Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn.
(Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết.
(Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.
)Mahatma Gandhi
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Phương pháp Tây Tạng “gởi và nhận” có thể áp dụng trong mọi tình huống thường ngày (1)
Summer 2002 Tonglen—the Tibetan practice of “sending and receiving”—can be put to use in everyday situations.
Pema Chödrön
Pema Chödrön
Tonglen là phương pháp “gửi đi và nhận về” của người Tây Tạng. Tong có nghĩa là “gửi đi” hoặc là “xả bỏ”; len có nghĩa “đón nhận” hoặc “chấp nhận”. Tonglen thường được tập trong thiền tọa, sử dụng hơi thở. Nói một cách đơn giản, hành giả thở vào cái xấu và thở ra cái tốt, đón nhận vào mình nỗi khổ niềm đau của chúng sanh khác. Mới thoạt nhìn, phương pháp này có vẻ như chủ bại, nhưng như cố Đại Đức Chogyam Trungpa Rinpoche đã nói: “Nhận vào càng nhiều năng lượng tiêu cực với một cái tâm cởi mở và lòng bi mẫn, ta càng có nhiều cái tốt để thở ra. Vì thế chẳng có gì để mất.”
Tonglen is the Tibetan practice of “sending and receiving.” Tong means “sending out” or “letting go”; len means “receiving” or “acepting.” Tonglen is ordinarily practiced in sitting meditation, using the breath. Put simply, the practitioner breathes in the bad and breathes out the good, taking on the suffering of other sentient beings. At first the practice may appear self-defeating, but as the late Chogyam Trungpa Rinpoche said, “The more negativity we take in with a sense of openness and compassion, the more goodness there is to breathe out. So there is nothing to lose.”
Cách luyện tập này đích thực là cách tiếp cận của tonglen. Vì thấy nó rất ích lợi cho bản thân mình nên tôi muốn giới thiệu nó đến tất cả học trò của tôi. Ví như bạn không muốn thực hành tonglen theo đúng nghi thức, bạn cũng luôn có thể áp dụng phương pháp này trong những tình huống đột xuất. Một khi đã quen với nó, thường xuyên thực tập nó, phương pháp tonglen theo đúng nghi thức đối với bạn sẽ trở nên hiện thực và đầy ý nghĩa.
This practice is really the essence of the tonglen approach. Because I have found it very helpful for myself, I like to recommend it to all my students. Even if you choose not to do the formal tonglen practice, you can always do this on-the-spot practice. Once you get used to it and practice it regularly, it will make formal tonglen practice more real and meaningful to you.
Phương pháp này bạn có thể áp dụng trong hoàn cảnh đột xuất. Mỗi khi gặp một hoàn cảnh khơi dậy lòng từ bi của mình, hoặc quá đau đớn khó chịu nỗi, bạn có thể dừng lại một chốc, thở vào bất kỳ nỗi khổ nào bạn chứng kiến, và thở ra một cảm giác nhẹ nhàng thơ thới. Nó là một quá trình đơn giản và trực tiếp. Không giống như kiểu làm theo nghi thức, cách làm này không đòi hỏi phải hình dung quán tưởng hay trải qua nhiều bước. Nó là sự trao đổi đơn giản và tự nhiên: bạn thấy nỗi khổ đau, bạn tiếp nhận nó bằng hơi thở vào, bạn xoa dịu nó bằng hơi thở ra.
This is a practice that you can do for a real-life situation. Whenever you meet a situation that awakens your compassion or that is painful and difficult for you, you can stop for a moment, breathe in any suffering that you see, and breathe out a sense of relief. It is a simple and direct process. Unlike the formal practice, it does not involve any visualizations or steps. It’s a simple and natural exchange: you see suffering, you take it in with the inbreath, you send out relief with the outbreath.
Ví dụ, ở trong một siêu thị, bạn thấy một người mẹ tát vào má đứa bé gái con của bà. Bạn thấy đau lòng nhưng chẳng thể nói gì, làm gì lúc đó.
For example, you might be in the supermarket and see a mother slapping her little girl. It is painful for you to see, but there is really nothing you can say or do at that moment.
Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là quay đi vì sợ hãi và cố quên nó đi. Nhưng với phương pháp này, thay vì quay đi, bạn có thể khởi sự làm tonglen cho em bé gái đang khóc, cũng như cho người mẹ giận dữ đang gần như cạn kiệt sức lực. Bạn có thể thở ra với một cảm giác thư giãn, cởi mở, hay một cái gì cụ thể, như một cái ôm hay một lời nói dễ thương, hay bất kỳ cái gì phù hợp với bạn lúc đó. Không phải tất cả đều diễn đạt bằng khái niệm; nó hầu như tự phát. Khi bạn gặp một hoàn cảnh khổ đau và thực tập cách này một lúc, trái tim bạn có thể mở ra với đầy lòng bi mẫn.
Your first reaction might be to turn away out of fear and try to forget it. But in this practice, instead of turning away, you could actually start to do tonglen for the little girl who is crying and also for the angry mother who has reached the end of her rope. You can send out a general sense of relaxation and openness, or something specific, like a hug or a kind word, or whatever feels right to you at the moment. It’s not all that conceptual; it’s almost spontaneous. When you contact a painful situation in this way and stay with it, it can open up your heart and become the source of compassion.
Bạn có thể thực tập tonglen khi tâm bị xúc động mạnh mẽ và bạn chẳng biết phải ứng xử thế nào. Thí dụ, bạn có thể đang tranh cãi gay gắt với người bạn đời hoặc với cấp trên ở chỗ làm việc. Họ quát nạt bạn và bạn không biết phải phản ứng ra sao. Vậy thì bạn có thể khởi sự thở vào những cảm thọ đau đớn và thở ra với một cảm giác không gian to rộng và buông thư- cho bạn, cho người đang quát nạt bạn, và cho tất cả những ai đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn tương tợ. Dĩ nhiên, có một lúc nào đó, bạn phải phản ứng lại với cái người đang quát nạt bạn, nhưng làm cho tình hình giãn ra và dịu xuống sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách khéo léo hơn.
You can do tonglen on the spot when strong emotions come up and you don’t know what to do with them. For example, you might be having a painful argument with your spouse or your boss at work. They are yelling at you, and you don’t know how to react. So you can start to breathe in the painful feelings and send out a sense of spaciousness and relaxation with the outbreath—for yourself, for the person who is yelling at you, and for all the other people who are dealing with a similarly difficult situation. Of course, at some point you have to react to the person who is yelling at you, but by introducing some space and warmth into the situation, you will probably deal with it more skillfully.
Bạn cũng có thể thực tập phương pháp này khi thấy quá khó khăn không thể mở rộng trái tim và phát triển lòng từ ái. Thí dụ, bạn gặp một người vô gia cư đứng xin tiền trên đường, hình như là người nghiện rượu. Dù muốn có lòng từ bi, bạn không thể không quay đi chỗ khác và cảm thấy ghê tởm hoặc khó chịu. Lúc đó, bạn có thể khởi sự làm tonglen cho bản thân mình và tất cả những ai muốn mở lòng nhưng không làm được. Bạn thở vào cảm giác bế tắc, cảm giác của mình và của người khác. Rồi thở ra cảm giác rộng mở, hoặc thư giãn, hoặc buông xả. Khi bạn có cảm giác bị tắt nghẽn , điều này không phải là một trở ngại cho việc thực hành tonglen, nó là một phần của sự rèn luyện. Bạn xem cảm giác bị nghẽn tắc đó như hạt giống của sự giác ngộ của tâm mình và như một sự kết nối với tha nhân.
You can also do this practice when you feel some blockage to opening and developing compassion. For example, you see a homeless person on the street who is asking you for money and seems to be an alcoholic. In spite of your desire to be compassionate, you can’t help but turn away and feel disgust or resentment. At that point, you can start doing tonglen for yourself and all the other people who want to be open but are basically shut down. You breathe in the feeling of shut-downness, your own and everybody else’s. Then you send out a sense of space or relaxation or letting go. When you feel blocked, that’s not an obstacle to tonglen; it’s part of the practice. You work with what feels like blockage as the seed of awakening in your heart and as connection with other people.
(1) Trích đoạn từ sách “Tonglen, Con Đường Chuyển Hóa”, tác giả: Pema Chodron.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.61.197 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (255 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.