Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
Walter Evans-Wentz didn’t speak Tibetan and he never translated anything, but he was known as an eminent translator of important Tibetan texts, especially a 1927 edition of The Tibetan Book of the Dead, which was for many Westerners the first book on Tibetan Buddhism that they took seriously. “He didn’t claim to be a translator in his books,” says Roger Corless, Professor of Religion at Duke University, “but he didn’t mind leaving the impression that he was.”
Như các vị tiên phong đem Phật giáo vào Phương Tây, Evans-Wentz không cho mình là Phật tử mà chỉ tình cờ tìm thấy những tài liệu về Phật giáo và đem phổ biến. Với tính cách ngây thơ chân thành, tài hùng biện hoa mỹ, tầm nhìn sâu sắc và giọng điệu thiên sai, ngày nay ông được coi là một lực đẩy cho trào lưu New Age.
Like many figures who played important roles in bringing Buddhism to the West, Evans-Wentz didn’t call himself a Buddhist, and he seems to have stumbled almost accidentally upon the texts he eventually published. With his naive sincerity, flowery rhetoric, lofty vision, and messianic tone, he might be taken today for a proto-New Age crank.
Dù vậy, ông trở thành một học giả được nể trọng. Ông mang chút văn vẻ của người Anh trong các bài viết của mình dưới cái tên QY Evans-Wentz, Thạc sĩ, Tiến sĩ Văn Chương, Đại học Jesus, Oxford. Evans-Wentz dành tương đối ít thời gian ở Oxford mà thực sự trưởng thành trước thời điểm chuyển giao thế kỷ tại thành phố Trenton, tiểu bang New Jersey.
Nonetheless, he became a highly respected scholar. He even projected a vaguely British affect in his writings, signing his books “W Y Evans-Wentz, M.A., D.Litt; D.Sc. Jesus College, Oxford.” But Evans-Wentz spent comparatively little time at Oxford and actually grew up before the turn of the century in Trenton, New Jersey.
Người đàn ông, sau này đề cao “lý tưởng ẩn cư”, từng là một thanh niên mơ mộng, cô đơn, thơ thẩn những chiều buồn bên dòng sông Delaware thơ mộng, đôi khi không một mảnh vải che thân. Một buổi chiều nọ, chàng cảm giác ngất ngây và bị ám ảnh bởi niềm tin không phải lần đầu tiên có mặt trên cõi đời này, ngay lúc đó, những hình ảnh quá khứ và tương lai lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí. Ngay đêm đó, chàng nhận ra rằng cuộc đời chàng sẽ là một lữ khách phiêu lưu các vùng đất lạ, vượt đại dương, xuyên núi rừng, băng sa mạc đến tận cùng trái đất để khám phá những điều chưa biết.
The man who would later praise the hermit ideal was a dreamy, lonely youth who liked to spend his afternoons lazing beside the Delaware River, sometimes without his clothes. On one of those afternoons he had an “ecstatic-like vision,” and remained “haunted” by the conviction that “this [was] not the first time that I [had] possessed a human body,” but now “there came flashing into my mind with such authority that l never thought of doubting it, a mind-picture of things past and to come…. I knew from that night my life was to be that of a world pilgrim, wandering from country to country, over seas, across continents and mountains, through deserts to the end of the earth, seeking, seeking for I knew not what.”
Sau đó, Evans-Wentz trở thành kẻ hành hương, lang thang từ Ai Cập, Ấn Độ, Xích Kim, Trung Quốc và Nhật Bản. Ông đi về giữa hai cuộc chiến tranh lúc soạn dịch cuốn Tử Thư Tây Tạng
Evans-Wentz did become a pilgrim, wandering through Egypt, India, Sikkim, China, and Japan. He was particularly mobile between the two world wars, when he worked on The Tibetan Book of the Dead.
Suốt đời, ông viết nhật ký và những ghi chú đó được dùng làm tài liệu cho cuốn tiểu sử mang tên Kẻ Hành Hương Về Cõi Sáng được xuất bản năm 1982. Nhiều trải nghiệm bản thân được đưa vào sách, đặc biệt trong phần mở đầu. Nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về người đàn ông đặc biệt đeo biểu tượng trái tim thiêng liêng trên tay áo, nhưng những phần khác ông vẫn giấu kín
Throughout his life, he kept diaries and he made extensive notes for an autobiography that served as a source for Ken Winkler’s brief 1982 biography, Pilgrim of the Clear Light. He also made substantial reference to himself in his books, especially in the long introductions in which he supplied background material. But there remains something essentially mysterious about the man. He wore his spiritual heart on his sleeve, but other parts he kept concealed.
Evans-Wentz có hai anh trai và hai chị gái nhưng lại luôn cô độc. Cha ông là một thương gia gốc Đức, nghiện rượu. Mẹ ông, người Ái Nhĩ Lan, là người tạo cảm hứng cho ông quan tâm nghiên cứu học thuật (Cuốn sách đầu tay của ông được viết tại Oxford mang tựa đề Niềm Tin Cổ Tích Trong Các Nước Celtic (Lãnh thổ hiện đại ở Tây Bắc Châu Âu).
Evans-Wentz had two brothers and two sisters, but was a solitary child. His father was of German descent, a businessman who had a problem with alcohol. His Irish mother may have inspired his early scholarly interests (his first book, written at Oxford, was called The Fairy Faith in Celtic Countries).
Thuở nhỏ ông theo đạo Tin Lành. Lớn lên gia đình ông bắt đầu có hướng suy nghĩ độc lập về tâm linh. Ông có một mối quan tâm đặc biệt đến những điều huyền bí và rất hứng thú với tư tưởng của Bà Blavatsky, người sáng lập Hội Thông Thiên Học. Chính vì Bà Blavatsky tuyên bố đã được truyền cảm hứng từ các Lạt ma Tây Tạng nên ông bắt đầu quan tâm đến nền văn hóa Himalaya xa xôi đó. Thật vậy, phần lớn nghiên cứu của ông tập trung vào các nhà Thông Thiên Học. Ông đồng cảm với họ về tư tưởng siêu nhiên và chân lý tối cao. Evans-Wentz viết trong một phần giới thiệu: “Dưới lòng Đất Mẹ, trong sự rung chuyển sáng ngời đầy sinh lực, dòng chảy của sự sống bất diệt mãi luân lưu.” Ông nhìn thấy chân lý trong các tôn giáo nhưng lại bất đồng với Cơ Đốc Giáo, điều mà ông tự nhận mình nhỏ nhen. Luân hồi là đề mục trong các bài viết của ông. Ông cho rằng những kẻ ngộ đạo Thiên Chúa Giáo đã từng tin vào tái sanh nhưng không hiểu sao đức tin chính thống lại chối bỏ học thuyết này.
Walter was raised a Baptist, but as he grew older the family began to embrace the ideas of spiritualists and freethinkers. He had a particular interest in the occult and was much taken with the work of Madame Blavatsky, founder of the Theosophical Society. It was because Blavatsky claimed to have been inspired by lamas in Tibet that he first became interested in that remote Himalayan culture. Indeed, much of his work comes into focus in light of his interest in the Theosophists. He shared their visionary, exalted tone (“Over the bosom of the Earth-Mother, in pulsating vibrations, radiant and energizing, flows the perennial Stream of Life,” he wrote in one introduction). He saw truth in all religions but held a lifelong grudge against Christianity, which he regarded as small-minded and petty. Reincarnation is the single thread that runs through all his work: insisting that Gnostic Christians had believed in rebirth, he could not understand why the mainstream faith had abandoned this doctrine.
Evans-Wents xem nhẹ chủ nghĩa tư bản. Ý tưởng về một đời sống khổ hạnh luôn lôi cuốn ông, đặc biệt là sau khi ông viếng thăm Phương Đông và ông không thích lối sống tư bản. Tuy vậy, ông theo cha mình bước vào lĩnh vực bất động sản và thành công từ việc buôn bán nhà đất.
Evans-Wentz had a fickle relationship to capitalism. The idea of an ascetic life attracted him, especially after he had visited the East, and he disliked any show of wealth or bourgeois comfort. But he followed his father into the real estate business and was remarkably successful, making substantial sums in “quick sales, mortgages, and land transfers.” He would continue to deal in real estate all his life, and apparently funded himself with the profits.
Ông tiếp tục sống với nghề buôn bán bất động sản bởi nó mang đến nhiều lợi lạc, và không để tâm đeo đuổi việc học cho đến tuổi ngoài 20. Ông theo cha mình đến San Diego, một phần vì ông thích vùng Loma, trụ sở chính ở Mỹ của Hội Thông Thiên Học. Năm 24 tuổi ông ghi danh học tại Stanford theo diện đặc biệt. Năm 1907 ông học tại Jesus College, Ofxord và hoàn tất cả hai chương trình cử nhân và cao học tại Stanford vào lúc 29 tuổi. Lúc ở Oxford, ông theo học các môn liên quan đến “tín ngưỡng thần linh” rồi lang thang xứ Wales, Scotland, Ireland, Cornwall, Britanny và đảo Man để thu thập các mẩu chuyện về các sinh vật thần thoại, tiên nữ và yêu tinh.
He didn’t get around to formal education until his mid-twenties. He had followed his father to San Diego, partly because he was interested in Loma Land, the American headquarters of the Theosophical Society, and he enrolled at Stanford University at the age of twenty-four as a “special entrant.” By the time he applied to Jesus College at Oxford in 1907, at the age of twenty-nine, he had earned both bachelor’s and master’s degrees from Stanford. At Oxford he pursued his interest in “fairy faith,” traveling through Wales, Scotland, Ireland, Cornwall, Brittany, and the Isle of Man, collecting stories about pixies, fairies, and goblins.
Năm 1916, Evans-Wents thu nhập $1600 lợi tức từ các nguồn đầu tư mỗi tháng, một số tiền khá lớn vào thời đó. Ông qua Ái Nhĩ Lan thăm hai nhà thơ George William Russels và William Butlr Yeats. Cả hai đều quan tâm đến các bài viết của ông và lĩnh vực Thông Thiên Học. Sau đó ông chu du nhiều hơn, và điểm đầu tiên là Ai Cập, nơi ông ở đến 29 tháng. Giáo sư Roger Corless, một học giả hàng đầu về Phật giáo tại đại học Duke đoán rằng có thể sự tìm hiểu của Evans về bản dịch cuốn Tử Thư Ai Cập của E. Wallace Budge mà Evans-Wents lấy ý tưởng để đặt tựa tương tự, không mấy chính xác, là Tử Thư Tây Tạng (Tựa đề đúng nghĩa hơn là Cẩm Nang Giải Thóat Qua Nhận Biết Thân Trung Ấm)
By 1916, Evans-Wentz had a monthly income of $1,600 from his investments, a princely sum in those days. He visited two poets in Ireland, George William Russell and William Butler Yeats, both of whom had an interest in his work and in Theosophy; then he began his wider travels, heading first for Egypt, where he remained for 29 months. Roger Corless speculates that it was Evans-Wentz’s probable knowledge of E. Wallace Budge’s translation of The Egyptian Book of the Dead that left us with the inaccurate title The Tibetan Book of the Dead. (A more literal translation would be The Book of Liberation by Hearing in the Intermediate States.)
Từ Ai Cập, ông chuyển đến Ceylon và sau đó đến Ấn Độ, nơi ông hòa nhập với cộng đồng Thông Thiên Học nổi tiếng ở đó. Đã từng là một nhà huyền học, ông nghiên cứu nhiều đức tin tôn giáo khác nhau, nhưng không là tín đồ của tôn giáo nào. Giờ đây, ông đi lang thang khắp chân núi Hy Mã Lạp Sơn, vùng đất đã truyền cảm hứng cho Bà Blavatsky, và ông bắt đầu gặp gỡ những vị thầy tâm linh mà ông sẽ viết về họ trong sách của mình.
From Egypt he moved on to Ceylon and then to India, where he mingled with the prominent Theosophist community there. Until then, he had taken an occultist’s interest in varieties of faith, not a practitioner’s. But now he was in the land that had inspired Madame Blavatsky, and he began to wander in the foothills of the Himalayas, encountering the spiritual teachers about whom he would write in his books.
Tại Darjeeling, Evans-Wentz đã gặp hiệu trưởng của một trường nam sinh ở Gangtok, Sikkim, tên là DawaSamdup. Dawa-Samdup từng làm thông dịch viên cho chính phủ Anh ở Sikkim và đang làm từ điển Tạng-Anh. Nhưng rõ ràng ông ta không để tâm làm hiệu trưởng. Theo tiểu sử của Winkler, ông bị “nguyền rủa bởi đồ uống của quỷ”, và thường xuyên đi lang thang khỏi trường học trong nhiều ngày, bỏ bê học sinh của mình trong khi ông “suy ngẫm về các vấn đề siêu hình”.
In Darjeeling, Evans-Wentz met the headmaster of a boys’ school in Gangtok, Sikkim, named DawaSamdup. Dawa-Samdup had acted as an interpreter to the British government in Sikkim and was working on a Tibetan-English dictionary. But apparently he wasn’t much of a headmaster. He was “cursed by the demon drink,” according to the Winkler biography, and would wander away from the school for days at a time, neglecting his students while he “contemplated on metaphysical planes.”
Kawa-Samdup chuyên tâm vào công việc phiên dịch. Trong mỗi chuyến du hành, Evans-Wentz đã mua rất nhiều tài liệu về đề tài tâm linh. Samdup thì sở hữu tài liệu về đề tài khác. Theo ông Rick Fields, tác giả cuốn “How the Swans Came to the Lake: A Narrative History of Buddhism in America”, cả hai Evans-Wentz và Kawa Samdup cùng nhau làm việc từ mờ sáng, Kawi Kawa-Samdup thực hiện công tác phiên dịch và Evans-Wentz đóng vai trò “tự điển sống” hỗ trợ Samdup.
But Dawa-Samdup was devoted to his work as a translator. During his travels, Evans-Wentz had bought various sacred manuscripts; Kazi Dawa-Samdup possessed others. The two men would get together in the early mornings to pore over these texts, with Kazi Dawa-Samdup doing the actual translating and Evans-Wentz acting as his “living dictionary.” According to Rick Fields in How the Swans
Quá trình học tập tại Oxford khiến Evans-Wentz khó tránh khỏi việc nhìn Phật giáo Tây Tạng dưới lăng kính tôn giáo tỉ giao và tín ngưỡng dân gian, và bản dịch của ông không tránh khỏi sơ sót về ngôn pháp, ví dụ hai chữ "ye 's" và "thou 's " bị ảnh hưởng cách diễn giải trong Kinh thánh, và Evans-Wentz không phân biệt rõ ràng các thuật ngữ Ấn Độ Giáo và Phật Giáo.
Came to the Lake, Evans-Wentz was “unable to refrain completely from seeing Tibetan Buddhism through the lens of the comparative religion and folklore in which he had trained at Oxford,” and “his version contained certain inaccuracies: the diction, for example, with all its ‘ye’s’ and ‘thou’s,’ suffered from biblical rhetoric, and Evans-Wentz had failed to adequately distinguish between Hindu and Buddhist terminology.”
Dù vậy, Rick Fields cũng thừa nhận ảnh hưởng lớn nhất của Tử Thư Tây Tạng là giới thiệu Phật Giáo Tây Tạng đến với Phương Tây. Ba năm trước trước khi xuất bản, học giả J.B. Pratt cho rằng "Phật giáo Tây Tạng bị pha trộn nhiều yếu tố phi Phật giáo đến mức tôi ngần ngại gọi đó là Phật giáo". Tuy nhiên, Evans-Wentz có cách nhìn khác, ông cho rằng Phật giáo Tây Tạng không bị tha hoá mà là một hình thức Phật giáo tinh vi và tiến bộ, không phải không đồng ý với Phật giáo kinh điển hay bí truyền mà lại được ví như tinh hoa của Phật giáo đỉnh cao. Fields gọi nhận xét sâu sắc này là thành tựu lớn nhất của Evans-Wents.
Yet Fields also acknowledges the vast influence this text had in introducing Tibetan Buddhism to the West. Three years before its publication, scholar J. B. Pratt had said that Tibetan Buddhism was “so mixed with non-Buddhist elements that I hesitate to call it Buddhism at all.” But Evans-Wentz saw Tibetan Buddhism not as a corrupted but as a more elaborate and advanced form of Buddhism; not “in disagreement with canonical, or exoteric, Buddhism, but related to it as higher mathematics is to lower mathematics, or as the apex of the pyramid of the whole of Buddhism.” Fields calls this insight EvansWentz’s greatest achievement.
Năm 1922, ba năm sau khi hai người hợp tác làm việc, Kazi Dawa-Samdup qua đời. Evans-Ewents tu luyện nghiêm túc hơn và để đạt được trải nghiệm sâu sắc khi hành thiền yoga, ông sống khổ hạnh dưới một túp lều cỏ. Ông nhận mình là đệ tử của Kazi Dawa-Samdup mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy người dân Tây Tạng coi Kazi Dawa-Samdup là một vị lãnh đạo tinh thần.
In 1922, just three years after the two men had begun to collaborate, Kazi Dawa-Samdup died. Evans-Wentz had become more serious about spiritual practice during this period, living in a grass shack and struggling, he later wrote, to “gain some actual insight into the actual practice of yoga.” He considered himself Kazi Dawa-Samdup’s disciple, though there is no evidence that the Tibetan saw himself as the guru.
Evans-Wents thích tu tập tại vùng thôn quê Ấn Độ, nơi ông gọi là không gian linh thiêng, khái niệm này được ông tiếp tục phát triển suốt nhiều năm. Ông chia sẻ trong một hội thảo Thông Thiên Học năm 1942 rằng: "Tất cả địa điểm linh thiêng, tùy theo mức độ ít nhiều, đã biến thành thánh địa bởi sức mạnh huyền bí để gia tăng bản chất tâm linh trong các nguyên tử vật lý. Nó là quả ngọt của sự tu tập, là bằng chứng về sự chinh phục và biến chuyển tối thượng của tư tưởng..."
Evans-Wentz loved practicing in rural India and considered it a sacred space, a concept he continued to develop through the years. “All holy places,” he wrote in The Theosophical Forum in 1942, “in varying degrees have been made holy by that same occult power of mind to enhance the psychic character of the atom of matter; they are the ripened fruit of spirituality, the proof of thought’s all-conquering and alltransforming supremacy.”
Giai đoạn Kazi Dawa-Samdup qua đời cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất của Evans-Wentz. Ông đi về giữa ba nơi quan trọng của đời ông: Ấn Độ, Anh và California. Ông tiếp tục thu thập và hiệu đính tài liệu mà thầy ông đã dịch, đó là cuốn Tử Thư Tây Tạng với Đại Sư Yogi Milarepas vào năm 1928. Cuốn này phát họa ý tưởng mà Evans-Wentz gọi là "nghệ thuật chết", sau đó ông đổi thành "Nghệ Thuật Làm Chủ Cuộc Sống"
The period between Kazi DawaSamdup’s death and the outbreak of World War II was one of almost frantic activity for Evans-Wentz. He traveled among the three places that had meant the most to him: India, England, and California. And he continued to work as a “compiler and editor” of the texts his teacher had translated, following The Book of the Dead with Tibet’s Great Yogi Milarepa in 1928. The earlier book had set out what Evans-Wentz called “the art of knowing how to die”; the latter he described as setting out “the art of mastering life.”
Năm 1935, ông tiếp bước Đại sư Yogi Milarepa và cho ra đời cuốn Thiền Yoga và Mật Giáo Tây Tạng, tin rằng “chỉ khi Phương Tây hiểu Phương Đông thì nền văn hóa xứng đáng với tên gọi văn minh mới thật sự phát triển.” Tác phẩm của ông vào thời điểm đó mang giọng điệu chống lại tư tưởng Phương Tây. Điều này không chỉ thể hiện trong các bài viết mà còn qua lối sống của chính ông.
He followed Milarepa in 1935 with what he regarded as the third book of a trilogy, Tibetan Yoga and Secret Doctrine, convinced that “it is only when the West understands the East and the East the West that a culture worthy of the name of civilization will be evolved.” His work by that time had taken on a decidedly anti-Western tone. He believed not just in the texts he had discovered, but in the way of life he had found.
Và rồi cuộc đời của Evans-Wentz rẽ sang bước ngoặc kỳ quái: Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông- kẻ lãng du thế giới, một học giả nổi tiếng ẩn dật trong căn phòng nhỏ tại khách sạn Keystone thành phố San Diego. Ông sống tại nơi đó hai mươi ba năm cuối đời. Evans-Wentz chọn khách sạn Keystone vì nơi đây gần một nhà hàng chay duy nhất trong thành phố tên là House of Nutrition, và gần thư viện cộng đồng, nơi ông mượn lại sách của mình vì đã cho đi hết các ấn bản của chính ông.
And then Evans-Wentz’s life took a turn that seems both utterly bizarre and entirely characteristic: At the outbreak of World War II, the world traveler and renowned scholar fled to a small room in the Keystone Hotel in San Diego, where he lived out the last twenty-three years of his life. He chose the Keystone because it was near the city’s only vegetarian restaurant—the House of Nutrition—and near the public library, where he sometimes checked out his own books because he had given all of his copies away.
Ông cũng khám phá một chốn linh thiêng cho riêng mình trên ngọn núi Cuchama, cách biên giới Mexico vài dặm. Từng là nhà đầu tư bất động sản, lúc nào ông cũng mua bán. Ông sở hữu một căn nhà nhỏ trên núi Cuchama và thỉnh thoảng đến đó để tu tập giáo pháp Phật Đà.
He also had discovered his own sacred space, Mount Cuchama, a few miles away near the Mexican border. Like the real estate speculator he had been all his life, he bought up as much of it as he could. He owned a small house on his land, and went there sometimes to practice “the Dharma, the Buddhist ‘way of truth.'”
Trong một buổi giới thiệu sách của mình, ông đề cao “lý tưởng ẩn cư”, xa lìa tiện nghi, nếm trãi sự khắc nghiệt của dãy Hy Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ, khoác trên mình bộ quần áo vải thô, lót lòng với nắm lúa mạch. Evans-Wentz thực sự là một ẩn sĩ, ông tiếp tục sống khổ hạnh như vậy tại San Diego cho đến cuối đời.
In one of his book introductions, he praised what he called the “hermit ideal,” men who lived the “rigors of the snowy Himalayas, clad only in a thin cotton garment, subsisting on a daily handful of parched barley.” Evans-Wentz had really been a hermit all his life, and with his threadbare clothing and spartan diet, he continued to live that way in San Diego.
Ông thố lộ trong trang nhật ký sau cùng: "Tôi bị ám ảnh nhận ra sự giả tạo của sức mạnh con người. Như Ngài Milarepa đã dạy: lâu đài cũng sẽ thành phế tích, gặp gỡ trong chia ly, hội tụ trong phân tán, sống trong cõi chết. Liệu có tốt hơn nếu tiếp tục cuộc sống lạc lõng giữa phố thị California hay trở về Hy Mã Lạp Sơn hoang dã là điều khó trả lời một cách chính xác. Cuối cùng Evans-Wentz đã có câu trả lời. Ông đã tìm thấy ngọn núi thiêng và con đường Đạo mà ông mãi tìm kiếm trong cuộc hành trình tâm linh của mình. Không có lý do gì để ông lang thang nữa!
“I am haunted by a realization of the illusion of all human endeavors,” he wrote in a late diary. “As Milarepa taught: buildings end in ruin, meetings in separation, accumulation in dispersion and life in death. Whether it is better to go on here in California where I am lost in the midst of the busy multitude or return to the Himalayas is now a question difficult to answer correctly” But Evans-Wentz did finally answer it. He had found his sacred mountain, after all, and the spiritual practice he’d spent much of his life “searching, searching” for. He had no more reason to wander.
Lê Diễm Chi Huệ Việt dịch
Nguồn: https://tricycle.org/magazine/hermit-who-owned-his-mountain/