in mind and around the pain. One important perception to question concerns the relationship between your sensation of the body and the sensation of the pain. Are they right in the same spot? Are they the same thing?
Một cách để trả lời câu hỏi đó là hãy tự hỏi: Ở thời điểm ngay bây giờ, ở đâu là chỗ đau nhất? Bạn sẽ để ý thấy rằng vừa khi bạn tập trung vào nó thì nó di chuyển. Nó di chuyển sang chỗ khác. Rồi bạn theo dõi nó. Bạn cứ làm vậy một lúc và sẽ có cảm giác cái đau và thân thể tách rời nhau, giống như kem tách ra khỏi sữa.
One way to answer that question is to ask yourself: Where is the sharpest point of the pain right now? You’ll notice that as soon as you focus on it, it moves. It goes someplace else. So you follow it. You keep this up for a while, and there will be a sense that the pain and the body separate out from each other, like cream separating out of milk.
Thời trước khi chưa có sữa nhũ hóa (homogenized milk), tôi nhớ khi ông giao sữa đến và đặt sữa ở cửa sau nhà, trên mặt sữa trong mỗi chai có một lớp kem dày hơn 2 cm. Nó tách ra một cách tự nhiên. Cũng vậy, khi bạn tự đặt câu hỏi cho mình, “Cái đau ở ngay chỗ đó, nó đau ghê lắm ngay tại chỗ đó”, hãy hỏi nó. Bạn sẽ thấy rằng cảm giác thân thể và cảm giác đau đớn có thể tách rời nhau. Đôi khi cảm giác đau tách ra và biến mất. Đôi khi nó nằm lơ lững ở đó, tách rời khỏi thân thể. Đôi khi bạn có cảm giác kỳ quặc là khi nó tách rời khỏi thân thể, nó trượt vào tim bạn và biến mất ở đó.
Back in the old days when they didn’t have homogenized milk, I remember when the milkman would come and place the milk at the back door. There’d be about an inch of cream on the top of each bottle. It naturally separated out. In the same way, when you start questioning the per-ception where the mind says to itself, “The pain is right there and it really hurts right there in that part of the body,” question it. You’ll begin to notice that body sensations and pain sensations can separate out from each other. Sometimes when the pain sensation separates out, it disappears. Sometimes it hovers there, separate from the body. Sometimes you have the weird sense that when it separates out from the body, it slips into your heart and disappears there.
Làm thế, bạn sẽ thay đổi lời luận bàn của bạn, thay đổi những gì bạn nhận định. Bạn học làm thế nào để nói những điều lành mạnh hơn.
This way, you change your commentary, you change the things you’re saying to yourself. You learn how to say healthier things.
Thế rồi bạn có thể mang điều học được áp dụng vào những trường hợp khác trong đời sống của mình. Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình muốn phát khùng khi có sự cố gì đó xảy ra trong gia đình, ở chỗ làm việc, hay bất kỳ thứ gì khác, và nó cứ vang vọng, vang vọng, vang vọng trong đầu, bạn có thể hỏi nó: Chuyện gì đã xảy ra, ngay bây giờ, sự cố đã để lại cảm giác tại chỗ nào ? Nó đụng vào cái tâm. Nhưng tại sao nó lại đụng vào cái tâm bây giờ trong khi nó xảy ra cách đây đã lâu? Hoặc cho dù nó có xảy ra ngay bây giờ thì tại sao bạn phải bình luận về nó một cách như muốn đâm vào tâm bạn và làm cho bạn muốn phát khùng? Bạn có sự chọn lựa.
Then you can take this skill and apply it to other parts of your life as well. If you find you’re driving yourself crazy over some incident in your family life, at work, whatever, and it echoes, echoes, echoes, echoes in the mind, you can question it: What actually happened, and where right now is the sensation of that event? It’s at the contact at the mind. But why does it have to contact the mind now, when the incident happened a long time ago? Or even if it’s happening right now, why do you have to comment on it in a way that stabs the mind and drives you crazy? You have the choice.
Đây là một trong những lý do tại sao từ buổi đầu Đức Phật đã quyết định giảng Pháp. Con người khổ đau và không biết mình có một chọn lựa nào không khi đứng trước khổ đau. Họ nghĩ họ chỉ phải chịu khổ đau, phải chấp nhận nó như một phần của cuộc sống. Bạn cứ nghe trong cộng đồng Phật giáo: Sự già là một phần của đời sống, vậy chúng ta phải học cách chấp nhận nó. Sự chết là một phần của đời sống, vậy chúng ta phải học để chấp nhận nó. Dĩ nhiên, đúng vậy, chúng ta chấp nhận sự thật là nó sẽ xảy ra, nhưng bạn không bắt buộc phải chấp nhận cái sự thật là nó sẽ làm bạn đau khổ.
This is one of the reasons why the Buddha taught the Dhamma to begin with. People were suffering and they didn’t see that they had any choice in the matter. They felt they just had to suffer, to put up with it as part of life. You hear this now, again and again, even in Buddhist circles: Aging is part of life, so we have to learn how to accept it. Death is part of life, so we have to learn how to accept it. Well, yes, we accept the fact that it happens, but you don’t have to accept the fact that you’re going to suffer from it.
Điều lạ lùng là, khi bạn học được làm sao ngay bây giờ không bị đau khổ vì nó tức là bạn tạo những điều kiện để bạn không phải trải nghiệm đau khổ ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Nói cách khác, có khả năng tìm thấy sự bất tử ở nội tâm khi bạn đặt câu hỏi về cái cách bạn tạo tác các thứ ngay bây giờ. Hãy nhớ, giây phút hiện tại chỉ là một khái niệm được tạo dựng. Có những quả báo ấm lạnh đi từ những nghiệp quá khứ của bạn. Bất kỳ cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị, hay cảm giác từ sự đụng chạm trên da bạn được trải nghiệm, bất kỳ ý tưởng nào khởi sinh trong tâm : chúng đều là quả của nghiệp quá khứ. Đức Phật dạy phải thấy như thế. Tuy nhiên nghiệp quá khứ không phải là tất cả mọi sự. Ở hiện tại, bạn làm gì với những quả đó cũng là một điều quan trọng. Thật vậy, đó mới chính là điều làm nên sự khác biệt giữa câu hỏi bạn có sẽ bị khổ đau vì nghiệp quá khứ hay không.
The strange thing is, when you begin to learn how not to suffer from it right now, you’re creating the conditions where you won’t have to experience it at all sometime in the future. In other words, it is possible to find the death-less inside when you question the way you put things to-gether right now. Remember, the present moment is a construct. There’s the raw material coming in from your past kamma. Any sights, sounds, smells, tastes, or tactile sensations that come your way, any ideas that come pop-ping into the mind: They’re all the results of past kamma. The Buddha says to see it that way. But past kamma isn’t everything. How you put it together right now in the pre-sent is important, too. In fact, that’s what makes the difference between whether you’re going to suffer from the past kamma or not.
Giống như bạn đi vào nhà bếp, mở tủ lạnh ra và ở đó chỉ có trứng sống. Bạn không định ăn trứng hôm nay nhưng bạn chỉ có chừng đó, thế nên đó là thứ bạn sẽ ăn. Nhưng mà, bạn không bắt buộc phải ăn trứng sống. Bạn có thể nấu chín, làm đủ loại món với chúng: luộc, hấp, xào khuấy.
It’s like going into your kitchen. You open your refrigerator, and there’s nothing there but raw eggs. You weren’t look-ing forward to having eggs today, but that’s what you’ve got, so that’s what you’ll eat. Still, you don’t have to eat them raw. You can cook them, do all kinds of things with them: boil them, fry them, steam them, scramble them.
Tương tợ như thế, có những tiềm năng đi từ quá khứ, điều quan trọng là bạn làm gì với chúng, thở thế nào, tự nhủ thế nào, đầu óc nghĩ tưởng những hình ảnh gì. Hãy biết chất vấn cái cách bạn tự nhủ mình, chất vấn những hình ảnh bạn giữ trong tâm trí. Chất vấn ngay cả cái cách bạn thở. Chúng tôi cứ được nhắc nhở: “Khi thiền hơi thở, chỉ để hơi thở tự nó ra vào, đừng cố gắng kiểm soát nó”. Nhưng bạn có cơ hội làm cho nó thật là dễ chịu và Đức Phật khuyến khích bạn làm điều đó. Ngài dạy, trong khi thở vào thở ra, học biết nhạy cảm với thọ lạc, trong khi thở vào thở ra, học biết nhạy cảm với thọ hỷ. Loại lạc và hỷ này không tự chúng xảy ra. Bạn không ngồi đó chờ chúng xảy ra. Bạn có thể điều chỉnh cách thở để nó dẫn tới thọ lạc và thọ hỷ. Bạn có cái tiềm năng đó.
Có rất nhiều tiềm năng khác nhau ở đây. Bạn có thể tự nhủ mình cách để làm tăng khổ đau hay cách để làm giảm nó. Tại sao chọn làm tăng nó khi bạn có cơ hội làm cái kia? Những cách bạn nhìn vấn đề cũng có thể làm thay đổi.
So there are these potentials coming from the past, and what matters is what you do with them, in terms of how you breathe, how you talk to yourself, and the images you hold in mind. So learn how to question the way you talk to yourself and the images you hold in mind. Question even the way you breathe. We’re told again and again, “When you’re doing breath meditation, just let the breath do its own thing. Don’t try to control it.” But you’ve got the op-portunity to make it really pleasant, and the Buddha en-courages you to do that. As he said, you train yourself to breathe in and out sensitive to pleasure, breathe in and out sensitive to rapture. Pleasure and rapture of this sort don’t just happen on their own. You don’t sit there waiting for them to happen. You can change the way you breathe so that it induces feelings of pleasure and rapture. You’ve got that potential. There are lots of different potentials there. You can talk to yourself in ways that increase your suffering or decrease it. Why choose to increase it when you have the other opportunity? The perceptions you hold in mind you can change as well.
Vì vậy hãy biết là bạn có cái quyền năng đó, và xem những lời dạy của Đức Phật căn bản là những lời khuyên nhủ trong mọi mức độ tạo tác. Về thân: hãy tập thở một cách mới. Khẩu: hãy tự nói chuyện với mình một cách mới. Đặt những câu hỏi mới. Đức Phật đặt ra một khoa học về câu hỏi, bạn biết không. Ngài chia câu hỏi thành bốn loại: câu hỏi cần được trả lời một cách khẳng định; câu hỏi cần được phân định lại rõ ràng trước khi trả lời; câu hỏi mà trước khi trả lời phải chất vấn lại người hỏi; và câu hỏi cần phải gạt ra một bên bởi vì chúng không đáng được trả lời. Những câu hỏi các loại trên không chỉ áp dụng cho những câu hỏi đặt ra bởi những người khác. Chúng cũng áp dụng cho những gì tâm bạn tự nói một mình, cho những câu hỏi sinh khởi trong tâm, cho cách tâm nhìn sự vật.
So realize that you have this power, and view the Buddha’s teachings basically as advice in all these levels of fabrication. Bodily: Learn how to breathe in a new way. Verbal: Talk to yourself in a new way. Ask new questions. The Buddha made a science of questions, you know. He divided questions into four types: the questions that deserve cate-gorical answers, those that have to be reanalyzed before you answer them, those where you have to question the questioner before you answer them, and those where you put the question aside because it’s not worth answering. These categories don’t apply only to questions coming from other people. They also apply to what the mind says inside to itself, the questions it raises, the way it looks at things.
Vì vậy, khi một câu hỏi nảy lên trong tâm, bạn có thể tự hỏi: nó thuộc loại câu hỏi nào đây? Nó có thực đáng được trả lời không? Câu trả lời có phải chỉ áp dụng cho những sự kiện cá biệt? Hay đó là một nguyên tắc chung áp dụng cho mọi trường hợp? Có nhiều cách chúng ta tạo khó khăn cho mình bằng cách chấp chặt vào một một cái gì đó khi nó đúng cho một số hoàn cảnh này và tự động mang nó áp dụng cho một hoàn cảnh khác không thực phù hợp. Thế nên hãy học những câu hỏi mới. Chất vấn cái cách bạn tự nói với bạn, chất vấn những tạo tác trong tâm ý, chất vấn cách bạn thảy những nhận định của mình lên các thứ. Đem vài lời Phật dạy và thử áp dụng xem.
So when a question comes up in your mind, you can ask yourself: Which category does it belong to? Does it really deserve an answer? Is the answer something that’s going to apply only to specific incidents? Or is it a general princi-ple that’s true across the board? There are a lot of ways we get ourselves into trouble by holding on to something that was true for one set of circumstances and then automati-cally applying it to something else where it doesn’t really fit. So learn new questions. Question the way you talk to yourself, question your mental fabrications, the way you slap perceptions on things. Take some of the Buddha’s rec-ommendations and try them on for size.
Bằng cách này bạn sẽ thấy rằng ở giây phút hiện tại có tiềm năng để khổ đau, nhưng cũng có tiềm năng để không khổ đau. Chúng ta tập luyện khả năng làm sao khỏi khổ đau, dù bất cứ điều gì xảy ra.
This way you find that in the present moment there’s the potential to suffer, but there’s also the potential not to suffer. We’re working on the skill of how not to suffer, no matter what happens.
Đó là quà tặng Đức Phật ban cho chúng ta. Hãy đừng để nó trên kệ sách. Lấy nó xuống và mang nó ra áp dụng.
That’s our gift from the Buddha. So don’t leave it on the shelf. Take it down and put it to use.
Thanissaro Bhikkhu là một tu sĩ gốc Mỹ tu theo Phật giáo Nam Tông, truyền thống Ẩn Lâm của Thái Lan. Hiện tại thầy là viện chủ Từ Viện Ẩn Lâm ở San Diego County, California. Tác phẩm gần đây nhất của thầy là cuốn “Tim lành, Tâm Lành: Pháp hành Mười Ba La Mật”. Những bài giảng, bài viết, và dịch thuật của Thanissaro Bhikkhu được đọc miễn phí trên mạng dhammatalks.org
This article was adapted from a talk given on June 19, 2023 and originally appeared on dhammatalks.org.
Thanissaro Bhikkhu is an American Theravada Buddhist monk trained in the Thai Forest Tradition. He currently serves as abbot of the Metta Forest Monastery in San Die-go County, California and is a frequent contributor to Tri-cycle. His latest book is Good Heart, Good Mind: The Practice of the Ten Perfections. Thanissaro Bhikkhu’s talks, writings, and translations are all freely available at his website, dhammatalks.org.