Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Là khách lạ ngay trên quê hương mình »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Là khách lạ ngay trên quê hương mình

Donate

(Lượt xem: 6.940)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Là khách lạ ngay trên quê hương mình

Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long… đều đang biến dạng thành đất Tầu!

“Đất Tầu” chứ không phải “Phố Tầu” như China Town, Japanese Town, v.v… ở Hoa Kỳ, hay ngay như Chợ Lớn khi xưa, là những minh định rõ ràng trên phương diện thương mại, nơi đó, phố đó, với những thỏa thuận dành cho dân tộc đó buôn bán, giao tiếp, giới thiệu, những gì đặc thù của dân tộc họ, với người đồng hương cũng như với người bản xứ.

Những địa danh tại Việt Nam đang được đề cập đến không ở trong dạng thức đó. Hình ảnh phổ biến là những dãy phố, những hàng quán treo biển hoàn toàn chữ Tầu, không có một chữ tiếng Việt! Và choáng ngợp tới nhức mắt với 2 mầu vàng, đỏ.

Cũng theo tin tức thì có những tiệm, ngoài biển viết là bán các loại nước hoa, mỹ phẩm nổi tiếng (nhờ người biết chữ Tầu dịch lại) nhưng vào trong tiệm thì không hề có những món hàng loại đó, nhưng người ra, kẻ vào thì cứ xí xố tiếng Tầu, chả có chi thắc mắc!

Không biết người bán thực sự bán món gì và người mua thực sự tìm mua gì, thậm chí có tiệm, họ còn tự nhiên thoải mái mua bán bằng tiền Tầu!! Tất nhiên, đây chỉ là một vài địa danh tiêu biểu được báo chí nhắc tới.

Cũng theo những tin phổ biến rộng rãi, thì nhiều khách du lịch nước ngoài (không phải khách Tầu) khi dừng chân ở những địa danh nêu trên đã không khỏi ngẩn ngơ tự hỏi “Có mua lầm vé du lịch Trung Quốc, thay vì Việt Nam???”

Những bi hài kịch này khiến tôi nhớ về thời điểm khoảng giữa năm 2001. Đó là khi ranh giới Việt – Trung bị âm thầm dời đổi, chỉ bằng một cái bảng mới, với tên “Cây số Zero,” nằm giữa Ải Nam Quan cũ và Cửa Hữu Nghị bây giờ. Ranh giới này đã dời sâu vào nội địa Việt Nam, cắt đôi thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, từng là thắng cảnh nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, nay một nửa đã thuộc về Trung Quốc. Dân chúng quanh vùng cao nguyên đó, khi nhìn thấy “Cây số Zero” cũng chỉ là nhìn thấy một cách mơ hồ. Chỉ khi có ai đó, hồn nhiên bước qua và bất ngờ bị gọi lại, hỏi giấy tờ, mới được dạy dỗ là đã phạm tội vượt biên giới, vì đây là… đất Tầu!!!

Đất đã vậy, biển thì sao? Chỉ tạm đọc một góc nhỏ trên nghiencuuquocte@org về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông từ 2007 đến 2012 sẽ hiểu ngay vì sao Trung Cộng có thể đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá ở biển Đông, đặc biệt là vào những mùa đánh bắt cao điểm đối với ngư dân Việt Nam; vì sao tàu chiến Trung Cộng có thể coi thường dư luận quốc tế mà nã súng vào những chiếc thuyền đánh cá mong manh của ngư dân Việt Nam, có nơi chỉ cách Sài-gòn 350 Km!!!…

Bị đuổi, bị cấm, bị bắn trên những vùng biển đã nhiều đời nuôi sống ngư dân mà không được nhà nước lên tiếng bảo vệ, che chở, thì chờ đợi chi ở những phiên tòa, khi người dân lên tiếng phản đối nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan, thải khí độc tràn lan mặt biển khiến hải sản chết trắng suốt dọc bờ biển miền Trung, mà những người dân đó lại bị bắt, bị kết tội, bị bỏ tù…

Nhớ về những thời điểm này cũng khiến tôi nhớ một bài viết cũ, tôi viết đã hơn 10 năm, vì hình ảnh ngày nay quá tương phản!

Lục tìm chồng sách cũ, thấy lại bài viết trên trang giấy đã ngả vàng, tôi đọc lại, khó ngăn nỗi ngậm ngùi, nên xin trích dăm đoạn, chia sẻ nơi đây:

“ … Có phải những tầng mây xám thấp, mang theo tiết lạnh cuối đông mới khiến lòng người dễ bùi ngùi khi đọc một đoạn văn, nghe một dòng nhạc? Với tôi, hình như không! Tôi không thường bị ngoại cảnh kéo chùng xuống, mà những sự kiện phi thường trong thầm lặng lại là những gì dễ khiến tôi sửng sốt bàng hoàng.

Như hôm nay, ngoài vườn đang tràn ngập nắng vàng, mây xanh, gió mát và chim hót líu lo. Vậy mà tôi đang thổn thức vì vừa đọc một bài trên báo, viết về những người mẹ Tây Tạng can đảm, âm thầm đưa con nhỏ vượt Hy Mã Lạp Sơn với một ước mong duy nhất là gửi được con mình cho các ngôi trường của người Tây Tạng lưu vong, ở Napal hay Ấn Độ, nơi đó, những người mẹ hy vọng con mình được hướng dẫn nền giáo dục Tây Tạng và sẽ giữ được giáo Pháp của Phật Giáo Tây Tạng.

Vượt Hy Mã Lạp Sơn đồng nghĩa với vượt ranh giới giữa sống và chết, vì muôn trùng hiểm nguy của chênh vênh đèo núi, của tuyết phủ rêu phong, của những họng súng biên phòng hờm sẵn, của đói, lạnh, thương tích…

Vậy mà, những người mẹ vẫn đưa con ra đi; gửi được con rồi, lại đơn độc vượt núi băng rừng trở về, trong tâm trạng kiếp này đành vĩnh biệt!

Bi thương đến thế, nhưng theo bài báo thì hàng năm vẫn có từ 2500 đến 3000 người mẹ Tây Tạng vượt Hy Mã Lạp Sơn với tấm lòng băng thạch là tìm môi trường bảo vệ văn hóa của dân tộc mình cho lớp măng non. Niềm hy vọng đó của họ đang mòn dần theo năm tháng với những biến chuyển lạnh lùng của thế đứng toàn cầu! Nhưng thực tế đó không lay chuyển Trái-Tim-Tây Tạng.

Đây có phải là quyết tâm bất thối, như những Phật tử tu pháp môn Tịnh Độ, hướng về Tây Phương Cực Lạc bằng Tín, Nguyện, Hành thì Tịnh Độ ngay nơi bước chân qua? Những người mẹ Tây Tạng vô danh đó tin gì, nguyện gì, mà có thể quyết tâm phụng hành như thế? Làm sao những người mẹ đó có đủ can đảm dắt các con nhỏ xông pha sương tuyết, thập phần hiểm nguy với dấu mốc mơ hồ, xa thẳm, là con mình sẽ không bị đồng hóa với ngoại bang, sẽ được nuôi dạy trong nền giáo dục đặc thù dân-tộc-tính và nhất là được tự do phụng thờ giáo pháp mà họ hãnh diện gọi riêng là Phật Giáo Tây Tạng?

Động lực giúp họ can đảm ra đi, chắc không phải chỉ là sức chảy của triền suối, dòng sông, mà phải là sức mạnh bạt ngàn sóng cả của đại dương trùng trùng bất tận.

Những bà mẹ Tây Tạng đó phải là những chiến sỹ vô danh quả cảm, phi thường, không chỉ âm thầm mang thân mình chiến đấu, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mà còn đặt cả hậu thân vào lý tưởng.

Trong lễ Quán Đảnh Mật Pháp Kalachakra lần thứ 30 của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng đã ngậm ngùi bày tỏ rằng, rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, một mai Tây Tạng bị sức ép, thống nhất vào Trung Quốc, nếu thế giới không bất ngờ đột ngột thay đổi cục diện cho một trật tự toàn cầu!

Đó là trạng huống thực tế mà những ai quan tâm đều có thể nhìn thấy. Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng sẽ ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo cồng kềnh hành trang ngũ trược vào một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân!

Rồi sẽ còn không, hương thiền trang nghiêm nơi bao tu viện ẩn mình sau những rừng cây, đồi núi trong xanh?

Rồi sẽ còn không, tiếng kinh chiều nhắc nhở người quy thiện?

Rồi sẽ còn không, những cậu bé được dọn thân tâm từ thuở ấu thơ, hoan hỷ lấy mái tu viện làm nhà, lấy sư trưởng, bạn đồng môn làm thân thuộc?

Rồi sẽ còn không, nền văn hóa tắm đẫm giáo pháp từ bi, thể hiện trong từng cá nhân, từng gia đình? Rồi sẽ còn không, bóng ca -sa thấp thoáng trên đường phố, hòa vào dòng chảy của dân tộc, chung một đạo vị từ bi, nhân ái?

Rồi sẽ còn không, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của một xứ sở nhỏ bé với hơn sáu triệu dân mà đại đa số thuần nhất hướng về Chư Phật?

Hy vọng mong manh quá! Vậy mà những người mẹ can trường kia vẫn tiếp tục mang thân tâm mình và con mình để vun đắp, tài bồi niềm hy vọng ấy trong trạng huống cực kỳ hiểm nguy, cực kỳ cùng khốn! …”

Có ai quặn đau, tủi hổ khi nhìn về bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn, để thấy mờ ảo trong sương tuyết, những bà mẹ lầm lũi, run rẩy, ôm con vượt chết, chỉ để tới được miền đất tạm dung, nơi hy vọng tìm được sự sống cho thế hệ mai sau, một đời đáng sống. Đó là được sống với trọn vẹn TINH THẦN DÂN TỘC.

Trong khi, tại quê hương Việt Nam, những người còn đang nắm chủ quyền, lại tự biến dạng quê Cha đất Tổ bằng bản chất dị biệt của dân tộc khác!

Ngày nay đang tự biến thành Đất Tầu, liệu ngày mai còn là Đất Việt không? Ngước lên chót đỉnh non cao, nơi năm mươi con từng theo Mẹ lên núi. Nhìn xuống thẳm sâu đại dương, nơi năm mươi con từng theo Cha xuống biển. Ôi, dường như núi cao, biển sâu đều đang đồng vọng âm thanh… Âm thanh tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi!

Thích Nữ Huệ Trân (Mùa Hè mất dấu chim bay, 2018)




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguyên lý duyên khởi


Những Đêm Mưa


Về mái chùa xưa


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.194.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...