Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI VỚI THẾ HỆ TRẺ »»
Đạo Phật có mặt ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu chỉ trong vùng Bắc Ấn, rồi dần dần phát triển khắp lục địa Ấn và các nước Đông Nam Á. Ngày nay thì có mặt khắp năm châu, mỗi chủng tộc có cách tiếp cận và nhìn nhận đạo Phật qua lăng kính văn hóa của mình, bởi vậy nên có nhiều pha trộn và thay đổi để phù hợp với truyền thống, tập quán và căn cơ con người của địa phương, tuy nhiên cái căn bản và cốt lõi thì không hề sai biệt. Hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới đều công nhận đạo Phật là một tôn giáo từ bi, hòa bình.
Ở Việt Nam, có không ít người cả bình dân lẫn trí thức vì thiếu hiểu biết hay hiểu biết lệch lạc mà cho rằng, Phật giáo lạc hậu, cổ hũ và mê tín… Có lẽ họ nhìn vào những điểm bị gán ghép, thêm bớt, pha tạp trong đạo Phật như: Xin xăm, bói toán, coi ngày giờ, trục vong, cúng sao, giải hạn, phong thủy.… Ngoài ra cũng có một số người vì quan điểm chính trị mà cho Phật giáo là tôn giáo có tính chất mê hoặc. Ở phương Tây hiện nay có một hiện tượng ngược lại, Phật giáo đang được xem như một làn gió mới, một hơi thở trong lành đang làm nhiều người tìm đến vì cảm nhận được sự hòa bình và an lạc. Mấy mươi năm nay Phật giáo thu hút một số khá đông người Âu - Mỹ tìm hiểu, tu học và thực hành. Có thể lấy ví dụ tiêu biểu như những người thực hành pháp môn “hiện pháp lạc trú” ở Làng Mai, những người tu theo Mật tông Tây Tạng và một số theo trường phái Nam tông. Làng Mai đã và đang là một hiện tượng mới mẻ trong vòng mấy mươi năm qua, rất nhiều người Âu- Mỹ - Phi theo tu học, họ tìm được hạnh phúc trong phút giây hiện tại, họ xả bỏ những căng thẳng của đời sống vật chất, họ tìm được niềm vui và ý nghĩa sống.
Đạo Phật hay như vậy, tuyệt vời như vậy nhưng với những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì lại có vấn đề ngăn cách đặt ra. Các em không đọc và hiểu được tiếng Việt và với cách thức hành lễ cổ truyền thì hòan toàn không thích hợp với các em. Các em có đến chùa thì cũng là đi cùng ông bà cha mẹ và đó là sự thúc ép chứ chẳng phải thật tâm các em muốn đi. Có lẽ đạo Phật Việt Nam ở hải ngoại cần có một sự thay đổi để phù hợp với tình hình và hoàn cảnh mới. Phật giáo từ xưa đến giờ luôn luôn có sự thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới, đó là tính khế cơ khế lý, tính bổn thổ hóa, địa phương hóa của Phật giáo.
Phật giáo Việt Nam hải ngoại cần có những vị thầy, những vị huynh trưởng, những bậc đạo sư biết tiếng Anh, vì thế hệ trẻ chỉ biết tiếng Anh, còn tiếng Việt chỉ biết nói chứ không đủ để đọc và hiểu. Phật giáo Việt Nam hải ngoại cần có những thiện nguyện viên giỏi tiếng Anh và hiểu biết căn bản giáo lý, vì thực tế cũng có nhiều người rành tiếng Anh nhưng thiếu kiến thức Phật pháp và ngược lại có khá nhiều người đủ kiến thức Phật pháp nhưng không rành tiếng Anh. Mô hình Làng Mai và cách hành hoạt của Làng Mai là một thành công tốt đẹp, đã đem Phật giáo đến với người bản địa, độ được rất nhiều người, kể cả trẻ em, thiếu niên… Làng Mai đã tạo ra một môi trường sống, hành đạo rất tuyệt vời và có ảnh hưởng lớn đến người Âu-Mỹ, gây nên một sức đồng cảm rộng lớn và đã thu hút nhiều người tìm về ngôi nhà Phật giáo.
Với lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì những nghi lễ bó buộc cứng nhắc, những hình thức sinh hoạt truyền thống không thể độ được các em, những buổi tụng kinh bằng tiếng Việt chỉ làm cho các em thêm chán vì chẳng hiểu gì. Chúng ta có thể tổ chức những buổi dã ngoại, cắm trại, sinh hoạt cuối tuần… thông qua đó truyền cảm hứng về Phật pháp cho các em, dạy giáo lý thông qua những câu chuyện đời thường, lồng giáo lý vào những tình huống tự nhiên của cuộc sống mà không nhất thiết phải là ở chánh điện trong chùa. Có lẽ nên dùng cả hai ngôn ngữ để bổ sung cho nhau, dạy tiếng Anh để các em hiểu và nắm được giáo lý căn bản, nói tiếng Việt để tập cho các em giữ gìn cái truyền thống. Những khóa lễ ở chùa nên có khóa lễ tiếng Anh cho các em, vì nếu xếp chung với lớp lớn tuổi nói tiếng Việt thì các em không thể tiếp nhận được gì. Chúng ta có thể linh hoạt việc dạy giáo lý cho từng lứa tuổi, ví dụ như khi dạy về ngũ giới của Phật tử, với những em còn quá nhỏ thì không thể nói về giới tà dâm, chỉ cần dạy các em bốn giới : không sát sanh, không nói dối, không ăn cắp, không xài chất gậy nghiện là đủ…
Những buổi thuyết pháp hay tụng kinh theo lối cũ thì không thể độ được lớp trẻ, các em nhìn vào chỉ thấy chán chứ không thấy thích. Không thể nói tánh không, bát nhã hay những vấn đề thâm sâu, mà hãy áp dụng Phật pháp vào những vấn đề của thời đại, chẳng hạn như: Phật giáo với môi trường, Phật giáo với những vấn đề căng thẳng của xã hội, Phật giáo với tính bình đẳng, Phật giáo sống hòa bình, yêu thương, tôn trọng sự sống muôn loài. Bảo vệ môi trường chính là từ bi là yêu thương vì cứu lấy môi trường sống của muôn loài. Phật giáo với những vấn đề chất gây nghiện, giúp các em nhận thức được sự nguy hại của nó, những thứ ấy sẽ tàn phá huỷ hoại cả thể chất lẫn tinh thần. Phật giáo với những vấn đề công bằng xã hội, chống kỳ thị màu da, giới tính, giàu nghèo… Vận dụng kiến thức Phật giáo để truyền bá và hướng dẫn các em thay vì bắt các em đọc tụng theo người lớn trong khi các em không hiểu gì. Nói với các em những câu nói hay những trích dẫn hay ví như: “không có giai cấp trong khi nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ”, “sự giàu nghèo hay cao thấp, đẹp hay xấu, thông minh hay chậm lụt đều là kết quả của những gì mình đã làm, đã nói và đã nghĩ trong quá khứ...”
Tự do - dân chủ là mục tiêu đấu tranh của nhân loại, hiện tại cũng là một vấn đề nóng bỏng. Phật giáo rất tự do và dân chủ. Đức phật dạy: “Ai cũng có Phật tánh và đức tướng của Như Lai, ai cũng có khả năng thành Phật.” Chỉ riêng câu này thôi cũng đủ thể hiện tinh thần tự do, bình đẳng và dân chủ tuyệt vời trong Phật giáo. Địa vị Phật quả là tối thượng, tối tôn mà còn đạt được thì huống gì những vấn đề nhỏ nhặt khác, chỉ cần ta cố gắng phấn đấu, học hành và thực hành những gì Phật dạy. Đạo Phật tự do và dân chủ tuyệt đối, không bắt buộc ai phải theo và mọi người có thể rời bỏ nếu không thích. Đạo Phật không bắt mình phải tin một cách mù quáng mà khuyến khích tìm hiểu, kiểm nghiệm trước khi tin.
Những thế hệ trẻ sinh ra ở hải ngoại, đời sống vật chất đầy đủ, học hành thoải mái, được gia đình, nhà trường và xã hội bảo vệ… nên các em chưa thể cảm nhận hay hiểu được chữ khổ, thay vì đạy khổ đế thì ta dạy các em sống chánh niệm và tỉnh thức. Khi mình lái xe thì chỉ tập trung lái xe, không thể xài phone, nhắn tin hay xem MV… Đi chơi với bạn bè thì nhớ giữ chánh niệm để nói không với những lời rủ rê thử xài chất gây nghiện, chánh niệm giúp các em xả những căng thẳng nếu có. Những buổi dã ngoại, cắm trại hay những buổi sinh hoạt cuối tuần ở chùa có thể dạy các em ngồi đếm hơi thở trong vòng mươi phút. Thông qua những buổi sinh hoạt, giải thích sơ để các em hiểu về ý nghĩa của lá cờ Phật giáo, ý nghĩa của việc dâng cúng hương, hoa, đèn, nước… Hãy biến bài kệ: “chư ác mạc tác/chúng thiện phụng hành/ tự tịnh kỳ ý/ thị chư Phật giáo” thành những bài học đơn giản, cụ thể và thực tế để hướng dẫn các em. Có lẽ các bậc thiện tri thức, các huynh trưởng, quý thầy… nên hợp sức biên soạn một tài liệu căn bản về đạo Phật bằng tiếng Anh để làm cẩm nang cho Phật tử trẻ ở hải ngoại.
Có một vấn đề cũng cần nói đến, trong lúc Phật giáo khá cứng nhắc và nặng hình thức trong việc truyền bá thì các tôn giáo khác lại tích cực và hết sức linh hoạt trong việc chiêu dụ và truyền bá giới trẻ. Họ xông xáo đến từng nhà, gặp từng người để chiêu dụ, họ đem theo tài liệu biên soạn bằng cả hai thứ tiếng, tiếng Anh và ngôn ngữ gốc của di dân; thậm chí họ còn đem cả phương tiện vật chất và những hình thức sinh hoạt khác để lôi kéo người trẻ. Thiết nghĩ chúng ta cần phải linh hoạt hơn, thực tế hơn để phù hợp với lớp trẻ.
Phật giáo Việt nam hải ngoại cần quan tâm đến giới trẻ, bồi dưỡng giới trẻ, truyền bá đến giới trẻ thay vì chỉ lo xây dựng cơ sở vật chất như bấy lâu nay. Những người thuộc lớp lớn tuổi dần dần mai một mà giới trẻ không được bồi dưỡng để tiếp nối thì e rằng Phật giáo hải ngoại sẽ dần dần xa lạ với những thế hệ sinh sau.
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 10/22
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.71.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập