Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Duyên khởi giảng giải Cảm ứng thiên »» Xem đối chiếu Anh Việt: Duyên khởi giảng giải Cảm ứng thiên »»
(Giảng ngày 11 tháng 5 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 1, số lưu trữ: 19-012-0001)
Thưa quý vị đồng học!
Mới đây có một số vị đồng tu yêu cầu tôi giảng lại bản văn “Thái Thượng Cảm ứng thiên”, hy vọng có thể phát sóng qua đài truyền hình. Làm được như vậy rất tốt, nhưng việc giảng lại lần nữa phải mất nhiều thời gian. Tại đây chúng ta vừa khai giảng các bộ kinh Hoa Nghiêm, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Địa Tạng. Cùng lúc giảng giải cả ba bộ kinh như vậy đã nhiều rồi, nay tăng thêm nữa tôi e là quá nặng. Nhưng suy đi tính lại, tôi dự định sẽ tận dụng thời gian sáng sớm để giảng khoảng nửa giờ, trong hai đến ba tháng có thể hoàn tất trọn vẹn phần giảng giải này.
Trong thực tế, khóa giảng này cực kỳ quan trọng và thiết yếu. Hồi cuối triều Thanh, đầu thời Dân quốc, Đại sư Ấn Quang đặc biệt đề cao pháp tu này. Những năm ấy, Đại sư đang ở núi Phổ Đà, quan Tri huyện Định Hải bấy giờ lên núi lễ kính, thỉnh Đại sư đến huyện Định Hải giảng kinh thuyết pháp. Đại sư vốn người Thiểm Tây, phát âm rất nặng, nên đối với cư dân địa phương có sự khác biệt trở ngại về ngôn ngữ, liền nhờ một vị Pháp sư đến Định Hải giảng kinh.
Vị Pháp sư ấy đến Định Hải giảng kinh gì? Dường như là Âm chất văn của Văn Xương Đế quân. Tôi xem văn bản thấy được tư liệu này thì hết sức kinh ngạc. Một vị quan đứng đầu địa phương cung thỉnh pháp sư giảng kinh, ngài đến đó không giảng kinh Phật, mà lại giảng kinh văn của Đạo giáo!
Đặc biệt hơn nữa, Đại sư Ấn Quang suốt một đời hết sức đề cao những bản văn thuộc loại như Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên... Vì thế mà ngài phải nhận rất nhiều sự phê phán của người đương thời cũng như đời sau, nhưng hết thảy phê phán đều là dựa trên chỗ thấy biết của người phàm tục.
Trên phương diện Phật pháp, tôi tin là rất nhiều vị đồng tu đều đã biết qua câu này: “Viên nhân thuyết pháp, vô pháp bất viên” (Người hiểu đạo thuyết pháp, dù nói pháp nào cũng không khiếm khuyết.) Lại có câu: “Vô nhất pháp bất thị Phật pháp.” (Không một pháp nào không là Phật pháp.) Quý vị thử suy ngẫm xem, hai câu ấy có ý nghĩa gì? Trong thực tế, các pháp thế gian với pháp Phật do đâu mà phân biệt? Là do tâm của quý vị. Trong các pháp không hề có thế gian hay xuất thế gian. Không hề có! Đều là do trong tâm quý vị phân biệt. Nếu trong tâm quý vị có sự vướng mắc phân biệt vọng tưởng thì đó gọi là pháp thế gian, dù quý vị học kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm cũng là pháp thế gian. Vì sao vậy? Vì không ra ngoài Ba cõi. Nếu như quả thật lìa khỏi sự vướng mắc phân biệt vọng tưởng, xin thưa với quý vị rằng hết thảy các pháp đều sẽ là thấu triệt sinh tử, ra ngoài Ba cõi. Vì thế, không một pháp nào không là Phật pháp. Chúng ta cần phải hiểu thật rõ ràng ý nghĩa đó.
Hôm qua khi tôi viếng thăm [các tín hữu] đạo Thiên Chúa, có người hỏi tôi rằng, đạo Thiên Chúa giảng về linh hồn so với đạo Phật giảng về pháp tánh thì khác biệt thế nào? Tôi chỉ đơn giản bảo người ấy rằng, nếu có vướng mắc phân biệt thì gọi là linh hồn, không có vướng mắc phân biệt thì gọi là pháp tánh. Người ấy liền lập tức nhận hiểu, thể hội được vấn đề.
Như vậy, [linh hồn với pháp tánh] là một hay không phải một? Chỉ là một thôi. Nhưng một đàng thì có vướng mắc phân biệt, một đàng thì lìa khỏi vướng mắc phân biệt. Có vướng mắc phân biệt thì hết thảy các pháp đều chướng ngại; lìa khỏi vướng mắc phân biệt thì muôn pháp đều trọn vẹn dung thông. Vì thế cần thấu hiểu được rằng, hết thảy chúng sinh trong pháp giới hư không đều cùng một pháp tánh, kinh Hoa Nghiêm gọi đó là pháp thân: “Thập phương tam thế Phật, cộng đồng nhất pháp thân.” (Ba đời mười phương Phật, đều cùng một pháp thân.) Câu này thì quý vị đều nghe rất quen thuộc rồi. Quý vị suy ngẫm xem, đã cùng một pháp thân thì có pháp nào lại không là pháp Phật? Bài văn Cảm ứng thiên lẽ nào là ngoại lệ? Cho nên cũng là pháp Phật. Huống chi, các bài Cảm ứng thiên với Âm chất văn, từ đầu đến cuối mỗi chữ mỗi câu đều là giảng rõ về Năm giới và Mười nghiệp lành.
Năm giới và Mười nghiệp lành là pháp căn bản trong nhà Phật. Những ai lìa khỏi Năm giới và Mười nghiệp lành là rơi vào tà đạo. Bất luận quý vị tu học theo pháp môn nào, dù là người mới học hay đã chứng A-la-hán, cho đến Bồ Tát Đẳng Giác, nếu lìa khỏi Năm giới và Mười nghiệp lành thì đã rơi vào tà đạo, sao có thể gọi là pháp Phật?
Nếu muốn giảng giải Năm giới và Mười nghiệp lành cho trọn vẹn và thực tiễn, thì các bài Cảm ứng thiên với Âm chất văn chính là tài liệu giảng dạy rất tốt, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đại sư Ấn Quang đã nói hết sức rõ ràng, thế giới ngày nay nhiều loạn động, nhiều tai nạn, nếu muốn cứu vãn chỉ có một phương pháp là kêu gọi tất cả chúng sinh hãy tỉnh ngộ, thấu hiểu đạo chân chánh, dứt điều ác, làm điều thiện. Như vậy thì mọi tai ương cho dù không hóa giải hoàn toàn cũng sẽ được giảm nhẹ, rút ngắn được thời gian tai kiếp. Mà điều này thì chắc chắn là có thể làm được.
Có vị đồng tu ở Đài Loan hỏi tôi, trong đại kiếp nạn này liệu Đài Loan có thoát được chăng? Tôi bảo người ấy chắc chắn là được. Người Đài Loan tạo tội rất nặng, nhưng quý vị thử suy ngẫm xem, họ bắt đầu tạo tội từ khi nào? Bất quá cũng chỉ từ 20 năm gần đây thôi. Quý vị nghĩ xem, trước đây 20 năm người Đài Loan hết sức có khuôn phép, giữ theo luật pháp. Nhìn ngược lại 30 năm trước, phong khí Đài Loan có thể nói là tốt đẹp nhất Đông Nam Á, lòng người chơn chất, hiền lương. Người Đài Loan tạo tội chỉ trong 20 năm gần đây, khiến phong khí xã hội hoàn toàn thay đổi. Nhưng dù vậy, số người tạo tội cũng không quá nhiều, mà thời gian cũng không quá lâu. Huống chi ở Đài Loan số người niệm Phật rất nhiều, người có thiện tâm cũng rất nhiều. Cho nên dù gặp kiếp nạn, cũng sẽ không quá lớn.
Người Nhật Bản tạo tội rất nặng, có thể nói là hết sức nặng. Trong tương lai khi đại nạn đến, họ phải nhận lãnh quả báo gấp chục lần người Đài Loan hoặc hơn thế nữa. Chúng ta theo như nghĩa lý trong Cảm ứng thiên mà giảng giải thì người gieo nhân lành sẽ gặt quả tốt, người làm việc ác phải chịu quả xấu, đó là lẽ cảm ứng chân thật.
Cho nên, Tổ Ấn Quang hết sức đề cao ba bản văn [Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên và Âm chất văn]. Đó chính là trí tuệ chân thật, cứu vãn được kiếp nạn của thế giới. Đại sư suốt một đời hết sức nêu cao việc này, mà người chân chánh thấu hiểu được lại không nhiều lắm. Sau khi Tổ Ấn Quang đã vãng sinh rồi, người có khả năng tiếp tục truyền rộng những điều này lại càng quá ít.
Năm 1977, tôi nhận lời mời của các đồng tu, lần đầu tiên đến Hương Cảng (Hongkong) giảng kinh Lăng Nghiêm. Khi ấy tôi ở lại lâu đến bốn tháng. Trong hai tháng đầu tôi ở tại Cửu Long, nơi thư viện Trung Hoa Phật Giáo của Lão pháp sư Đàm Hư. Hai tháng sau thì ở tại đạo tràng của Lão Hòa thượng Thọ Dã và Giảng đường Quang Minh của Lam Đường Đạo.
Khi ở chỗ thư viện, tôi thấy nơi đây thu thập được rất nhiều những kinh sách do Hoằng Hóa Xã của Đại sư Ấn Quang xuất bản. Tôi với Đại sư có quan hệ hết sức mật thiết, là quan hệ truyền thừa tiếp nối, vì thầy tôi là Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vốn là học trò của Đại sư. Do đó, bản thân tôi đối với những lời khuyên dạy của ngài, cũng như những Kinh sách do Hoằng Hóa Xã xuất bản, đều tự nhiên có cảm tình rất sâu sắc. Những kinh sách của Hoằng Hóa Xã được thu thập trong thư viện nhỏ này, tôi đều xem qua toàn bộ, thấy có ba quyển được in nhiều nhất, hình thức in đẹp nhất. Đó là các sách Cảm ứng thiên hội biên, An Sĩ toàn thư và Liễu Phàm tứ huấn.
Thư viện Trung Hoa Phật Giáo lưu giữ những sách này với số lượng khá nhiều, tôi liền chọn trong những ấn bản khác nhau, lấy ra mỗi loại một quyển mang về Đài Loan. Khi nhìn vào những trang bản quyền cuối sách thì biết rằng ba tên sách này được in ra nhiều lần, mỗi lần in ít nhất là 10.000 quyển, nhiều nhất thì lên đến 50.000 quyển. Vậy cả thảy đã in bao nhiêu lần? Có đến mấy chục lần! Tôi làm một thống kê sơ lược thì thấy ba tên sách này có số lượng đã in vượt quá ba triệu quyển. Điều này khiến tôi hết sức kinh ngạc. Các sách do Hoằng Hóa Xã xuất bản, mỗi tên sách đều vào khoảng một ngàn, hai ngàn quyển, vì sao ba tên sách này được in nhiều đến thế?
Điều này khiến tôi phải chú ý, rồi lặng lẽ suy ngẫm thật kỹ mới hiểu ra rằng, Tổ Ấn Quang hết lòng muốn cứu vớt tai ương cho đời, cứu vớt kiếp nạn, [ngài tin rằng lưu hành] ba tựa sách này là rất tốt.
Ngày nay, ở những hiệu sách khắp nơi, các vị đồng học đều có thể tìm thấy [sách nói về] những lời tiên tri, dự báo từ thuở xưa của phương Tây. Có rất nhiều sách khác nhau. Tôi đã xem qua đến mười mấy quyển, thảy đều nói rằng năm 1999 là thời điểm cuối cùng của thế giới, với một đại nạn mang tính hủy diệt và kéo dài, đại khái phải đến hơn vài chục năm. Quãng thời gian này bắt đầu từ năm 1990, cho nên phải qua đến sau năm 2010 mới có thể xem là tai qua nạn khỏi.
Những sách như vậy của phương Tây chỉ nói là có tai nạn xảy ra, rằng do con người làm nhiều việc xấu ác, Thượng đế muốn dạy dỗ uốn nắn nên phải trừng phạt người đời, muốn đem cả thế giới này làm mới lại từ đầu. Hết thảy đều là theo luận thuyết “túc mạng” hay số phận an bày, khác xa với các sách như Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên, vì trong những sách này đề ra phương thức cứu vãn, còn các sách của phương Tây chỉ nói đến kiếp nạn mà không đề ra biện pháp gì để cứu vãn.
Trong số những tiên tri dự báo của phương Tây có một phần nằm trong Thánh kinh, so ra có sự sáng suốt hơn, vì trong đó đi đến kết luận cuối cùng là do nơi lòng người. Nếu lòng người có thể thay đổi, hướng về điều lành, thì kiếp nạn này có thể được hóa giải. Nhưng cũng chỉ nói chung chung vậy thôi, còn việc thay đổi cụ thể thế nào, dứt ác làm thiện ra sao thì không thấy nói rõ. Thật là khác xa với ba quyển [Liễu Phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên và An Sĩ toàn thư,] vì trong ba sách này giảng rõ mọi điều thấu triệt, dù nói về lý lẽ hay sự tướng cũng đều hết sức thấu triệt.
Nói thật thì chúng ta hiểu ra những điều này quá muộn, có lẽ cũng vì chúng sinh thế giới này phước báo khác biệt. Vì sao nói rằng chúng ta hiểu ra quá muộn? Chưa từng có ai đem những sách này dịch sang ngoại ngữ để lưu hành trên toàn thế giới, vì không hiểu được tầm quan trọng, thiết yếu của việc này. Nếu như ba quyển sách này đều được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới, đều được lưu hành rộng rãi khắp nơi, thì nơi nơi đều sẽ được tốt đẹp. Đó là vì chúng ta không hiểu biết, nay hiểu ra được thì không còn kịp nữa. Đó thật là “mất bò mới lo sửa chuồng”, nhưng vẫn phải làm thôi. Hy vọng mọi người đều phát tâm, chúng ta cùng khởi xướng việc này, đem hết khả năng chuyển dịch những sách này ra nhiều ngoại ngữ để lưu hành trên khắp thế giới, khiến cho những ai hữu duyên đọc được đều có phúc lành. Hơn nữa, chúng ta còn có trách nhiệm và sứ mạng phải khuyên bảo khuyến khích mọi người tụng đọc, gìn giữ làm theo những lời dạy trong sách, không chỉ để chuyển biến nghiệp báo tự thân, mà còn giúp cho xã hội được bình yên, ổn định, giúp cho chúng sinh trên toàn thế giới được tai qua nạn khỏi.
Trong vòng một năm sau khi từ Hương Cảng trở về, tôi đề xướng việc in ấn sách Cảm ứng thiên hội biên lần thứ nhất, đến nay đã in rất nhiều lần, tổng cộng được khoảng gần 100.000 quyển, cho dù năng lực của tôi rất hạn chế.
Với các sách Cảm ứng thiên hội biên, An Sĩ toàn thư và Liễu Phàm tứ huấn, tôi ở Đài Loan đề xướng việc phiên dịch, in ấn lưu hành. Hơn nữa, các sách này đều được tôi giảng giải qua rất nhiều lần, cũng không nhớ rõ bao nhiêu lần. Quyển Cảm ứng thiên tôi dùng để giảng giải khi trước, bên trong mỗi trang đều có ghi chú bên lề, những chỗ quan trọng đều có đánh dấu. Cách đây mấy hôm, khi đồng tu yêu cầu giảng [sách này], tôi liền tìm kiếm quyển sách đã giảng trước đây. Tìm ra được thì bớt việc, vì đến lúc giảng giải không cần phải chuẩn bị lại.
Hy vọng chư vị đồng tu xem trọng việc này, thực sự dứt trừ hết thảy các việc xấu ác, tu tập hết thảy việc lành. [Nên ghi nhớ,] Tổ Ấn Quang dùng ba quyển sách này để bổ sung vào những chỗ thiếu sót trong giới hạnh của chúng ta.
Về pháp môn niệm Phật, các bậc tổ sư, đại đức thường dạy bảo khuyến khích chúng ta “trì giới niệm Phật”. Niệm Phật mà không giữ giới luật, không làm việc thiện thì không thể vãng sanh. Người xưa từng nói: “Miệng niệm Di-đà tâm tán loạn, cho dù lớn tiếng uổng công thôi.” Cho nên, điều quan trọng, thiết yếu nhất là phải giữ lòng lành, nói lời lành, làm việc lành. Kết luận cuối cùng trong Cảm ứng thiên cũng là như vậy. Nếu quý vị giữ được thân, khẩu, ý đều hiền thiện, thì theo như trong Cảm ứng thiên, quý vị sẽ được thiện thần bảo vệ, giúp đỡ. Tịnh Độ tông thì dạy rằng như vậy quý vị niệm Phật nhất định sẽ vãng sanh. Thế gian hiện nay rất nhiều tai nạn, nên ví như chúng ta gặp phải tai nạn cũng không cần phải sợ sệt.
Hôm qua, tôi viếng thăm viện dưỡng lão, gặp khoảng hơn 20 người già mắc bệnh ung thư thời kỳ cuối. Tôi bảo các nữ tu trong viện rằng, cần mang đến hy vọng cho những người già này, đừng mang bi thương đến cho họ; phải dùng tôn giáo để giáo dục, mở ra con đường cho họ. [Nên khuyên bảo họ rằng,] con người thật ra không có chết đi, sống chết là chuyện bình thường, chỉ là chuyển đổi sang hoàn cảnh khác mà thôi. Khi họ thay đổi được quan niệm như thế thì đối với chuyện sống chết họ sẽ thấy không còn quan trọng, trong lòng sẽ được bình yên, tĩnh lặng. Như thế là giải tỏa được vướng mắc để chuyển sang một hoàn cảnh tốt đẹp hơn, một sinh hoạt tốt đẹp hơn.
Cho nên, sự giáo dục của tôn giáo là hết sức quan trọng, thiết yếu. Khi mọi người quan tâm đến trẻ em, đối với những trẻ khuyết tật đều có sự chăm sóc giúp đỡ đặc biệt. Với người già cũng cần phải chăm sóc giúp đỡ đặc biệt như thế, sao có thể thờ ơ xem nhẹ? Người già phải có cách chỉ bày đặc biệt, phải thường trò chuyện, thăm hỏi, an ủi họ. Điều này cũng quan trọng, thiết yếu như việc dạy dỗ trẻ em. Phải có người thường xuyên giảng nói, mang đạo lý quan trọng này giảng giải cho họ, giúp họ thoát khỏi sự đau đớn khổ sở vì [nỗi lo] sống chết. Với người học Phật thì nhất định phải khuyên bảo họ cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Với những tín đồ Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo, hãy khuyên bảo họ nhất định phải cầu lên thiên đường. Cõi trời so với cõi người tốt đẹp hơn nhiều. Như thế là giáo dục, không chỉ chăm chăm lo việc giúp đỡ đời sống vật chất, mà đối với đời sống tinh thần cũng nhất định không để họ thiếu thốn.
Chuyện vui chơi giải trí cũng cần tăng thêm. Hôm qua, các nữ tu bảo tôi rằng, những người phụ trách việc giải trí có mời một số thanh niên đến đây ca hát, phục vụ các cụ, nhưng họ không thích nghe. Tôi nói, đó là lẽ đương nhiên, người già nghe loại âm nhạc thời nay chỉ chán ghét thôi, sao có thể nghe được? Quý vị phải hiểu được tâm lý của người già, phải dùng loại âm nhạc của 30 năm trước, thì họ sẽ thích nghe, hoặc những bài hát của 40 năm trước, có người nghe qua liền nhớ lại lúc còn trẻ họ đã hát, trong lòng ắt có cảm xúc. Tất nhiên không thể [người nào cũng] giống hệt như nhau.
Nghe tôi nói rồi họ mới nghĩ lại. Tôi bảo, quý vị cần phải tìm kiếm nhiều loại. Những điệu múa ngày nay người già không thích xem, phải cho họ xem các vở diễn Triều Châu, các tuồng tích xưa, thì họ sẽ vui thích. Các cụ là người của thời xưa, quý vị phải dùng những thứ thời xưa thì họ đáp ứng ngay. Cho nên, chúng ta phải chú tâm, phải thường xuyên trò chuyện với người già, xem họ vui thích chuyện gì, hy vọng những gì, ta mới có thể thay họ mà lo liệu. Như thế mới đúng là chăm sóc, lo lắng cho người già, giúp người già mở mang tâm ý, được sống thoải mái tự do. Chúng ta làm được như vậy mới hết trách nhiệm.
Chúng ta phải hết sức tìm kiếm những bài hát xưa, những vở diễn xưa, những băng ghi hình... Tìm được rồi thì mang đến tặng cho các cụ. Trong số các cụ có rất nhiều người Trung quốc. Những việc làm như vậy có thể nói đích thực là dứt ác, làm thiện.
Hôm nay tôi thấy rất nhiều người trong quý vị đã có tập sách Cảm ứng thiên khổ nhỏ này. Mọi người sử dụng bản in nhỏ gọn như vậy là rất tốt. Tôi vừa xem qua, thấy bản này in ra 1.000 quyển, như vậy là quá ít. Bản này nhỏ gọn, dùng tụng đọc tốt, rất thuận tiện mang theo để thường xuyên đọc. Phần sau lại có cả Âm chất văn của Văn Xương Đế quân. Cả hai bản văn nằm trong một quyển, thật là một quyển sách nhỏ gọn hết sức lý tưởng.
Trong khoảng nửa giờ buổi sáng sớm của thời gian từ hai đến ba tháng tới, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu quyển sách nhỏ này.
Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.
太上感應篇 (第一集) 1999/5/11 新加坡淨宗學會 檔名:19-012-0001
各位同學,大家好。最近有些同修要求我將《太上感應篇》再講一遍,希望送到電視台去播放,這是一樁好事情。可是再講一遍也要相當長的時間,最近我們在此地,開講的是《華嚴》、《無量壽經》與《地藏經》,這三部經同時講已經就夠多了,再加上一種,感覺得分量太重。所以想來想去,利用早晨這個時間,這半個小時,我們預定兩個月到三個月將這個課程講圓滿。
這一門課程實在說是非常重要,清末民初,印光大師特別提倡這個法門。清朝末年的時候,印光大師住在普陀山,當時定海的知縣,清朝稱知縣,到山上禮請印光大師到定海縣來講經弘法。大師因為家鄉的口音很重,他是陝西人,所以在當時語言上有隔閡,他就派了一位法師到定海縣去講經。去講什麼經?好像是講《文昌帝君陰騭文》。我們在文獻上看到這些資料都非常驚訝,地方上的長官請法師講經,法師不講佛經,去講道教的經典。尤其是一生極力提倡《了凡四訓》、《感應篇》這一類的書籍。所以惹到當時,以及後人,對祖師很多的批評,這都是凡夫知見。在佛法裡面,我想很多同修都知道有這麼一句話,「圓人說法,無法不圓」;也許有人又聽過另外一句話,「哪一法不是佛法」,你們想想這兩句話是什麼意思?實在講所謂世法跟佛法從哪裡分?從你心上分。法上沒有什麼世間法、出世間法,沒有,是從你心上分。如果你的心有妄想分別執著,那就叫世間法,你就是學《大方廣佛華嚴經》也是世間法,為什麼?出不了三界。如果離開妄想分別執著,給諸位說,所有一切法都能夠了生死、出三界,所以哪一法不是佛法!我們要明白這個道理。
昨天我們訪問天主教,有一位先生向我提出一個問題,他說天主教裡面所講的靈魂,跟佛法所講的法性,差別在哪裡?我很簡單的告訴他,有分別執著的叫靈魂,沒有妄想分別執著的叫法性。這個他立刻就能懂得、能體會到。是不是一樁事情?是一樁事情。但是一個裡頭有分別執著,一個是離分別執著,有分別執著,法法都有障礙;離分別執著,萬法圓融。所以要曉得,虛空法界一切眾生是一個法性,《華嚴經》上講一個法身,「十方三世佛,共同一法身」,這一句話諸位也聽得耳熟。既然共同一法身,你想想看,哪一法不是佛法!《感應篇》怎麼能例外?也是佛法。何況《感應篇》、《陰騭文》,自始至終每一句、每一個字,都是發明五戒十善。五戒十善在佛家是根本法,離開五戒十善,這個人就行邪道了。無論你修學哪個法門,無論你是初學,還是羅漢、還是等覺菩薩,你要是離開五戒十善,你就是邪道,那哪裡叫佛法?五戒十善要講得圓滿、講得實在,《感應篇》跟《陰騭文》是好教材。尤其是在我們現前這個階段,印光法師非常清楚,這個世間有動亂、有災難,要想挽救這個災難只有一個方法,喚醒一切眾生真正的覺悟,斷惡修善。這個災難縱然不能夠完全化解,將這些災難減輕、災難的時間縮短,這是肯定可以做得到的。
台灣的同修來問我,在大劫難當中,台灣能不能夠免過?我告訴他這是肯定的。台灣人造的罪業很重,可是你要想想,台灣人造罪業從什麼時候開始?也不過是最近二十年!你們想想看二十年前的台灣,台灣人很規矩、很守法。如果再退到三十年前,台灣的風氣可以說是東南亞最好的,人心淳厚、善良。台灣造罪業也就是最近這二十年,社會風氣完全變了。縱然造罪業,造罪業的人不算太多,時間不算太長。何況台灣念佛的人很多,善心的人很多,所以縱然有劫難不會太大。日本人造的罪業就重,可以說是非常之重,他將來在這個大難當中所受的果報超過台灣十倍都不止。我們從感應這個道理上講,種善因得善果,造惡因一定得惡報,這是感應的真理。所以印祖極力提倡這三本書,這是真實智慧,挽救世界的劫難。他老人家一生提倡,真正懂得的人並不多,印祖往生了,能夠繼續發揚光大的更少。
我是在一九七七年,第一次接受香港同修的邀請,到香港講《楞嚴經》。那一次在香港住的時間長,住了四個月。前面兩個月,住在倓虛老法師的中華佛教圖書館,在九龍;後面兩個月,住在壽冶老和尚的道場,藍塘道的光明講堂。我在圖書館看到,印光大師弘化社出版的一些書籍,那個地方蒐集得很多。我跟印祖的關係非常密切,我們有師承的關係,我的老師李炳南老居士是印祖的學生。因此,我對於印祖的教誨,弘化社出版的書,就自然有一分很深的感情。這個小圖書館裡面所收藏弘化社的書,我全部都看過。而發現這三種書,《感應篇彙編》、《安士全書》、《了凡四訓》,弘化社印得最多,本子也印得最好。中華佛教圖書館收藏的分量也不少,我就帶了一份,一樣帶一本帶回台灣。我看到後面版權頁,這三種書每一版數量最少的是一萬冊,數量多的五萬冊。印了多少版?幾十版。我概略的統計了一下,這三種書的數量超過三百萬冊,這個使我非常驚訝!弘化社印其他的書籍,每一版都是一千本、兩千本,為什麼這三種書印這麼多?這引起我的注意。我冷靜仔細思惟,印祖苦心要救這個災難、救這個劫難,這三種書是好。
今天,諸位同學們,在各個地區許多的書店都可以能夠看到西方古老的預言,而且種類非常之多。我看過的就十幾種,都說一九九九年世界末日,有毀滅性的大災難,而且這個災難的時間很長,大概要延續二十多年。這個二十多年是從一九九0年開始,大概要到二千十幾年,這個災難才算能度過。可是西方這些書只說明有這些災難,說這個災難是眾生造惡業,上帝發脾氣了要懲罰世人,要把這個世界從頭再來改造,是個宿命論。遠遠不如《了凡四訓》跟《感應篇》這些書籍,這些書籍裡有挽救的方法。他們只提出劫難沒有挽救的辦法。西方預言裡面,還有一種叫《聖經密碼》,那個比一些預言要高明,裡面最後的結論說這在人心,如果人心能回頭,人心能向善,這個劫難可以化解。但是它也只有籠統說了這麼一句,怎麼個回頭、怎樣斷惡修善,沒有具體的說明。遠遠不如這三種東西說得透徹,無論說理、無論說事都說得很透徹。
實在講我們覺悟太遲,也是這個世界眾生福報差了一點。怎麼說我們覺悟太遲?沒有把這幾種書翻成外國文字流通到全世界,不曉得這個重要性。如果這三種書大量譯成世界各種文字,大量流通全世界,對整個世界都有好處。這是我們沒有能覺悟到,現在才知道,現在知道真的已經來不及。可是亡羊補牢我們還是要做,希望大家發心,我們帶頭來做,盡可能的把它翻成外國文字向全世界流通,能夠有緣讀到這個書的人有福。而且我們有責任、有使命,勸導大家讀誦、受持、依教奉行,不但能夠轉變自己的業報,也能夠安定社會,幫助這個世間一切眾生消災免難。所以我那一年從香港回來之後,我就在台灣提倡,這是我第一次印的《感應篇彙編》,總共印過好幾版,在當時大概印了總共將近十萬冊的樣子,我們能力很有限。這是《感應篇彙編》、《安士全書》跟《了凡四訓》,我在台灣提倡、翻印、流通,而且這三種書都講過,也講過好幾遍,多少遍我記不清楚。
這個本子是我當時講《感應篇》所用的本子,這裡面圈圈點點,書上寫了一些眉註,重要地方都給它劃出來,這從前我講的本子。前幾天有同修來要求我,我就找這本子找出來,找出來省事,我講解的時候,無需要再做準備。所以希望同修們能夠重視這樁事情,真正要斷一切惡,修一切善。印祖用這三樣東西來彌補我們戒行之不足。念佛法門,祖師大德常常教誨我們「持戒念佛」,念佛不持戒、不行善不能往生,古人所謂「口念彌陀心散亂,喊破喉嚨也枉然」。所以最重要的善心、善語、善行,《感應篇》最後的結論也是結論到此地。你的心善、言善、行善,《感應篇》裡面說你得善神保佑,在淨宗裡面講,你念佛才決定能往生。現在這個世間災難很多,如果我們遇到災難不必恐懼。
昨天我們訪問老人院,我們看到有二十幾位得癌症末期的這些老人。我告訴這些修女們,對這些老人要給他們希望,不要給他們悲傷,要以宗教教育去開導他。人沒有死,所謂生死是平常事,是我們轉換一個環境,讓他這個觀念轉過來,他對於生死就看淡,心就平靜。這是個轉捩點,我們會轉入一個更好的環境,我們會得到更好的生活。所以宗教教育非常重要。他們照顧兒童,你看這殘障兒童個別輔導,對於老人也要個別輔導,這怎麼能疏忽?老人個別的開示,常常跟他談談話、慰問,跟教導小孩一樣重要。這些老人,常常有人跟他講話,常常有人給他講這些大道理,幫助他脫離生死的痛苦。學佛的,我們一定勸導他求生西方極樂世界;天主教徒、基督教徒,你也勸導他一定要求升天堂,天道比人道殊勝太多。
這是教育,不僅僅是在物質生活上幫助,精神生活上決定不能夠缺少,娛樂方面也要加強。昨天這個修女告訴我,她說娛樂的部分,也有些年輕人到這邊來唱歌,來義務給他們表演,她說老人不愛聽。我說當然,老年人聽到現在這種音樂厭煩,他怎麼會聽得進去?我說妳要懂得老人的心情,妳要播放三十年前的那些音樂,他就喜歡聽。四十年前的這些老歌,他聽了之後,他年輕時候唱的,他心裡就會受感動,就不一樣。我說了她們才想到,我說妳要找這些東西,現在這些歌舞表演老人不喜歡看,給他看潮州戲、給他看老戲,這些東西拿去他就歡喜。他是哪一個時代的人,你要用那個時代的東西他就適應。所以這是我們都要想到,我們常常跟老人交談,他們喜歡什麼東西,希望什麼東西,我們來替他準備,這才真正照顧老人,讓老人開心,讓老人活得很自在,你們才盡到責任。我們盡量去找,找這些老歌、找這些戲劇,找這些錄像帶,我們找了就送給他們,他們裡面的中國人很多。這些做法,可以說都是斷惡修善的落實。
我看今天,我們這個小本子很多,我們大家都用這個小本子好了,《太上感應篇》,用這個小本子。這個小本,我剛才看,只印了一千冊,印得太少。這個小本子讀誦很好,攜帶很方便,常常去念,後面還有「文昌帝君陰騭文」,兩篇東西都在裡頭,這個很理想的小本子。我們這二、三個月早餐半個小時,我們大家研究這個小冊子。好,今天時間到了,我們就講到此地。
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.37.212 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập