Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bà lão bán rau vĩ đại »» Xem đối chiếu Anh Việt: Bà lão bán rau vĩ đại »»
Nhìn bề ngoài, bà Trần Thụ Cúc chỉ là một bà lão bán rau chăm chỉ và cần kiệm. Thế nhưng, ẩn sâu bên trong người phụ nữ hiền lành ấy là một trái tim nhân hậu với tấm lòng hảo tâm bao la như trời biển. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng trong suốt mấy chục năm qua, bà vẫn dành dụm được hơn 10 triệu Đài tệ (tương đương 7,6 tỷ đồng) để dùng vào các hoạt động từ thiện.
Có lẽ chẳng ai ngờ rằng sẽ có ngày một bà lão bán rau kham khổ lại có cơ hội sánh vai với những nhân vật nổi tiếng và đầy uy quyền trên thế giới, như cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông chủ hãng Apple Steve Jobs, hay "bà hoàng truyền thông" Oprah Winfrey... để lên bục nhận giải thưởng "100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010" do tạp chí TIME bình chọn. Bà Trần Thụ Cúc xếp thứ 8 trong nhóm "anh hùng". Cũng trong năm đó, bà còn vinh dự lọt vào top "những nhà từ thiện kiệt xuất" của tạp chí Forbers châu Á với thứ hạng 48.
Bà Trần Thụ Cúc sinh năm 1951, trong một gia đình nghèo khó với 8 nhân khẩu ở huyện Đài Đông, Đài Loan, Trung Quốc. Mọi chi phí sinh hoạt của họ đều phụ thuộc cả vào sạp rau ngoài chợ của bố - người đàn ông trụ cột trong nhà.
Năm 12 tuổi, khi vừa tốt nghiệp Tiểu học, bà Thụ Cúc đã phải trải qua một trong những biến cố lớn nhất cuộc đời khi mẹ của bà đột ngột qua đời vì khó sinh, đưa theo cả cô con gái xấu số còn chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời. Khó khăn chồng chất, bà Thụ Cúc buộc phải nghỉ học để ở nhà phụ bố bán hàng, kiếm tiền nuôi các anh em của mình ăn học.
Ngày qua ngày, bà kiên trì thức giấc từ lúc 4 giờ sáng rồi nhanh chóng đến chợ rau, bận rộn buôn bán mãi tới 9 giờ tối mới dọn hàng. Chớp mắt một cái, mấy chục năm đã trôi qua và bà vẫn miệt mài tích cóp từng đồng tiền lẻ từ sạp rau "gia truyền" của mình. Bắt đầu từ năm 2013, khi dịch SARS hoành hành, khu chợ rau của bà phải tiến hành khử trùng định kỳ hàng tháng, khiến bà buộc phải "nghỉ phép" 12 ngày/năm, cộng thêm ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, còn lại hầu như chẳng lúc nào bà nghỉ bán hàng.
Năm 1969, em trai thứ 3 của bà Trần Thụ Cúc qua đời sau một cơn bạo bệnh. Tuy là con gái, nhưng bà không hề nề hà công việc nặng nhọc và luôn sẵn sàng hy sinh mọi thứ để các anh trai, em gái và em trai của mình được ăn học đàng hoàng.
Mải miết gánh vác trọng trách nuôi sống và chăm lo cho các thành viên trong gia đình, bà Thụ Cúc chẳng có thời gian tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Thêm vào đó, nỗi đau bị phụ bạc khi còn xuân thì khiến cho bà mất hết niềm tin vào tình yêu, và cho đến nay bà vẫn sống độc thân.
Năm 2003, sau cái chết liên tiếp của bố và em trai thứ 2, bà Thụ Cúc trở nên chán nản và cảm thấy bất mãn với cuộc đời. Bà chẳng biết làm gì ngoài chuyện lao vào làm việc kiếm tiền để quên đi mối căm hận số phận nghiệt ngã. Mãi tới sau này, khi quy y cửa Phật ở đền Hải Sơn, huyện Đài Đông, bà Thụ Cúc mới dần buông bỏ thái độ hận thù cuộc đời và không ngừng làm thật nhiều việc thiện, bởi bà cho rằng: "Tiền, phải đưa cho đúng người cần dùng thì mới có tác dụng."
Suốt bao năm qua, bà Thụ Cúc chăm chỉ làm lụng, dành dụm từng đồng bạc lẻ. Mặc dù đã mua được một căn nhà nhỏ, nhưng cuộc sống của bà vẫn rất khó khăn, sinh hoạt phí mỗi ngày chưa tới 100 Đài tệ (tương đương 76 nghìn đồng). Bà chỉ dám ăn no 1 bữa trưa hàng ngày với thực đơn là mì gói hoặc cơm hộp. Tuy nhiên, không phải do sạp rau của bà ế ẩm khiến bà không kiếm được tiền, mà bởi vì có bao nhiêu của cải, bà đều dành hết vào việc từ thiện.
Năm 1993, sau khi trải qua nỗi đau mất người thân, bà Thụ Cúc quyên góp 100 nghìn Đài tệ (tương đương 760 triệu đồng) cho ngôi trường Phổ Quang. Năm 1997, bà tiếp tục hiến tặng 100 nghìn Đài tệ cho trường Tiểu học Nhân Ái (ngôi trường mà bà từng theo học) để làm học bổng cho những học sinh nghèo. Năm 2005, bà lại quyên 4,5 triệu Đài tệ (tương đương 3,4 tỷ đồng) cho trường cũ xây dựng thư viện...Tính đến nay, bà Thụ Cúc đã dành ra tổng cộng hơn 10 triệu Đài tệ (tương đương 7,6 tỷ đồng) cho các hoạt động từ thiện. Bên cạnh đó, bà còn nhận đỡ đầu cho 3 đứa trẻ mồ côi trong vùng với chi phí tối thiểu hàng tháng là 3.000 Đài tệ (tương đương 2,3 triệu đồng).
Bà không ngừng giúp đỡ trẻ em gia cảnh khó khăn có cơ hội cắp sách đến trường, giúp người nghèo được ăn no mặc ấm và được đi khám chữa bệnh đầy đủ, bởi theo bà thì: "Tôi chỉ có một mình, tiết kiệm nhiều tiền để cho ai?"
Những người quen biết bà Trần Thụ Cúc đều biết bà là một người nhân hậu, chẳng nề hà giúp đỡ người khác. Chính vì vậy, họ thường tới mua rau của bà mà không bao giờ mặc cả, thậm chí còn chẳng lấy lại tiền thừa.
Vào lúc tạp chí Forbers công bố tên bà Trần Thụ Cúc trong danh sách "những nhà từ thiện kiệt xuất", bà vẫn đang mải bán rau ngoài chợ như mọi ngày. Tới khi các hãng truyền thông đến truyền đạt thông tin bất ngờ, phản ứng đầu tiên của bà lão tốt bụng là: "Tôi chẳng biết đó là cái giải thưởng gì, mấy người đừng nói bừa, tôi làm gì có nhiều tiền để mà quyên góp cơ chứ!"
Mặc dù chẳng bao giờ nhận bản thân là một người hào phóng, cũng chẳng hề tỏ ra tự hào vì những việc mình đã làm, nhưng bà Thụ Cúc luôn được người đời yêu mến, kính trọng.
Bà Thụ Cúc hết sức bất ngờ khi nhận được giấy mời đến Mỹ lĩnh giải thưởng lớn của tạp chí TIME. Thế nhưng vì sức khỏe yếu, lại thêm căn bệnh viêm mô tế bào chân và chưa từng rời khỏi Đài Loan lần nào khiến bà không hề muốn đi đến bên kia bán cầu.
Biết chuyện, ông Mã Cửu Anh - cựu lãnh đạo Đài Loan - lập tức gọi điện thoại chúc mừng, đồng thời động viên bà Thụ Cúc đến New York. Ông ca ngợi bà là "đại sứ từ thiện" và hết lời khích lệ bà: "Những việc thiện của bà khiến cho cả thế giới phải nhìn vào Đài Loan, vì vậy, bà hãy đến Mỹ nhận giải, để giúp Đài Loan toả sáng!".
Không những vậy, ông Mã còn giúp bà Thụ Cúc chuẩn bị trang phục đi lĩnh thường và chỉ thị cho các cơ quan chức năng lập tức thu xếp mọi thứ để bà có thể đến Mỹ một cách thuận lợi. Kết quả là hộ chiếu của bà Thụ Cúc được làm xong trong vòng 1 tiếng đồng hồ, còn visa cũng được cấp vào nửa tiếng sau đó.
Hôm được mời đến gặp ông Mã Anh Cửu, bà lão bán rau ăn mặc rất gọn gàng, thậm chí còn đến tiệm cắt tóc sửa sang lại mái tóc có phần bù xù của mình, bởi bà cho rằng việc ăn mặc tươm tất chính là cách để bày tỏ lòng tôn kính đối với nhà lãnh đạo Đài Loan.
Khi nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới truyền thông, bà Thụ Cúc tỏ ra rất ngại ngùng. Bà thậm chí còn oán trách người đã tiết lộ những việc bà đã làm nên mới ra nông nỗi này.
Buổi chiều ngày 2/5/2010, bà Trần Thụ Cúc đáp chuyến bay đến Đài Bắc để chuẩn bị lên đường đi New York dự buổi tiệc trao giải diễn ra vào tối ngày 4/5. Tuy vậy, sáng sớm ngày 2/5 bà vẫn ra chợ rau Đài Đông để tưới rau và thu dọn sạch sẽ sạp hàng của mình.
Buổi tối ngày 3/5, bà hạ cánh an toàn ở New York và trú ngụ tại một khách sạn 5 sao sang trọng. Thế nhưng, suốt đêm hôm đó bà không hề chợp mắt, bởi không quen nằm trên chiếc giường đệm êm ái, mà chỉ nhớ nhung chiếc giường đơn sơ được làm từ một tấm gỗ cứng ở nhà mình.
Trước khi buổi lễ trao giải chính thức bắt đầu, bà Thụ Cúc được đưa đi làm đầu với đủ mọi kiểu mẫu tóc. Nhưng đến cuối cùng, bà lựa chọn buộc gọn tóc phía sau lại như mọi ngày vì: "Để như vậy thoải mái hơn."
Người phụ nữ nhân hậu chia sẻ, ngay từ khi còn nhỏ bà đã được chứng kiến hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ nghèo nên rất muốn giúp đỡ chúng. Bà cho rằng việc mình làm không có gì đáng ca ngợi, và bà làm vậy chỉ bởi vì cảm thấy rất vui sướng khi giúp được người khác: "Mỗi khi giúp được ai đó thì buổi tối hôm ấy tôi ngủ rất ngon."
Tuy chỉ sở hữu chiều cao 1,39m cùng dáng người nhỏ nhắn, thế nhưng bà lão bán rau Trần Thụ Cúc đã làm được những điều vĩ đại ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Có lẽ bà chính là minh chứng hùng hồn nhất cho câu nói: "Cho dù bạn không cao nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn".
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.124.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập