Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Câu chuyện Giáo dục »» Xem đối chiếu Anh Việt: 10 kiểu chết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay »»
Chân thành cảm ơn tác giả Nguyễn Huy Cường về loạt bài này. Chúng tôi xin phép đăng tải để lan rộng nhận thức cần thiết này đến với nhiều người hơn.
BBT
I. Cơ chế
Năm 2018 tôi về Việt Trì, bố mẹ một học sinh lớp 1 nhờ tôi kèm một giờ học thêm cho một cháu.
Cháu bé này khi ăn mẹ vẫn phải bón và dỗ ngọt, cháu chưa biết tự mặc trang phục cho mình.
Khi tiếp cận với bài về nhà, giữa gần chục bài toán, văn rắc rối tôi thấy có một câu hỏi: “Hát xoan của Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày nào, tháng nào, năm nào?"
Tôi giật mình kinh ngạc.
Thế là tôi làm một trò chơi. Tôi biên soạn câu hỏi trên rồi gửi tin nhắn bằng Messenger cho 20 người bạn, hầu hết đã qua đại học, tuổi chưa quá 30, nhiều người là thầy cô giáo, đều thân thiện với tôi và tôi chờ câu trả lời.
Khoảng 10 giờ sau, tôi nhận được 16 câu trả lời, còn 4 người chắc không nhận tin nhắn hoặc không quan tâm.
Trong 16 câu trả lời, có 2 câu trả lời gần đúng còn 14 người chịu thua!
Có bạn trả lời: “Ông nội em cũng không biết, em còn quá nhiều việc để quan tâm chứ không hơi đâu nghĩ về cái vớ vẩn này.”
Một thầy giáo trẻ, là con thầy giáo già dạy tôi thì trả lời: "Biết hay không biết chuyện này, không làm thay đổi chất lượng công dân.”
Ngày hôm sau, tôi đến trường cháu học, đề cập chuyện này với các thầy cô giáo trong giờ giải lao.
Điều ngạc nhiên là ai cũng nhận ra điều quái gở này nhưng không ai dám lên tiếng.
Điểm nhấn của bài này chính là chỗ này.
Nếu tinh thần phản biện có trong đội ngũ này, họ sẽ kiến nghị lên “trên” ngay, cắt ngay lập tức trò khỉ này, thì thầy cũng đỡ khổ và trò không phải nhét vào đầu những điều vô bổ.
Thế nhưng “trên” cứ việc sai, cứ việc vẽ rắn thêm chân, cứ việc ra sách, cứ việc ra “chủ trương” rồi ban xuống Sở, Sở ban xuống Phòng, Phòng gửi về nhà trường, các thầy cô ở nhà trường chấp hành và dội vào đầu học sinh.
Học sinh cứ việc vò đầu bứt tai, ăn vội ăn vàng rồi kham với đống bài vở cô cho (nhiều gấp 10 câu chuyện hát xoan kia).
Học không được thì nhờ cha mẹ.
Và có hai tình huống xảy ra:
- Thứ nhất, nếu cha mẹ làm được thì từ đây quy trình dối trá bắt đầu. Cha mẹ dối thầy (cho là học sinh học được), thầy dối cấp trên, cấp trên của thầy dối trên Bộ, Bộ công nhận luôn sự dối trá đó là thật để dối trá Chính phủ, Quốc hội và để vận hành cỗ máy in tiền qua sách kia. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, ông Nhạ có thể về hưu nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi.
-Thứ hai, cha mẹ không làm được, bức xúc, quát tháo, gây sức ép cho học sinh. Học sinh một là gắng gượng “học” được đến đâu hay đến đấy, nếu quá thì… tìm một độ cao ngoài lan can hoặc đi bụi đời. Hai là giả vờ học, cha mẹ đi khỏi thì chơi games.
Và thông qua “Hội phụ huynh” hoặc nhà trường, một cây đũa thần… giả được đưa ra là: Sách học thêm, lớp học thêm, lò học thêm…
Đến đây, bài toán phá nát xã hội, phá có quy trình, phá có truyền thống, phá có kịch bản, lớp lang đã hình thành.
Nhưng, cái cao trào như thế này ổn định suốt hơn hai chục năm nay rồi, thành CƠ CHẾ rồi, không ai uốn nắn, điều chỉnh, cứ vậy mà làm.
Xin nói rõ, tôi chỉ nêu câu chuyện “di sản thế giới” như trên cho dễ thấy, chứ riêng kiến thức lớp một đến lớp bốn hiện nay, có khoảng 70% thuộc dạng quăng ngay xuống biển Đông, sẽ giúp con em chúng ta khôn ngoan hơn, trưởng thành nhanh hơn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.105.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập