S. N.Goenka là một thiền sư cư sĩ dạy thiền Vipassana theo truyền thống của Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin tại Miến Điện.
S. N. GOENKA is a teacher of Vipassana meditation in the tradition of the late Sayagyi U Ba Khin of Burma.
Mặc dù gốc là người Ấn Độ nhưng Thiền Sư Goenka sinh trưởng và lớn lên tại Miến Điện. Trong khi sống tại đây, Thiền Sư may mắn được gặp Thiền Sư U Ba Khin và được truyền thụ phương pháp thiền Vipassana. Sau mười bốn năm tu tập với thầy, Thiền Sư Goenka trở về sinh sống tại Ấn Độ và bắt đầu giảng dạy Vipassana vào năm 1969. Tại một quốc gia bị chia rẽ bởi những khác biệt của giai cấp và tôn giáo, những khóa thiền do Thiền Sư Goenka giảng dạy đã lôi cuốn được nhiều người thuộc mọi thành phần trong xã hội. Thêm vào đó, hàng ngàn người từ nhiều quốc gia trên thế giới đã tới tham dự những khóa thiền Vipassana.
Although Indian by descent, Mr. Goenka was born and raised in Burma. While living in Burma he had the good fortune to come into contact with U Ba Khin and to learn the technique of Vipassana from him. After receiving training from his teacher for fourteen years, Mr. Goenka settled in India and began teaching Vipassana in 1969. In a country divided by differences of caste and religion, the courses offered by Mr. Goenka have attracted people from every segment of society. In addition, many thousands more from countries around the world have come to attend courses of Vipassana meditation.
Thiền Sư Goenka đã hướng dẫn cho hàng chục ngàn người trong hơn 300 khóa thiền tại Ấn Độ và tại những quốc gia khác ở phương Đông lẫn phương Tây. Năm 1982, Thiền Sư bắt đầu bổ nhiệm những thiền sư phụ tá để giúp Ngài đáp ứng nhu cầu tổ chức thêm các khóa thiền ngày một gia tăng. Nhiều trung tâm thiền đã được thành lập dưới sự hướng dẫn của Thiền Sư tại Ấn Độ, Canada, Mỹ, Úc, New Zealand, Pháp, Anh, Nhật, Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và những quốc gia khác trên thế giới.
Mr. Goenka has taught tens of thousands of people in hundreds of ten-day courses in India and in other countries, East and West. In 1982 he began to appoint assistant teachers to help him meet the growing demand for courses. Today, courses are being held regularly throughout the world and many meditation centres have been established under his guidance.
Phương pháp do Thiền Sư Goenka giảng dạy tượng trưng cho một truyền thống có từ thời của Đức Phật. Đức Phật không bao giờ giảng dạy một tôn giáo mang tính chất tông phái; Ngài giảng dạy Dhamma (Pháp) – con đường giải thoát – là đường lối chung cho mọi người. Với cùng truyền thống đó, phương pháp của Thiền Sư Goenka hoàn toàn không mang tính chất tông phái. Vì lý do này, sự giảng dạy của Thiền Sư thích hợp với mọi người thuộc mọi thành phần, mọi tôn giáo hoặc không thuộc tôn giáo nào, ở mọi nơi trên thế giới.
The technique which S. N. Goenka teaches represents a tradition traced back to the Buddha. The Buddha never taught a sectarian religion; he taught Dhamma—the way to liberation—which is universal. In the same tradition, Mr. Goenka’s approach is totally nonsectarian. For this reason, his teaching has a profound appeal to people of all backgrounds, of every religion or no religion, from every part of the world.
Bài dưới đây dựa trên bài nói chuyện trước công chúng của Thiền Sư Goenka tại Bern, Thụy Sĩ vào năm 1980.
The following article is based on a public talk given by Mr. Goenka in Bern, Switzerland, in 1980.
Mọi người đều tìm kiếm an lạc và hài hòa bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.
VERYONE SEEKS PEACE AND HARMONY, because this is what we lack in our lives. From time to time we all experience agitation, irritation, disharmony. And when we suffer from these miseries, we don't keep them to ourselves; we often distribute them to others as well. Unhappiness permeates the atmosphere around someone who is miserable, and those who come in contact with such a person also become affected. Certainly this is not a skilful way to live.
Chúng ta nên sống an lạc với chính mình và an lạc với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an lạc được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hài hòa nội tâm, duy trì được sự an lạc và hài hòa xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an lạc và hài hòa?
We ought to live at peace with ourselves, and at peace with others. After all, human beings are social beings, having to live in society and deal with each other. But how are we to live peacefully? How are we to remain harmonious within, and maintain peace and harmony around us, so that others can also live peacefully and harmoniously?
Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an lạc và hài hòa được.
In order to be relieved of our misery, we have to know the basic reason for it, the cause of the suffering. If we investigate the problem, it becomes clear that whenever we start generating any negativity or impurity in the mind, we are bound to become unhappy. A negativity in the mind, a mental defilement or impurity, cannot coexist with peace and harmony.
Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.
How do we start generating negativity? Again, by investigation, it becomes clear. We become unhappy when we find someone behaving in a way that we don’t like, or when we find something happening which we don’t like. Unwanted things happen and we create tension within. Wanted things do not happen, some obstacle comes in the way, and again we create tension within; we start tying knots within. And throughout life, unwanted things keep on happening, wanted things may or may not happen, and this process of reaction, of tying knots— Gordian knots—makes the entire mental and physical structure so tense, so full of negativity, that life becomes miserable.
Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an lạc và hài hòa?
Now, one way to solve this problem is to arrange that nothing unwanted happens in life, that everything keeps on happening exactly as we desire. Either we must develop the power, or somebody else who will come to our aid must have the power, to see that unwanted things do not happen and that everything we want happens. But this is impossible. There is no one in the world whose desires are always fulfilled, in whose life everything happens according to his or her wishes, without anything unwanted happening. Things constantly occur that are contrary to our desires and wishes. So the question arises: how can we stop reacting blindly when confronted with things that we don't like? How can we stop creating tension and remain peaceful and harmonious?
Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.
In India, as well as in other countries, wise saintly persons of the past studied this problem—the problem of human suffering—and found a solution: if something unwanted happens and you start to react by generating anger, fear or any negativity, then, as soon as possible, you should divert your attention to something else. For example, get up, take a glass of water, start drinking—your anger won't multiply; on the other hand, it'll begin to subside. Or start counting: one, two, three, four. Or start repeating a word, or a phrase, or some mantra, perhaps the name of a god or saintly person towards whom you have devotion; the mind is diverted, and to some extent you’ll be free of the negativity, free of the anger.
Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an lạc, hài hòa, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.
This solution was helpful; it worked. It still works. Responding like this, the mind feels free from agitation. However, the solution works only at the conscious level. In fact, by diverting the attention you push the negativity deep into the unconscious, and there you continue to generate and multiply the same defilement. On the surface there is a layer of peace and harmony, but in the depths of the mind there is a sleeping volcano of suppressed negativity which sooner or later may erupt in a violent explosion.
Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về tâm và thân ngay trong con người của họ và nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.
Other explorers of inner truth went still further in their search and, by experiencing the reality of mind and matter within themselves, recognized that diverting the attention is only running away from the problem. Escape is no solution; you have to face the problem. Whenever negativity arises in the mind, just observe it, face it. As soon as you start to observe a mental impurity, it begins to lose its strength and slowly withers away.
Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.
A good solution; it avoids both extremes—suppression and expression. Burying the negativity in the unconscious will not eradicate it, and allowing it to manifest as unwholesome physical or vocal actions will only create more problems. But if you just observe, then the defilement passes away and you are free of it.
Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi sân hận nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì sân hận, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.
This sounds wonderful, but is it really practical? It's not easy to face one's own impurities. When anger arises, it so quickly overwhelms us that we don’t even notice. Then, overpowered by anger, we perform physical or vocal actions which harm ourselves and others. Later, when the anger has passed, we start crying and repenting, begging pardon from this or that person or from God: “Oh, I made a mistake, please excuse me!” But the next time we are in a similar situation, we again react in the same way. This continual repenting doesn't help at all.
Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.
The difficulty is that we are not aware when negativity starts. It begins deep in the unconscious mind, and by the time it reaches the conscious level it has gained so much strength that it overwhelms us, and we cannot observe it.
Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào sân hận nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, sân hận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào sân hận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho ba ca suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sân hận nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa sân hận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ tưởng tôi trả tiền để dạy bảo tôi hả?”. Tôi đã bị sự sân hận chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.
Suppose that I employ a private secretary, so that whenever anger arises he says to me, “Look, anger is starting!” Since I cannot know when this anger will start, I'll need to hire three private secretaries for three shifts, around the clock! Let's say I can afford it, and anger begins to arise. At once my secretary tells me, “Oh look—anger has started!” The first thing I'll do is rebuke him: “You fool! You think you're paid to teach me?” I'm so overpowered by anger that good advice won't help.
Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát sự sân hận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây ra sân hận lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra sự sân hận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính sự sân hận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự sân hận này. Điều này chỉ làm cho sân hận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.
Suppose wisdom does prevail and I don't scold him. Instead, I say, “Thank you very much. Now I must sit down and observe my anger.” Yet, is it possible? As soon as I close my eyes and try to observe anger, the object of the anger immediately comes into my mind—the person or incident which initiated the anger. Then I'm not observing the anger itself; I'm merely observing the external stimulus of that emotion. This will only serve to multiply the anger, and is therefore no solution. It is very difficult to observe any abstract negativity, abstract emotion, divorced from the external object which originally caused it to arise.
Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.
However, someone who reached the ultimate truth found a real solution. He discovered that whenever any impurity arises in the mind, physically two things start happening simultaneously. One is that the breath loses its normal rhythm. We start breathing harder whenever negativity comes into the mind. This is easy to observe. At a subtler level, a biochemical reaction starts in the body, resulting in some sensation. Every impurity will generate some sensation or the other within the body.
Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, sân hận, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.
This presents a practical solution. An ordinary person cannot observe abstract defilements of the mind—abstract fear, anger or passion. But with proper training and practice it is very easy to observe respiration and body sensations, both of which are directly related to mental defilements.
Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất bình thường. Nó sẽ báo động: “Coi kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.
Respiration and sensations will help in two ways. First, they will be like private secretaries. As soon as a negativity arises in the mind, the breath will lose its normality; it will start shouting, “Look, something has gone wrong!” And we cannot scold the breath; we have to accept the warning. Similarly, the sensations will tell us that something has gone wrong. Then, having been warned, we can start observing the respiration, start observing the sensations, and very quickly we find that the negativity passes away.
Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải trực diện với thực tế hiện hữu. Kết quả ta thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu được sống an lạc, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.
This mental-physical phenomenon is like a coin with two sides. On one side are the thoughts and emotions arising in the mind, on the other side are the respiration and sensations in the body. Any thoughts or emotions, any mental impurities that arise manifest themselves in the breath and the sensations of that moment. Thus, by observing the respiration or the sensations, we are in fact observing mental impurities. Instead of running away from the problem, we are facing reality as it is. As a result, we discover that these impurities lose their strength; they no longer overpower us as they did in the past. If we persist, they eventually disappear altogether and we begin to live a peaceful and happy life, a life increasingly free of negativities.
Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.
In this way the technique of self-observation shows us reality in its two aspects, inner and outer. Previously we only looked outward, missing the inner truth. We always looked outside for the cause of our unhappiness; we always blamed and tried to change the reality outside. Being ignorant of the inner reality, we never understood that the cause of suffering lies within, in our own blind reactions toward pleasant and unpleasant sensations.
Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng tiền. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong người. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.
Now, with training, we can see the other side of the coin. We can be aware of our breathing and also of what is happening inside. Whatever it is, breath or sensation, we learn just to observe it without losing our mental balance. We stop reacting and multiplying our misery. Instead, we allow the defilements to manifest and pass away.
Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan mất nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an lạc của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.
The more one practises this technique, the more quickly negativities will dissolve. Gradually the mind becomes free of defilements, becomes pure. A pure mind is always full of love—selfless love for all others, full of compassion for the failings and sufferings of others, full of joy at their success and happiness, full of equanimity in the face of any situation.
Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an lạc và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an lạc mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an lạc và hài hòa. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.
When one reaches this stage, the entire pattern of one’s life changes. It is no longer possible to do anything vocally or physically which will disturb the peace and happiness of others. Instead, a balanced mind not only becomes peaceful, but the surrounding atmosphere also becomes permeated with peace and harmony, and this will start affecting others, helping others too.
Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự bình tâm. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện, học được cách tham gia hết lòng, tham dự nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm. Bằng cách này, họ giữ được sự an lạc và hạnh phúc trong lúc làm việc vì sự an lạc và hạnh phúc của người khác.
By learning to remain balanced in the face of everything experienced inside, one develops detachment towards all that one encounters in external situations as well. However, this detachment is not escapism or indifference to the problems of the world. Those who regularly practise Vipassana become more sensitive to the sufferings of others, and do their utmost to relieve suffering in whatever way they can—not with any agitation, but with a mind full of love, compassion and equanimity. They learn holy indifference—how to be fully committed, fully involved in helping others, while at the same time maintaining balance of mind. In this way they remain peaceful and happy, while working for the peace and happiness of others.
Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: Một Nghệ Thuật Sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.
This is what the Buddha taught: an art of living. He never established or taught any religion, any “ism.” He never instructed those who came to him to practise any rites or rituals, any empty formalities. Instead, he taught them just to observe nature as it is, by observing the reality inside. Out of ignorance we keep reacting in ways which harm ourselves and others. But when wisdom arises—the wisdom of observing reality as it is—this habit of reacting falls away. When we cease to react blindly, then we are capable of real action—action proceeding from a balanced mind, a mind which sees and understands the truth. Such action can only be positive, creative, helpful to ourselves and to others.
Như vậy điều cần thiết là “biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.
What is necessary, then, is to “know thyself”—advice which every wise person has given. We must know ourselves, not just intellectually in the realm of ideas and theories, and not just emotionally or devotionally, simply accepting blindly what we have heard or read. Such knowledge is not enough. Rather, we must know reality experientially. We must experience directly the reality of this mental-physical phenomenon. This alone is what will help us be free of our suffering.
Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc tâm lý - vật lý này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đươc hạnh phúc thật sự.
This direct experience of our own inner reality, this technique of self-observation, is what is called Vipassana meditation. In the language of India in the time of the Buddha, passan± meant seeing in the ordinary way, with one's eyes open; but vipassan± is observing things as they actually are, not just as they appear to be. Apparent truth has to be penetrated, until we reach the ultimate truth of the entire psycho-physical structure. When we experience this truth, then we learn to stop reacting blindly, to stop creating negativities—and naturally the old ones are gradually eradicated. We become liberated from misery and experience true happiness.
Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an lạc và hài hòa của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.
HERE ARE THREE STEPS TO THE TRAINING given in a meditation course. First, one must abstain from any action, physical or vocal, which disturbs the peace and harmony of others. One cannot work to liberate oneself from impurities of the mind while at the same time continuing to perform deeds of body and speech which only multiply them. Therefore, a code of morality is the essential first step of the practice. One undertakes not to kill, not to steal, not to commit sexual misconduct, not to tell lies, and not to use intoxicants. By abstaining from such actions, one allows the mind to quiet down sufficiently in order to proceed further.
Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự tập luyện về hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.
The next step is to develop some mastery over this wild mind by training it to remain fixed on a single object, the breath. One tries to keep one’s attention on the respiration for as long as possible. This is not a breathing exercise; one does not regulate the breath. Instead, one observes natural respiration as it is, as it comes in, as it goes out. In this way one further calms the mind so that it is no longer overpowered by intense negativities. At the same time, one is concentrating the mind, making it sharp and penetrating, capable of the work of insight.
Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.
These first two steps, living a moral life, and controlling the mind, are very necessary and beneficial in themselves, but they will lead to suppression of negativities unless one takes the third step: purifying the mind of defilements by developing insight into one’s own nature. This is Vipassana: experiencing one’s own reality by the systematic and dispassionate observation within oneself of the ever-changing mind-matter phenomenon manifesting itself as sensations. This is the culmination of the teaching of the Buddha: self-purification by self-observation.
Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì sân hận, nó không phải là sự sân hận của Phật giáo, hoặc sự sân hận của Ấn Độ giáo, hoặc sự sân hận của Thiên Chúa giáo. Sân hận là sân hận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.
It can be practised by one and all. Everyone faces the problem of suffering. It is a universal malady which requires a universal remedy, not a sectarian one. When one suffers from anger, it's not Buddhist anger, Hindu anger, or Christian anger. Anger is anger. When one becomes agitated as a result of this anger, this agitation is not Christian, or Jewish, or Muslim. The malady is universal. The remedy must also be universal.
Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an lạc và hài hòa của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.
Vipassana is such a remedy. No one will object to a code of living which respects the peace and harmony of others. No one will object to developing control over the mind. No one will object to developing insight into one’s own nature, by which it is possible to free the mind of negativities. Vipassana is a universal path.
Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là biết mình trực tiếp và bằng chứng nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề. Chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.
Observing reality as it is by observing the truth inside—this is knowing oneself directly and experientially. As one practises, one keeps freeing oneself from the misery of mental impurities. From the gross, external, apparent truth, one penetrates to the ultimate truth of mind and matter. Then one transcends that, and experiences a truth which is beyond mind and matter, beyond time and space, beyond the conditioned field of relativity: the truth of total liberation from all defilements, all impurities, all suffering. Whatever name one gives this ultimate truth is irrelevant; it is the final goal of everyone.
Chúc quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Chúc mọi người thoát khỏi khổ đau. Chúc mọi người hưởng được an lạc thật sự, hài hòa thật sự, hạnh phúc thật sự.
May you all experience this ultimate truth. May all people be free from misery. May they enjoy real peace, real harmony, real happiness.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
Muốn biết thêm chi tiết về Thiền Vipassana, xin vui lòng liên lạc với ban tổ chức Thiền Vipassana cho người Việt:
Additional information about Vipassana meditation and worldwide course schedules may be obtained from the Vipassana website:
- Email: vipassana.viet@gmail.com
- Hoặc viếng trang web www.dhamma.org/vi (tiếng Việt)
www.dhamma.org (tiếng Anh)