Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nguồn Gốc Kỳ Diệu: Cuộc Đời Của Những Ứng Thân Lạt Ma Người Tây Phương »»

Tiểu luận Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Nguồn Gốc Kỳ Diệu: Cuộc Đời Của Những Ứng Thân Lạt Ma Người Tây Phương

Donate

(Lượt xem: 8.567)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Nguồn Gốc Kỳ Diệu: Cuộc Đời Của Những Ứng Thân Lạt Ma Người Tây Phương

Magical Emanations: The Unexpected Lives of Western Tulkus

BY ANDREA MILLER| MARCH 12, 2021
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình.
They were typical kids — then they were recognized as the reincarnations of Tibetan Buddhist masters. Three Western tulkus talk to Andrea Miller about their experience growing up and how they feel today about the strange turn their lives took.
Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
Elijah Ary seemed like a typical Canadian kid. He lived in Montreal with his mom and dad and two sisters, he loved playing hockey, and he didn’t like school. But something set him apart: according to the Dalai Lama, he was the reincarnation of a Tibetan Buddhist master.
Khi còn bé, bố mẹ Elijah điều hành một trung tâm thiền, được nhiều vị thầy nổi tiếng và giới học giả viếng thăm. Elijah không quan tâm gì cho đến một hôm vị sư tên Khensur Pena Gyaltsen ghé thăm.
When Elijah was a child, his parents ran a meditation center, and renowned Buddhist teachers and scholars often visited the family home. Elijah didn’t take much interest until, one day, a new visitor came: a monk named Khensur Pema Gyaltsen.
Lúc đó, Elijah bốn tuổi, bắt đầu kể về những người mà cậu biết, những người với những cái tên Tây Tạng. Cậu mô tả về ngôi nhà tại các ngọn núi mà một trong những vị Lạt Ma đã từng sống cùng những con gấu vàng sống quanh vùng núi đó.
Almost immediately, four-year-old Elijah began talking about people he said he used to know—people with Tibetan names—and he described a house in the mountains that belonged to one of them and the yellow bears that lived in the area.
Cậu nói rằng: “Nếu sự có mặt của tôi có ý nghĩa, đó là vì tôi làm nhiều điều tốt cho thế giới này. Tôi không cần phải là một vị Lạt Ma tái sinh để làm việc đó”
If my existence has meaning, it’s because I’m doing good in this world. I don’t have to be a tulku in order to do that.” —Elijah Ary
Bố mẹ cậu đều lấy làm thích thú với sự tưởng tượng của đứa con mình, nhưng vị sư Pena Gyaltsen cho rằng Elijah Ary không chỉ nói một cách bâng quơ, dễ thương, mà ông ngạc nhiên vì ông biết những vị Thầy mà cậu bé kể lại.
Elijah’s parents were charmed by their son’s imagination, but for Pema Gyaltsen, Elijah wasn’t being cute or creative. “I know these people he’s talking about,” the khensur exclaimed.
Pema Gyaltsen tìm hiểu thêm về tiền kiếp của cậu bé và cuối cùng quả quyết rằng cậu bé là Geshe Jatse, một vị Lạt Ma viên tịch vào những năm 1950. Sau đó, bố mẹ cậu nhận được một bức thư từ một tu viện tại Ấn Độ. Thư viết rằng: “Ông bà đang nuôi dưỡng vị Thầy tổ của chúng tôi. Xin hãy giao cậu bé lại cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất.”
Pema Gyaltsen investigated the boy’s past life, and eventually it was determined he’d been Geshe Jatse, a monk who’d died in the 1950s. Soon a letter arrived from a monastery in India. Addressed to Elijah’s parents, the gist of it was: You have our teacher. Please return him as soon as possible.
Elijah bây giờ đã bốn mươi tám tuổi, và là một trong những người Phương Tây được công nhận từ nhỏ là ứng thân của các vị Lạt Ma. Ứng thân luôn là một người nam và là người được công nhận là một vị Lạt Ma trong kiếp trước.
Elijah, now age forty-eight, is one of the handful of Westerners who in childhood were recognized as tulkus. Literally meaning “magically emanated body,” a tulku is a person—almost invariably male—who’s said to have been a realized Tibetan teacher in a past life.
Hầu hết các vị được công nhận là ứng thân thường là gốc Tây Tạng. Tuy nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ tính luôn ba vị ứng thân Tây Phương mà bây giờ đang là tuổi thành niên. Họ chia sẻ với tôi về ngã rẽ thú vị trong cuộc đời họ khi họ được công nhận là ứng thân Lạt Ma. Trải nghiệm của họ không phải dễ dàng, không nói là kỳ diệu.
In virtually all cases, those who are recognized as tulkus are of Tibetan heritage. But there are exceptions, including the three Westerners—all now adults—who talked with me about the unique turn their life took when they were recognized as tulkus. Their experience has not always been easy, let alone magical.
Hệ thống chọn lựa các ứng thân có mặt tại Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám, dựa trên niềm tin các vị Bồ Tát sẽ tái sanh để cứu độ chúng sinh và sự tái sanh của họ có thể nhận ra được. Ngoài các dòng ứng thân nổi tiếng như Đạt Lai Lạt Ma và Karmapa còn có các dòng ứng thân khác.
The tulku system, which emerged in Tibet around the twelfth century, is based on the belief that bodhisattvas are reborn again and again to help sentient beings, and that their reincarnations can be identified. While the most high-profile tulku lineages are those of the Dalai Lama and the Karmapa, there are many others.
Học giả Phật giáo Amelia Hall cho rằng việc suy tôn ứng thân ngoại quốc có chủ lực chính trị vì Phật giáo Tây Tạng trở thành quốc tế và bà nói thêm rằng:"Ai biết được điểm tương đồng giữa một người bình thường và một người khác biệt? Việc có mặt ứng thân tại Phương Tây là điều dĩ nhiên. Họ có mặt để trợ giúp.". Bà phát biểu với cương vị là một Phật tử chứ không phải là một học giả.
Buddhist scholar Amelia Hall notes that the enthroning of foreign tulkus could be motivated by political needs as Tibetan Buddhism becomes international, but adds, “Who knows where the ordinary and the extraordinary converge?” As she puts it, when she takes off her academic hat and puts on her practitioner hat, she thinks, “Tulkus appearing in the West? Of course! They’re here to help.”
Trong khi các bậc cha mẹ Tây Tạng lấy làm hãnh diên gửi các con họ là các ứng thân Lạt Ma đến các tu viện thì bố mẹ Elijah lại lo lắng con mình phải sống với những người mà họ không hề biết. Tuy vậy, họ nhận ra rằng cuộc sống Phương Tây không thích hợp với con mình.
But while Tibetan parents might consider it an honor to send their tulku child to be trained in a faraway monastery, as far as Elijah’s parents were concerned, there was no way they were going to send their son to live with people they didn’t even know. And yet, as time went on, it became clear to them that Western life wasn’t working for him.
Vào năm học lớp ba, Elijah và các bạn học vẽ về nơi chúng thích nhất và chia sẻ với nhau về điều mình vẽ. Elijah vẽ cung điện Potala và nói rằng cậu thích nơi đó bởi vì đó là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng sống. Mấy đứa bạn lại hỏi cậu đã từng sống ở đó chưa và cậu trả lời rằng kiếp trước cậu đã từng sống ở đó nhưng kiếp này thì không.
In third grade, Elijah and his classmates had to draw their favorite place and tell the others about their picture. Elijah, who drew the Potala Palace, said he loved it because that’s where the Dalai Lamas lived. “Have you ever been there?” his classmates asked. “Not in this life,” he answered.
Liên Phật Hội

Hình cậu bé Elijah Ary trong chiếc y với một vị thầy nổi tiếng Lama Thubten Yeshe tại Viện Vajrapani, California năm 1983. Vị Lạt Ma Yeshe viên tịch năm 1984; Tenzin Osel Hita được công nhận là tái sanh của ông.
Elijah Ary in his monk’s robes with the well-known Tibetan teacher Lama Thubten Yeshe at Vajrapani Institute, California, in 1983. Lama Yeshe died in 1984; Tenzin Ösel Hita was recognized as his reincarnation. Photo by Åge Delbanco.
Elijah cảm thấy khác biệt với chúng bạn và học không giỏi lắm. Tình hình xấu hơn khi cha mẹ cậu ly dị. Ba cậu nghẹn ngào nói: "Mọi việc thật đau lòng. Giờ tôi mới biết, Elijah chỉ tiến thân tốt nhất trong cuộc đời là sống một đời sống là ứng thân một Lạt Ma Tây Tạng."
He felt different from other kids and didn’t do well in school. This situation only got worse when his parents split up. “The whole thing was heartbreaking,” his father Isaac says, getting choked up. “I knew that if Elijah was going to make any progress in life, it had to be as a tulku.”
Cuối cùng, vào năm 14 tuổi, Elijah chuyển về sống tại tu viện Sera, miền nam Ấn Độ. Chương trình học tại các trung tâm Phật giáo bên Tây Phương không đáp ứng đủ cho môi trường mới. Cậu nói: " Các tu viện Phật giáo Tây Tạng là một môi trường văn hóa xa lạ. Thoạt đầu tôi cảm thấy lạ lẫm nhưng rồi cũng quen dần. Tôi thích nghi nhanh chóng. Mẹ tôi ví sự thích nghi của tôi như cá về với nước".
Finally, at fourteen, Elijah moved to Sera Monastery in southern India. Spending time at dharma centers in the West had not prepared him for this. “Tibetan Buddhist monasteries are a completely different culture,” he says. “So it was at once weird, but familiar. I adapted quickly. My mother said it was like watching a fish go back to water.”
Elijah chưa bao giờ thích chuyện học hành bỗng nhiên lao vào con đường trở thành một học giả. Cậu nói:"Tôi có nhiều vị Thầy tuyệt vời và nhiều bạn tốt. Học giáo pháp trong môi trường đó thật là một kinh nghiệm mở mắt. Nó trở thành một điều không phải dựa trên tôn giáo mà trên thực tiển và triết lý"
Elijah, who had never been interested in school, was suddenly on the road to becoming a scholar. “I had wonderful teachers and great friends,” he says. “Studying the dharma in that context was eye-opening. It became less of a faith-based thing and more practical, more philosophical.”
Đối với cậu, sống bên cạnh những người công nhận danh tánh ứng thân của cậu là một điều mới mẻ. Cuộc sống tại tu viện có những khó khăn riêng. Là một người ngoại quốc, Elijah cố gắng hiểu mọi sự tinh tế của văn hóa Tây Tạng, những điều được hiểu ngầm và cả những mong đợi. Cuối cùng, sự chênh lệch giữa hai văn hoá lên đỉnh điểm và Elijah cảm thấy mình không được đón nhận. Cậu cho biết "Có nhiều căng thẳng xảy ra giữa tôi và các vị chăm sóc mình đến độ tôi bị cấm vào phòng trong căn nhà tôi đang ở." Cậu nói tiếp: "Họ khuyên tôi nên rời đi."
For him, it was a breath of fresh air to be among people who recognized the tulku part of his identity. But life at the monastery had its challenges. As a Westerner, Elijah struggled to understand the subtleties of Tibetan culture—the unspoken assumptions and expectations. Eventually, the cultural differences took their toll, and Elijah no longer felt welcome. “There were tensions with my caretakers to the point where I was locked out of most of the rooms in my own house,” he explains. “I was told that I should leave.”
Trước khi về lại Canada, Elijah đến Dharamsala để thỉnh ý Đức Đạt Lai Lạt Ma về bước kế tiếp và được Ngài khuyên nên học về Tâm Lý Học bởi nó sẽ giúp ích cho cậu mang nhiều điều tốt lành đến cho nhiều người.
Before returning to Canada, Elijah went to Dharamsala to ask the Dalai Lama what his next step should be. “Learn psychology,” the Dalai Lama counselled, “because that way you’ll be of great benefit to many beings.”
Elijah đồng ý với ý kiến của Ngài. Các trường đại học tại Canada không nhận Elijah vì điểm của Elijah không được tốt và lại thiếu các lớp dự bị. "Vậy là tôi không nghĩ đến môn Tâm Lý Học nữa, nhưng khoa tôn giáo thì lại nhận tôi", Elijah kể lại.
Elijah agreed to this plan. The admissions departments at Canadian universities did not. Elijah had a shaky grade six education and none of the prerequisites. “Psychology was out of the picture,” he recalls, “but the religious studies department said, ‘We’ll have him.’”
Elijah tiếp tục học xong bằng tiến sĩ tại đại học Harvard. Cuộc Đời Uỷ Quyền: Tiểu Sử và Sự Hình Thành Danh Tánh Dòng Cách Lỗ là một phần trong bài luận văn tiến sĩ được xuất bản bởi nhà phát hành Widom Publications.
Elijah went on to earn his PhD from Harvard University, and a version of his dissertation was released by Wisdom Publications as Authorized Lives: Biography and Early Formation of Geluk Identity. For ten years, he worked as a professor of Buddhism and Tibetan religious history in Paris.
Liên Phật Hội

Sau một thập niên là giáo sư Phật học tại Paris, Elijah bây giờ là nhà trị liệu tâm lý. Elijah và người yêu thời thơ ấu có với nhau một cậu con trai.
After a decade as a professor of Buddhism in Paris, Elijah is now an integrative gestalt therapist. He and his childhood sweetheart have a five-year-old son. Photo courtesy of Elijah Ary.
Năm 1996, Elijah cưới người yêu thời ấu thơ. Mười lăm năm sau, người mẹ vợ qua đời và đó là một chấn động lớn đối với Elijah. "Câu hỏi lớn nhất của tôi là nếu tôi chết đi trong vòng một tháng nữa, liệu tôi có thoả mãn với những gì tôi đã làm trong cuộc đời mình" Câu trả lời sẽ là "không", cậu nói. Ngay khi đó, cậu chợt nhớ đến lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma về môn Tâm Lý Học.
In 1996, Elijah married his childhood sweetheart. Fifteen years later, his mother-in-law passed away, and this shook him greatly. “The big question was, if I died in a month, would I be able to say I’m satisfied with what I’ve done with my life? The answer was no,” he says. “Immediately what came back to me was His Holiness’s advice to study psychology.”
Ngày nay, Elijah là nhà trị liệu tâm lý, một môn trị liệu kết hợp với Giáo pháp. Nghĩ về quá khứ, Elijah cho biết ông cũng đã chuẩn bị tâm lý nếu con trai mình, hiện giờ mới năm tuổi một ngày nào được thừa nhận là một ứng thân thì "tôi đã trải qua những điều khó khăn đó rồi, và tôi sẽ chuẩn bị một chương trình học vấn cho con tôi, một chương trình mà nhiều ứng thân đều cần, và sau đó cả gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau đến sống tại tu viên."
Today, Elijah is an integrative gestalt therapist, a form of therapy that dovetails with his Buddhist path. Considering his own past, Elijah says he’d have reservations if his son, now age five, were to be recognized as a tulku. “I know the downside,” he says. But, “if he were recognized, and if we chose to give him the education that I actually feel a lot of tulkus need, then we would move there as a family.”
Elijah có thật sự tin rằng ông ta là một Lạt Ma Tây Tạng kiếp trước không? Ông thừa nhận rằng mình từng suy nghĩ có thể đó chỉ là một màn trình diễn Truman- Một trò lừa. Tuy nhiên có quá nhiều sự trùng hợp giữa cuộc đời ông và vị Lạt Ma kia khiến ông tin rằng mình thật sự là một ứng thân.
Does Elijah really believe that he was a Tibetan monk in a past life? He admits that he used to wonder if it was all just an elaborate Truman Show­–like hoax. But there are, he thinks, “a truckload” of parallels between his life and his predecessor’s and they all point to him really being a tulku.
Ông nói:“Nếu người nào cho tôi một lời giải thích khác có lý thì tôi vẫn sẽ chấp nhận. Tôi không cần phải làm một ứng thân. Điều đó không quan trọng đối với tôi. Điều quan trọng là sự hiện hữu của tôi có ý nghĩa và tôi làm những điều tốt lành bằng cách giúp đỡ người khác trong cuộc đời này.
“If someone comes along with another explanation and that stands up, then I’m fine with it,” Elijah says. “I don’t have to be a reincarnation. It’s not the most important thing. If my existence has meaning, it’s because I’m doing good in this world—I’m helping people. I don’t have to be a tulku in order to do that.”
Một ứng thân gốc Mễ Tây Cơ tên Tenzin Osel Hita nói: “Tôi là một người phóng khoáng, tự do. Tôi không thích luật lệ. Tôi nghĩ mục đích chủ yếu của tôi là buông bỏ bớt sự mong đợi, mọi lý tưởng hóa và cũng có thể là chút truyền thống.
“I’m a very liberal, free guy. I don’t like rules,” says Spanish-born tulku Tenzin Ösel Hita. “I think my purpose mainly is to break people’s expectations and idealizations and maybe even a little tradition.”
Nối gót Đức Đạt Lai Lạt Ma, Osel tin rằng điểm quan trọng của hệ thống chọn lựa ứng thân là để bảo tồn và trao truyền giáo pháp của Đức Phật. “Giáo pháp có thể giúp bạn hiểu rõ về chính mình và nhờ đó bạn sẽ cải thiện đời sống mình. Đó là điều vô cùng đặc biệt và thuần khiết mà không bị ảnh hưởng bởi sự nhồi nặn và khái niệm từ người khác”, Ông nói.
Following suit with His Holiness the Dalai Lama, Ösel believes that the real point of the tulku system is preserving and sharing the buddhadharma. “The dharma can help you understand your own nature and connect with that and improve your life. So that is very special,” Ösel says. “That has to be kept pure without all these other contraptions and conceptions that people come up with.”
Liên Phật Hội

Tenzin Osel Hita bắt đầu học tiếng Tây Tạng lúc ông còn rất nhỏ nên nó như là tiếng mẹ đẻ của mình. Dạo này ông quan tâm nhiều về các đề án nhân đạo và cố tránh sự tôn vinh là một ứng thân. Ông nói: " Nếu tôi giúp được ai tôi sẽ giúp ngay".
Spanish-born Tenzin Ösel Hita began learning Tibetan when he was so young that he considers it his first language. These days, he’s focused on humanitarian projects and tries to avoid being put on a tulku pedestal. “If I can help people, I help,” he says.” Photo by by Tom Waggoner.
Osel một thời là một người tự do và rất mộ giáo pháp đồng thời chia sẻ với các vị sư khác. Ông được cho là ứng thân của Lạt Ma THubten Yeshe.
Ösel is at once free-spirited and utterly devoted to the dharma, and shares these qualities with the teacher he’s said to be a rebirth of—the dynamic and unconventional Lama Thubten Yeshe.
Lạt Ma Yeshe thường nói đùa rằng ông là một kẻ lập dị bỏ học. Trong lớp dạy nổi tiếng của ông tại tu viện Kopan ngoài thành phố Kathmandu và tổ chức Bảo Tồn Truyền Thống Kim Cang Thừa, ông và học trò mình là Lạt Ma Zopa giảng dạy Phật pháp cho hàng ngàn người ngoại quốc. Ông viên tịch năm 1984. Các đồ đệ của ông liền cầu mong sự tái sanh của thầy mình.
Lama Yeshe used to joke he was a Tibetan hippie who’d dropped out. In his famed courses at Kopan Monastery outside Kathmandu and through his Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition, Lama Yeshe and his student Lama Zopa taught Buddhism to thousands of Westerners. When he died in 1984, his Western students immediately began longing for his return.
Một năm sau, Osel đầu thai làm con của Maria Torres và Francisco Hilta, cả hai là học trò của Lạt Ma Yeshe. Osel là một đứa bé điềm đạm, đầy ưu tư và nhiều người cũng cho rằng tính cách Osel giống Lạt Ma Yeshe. Lạt Ma Zopa là người tìm kiếm nơi Thầy mình tái sanh đồng thời tìm hiểu thêm về Osel và các ứng thân khác.
A year later, Ösel was born to María Torres and Francisco Hita, Spanish students of Lama Yeshe. Ösel was an unusually calm, contemplative baby, and people felt he had mannerisms similar to those of Lama Yeshe. Lama Zopa, who was trying to determine the location of his guru’s incarnation, was investigating Ösel and various other children.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Osel là ứng thân của Lạt Ma Yeshe và Lạt Ma Zopa quyết định làm cuộc trắc nghiệm. Ông đưa ra những món đồ vật của của Lạt Ma Yeshe cùng các món đồ vật tương tự khác và bảo Osel chọn những món thuộc về Lạt Ma Yeshe. Osel lúc đó vẫn là một đứa bé mới bước đi chập chững vớ lấy tràng chuỗi hạt và cái chuông của Lạt Ma Yeshe.
There were signs that indicated Ösel, and Lama Zopa decided it was time for the traditional test. So he laid out some of Lama Yeshe’s former possessions along with other similar items and asked Ösel to choose the things that were Lama Yeshe’s. Ösel, still a toddler, reached for Lama Yeshe’s beads and bell.
Khoắc lên mình chiếc y và chiếc nón màu vàng, cậu bé được suy tôn là ứng thân Lạt Ma Yeshe. Buổi lễ trở nên đặc biệt hơn đối với cậu vì đó là lúc cậu được nhìn thấy bố mẹ mình còn vui vẻ. Họ ly thân sau đó và cậu bé bắt đầu cuộc sống tự lập và xa họ kể từ đó.
Decked out in robes and a yellow hat, the child was enthroned as a tulku. One reason the ceremony was so special for him was that it was the only time he remembers seeing his parents together. They separated, and in any case he lived on his own, far away from them.
Bước đầu, cậu sống tại tu viện tại Nepal và Thuỵ Điển. Đến bảy tuổi, cậu dời đến tu viện Sera, nơi mà cậu nói rất quạnh quẽ lúc bấy giờ. Cậu kể lại: "Chúng tôi có ba giờ đồng hồ có điện vào ban ngày, và ban đêm hoàn toàn dùng đèn cầy. Các vị mang cho chúng tôi một bình sữa còn ấm và chúng tôi phải nấu lại. Không có điện thoại, không vào mạng được và cũng không có TV. Có thể có người có radio."
First, he resided at monasteries in Nepal and Switzerland. Then at age seven, he moved to Sera Monastery, which, he says, was very isolated at that time. “Maybe we had three hours of electricity during the day, and during the night we had candles. They would bring milk in a jar. It was still warm, and we had to boil it. There was no telephone, no internet, no TV. Maybe somebody had a radio.”
Osel tranh thủ dành thời gian rảnh rỗi ngồi xích đu sau nhà đọc truyện giả tưởng. Tuy nhiên, chương trình đào tạo tại tu viện không phải dễ dàng.
Ösel managed to enjoy his free time, playing on the swings behind his house and reading fantasy books about dragons. Yet the strict monastic training was not easy.
"Tôi nghĩ mục đích của tôi là phá bỏ sự mong đợi từ người khác". Ông nói.
I think my purpose mainly is to break people’s expectations.” —Tenzin Ösel Hita
Các vị giáo thọ và người săn sóc đến rồi đi. Một vị giáo thọ luôn có mặt trong cuộc đời Osel và họ chia sẻ với nhau một hoặc hai tiếng mỗi ngày.
"Thầy tôi như một người cha, người mẹ vậy. Thầy luôn tử tế và đầy lòng yêu thương. Ông dạy tôi rất nhiều điều và làm gương cho tôi về những điều ông dạy"
Tutors and caretakes would come and go. One teacher was the only constant presence in Ösel’s life, and they spent an hour or two together daily. “My teacher was like a father, like a mother,” he says, “so kind, compassionate. He taught me many things, most of all through his example.”
Osel nói sống ở tu viện là một điều vinh dự, một món quà mà ông biết ơn mình đã có cơ hội đó. Vào thời điểm đó, ông giải thích rằng ông rất tò mò về nền văn hóa Tây Phương và muốn tìm hiểu mình thật sự là ai ngoài vòng giao tiếp của tu viện. Ông thắc mắc bên ngoài sẽ đối xử với ông thế nào khi họ không nghĩ ông là ứng thân hay một vị sư.
Being at the monastery, Ösel says, “was a privilege, a gift. I’m so grateful I had that opportunity.” At the same time, he explains, he was deeply curious about Western culture and wanted to figure out who he was outside of his monastic bubble. What would it be like, he wondered, to interact with people who didn’t think of him as a tulku or teacher?
Năm mười tám tuổi, Osel rời tu viện. Mới đầu, ông về Canada và lấy bằng trung học. Sau đó, ông qua Thụy Điển học khoa học nhân văn xã hội. Mong muốn được tự do và thoải mái hơn, ông nghỉ phép sáu tháng để bắt đầu cuộc thám hiểm nước Ý.
At age eighteen, Ösel left the monastery. First, he went to Canada, where he earned a high school diploma. From there, he went to Switzerland to study liberal arts. But itching for more freedom and fewer rules, he took off after six months and threw himself into a freewheeling adventure in Italy. For a time, he lived on the streets of Naples and Venice.
Từ năm 2006 đến 2008, Osel tập sự làm phim tại Bologna dưới sự hướng dẫn của nhà làm phim đạt giải Emmy Award, Matteo Passigato, và ra mắt cuối phim đầu tiên vào năm 2012 có tựa đề Hãy Là Bản Thể Của Chính Mình. Đó là cuốn phim tài liệu về phương pháp giúp người hiện đại kết nối với những phướng cách tâm lý cổ truyền để sống một cuộc đời hạnh phúc, ý nghĩa hơn.
From 2006 to 2008, Ösel apprenticed in Bologna under Emmy Award–winning filmmaker Matteo Passigato, and in 2012 his first short film was released. Called Being Your True Nature, it’s a documentary about Lama Yeshe’s methods for helping modern people access ancient psychological tools in order to lead happier, more meaningful lives.
Khi còn là một sinh viên, Osel chưa bao giờ nói với ai ông là một ứng thân. Nếu ai vặn hỏi về lý lịch, ông chỉ nói ba mẹ mình theo đạo Phật và ông lớn lên bên Ấn Độ. "Đối với tôi, không nói về lai lịch của mình làm cho người khác dễ giao tiếp với tôi và ngược lại". Ông nói.
As a student, Ösel never told anybody he was a tulku. If pressed for information about his background, he’d just say his parents were Buddhist hippies and he’d grown up in India. “For me, it’s been very important to meet people, and for people to meet me, without all of that,” he says.
Tuy vậy, Osel thỉnh thoảng cũng hành hoạt như một ứng thân nếu điều đó đem lại lợi lạc cho người khác, nhưng khi biết có kẻ muốn lợi dụng thì ông từ chối ngay. "Chúng ta không cần những thứ rắc rối. Tất cả đều là con người. Chúng ta đang phấn đấu. Chúng ta luôn học hỏi lẫn nhau", Ông nói.
Nonetheless, Ösel is sometimes put on a tulku pedestal. When this happens, he manifests that aspect of himself for the other person’s benefit, but as soon as the opportunity arises he gently dismantles their projections. “We don’t need all those complications,” he says. “We’re all humans. We’re all struggling. We’re all learning from each other.”
Từ năm 2008 đến 2013, Osel là thành viên hội đồng quản trị của tổ chức Bảo Tồn Truyền Thống Kim Cang Thừa. Bắt đầu từ năm 2010, ông giảng pháp tại các trung tâm của tổ chức tại Châu Âu, Mỹ và Brazil. Hiện tại, ông là đồng giám đốc Trung Tâm Thiền Tushita tại Tây Ban Nha. Trên trang nhà tổ chức Bảo Tồn Truyền Thống Kim Cang Thừa có trang trọng đăng lời trích dẫn của Osel: "Không có sự ngăn cách giữa tôi và tổ chức Bảo Tồn Truyền Thống Kim Cang Thừa... Chúng ta cùng chung tay đóng góp trên nhiều lĩnh vực. Nhân đạo là ngôi nhà của chúng ta"
From 2008 to 2013, Ösel was on the board of directors of the Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition. Since 2010, he’s given dharma talks at their centers in Europe, the U.S., and Brazil, and now he’s codirector of Tushita Meditation Center Spain. On the FPMT website, this quote from Ösel is prominently displayed: “There is no separation between me and FPMT. … We are all working together in so many aspects and terrains. Humanity is our office.”
Năm 2015, Osel dẫn đầu một cuộc hành hương tại Ấn Độ và Nepal trong lúc vụ động đất xảy ra. Vì lẽ đó ông đồng sáng lập dự án từ thiện Hồi Sinh Nepal. Gần đây nhất, ông tiên phong chương trình Global Tree Initiative, một dự án kết nối nhiều người để tìm ra phương cách giảm hiệu ứng nhà kính bằng cách trồng cây. Hiện nay, ông sống tại Valencia, Tây Ban Nha nơi mà ông chia sẻ quyền chăm sóc đứa con ba tuổi tênTenzin Norbu.
In 2015, Ösel was leading a pilgrimage in India and Nepal when a devastating earthquake hit. In response, he cofounded the charitable project Revive Nepal. More recently, he spearheaded the Global Tree Initiative to bring people together to slow global heating by planting trees. Today, he lives in Valencia, Spain, where he amicably shares custody of his three-year-old son Tenzin Norbu.
Ông cho biết: "Tôi cảm thấy may mắn vì có thể dành thời gian cho con mình vào bất cứ lúc nào, và con tôi có cả tình thương cả bố lẫn mẹ, điều mà tôi chưa bao giờ có được."
“I’m so privileged to be able to spend time with my son anytime,” Ösel says, “and for him to be able to have both of his parents together in harmony, something that I, as a child, was never able to experience.”
"Văn hoá Tây Tạng là một phần văn hoá của tôi. Đó là điều tôi có thể dạy Norbu. Tôi nói chuyện với con bằng tiếng Tây Tạng và khi thằng bé đến độ tuổi nào đó, tôi sẽ đưa nó qua Dharamsala để học cùng với bọn trẻ Tây Tạng. Chúng tôi sẽ sinh sống tại tu viện vì tôi luôn về thăm các vị sư ở đó", Ông nói.
“Tibetan culture is part of my culture,” says Ösel. “So that’s what I offer Norbu. I speak to him in Tibetan, and when he gets to a certain age, I will take him to Dharamsala to study with Tibetan children. We’ll spend time in the monastery because I always go back to spend time with the monks.”
Ứng thân Bino Naksang, gốc Tây Tạng cho rằng các vị sư Tây Tạng suy tôn người ngoại quốc là ứng thân là một điều thất bại. Lý do là một người Tây Phương được đào tạo tại các tu viện sau một thời gian, văn hoá Tây Phương vốn đã thấm nhuần trong họ, bắt đầu thấy những điều không ổn với chương trình đào đạo tại tu viện. Họ sẽ hướng đến lý tưởng Phương Tây về nhân quyền và quyền tự do ngôn luận. Ông nói thêm rằng không chỉ tư tưởng Tây Phương ảnh hưởng các ứng thân Tây Phương mà các ứng thân Tây Tạng cũng lâm vào trường hợp tương rự, và cuối cùng các vị sẽ từ bỏ việc tu hành"
Tulku Bino Naksang, who is of Tibetan heritage, comments on Tibetan Buddhist teachers recognizing Westerners as tulkus. “It was a failed experiment,” he says bluntly.
The reason it didn’t work, he asserts, is because even when Western tulkus were given a monastic education, over time their Western culture would manifest in them and they’d start to see faults with the monastic institution. “They lean toward the Western ideology of human rights and freedom of speech,” he says. And this would create conflict.
But, Tulku Bino adds, it’s not just Western tulkus who are influenced by Western ideas and ultimately give up their robes. “This also happens to Tibetan tulkus.”
Một số ứng thân Tây Tạng, chưa chuẩn bị tâm lý cho đời sống thế tục sau khi rời tu viện, lại đi vào con đường nghiện ngập. Một số khác có cuộc sống tốt hơn. Tulku Bino cho biết: "Hôm qua tôi mới nói chuyên với một người bạn, vốn là một ứng thân, hiện tại vui sống với nghề lái Uber tại New York."
Some Tibetan tulkus who leave the monastery are so unprepared for lay life that they fall into substance abuse. Others build more satisfying lives. For example, says Tulku Bino, “Yesterday, I was talking to one of my tulku friends who is in New York, happily driving for Uber.”
Về bản thân, Tulku Bino luôn được vị giáo thọ bảo phải cố gắng lo học để sau này giúp chúng sinh. Ông chia xẻ:"Tôi thường nghĩ tại sao tôi phải quan tâm đến chúng sinh khác? Còn tôi thì sao? Là một đứa bé, cảm tưởng bổn phận phải cứu giúp mọi chúng sinh quả tình thật quá nặng nề. Tôi bắt đầu chống lại ý tưởng đó và khi họ muốn tôi làm gì thì tôi làm mọi điều ngược lại."
As for Tulku Bino himself, he was always told by his teacher that he had to study for the sake of all sentient beings. “I used to think, why do I have to care about sentient beings? What about me? As a young child, having to liberate all sentient beings was a huge burden,” he says. “I started rebelling against it, and I did everything opposite to the way they wanted.”
Sau khi Tulku Bino rời cuộc sống tu viện, ông dời về Mỹ và hiện tại sống cùng người vợ là học giả Amelia Hall và người con gái mười ba tuổi.
After Tulku Bino walked away from the tulku life, he moved to the U.S., where he now resides with his wife, Buddhist scholar Amelia Hall, and their thirteen-year-old daughter.
Ông nói: "Điều tôi không đồng ý là những rắc rối của hệ thống đào tạo các ứng thân. Tôi là một người tái sanh và chắc chắn 100% về điều đó. Vấn đề là ở cách vận hành hệ thống. Nó xâm lấn ý nghĩa thật sự của Giáo pháp, và tôi nghĩ qui trình tái sanh, nhận diên và đào tạo ứng than sẽ mai một. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài là Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng nhưng điều đó không có nghĩa là Ngài sẽ không tái sinh. Điều mà Ngài ngụ ý là qui trình đó sẽ hoàn toàn biến mất."
“What I renounced is the complication of the institutionalized tulku system,” he explains. That said, “I am a reincarnation. I am a 100 percent sure about that. The problem is how the system has evolved. It is overtaking the real purpose of the dharma itself. So, ultimately, I think the system will dissolve. His Holiness says he might be the last Dalai Lama, but that does not mean he’s not going to reincarnate again. What he’s saying is the system might completely dissolve.”
Liên Phật Hội

Photo courtesy of Tenzin Ösel Hita.

Trong xã hội Tây Tạng, qui trình đào tạo ứng thân có hai chức năng tâm linh và thực tiễn, cả hai kết hợp nhau và khó tách rời. Hệ thống này được đặt ra nhằm mục đích đào tạo các ứng thân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là người thừa kế các dòng truyền thừa, các ứng thân được tập luyện bởi các vị tiền bối của họ và họ thừa hưởng mọi di sản của các vị tiền bối của mình. Mục đích cao đẹp của hệ thống này là truyền giáo pháp và giúp người ta tỉnh thức. Nhưng Tulku Bino cho rằng chủ đích là giúp chúng sanh nhưng đồng thời cũng dính dáng rất nhiều vấn đề vật chất.
In Tibetan society, the tulku system has spiritual and practical functions that are so entwined they’re difficult to separate. The tulku system is what keeps the monasteries running from one generation to the next. As lineage holders, tulkus are trained by their predecessor’s students and they inherit their predecessor’s estate. The high-minded purpose of the tulku system is to spread the dharma and wake people up. But as Tulku Bino points out, “The intention might be to benefit sentient beings, but there’s also a tremendous amount of wealth involved.”
Một số người trong cộng đồng Tây Tạng, ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã đề cập việc lựa chọn các vị lãnh đạo thay vì tiếp tục suy tôn các ứng thân. Tuy vậy không phải ai cũng hưởng ứng ý kiến đó bởi họ tin rằng hệ thống đào đạo ứng than mặc dù không hoàn thiện nhưng mang đến nhiều lợi lạc cho xã hội Tây Tạng.
Some people in the Tibetan community, including the Dalai Lama, have talked about the possibility of electing leaders rather than continuing to enthrone tulkus. But not everyone is on board with that, as it’s believed that the tulku system, however imperfect it may be, has brought great benefit to Tibetan society.
Tulku Bino thấy được điều đó. Đức Đạt Lai Lạt Ma là bằng chứng điển hình của hệ thống đào tạo ứng thân giúp nhiều người tỉnh thức. Ngài chỉ là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình bình thường tại một vùng hẻo lánh Tây Tạng nhưng khi Ngài đã nắm giữ nhiều chức vị uy tín trong Tây Tạng và cuối cùng có tầm ảnh hưởng cả thế giới.
As Tulku Bino sees it, the Dalai Lama is compelling proof that the tulku system can be highly effective for helping people wake up. His Holiness was a boy from a modest family in a remote corner of Tibet, and yet he came to hold the most prestigious seat in Tibet and, ultimately, to have a positive impact on the whole world.
Tuy nhiên việc công nhận các ứng thân Tây Phương chưa được cho là giúp ích gì cho Phật giáo Tây Tạng. Lý do chính có lẽ là hệ thống lựa chọn ứng thân không mấy thích hợp với văn hoá Phương Tây. Các em bé Tây Phương được công nhận là ứng thân vào năm 70s và 80s đều sinh ra từ các bậc cha mẹ được qui y Phật, được học với các vị sư Tây Tạng. Dù vậy vẫn có sự khác biệt văn hóa khi được đào tạo theo qui trình truyền thống.
Yet it seems that recognizing Western tulkus has not been viewed as ultimately helpful to Tibetan Buddhism, because it’s been decades since leaders have shown interest in recognizing Western children. The cause, in a nutshell, seems to be that the tulku system is not an easy fit for Western culture. The Western children who were recognized in the seventies and eighties were all born to convert-Buddhist parents who’d studied with Tibetan teachers. But even then, there was a gaping cultural divide when it came to the traditional tulku system.
Tulku Bino kết luận rằng người ngoại quốc nên có đạo Phật riêng của họ. Hệ thống này đặc biệt dành cho người Tây Tạng và ông không nghĩ rằng nó thích hợp với một nền văn hoá khác.
“Westerners must find their own kind of Buddhism,” concludes Tulku Bino. “This tulku system is unique to Tibetans. I don’t think it will survive in another culture.”
Khi ứng thân người Mỹ Wyatt Arnold được hỏi ông cảm thấy thế nào nếu đứa con trai bốn tuổi của mình được chọn là ứng thân, ông trả lời rằng ông không nghĩ đến điều đó làm gì.
When American tulku Wyatt Arnold is asked how he’d feel if his four-year-old son were recognized as a tulku, he doesn’t see the point in thinking about it.
Ông nói thêm: "Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, không phải vì nó là ứng thân hay không mà tôi nghĩ các việc chọn lựa ứng thân người ngoại quốc xẩy ra quá nhiều và sẽ không còn hữu hiệu."
“It will never happen,” Wyatt says. “Not because he’s not, or he is. It’s because that whole thing of recognizing Westerners has been exhausted. It’s like, nope, that’s not gonna work.”
Phật giáo Phương Tây thiếu một vẻ đặc trưng văn hoá tu viện . Vì vậy, Wyatt nói: "Phương Tây không có môi trường thích hợp cho các vị được chọn là ứng thân hiểu về vị trí của mình hay chính thức trở thành những người thực hành giáo pháp. Không có hệ thống đó việc chọn lựa các ứng thân không có ý nghĩa gì."
Buddhism in the West lacks a strong monastic culture. As a result, Wyatt says, “You don’t have the type of environment that is required for individuals who’ve been recognized to understand what the role means or to become legitimate dharma practitioners themselves. Without that system, the recognition of a tulku has no purpose.”
Trẻ con thường thiếu trưởng thành về tâm lý và sự nhận thức. Nếu cho chúng một chức danh cao quý thì chúng ta phải có một hệ thống để giúp chúng phát triển. Với trải nghiệm của ông thì đó là một thiếu sót.
Children are emotionally and educationally immature. If you give a child a lofty title, Wyatt says, “you have to have some system to create growth.” For Wyatt himself, “That was lacking.”
Liên Phật Hội

Hình Wyatt Arnold ngồi trên ngai vàng bên cạnh Ngài Chagdud Tulku Ripoche, một vị giáo thọ dòng Nyingma, người công nhận ông là ứng thân lúc năm tuổi.
Young Wyatt Arnold seated on the throne beside the late Chagdud Tulku Rinpoche, a prominent Nyingma teacher who recognized him as a tulku at age five.
Sinh năm 1987, Wyatt được thừa nhận là ứng thân của Ngài Chagdud Tulku Rinpoche, một vị giáo thọ Tây Tạng tại trường dòng Nyingma, người được nhiều người Phương Tây biết đến. Wyatt được suy tôn vào lúc năm tuổi nhưng mẹ cậu bé từ chối gửi cậu đi đến tu viện và cậu bé lớn lên tại Oregon, California và Colorado.
Born in 1987, Wyatt was recognized as a tulku by the late Chagdud Tulku Rinpoche, a Tibetan teacher in the Nyingma school who was prominent in the West. Wyatt was enthroned at age five, but his mother refused to send him to a monastery in Asia, and he grew up in Oregon, California, and Colorado.
Đôi khi một trong những thầy cô giáo biết ông là một ứng thân và mời ông chia sẻ cho cả lớp biết. Ông thú nhận: "Tôi không cảm thấy khó chịu và tôi thường nhận lời bởi tôi thích được sự chú ý."
Occasionally, one of his school teachers found out he was considered a tulku and asked him to speak to the class about it. “It wasn’t uncomfortable,” Wyatt readily admits. “I liked being the center of attention.”
Wyatt lấy làm băn khoăn về sự khoa trương và là một ứng thân thì bổn phận của mình là gì và mình có hoàn thành trách nhiệm của mình hay chưa. Điều này khiến ông nổi loạn và ông đã ăn chơi nhiều trong năm đầu đại học. Để cân bằng lại, ông qua Ấn Độ học với Ngài Dzongsar Khyentse Ripoche và ở đó học cho đến năm năm.
Wyatt became consumed with highfalutin ideas about what it meant for him to be a tulku, and whether or not he was living up to the role. This made him act out, and in his first year of university, he partied too much. In need of a reset, he went to India to study with Dzongsar Khyentse Rinpoche and ended up staying for five years.
Ông nói "Đó là một trải nghiệm thay đổi tuyệt vời". Ông đến Ấn Độ với suy nghĩ non nớt về mọi thứ và sau đó thì học hỏi những điều quan trọng trong cuộc đời.
This was a transformational experience. As Wyatt puts it, he landed in India with “an immature way of thinking about things” and then learned what really matters.
Wyatt không còn quan tâm là một ứng thân nữa bởi điều đó làm cản trở cuộc đời ông. Tuy nhiên, ông đã để lại một dấu ấn. Ông cho biết "Nhiều thói quen của tôi đến từ danh xưng đó. Tôi vẫn còn chút bản ngã và chút thiếu tự tin về việc tôi có hoàn thành trách nhiệm của mình hay không".
Wyatt is no longer so preoccupied with being a tulku that it gets in the way of his life. Yet it has left a mark. “Some of my habits are still driven by that label,” he says. “There’s still a bit of ego—a bit of insecurity—about whether it’s been a success or not, in terms of me fully taking on that role.
Liên Phật Hội

Wyatt bây giờ là một kỹ sư, một người chồng, và một người cha. Khi được hỏi ông có tin ông là một ứng thân không. Ông nói: "Tôi nghĩ điều đó thật sự không còn quan trọng.
Photo courtesy Wyatt Arnold.
Wyatt is now an engineer, husband, and father. Does he believe he’s really a tulku? “I don’t think it really matters,” he says.
"Cá nhân tôi cảm thấy mình thành công bởi vì tôi có thể chăm sóc bản thân tôi và gia đình tôi. Tôi không có bực bội hay hối tiếc gì.
Tôi rất yêu giáo pháp. Đó là sự thành công 100% rồi. Nếu bạn định nghĩa một ứng thân là người nối dòng và hiểu giáo pháp thâm sâu mà có thể trao truyền đến người khác thì tôi không làm được điều đó."
“Personally, I feel successful,” he says. “I’m able to take care of myself, take care of my family. I don’t have strong resentment or regrets. I have a really close connection with the buddhadharma. So that is success—100 percent.” That said, if you define a successful tulku as being a lineage holder who understands the dharma so deeply that they can transmit it others, “I don’t have that,” he says.
Ngày nay, Wyatt là một kỹ sư công chánh và đang học cao học. Sự thay đổi từ sự nghiệp đến việc dạy dỗ con cái làm ông rất bận rộn và không còn nhiều thời gian để hành thiền. Ông nói nếu gọi cách hành thiền lúc có lúc không chỉ trong vài giây thì quả thật nói quá. Ông tập trung tỉnh thức trong lúc suy nghĩ, hành động, cảm xúc và nhớ đến lời Phật dạy.
Today, Wyatt is a civil engineer and is working on his master’s degree. Between his career and parenting, he’s so busy that he doesn’t have much time for meditation. “To call my practice anything more than maybe a few seconds here and there would be overselling it,” he says. His focus is on being aware of his thoughts, actions, and feelings and remembering Buddhist principles.
Wyatt từng là vị sư. Bây giờ ông không nghĩ mình là người xuất gia nữa nhưng ông rất muốn thấy Giáo pháp nở rộ tại Phương Tây. Ông nói: "Tôi nghĩ nếu bất cứ ai là người con Phật đều cũng mong muốn như vậy. Truyền dạy giáo pháp là một lẽ nhưng đó không phải là điều tôi đang làm. Mục đích của tôi không còn là việc giảng dạy mà người thật sự thực hành giáo pháp để có thể hiểu nó một cách thâm sâu hơn".
Wyatt used to want to be a Buddhist teacher. Now, he wouldn’t put it that way, though he very much wants to see the dharma cultivated in the West. “I think anybody who’s a Buddhist wants to do whatever they can to make that happen,” he says. “Teaching is one way, but that’s not where I am right now. My first goal wouldn’t be to teach. It would be to become an authentic general practitioner—to develop deep understanding.”
Khi được hỏi nếu ông có tin ông là tái sanh của một vị Lạt Ma đã viên tịch, ông nói ông thường nghĩ như vậy trong quá khứ. Bây giờ thì ông không nghĩ đến việc đó nữa. “Điều đó thật sự không quan trọng. Điều quan trọng là tôi vẫn còn quan tâm, hiểu, thực hành và áp dụng giáo pháp"
When asked if he believes he really is the incarnation of a dead lama, he says he used to. Now, he doesn’t think about it in such a binary way—yes or no, believing or not believing. “I don’t think it really matters,” he says. “What matters is that I maintain interest in understanding, practicing, and applying the teachings.”
Theo Elijah Ary, lần cuối cùng ông nhớ lại tiền kiếp của mình là lúc ông cùng vợ viếng thăm tu viện ở Tây Tạng, nơi mà các vị tiền bối của ông đã sống. Khi đó ông gặp một vị sư già đang qùy lạy.
According to Elijah Ary, the last time he had any recollection of his past life was when he and his wife visited the monastery in Tibet where his predecessor had lived. There, he met an elderly monk who was doing prostrations.
"Ông có tấm hình nào của Ngài Geshe Jatse không ?" vợ Elijah hỏi
“Do you have any pictures of Geshe Jatse?” Elijah’s wife asked.
Vị sư già trả lời: " Có". Và ông đưa cho họ coi một tấm hình nhỏ trắng đen và nói:
"Geshe Jatse là thầy tôi. Tái sinh của Ngài hiện sống tại Bắc Mỹ"
“Yes,” the monk answered, showing them one tiny shot in black and white. “Geshe Jatse was my teacher. His reincarnation lives in North America.”
"Dạ, tôi biết" Elijah đáp
“Yes, I know,” said Elijah.
"Ồ, ông biết vị đó hả?"
“Oh, you know him?”
"Biết chút ít" Elijah nói đùa và sau đó ông nói nghiêm túc hơn
"Vị đó đang ở trước mặt ông đây"
“A little,” Elijah quipped, but then he said, more seriously, “He’s standing right in front of you.”
Vị sư già chợt oà khóc.
"Tôi là người lo chôn cất thi thể của Ngài lúc Ngài mất đây. Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ gặp lại Ngài"
The old monk burst into tears. “I was the one who was responsible for your body when you died. I never thought I’d see you again.”
Kể từ đó, cả hai trở nên thân mật. Elijah giúp đỡ tài chánh cho vị sư già và vị sư già hay gửi quà gồm mật ong và bột lúa mạch, loại bột lúa mạch rang của một loại thức ăn Tây Tạng. Rồi một ngày buồn kia, tiền Elijah gửi bị trả lại. Danh mục bị đóng vì vị sư già đã qua đời.
From that moment on, the two shared a special bond. Elijah helped him financially and the monk sent Elijah gifts of honey and tsampa, the roasted barley flour that is a Tibetan staple. Then one sad day, money Elijah sent was returned to him. The account had closed; the old monk had died.
Đối với một số người, đây là phần cuối câu chuyện. Với một số tin vào những điều kể trên đây thì chỉ là điểm đầu tiên. Cuối cùng thì kiếp này hay kiếp sau, Elijah và vị sư đó cũng sẽ trùng phùng.
For some people, this is the end of the story. For others, for those who believe this sort of thing, it’s just the beginning. Eventually, in this life or the next, Elijah and the monk will be together again.
Andrea Miller/Lê Diễm Chi Huệ Việt dịch




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.252.9 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...