Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Biết rõ nhờ buông xả »» Xem đối chiếu Anh Việt: Biết rõ nhờ buông xả »»
Tôi học được rằng, chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay. Chánh niệm thuộc về định, và tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng.
Ví dụ như ta cầm một cây đèn pin để soi chiếu một vật gì. Giữ cho yên và chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, soi sáng để thấy rõ đối tượng là tỉnh giác. Nếu ta không giữ đủ yên ta sẽ không thấy được vật nào, và nếu đèn không đủ sáng thì cũng không thể thấy rõ được. Nhưng nếu ta lại cố giữ cho thật chặt, bất động, thì ta lại sẽ đánh mất đi một thực tại lúc nào cũng di động và chuyển biến.
Tôi nghĩ, nếu như ta muốn lúc nào cũng “biết rõ việc mình đang làm”, chúng ta đừng nên cố gắng giữ quá chặt “cây đèn pin” ở một chỗ, mà nên buông thư và để cho nó vận dụng tự nhiên. Được như vậy nó có thể soi sáng việc nào cần thiết. Và vì vậy mà “biết rõ việc mình đang làm” thật ra đòi hỏi nơi ta một sự buông thả tự nhiên, hơn là một sự dụng công và kềm chế.
Buông bỏ thái độ chủ quan
Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật liệt kê ra hết tất cả mọi kinh nghiệm nào có mặt trong thân tâm, trong đời sống hằng ngày của ta. Có lẽ Phật có ý muốn khuyên ta đừng nên cố gắng kiểm soát bất cứ một việc gì đang khởi lên, mà chỉ cần “biết rõ” hết tất cả thôi.
Và muốn “biết rõ” được tất cả, chúng ta cần phải có một thái độ rộng mở, đừng chọn lựa, hoặc muốn chúng phải có mặt theo một ý riêng nào đó. Ta không nắm giữ mà cũng không xua đuổi một kinh nghiệm nào, không mong cầu và cũng không chối bỏ một điều gì. Chỉ thật sự có mặt trọn vẹn với tất cả. Vì khi ta có ý định muốn kiểm soát hay thay đổi, cái thấy của ta sẽ bị lu mờ đi, vì một cái Tôi nhỏ bé của mình.
Nhưng buông bỏ sự kiểm soát không có nghĩa là ta sẽ buông xuôi và không còn cần phải làm gì hết. Mà vấn đề là ta làm với một cái biết trong sáng và rộng mở, hay bằng một cái tôi nhỏ bé và chủ quan. Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ, có lẽ Phật cũng muốn nhắc nhở rằng, ta có thể đạt đến sự tỉnh giác trong khi làm những công việc bình thường mỗi ngày. Nếu như ta làm những gì cần làm, với một ý thức rõ ràng, chúng sẽ bớt đi bị sự chi phối và che mờ của bản ngã.
Hạnh phúc là con đường
Thường khi làm một việc gì, là ta có ý muốn thành tựu một mục tiêu nào đó. Nhưng cũng vì ý muốn ấy mà ta có thể vô tình đánh mất đi thực tại. Như khi pha một ly cà phê chẳng hạn, ý muốn và sự toan tính của ta về tách cà phê ấy có thể làm mất đi sự sống đang có mặt. Thật ra, công việc pha cà phê của ta cũng quan trọng y như sự thành tựu được chính ly cà phê ấy.
Ông A. J. Muste nói, There is no way to peace; peace is the way. Ta không thể nào tách rời được con đường mình đi ra khỏi với lại nơi mình sẽ đến. Trong công việc mình làm, bạn hãy cẩn thận và chú tâm đến những gì đang xảy ra chung quanh ta, âm thanh của cốc cà phê đặt trên dĩa, hơi nước nóng, cảm giác an vui, ánh nắng và lá xanh bên ngoài khung cửa sổ… Và thật ra đó cũng không phải là một sự tìm kiếm đối tượng nào hết, hãy cho phép sự sống có mặt ngay trong công việc mình làm. Tách cà phê ngon đã có mặt từ giọt nước thơm trong đầu tiên.
Chúng ta không hề trốn tránh quá khứ, hay xem thường tương lai, nếu như ta sống trọn vẹn với việc mình đang làm. Con đường mình đi sẽ trở nên thênh thang và tốt đẹp hơn, và nếu như có việc gì bất ngờ xảy ra ta cũng sẽ giải quyết được chúng dễ dàng hơn, vì thấy rõ và không bị những ràng buộc. Khi ta biết buông xả, hiện tại sẽ có mặt một cách trọn vẹn, trong sáng và tự nhiên.
Điều kiện giác ngộ đang có mặt ở mọi nơi chung quanh ta, nếu như ta đừng nắm bắt hay xua đuổi một kinh nghiệm nào, và chỉ cần “biết rõ việc mình đang làm.” Nhưng đó không phải là một sự dụng công hay chọn lựa nào, mà chỉ là một sự rộng mở và buông xả thôi, vì đó chính là điều kiện cho một cái thấy trong sáng có mặt.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.108.233 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập