Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần Dẫn Luận »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Thượng tọa bộ »»

Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần Dẫn Luận
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Thượng tọa bộ

Donate

(Lượt xem: 9.689)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Thượng tọa bộ

Introduction to the selections from Theravāda Buddhism



IV. Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Thượng tọa bộ

1.
1.
Các đoạn văn đánh dấu ‘Th.’ trong sách này đại diện cho kinh điển truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda). Văn hiến thánh điển của Thượng tọa bộ được bảo tồn trong ngôn ngữ Pāli, theo hình thái hiện tại của nó không thể hoàn toàn đồng nhất với bất kì ngôn ngữ nói cổ xưa nào của Ấn- độ, dù rằng nó có nhiều đặc điểm ngôn ngữ chung với nhóm các ngôn ngữ Indo-Arya cổ, cả trong văn học lẫn khẩu ngữ, và có các đặc điểm chính yếu của các thứ tiếng Prākrit Trung Ấn (Phạn văn hỗn chủng). Nó duy nhất chỉ được tiếp nhận bởi các Phật giáo đồ thuộc phái Thượng tọa bộ để bảo tồn những gì mà họ xác định là Phật ngôn, rồi sau đó được gọi là ‘Pāli’, có lẽ vì đây là ngôn ngữ của các kinh điển có thẩm quyền cao nhất, do pāli có nghĩa là ‘văn bản’ hay ‘kinh điển’. Với tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ, Thánh điển Pāli được xem là cơ sở thẩm quyền cho các giáo lý cũng như các giới luật Phật chế được tuân thủ trong đời sống xuất gia của cộng đồng tăng ni tự nhận là thuộc hệ Thượng tọa bộ.
The passages marked ‘Th.’ in this book represent the textual tradition of the Theravāda school of Buddhism. The canonical literature of the Theravāda school is preserved in the Pāli language, which in its present form cannot be entirely identified with any known ancient spoken language of India, although it has many linguistic characteristics common to the ancient Indo-Aryan group of languages, both literary and spoken, and has the principal linguistic characteristics of Middle Indian Prākrits. It was exclusively adopted by the Buddhists of the Theravāda school to preserve what they determined to be the word of the Buddha, and came to be known as ‘Pāli’, probably because it was the language of their most authoritative texts, as the word pāli means ‘text’ or ‘scripture’. For Theravāda Buddhists, the Pāli Canon is considered the authoritative foundation for Buddhist doctrines as well as for the disciplinary rules and regulations adopted in the homeless mode of life of the community of monks and nuns who claim a Theravāda identity.
2. Nội dung Thánh điển Pāli
2. The content of the Pāli Canon
Thánh điển Pāli gồm ba kho lớn hay tạng, gọi là piṭaka, nguyên nghĩa là ‘giỏ’, và do đó cũng được gọi là ‘Ba tạng’ (Pāli. Tipiṭaka, Skt. Tripiṭaka), từ ngữ cũng được dùng bởi các bộ phái sơ kì khác chỉ cho tập đại thành kinh điển của mình. Nội dung của Thánh điển Pāli gồm:
The Pāli Canon consists of three large collections or piṭakas, literally ‘baskets’, and so is also known as the Tipiṭaka (‘Three baskets’; in Skt, Tripiṭaka), a term also used by other early schools for their collection of texts. The contents of the Pāli Canon are:
- Luật tạng (Vinaya-piṭaka): tập đại thành kỷ luật tu đạo, chủ yếu do chính Đức Phật ban hành, cùng với các học xứ cá nhân, và các pháp tắc thường hành trong tăng viện để đảm bảo sự chuyên nhất đối với các mục tiêu của chúng tăng ni, cũng như để đảm bảo cho chúng đệ tử sống chung hòa hiệp nhằm tạo thuận duyên cho thành tựu mục đích của đời sống phạm hạnh. Tạng này cũng có một ít các tài liệu về truyện tích và giáo lý.
• Vinaya-piṭaka: the collection on monastic discipline, primarily promulgated by the Buddha himself, with rules of individual discipline, and monastic regulations to ensure the sincerity of commitment to the goals of the community of monks and nuns, as well as to ensure harmonious community living so as to facilitate the achievement of these very goals of the holy life. It also contains a small amount of narrative material and teachings.
- Kinh tạng (Sutta-piṭaka): tập đại thành các ‘pháp thoại’, truyền tải những lời dạy của Phật và các đại đệ tử, được thuyết trong nhiều dịp khác nhau. Tạng được tổ chức thành năm bộ gọi là nikāya:
• Sutta-piṭaka: the collection of ‘discourses’, which gives the teachings of the Buddha and some of his leading disciples, delivered on a variety of occasions. It is organized into five nikāyas, or collections:
1. Trường Bộ (Dīgha-nikāya), hay ‘bộ dài’ gồm 34 Kinh (3 tập);
- the Dīgha-nikāya, or ‘Long Collection’ of 34 discourses (3 vols.);
2. Trung Bộ (Majjhimanikāya), hay ‘bộ có độ dài trung bình’ gồm 152 Kinh (3 tập);
- the Majjhima-nikāya, or ‘Middle Length Collection’ of 152 discourses (3 vols.);
3. Tương Ưng Bộ (Saṃyutta-nikāya), hay ‘bộ liên hệ theo chủ đề’ gồm 7,762 Kinh, tập hợp thành 56 chủ đề liên hệ gọi là tương ưng (saṃyutta) (5 tập);
- the Saṃyutta-nikāya, or ‘Connected Collection’ of 7,762 discourses, grouped in fifty-six sections (saṃyutta) according to subject matter (5 vols.);
4. Tăng Chi Bộ (Aṅguttara-nikāya), hay ‘bộ tăng số’ gồm 9,550 bài, tập hợp các kinh theo số mục của mỗi pháp (từ một đến mười một) mà các bài kinh nói đến (5 tập);
- the Aṅguttara-nikāya, or ‘Numerical Collection’ of 9,550 discourses, grouped according to the number of items occurring in lists (from one to eleven) which the discourses deal with (5 vols.);
5. Tiểu Bộ (Khuddaka-nikāya), hay ‘bộ nhỏ’ gồm 15 bộ kinh tạp lục được phân thành 20 tập, nhiều kinh thuộc thể loại thi kệ, chứa đựng những tài liệu sớm nhất lẫn muộn nhất của Thánh điển. 15 bộ kinh này gồm:
- the Khuddaka-nikāya, or ‘Small Collection’ of 15 miscellaneous texts in 20 volumes, many in verse form, which contain both some of the earliest and some of the latest material in the Canon. The 15 texts are:
(a) Tiểu Tụng (Khuddaka-pāṭha), một tập hợp các ‘bài đọc ngắn’ để tụng;
(a) the Khuddaka-pāṭha, a short collection of ‘Little Readings’ for recitation;
(b) Pháp Cú (Dhammapada), hay ‘các thi kệ về Pháp’, một tập hợp nổi tiếng gồm 423 thi kệ súc tích, đại bộ phận có nội dung đạo đức. Được phiên dịch nhiều lần sang các ngôn ngữ phương Tây phản ánh tính phổ cập của kinh này;
(b) the Dhammapada, or ‘Verses on Dhamma’, a popular collection of 423 pithy verses of a largely ethical nature. Its popularity is reflected in the many times it has been translated into Western languages;
(c) Cảm Hứng kệ (Udāna), tám mươi bài kinh (sutta) ngắn dựa trên cảm hứng tự phát;
(c) the Udāna, eighty short suttas based on inspired ‘Paeans of Joy’;
(d) Như Thị Thuyết (Itivuttaka), hay ‘được thuyết như vầy’: 112 bài kinh (sutta) ngắn;
(d) the Itivuttaka, or ‘As it Was Said’: 112 short suttas;
(e) Kinh Tập (Suttanipāta), ‘nhóm các bài kinh’, tập hợp 71 kinh (sutta) dạng thi kệ, hàm chứa một số tài liệu có thể là rất cổ, chẳng hạn như Phẩm Tám (Aṭṭhaka-vagga);
(e) the Sutta-nipāta, the ‘Group of Discourses’, a collection of 71 verse suttas, including some possibly very early material such as the Aṭṭhaka-vagga;
(f) Thiên Cung Sự (Vimānavatthu), ‘chuyện về thiên cung’, kể về chuyện tái sanh thiên giới;
(f) the Vimānavatthu, ‘Stories of the Mansions’, on heavenly rebirths;
(g) Ngạ Quỷ Sự (Petavatthu), ‘chuyện về người quá vãng’, kể những chuyện tái sanh vào ngạ quỷ;
(g) the Petavatthu, ‘Stories of the Departed’, on ghostly rebirths;
(h) Trưởng Lão Kệ (Theragāthā), ‘những bài kệ của các vị trưởng lão’, kể chuyện một số tỳ-kheo thời sơ kì đắc quả A-la-hán;
(h) the Theragāthā, ‘Elders’ Verses’, telling how a number of early monks attained arahantship;
(i) Trưởng Lão Ni Kệ (Therīgāthā), cũng giống như (h), nhưng cho phía ni;
(i) the Therīgāthā, the same as (h), for nuns;
(j) Bổn Sanh (Jātaka), tập hợp gồm 547 ‘chuyện bổn sanh’ về các tiền thân của đức Phật, với mục đích minh họa các mặt đạo đức và phẩm chất anh hùng của vị Bồ-tát (bodhisatta) đang tu tập – chuyện đầy đủ được kể trong chú giải, dựa trên các bài kệ thuộc phần Thánh điển, cả thảy gồm 6 tập – trong khi đây là bộ phận tương đối muộn trong Thánh điển, có lẽ thâu nạp nhiều truyện tích dân gian Ấn-độ. Các chuyện này rất phổ biến và thường được sử dụng trong các bài kinh;
(j) the Jātaka, a collection of 547 ‘Birth Stories’ of previous lives of the Buddha, with the aim of illustrating points of morality and the heroic qualities of the developing bodhisatta – the full stories are told in the commentary, based on verses, which are canonical, and together they comprise 6 volumes – while this is a relatively late portion of the Canon, probably incorporating many Indian folk tales, it is extremely popular and is often used in sermons;
(k) Nghĩa Thích (Niddesa), ‘diễn giải’ trên bộ (e);
(k) the Niddesa, an ‘Exposition’ on part of (e);
(l) Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), phân tích theo thể loại abhidhamma về một số điểm trong giáo pháp (2 tập);
(l) the Paṭisambhidā- magga, an abhidhamma-style analysis of certain points of doctrine (2 vols.);
(m) Thí Dụ (Apadāna), ‘chuyện kể về nghiệp và quả’ trong đời quá khứ và hiện tại của các tăng ni trong (h) và (i), cùng với một số tư liệu tóm lược về đức Phật và các vị Bích- chi-phật (Độc Giác);
(m) the Apadāna, ‘Stories of Actions and Their Results’ on past and present lives of monks and nuns in (h) and (i), with some brief material on the Buddha and solitary-buddhas);
(n) Phật Sử (Buddha-vaṃsa), ‘sử ký về chư Phật’, kể về 24 vị Phật quá khứ;
(n) Buddha-vaṃsa, ‘Chronicle of the Buddhas’, on 24 previous Buddhas;
(o) Sở Hành Tạng (Cariyā-piṭaka), ‘giỏ chứa về sở hành’, về sở hành của Phật Gotama trong các đời trước, tăng trưởng ‘các pháp ba-la-mật (toàn hảo)’ của một Bồ-tát (bodhisatta) khi Ngài hành hoạt hướng đến Phật quả.
(o) the Cariyā-piṭaka, ‘Basket of Conduct’, on the conduct of Gotama in previous lives, building up the ‘perfections’ of a bodhisatta as he worked towards Buddhahood.
Truyền thống Miến-điện (Burma/Myanmar) còn thêm vào Tiểu Bộ (Khuddaka-nikāya):
The tradition in Burma/Myanmar also includes in the Khuddaka-nikāya:
(p) Kinh tập yếu (Sutta-saṅgaha), ‘trích yếu kinh điển’;
(p) the Sutta-saṅgaha, ‘Compendium of Discourses’;
(q và r) Tạng Thích (Peṭakopadesa), ‘Diễn giải tạng’, và Dẫn Đạo Luận (Nettippakaraṇa), ‘hướng dẫn’, đều được quy cho Kaccāna Thera và nhắm đến các chú giải sư.
(q and r) the Peṭakopadesa, ‘Piṭaka Disclosure’, and Nettippakaraṇa, ‘The Guide’, both attributed to Kaccāna Thera and aimed at commentary writers,
(s) Milinda Sở Vấn (Milindapañha), ‘những câu hỏi của Milinda’: thảo luận giữa vua Milinda và Nāgasena Thera.
(s) the Milindapañha, ‘Milinda’s Questions’: discussions between King Milinda and Nāgasena Thera.
- A-tì-đàm tạng (Abhidhamma-piṭaka): tập hợp ‘những lời dạy cao hơn’, là một hệ văn hiến học thuật chủ yếu trích lục và hệ thống hóa các giáo lý quan yếu của kinh (sutta) vận dụng phân tích chi ly về kinh nghiệm nhân bản, một tập hợp các pháp hoặc các quá trình cơ bản phi tình, gồm cả về sắc và tâm. Tạng này bảy bộ, trong đó bộ Pháp Tập (Dhammasaṅgaṇi), Phân Biệt (Vibhaṅga), Giới Luận (Dhātukathā) và Song Luận (Yamaka) được dành cho việc phân tích và phân loại các pháp, bộ Nhân Thi Thiết (Puggalapaññatti) để phân loại các hạng người theo phẩm chất giới đức và tu đức, và bộ cuối mà cũng dày nhất, Phát- thú (Paṭṭhāna), để cho thấy các pháp được phân tích và phân loại duyên nhau như thế nào mà sanh khởi. Bộ thứ năm (Luận Sự – Kathāvatthu), luận thuật bác bỏ các quan điểm của Phật giáo phi Thượng tọa bộ, có thể đây là luận tăng bổ cuối cùng cho tạng A-tỳ-đàm. Không giống như tạng Kinh, tất cả các luận thư trong tạng này đều có ngôn ngữ và phong cách mang tính chuyên môn cao.
• Abhidhamma-piṭaka: the collection of ‘Further teachings’, is a scholastic literature which primarily extracts and systematizes the key teachings of the suttas in terms of a detailed analysis of human experience into a set of dhammas or impersonal basic processes, mental or physical. It consists of seven books out of which the Dhammasaṅgaṇi, Vibhaṅga, Dhātukathā and Yamaka are devoted to the analysis and classification of dhammas, the Puggalapaññatti to the categorization of character types according to ethical and spiritual qualities, and the last and most voluminous book, the Paṭṭhāna, to showing how the analysed and classified dhammas condition each other’s arising. The fifth book (Kathāvatthu), which deals with a refutation of non-Thervāda Buddhist views, is probably the latest addition to the Abhidhamma-piṭaka. Unlike the Sutta-piṭaka, all the texts included in this Piṭaka assume a highly technical language and style.
Kinh tạng chủ yếu gồm các tài liệu cũng được tìm thấy trong các tập thành của các bộ phái Phật giáo sơ kì khác, dù rằng nikāya thứ năm hàm chứa có một số tài liệu tương tợ abhidhamma (l) đặc thù của phái Thượng tọa bộ. Cốt tủy của Luật tạng (Pāli) tương đồng với Luật tạng của các bộ phái khác. Hầu hết những đoạn Th. trong sách này trích từ Kinh tạng. Ngoài các kinh văn Thánh điển, có một bộ phận quảng bác văn hiến chú giải và phụ chú giải thuộc Thượng tọa bộ cũng như các khóa bản giáo lý thuộc Thánh điển hậu kỳ được phát triển trong truyền thống Thượng tọa bộ. Tất cả các đoạn L. và Th. được dịch từ các kinh văn Pāli.
The Sutta-piṭaka primarily consists of material also found in the collections of other early Buddhist schools, though its fifth nikāya contains some abhidhamma-like material (l) that is particular to the Theravāda school. The core of the Vinaya-piṭaka is shared with other vinaya collections. Most of the Th. passages in this book come from the Sutta-piṭaka. Apart from the canonical scriptures there is a vast body of commentarial and sub-commentarial Theravāda literature as well as other post- canonical doctrinal texts that developed in the Theravāda tradition. All the L. and Th. passages are translated from texts in the Pāli language.
3. Sự phát triển của Thánh điển Pāli và các Thánh điển sơ kỳ khác
3. The development of the Pāli and other early Canons
Luật tạng của Thánh điển Thượng tọa bộ có tường thuật về đại hội kết tập đầu tiên của Phật giáo được công nhận chính thức trong lịch sử đạo Phật, trong đó những lời dạy của đức Phật (Pháp, Dhamma) và các giới luật tu đạo do Phật thiết chế (vinaya) đã được đồng thuận tại cuộc tập hội gồm năm trăm đại đệ tử của Phật cùng hòa hợp tụng đọc. Hội nghị kết tập này, được tổ chức khoảng ba tháng sau khi Phật diệt độ, có thể được coi là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử kinh điển Phật giáo. Sự kiện về một hội nghị kết tập như vậy được chấp nhận bởi tất cả các phái Phật giáo hiện có. Tuy nhiên, lời dạy của đức Phật có thể đã được đồng thuận và hệ thống hóa trong trình độ nhất định ngay cả trước kỳ kết tập được chính thức công nhận này. Một quan sát như vậy được hỗ trợ bởi chứng cứ nội bộ trong truyền thống kinh điển Phật giáo, cho thấy sự tồn tại khá sớm của một số phần trong Kinh Tập (Sutta-nipāta) của Thánh điển Pāli, cũng như trong Kinh Phúng Tụng (Saṅgīti Sutta) (Dīgha-nikāya III.210–11) có tường thuật về việc các đệ tử Phật họp nhau để thống nhất một vựng tập danh mục theo phương pháp cấp số về giáo lý Phật đã thuyết.
The Vinaya-piṭaka of the Theravāda canon gives an account of the first Buddhist council that gained official recognition in the history of Buddhism, in which the teachings of the Buddha (Dhamma) and the disciplinary rules and regulations laid down by him (vinaya) were agreed upon at an assembly of five hundred senior disciples of the Buddha, and communally recited. This council, held about three months after the passing away of the Buddha, may be considered as the most significant event in the scriptural history of Buddhism. The fact that such a council was held is accepted by all existing schools of Buddhism. However, the teachings of the Buddha could have been agreed upon, and to a considerable degree systematised, even before this officially recognized council. Such an observation is supported by the internal evidence in the Buddhist scriptural tradition that shows the early existence of some of the sections of the Sutta-nipāta of the Pāli Canon, and the reference in the Saṅgīti Sutta (Dīgha-nikāya III.210–11) to an attempt by the disciples of the Buddha to come together to agree upon an orderly classification of the Dhamma taught by the Buddha following a numerical method.
Ban đầu, các bản văn được đồng thuận này có dạng truyền khẩu, được lưu truyền thông qua những buổi tụng đọc chung được tổ chức khá cẩn thận, vì chữ viết ít được sử dụng tại Ấn-độ thời cổ. Thánh điển Pāli là một trong những tài liệu được ký tải bằng chữ viết sớm nhất, điều này diễn ra ở Sri Lanka vào khoảng năm 20 trước Tl, rồi sau đó một số ít tài liệu mới, nếu có, được thêm vào. Cũng có các phần còn lại của sáu bộ Thánh điển sơ kì ngoài Thượng tọa bộ được bảo tồn trong các bản dịch Trung Hoa và Tây Tạng, các phiến đoạn của một bộ Thánh điển Sanskrit vẫn còn tồn tại ở Nepal, và các văn bản đơn hành trong các ngôn ngữ khác nhau của Ấn-độ và Trung Á tìm thấy ở Tây Tạng, Trung Á và Nhật Bản. Thánh điển Pāli tồn tại đến ngày nay, có lẽ là kinh điển cổ xưa đầy đủ nhất và có thẩm quyền nhất của truyền thống Phật giáo, là một bộ phận của văn hiến Phật giáo được phát triển như là kết quả của những đồng thuận đã đạt được trong kỳ kết tập đầu tiên. Mặc dù các bộ phận Thánh điển cũng được bảo tồn bởi các truyền thống Phật giáo sơ kì khác, nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại trong một số bản còn sót lại bằng một số ngôn ngữ Ấn-độ nào đó, hoặc đầy đủ, nhưng lại không hoàn chỉnh, trong các bản dịch Trung Hoa hoặc Tây Tạng.
Originally, the agreed-on texts were in oral form, passed on by carefully organised communal chanting, as writing was little used in ancient India. The Pāli Canon was one of the earliest to be written down, this being in Sri Lanka in around 20 BCE, after which little, if any, new material was added to it. There also survive sections of six non-Theravāda early canons preserved in Chinese and Tibetan translations, fragments of a Sanskrit canon still existing in Nepal, and odd texts in various languages of India and Central Asia found in Tibet, Central Asia, and Japan. The Pāli Canon which survives to the present day, as probably the most authoritative and complete ancient scripture of the Buddhist tradition, is a body of Buddhist literature that developed as a consequence of the agreements reached at the first council. Although bodies of canonical scripture were also preserved by other early Buddhist traditions, these now exist only in a few surviving texts in any Indian language, or more fully, but again incompletely, in Chinese or Tibetan translations.
Trong số các bộ phái Phật giáo sơ kì, phái có ảnh hưởng ngoài Thượng tọa bộ là Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), và các nghiên cứu gần đây cho thấy Kinh tạng (sūtra/sutta) chuyển ngữ Sanskrit của bộ phái có thể được so sánh rất gần với Kinh tạng của Thánh điển Pāli. Phiên bản gốc Sanskrit của bộ Thánh điển này đã thất lạc từ nhiều thế kỷ trước và những gì còn lại ngày nay chỉ là một ít thủ bản phiến đoạn được phát hiện gần đây thông qua các cuộc khai quật khảo cổ. Tuy nhiên, phiên bản chuyển ngữ này, cùng với các phần của những tập đại thành sơ kì khác, đã được bảo tồn trong tiếng Tây Tạng và đặc biệt là tiếng Hán từ ít nhất là vào khoảng thế kỷ 3 hoặc 4 Tây lịch, giúp cho các nhà nghiên cứu hiện đại có thể tiến hành một nghiên cứu so sánh nghiêm túc về các phiên bản khác nhau. Tính tương tợ sít sao về các ý niệm và văn phong trong các bản kinh (sutta) được bảo tồn trong năm bộ nikāya của Thánh điển Pāli và các bản kinh (sūtra) trong bốn A-hàm (āgama) (các bản Hán dịch tương đương với bốn nikāya đầu) và các bản kinh thứ yếu khác của các bộ Thánh điển Hán ngữ và Tạng ngữ cho thấy rằng nền văn học Kinh tạng (sutta/sūtra) này thuộc về một giai đoạn sơ kì khi Phật giáo trước khi phân phái. Nhiều sự khác biệt nhỏ nội bộ và giữa các Thánh điển có thể được xem là do phương thức khẩu truyền luôn tạo ra nhiều biến văn khác nhau của cùng một câu chuyện hoặc giáo lý. Các bộ abhidhamma (Skt. abhidharma) của các truyền thống Thánh điển Phật giáo khác nhau không có cùng cấp độ gần gũi và tương đồng như vậy về nội dung học lý. Do vậy, ta có lý khi cho rằng hầu hết các trích đoạn Th. trình bày những giáo thuyết của đức Phật có xác suất khá cao khả dĩ quy cho đức Phật lịch sử.
Among the early Buddhist schools, an influential non-Theravāda one was the Sarvāstivāda, and recent studies have shown that their Sanskritised sūtra/sutta collection is closely comparable with the Sutta-piṭaka of the Pāli Canon. The original Sanskrit version of this canon was lost many centuries ago, and what remains of it today are only a few fragmentary manuscripts discovered recently through archaeological excavations. However, this alternative version, along with sections of other early collections, has been preserved in the Tibetan and especially Chinese languages from at least about the third or fourth centuries C.E., making it possible for modern researchers to engage in a serious comparative study of the different versions. The close similarity in the ideological content of the suttas preserved in the five nikāyas of the Pāli Canon and the sūtras of the four āgamas (Chinese translations of parallels to the first four nikāyas) and other minor canonical texts of the Chinese and Tibetan Canons, shows that this sutta/sūtra literature belongs to an early period when Buddhism was undivided on sectarian lines. Many of the minor differences within and between canons can be seen to be due to the way in which oral traditions always produce several different permutations of essentially the same story or teachings. The abhidhammas (Skt abhidharma) of the different Buddhist canonical traditions do not have the same degree of closeness and similarity in respect of doctrinal content. Therefore, it is reasonable to maintain that most of the Th. selections made to represent the teachings of the Buddha have a high probability of being attributable to the historical Buddha himself.
Hầu hết giáo lý trong các Kinh (sutta) Pāli là tài sản chung của tất cả các phái Phật giáo, chỉ đơn giản là những lời dạy mà các vị Thượng tọa bộ đã bảo lưu từ gia sản chung ban đầu. Mặc dù các bộ phận của Thánh điển Pāli rõ ràng là có từ sau thời đức Phật, nhiều phần trong đó hẳn phải bắt nguồn từ những lời dạy của Phật. Có một sự hòa điệu xuyên suốt trong Thánh điển gợi ý về ‘tác quyền’ của một hệ thống tư tưởng thuyết bởi một tâm thức duy nhất. Vì đức Phật thuyết giảng trong bốn mươi lăm năm, một số dấu hiệu phát triển trong giáo lý chỉ có thể phản ánh những thay đổi trong thời kỳ này.
Most of the teachings of the Pāli suttas are the common property of all Buddhist schools, being simply the teachings which the Theravādins preserved from the early common stock. While parts of the Pāli Canon clearly originated after the time of the Buddha, much must derive from his teachings. There is an overall harmony to the Canon, suggesting ‘authorship’ of its system of thought by one mind. As the Buddha taught for forty-five years, some signs of development in teachings may only reflect changes during this period.
4. Các kinh văn Pāli hậu kỳ
4. Later Pāli texts
Tất nhiên, một số kinh văn hậu kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Thượng tọa bộ, và do đó một vài đoạn từ những kinh văn này cũng được đưa vào để ghi dấu ấn đại diện cho truyền thống này. Kinh văn quan trọng nhất trong số này là ‘Milinda Sở Vấn’ (Milindapañha), được liệt vào Thánh điển Pāli theo truyền thống Miến-điện ((các) mục trên), và ‘Thanh Tịnh Đạo’ (Visuddhimagga). Tác phẩm thứ nhất nhằm ghi lại cuộc đối thoại giữa một vị sư Phật giáo và một vị vua của di sản Hy-lạp trong vùng Tây Bắc Ấn, Menander (khoảng 155- 130 trước Tl), trong đó vị sư trả lời các câu hỏi của nhà vua về các khái niệm quan trọng của Phật giáo. Tác phẩm thứ hai là của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm), chú giải sư vào thế kỷ thứ năm Tây lịch, và là một khóa bản về thiền định và giáo lý có ảnh hưởng định hình cho tư tưởng và thực hành của Thượng tọa bộ về sau. Những chuyện bổn sanh (jātaka) về các đời trước của đức Phật khi còn là Bồ-tát (bodhisatta)có những bài kệ thuộc Thánh điển, còn câu chuyện đầy đủ, được dẫn nhiều trong các pháp thoại, được nêu trong các chú giải.
Of course, some later texts have been very influential on Theravāda Buddhists, and so a few passages from these have also been included to give a representative impression of the tradition. The most important of these are the Milindapañha (‘Milinda’s Questions’), included in the Pāli Canon by the Burmese tradition (item (s) above), and the Visuddhimagga (‘Path of Purification’). The first purports to record conversations between a Buddhist monk and a king of Greek heritage in North-west India, Menander (c. 155–130 BCE), in which the monk answers the king’s questions on key Buddhist concepts. The second is by Buddhaghosa, a fifth century CE commentator, and is a manual of meditation and doctrine that has had a shaping influence on how Theravādins came to interpret earlier texts. The jātaka stories on past lives of the Buddha as a bodhisatta have verses which are canonical, but the full stories, much cited in sermons, are fleshed out in the commentaries.
Những chuyện kể thịnh hành trong dân gian phổ thông cũng có xuất xứ từ chú giải của Pháp Cú (Dhammapada). Các câu chuyện này mô tả những hoàn cảnh đức Phật giảng nói kệ pháp cú và có quan hệ hỗ tương với các đệ tử cũng như các hành giả đang gặp khó khăn. Mặc dù chúng xuất hiện muộn so với kinh điển Thượng tọa bộ – khoảng thế kỷ thứ sáu trước Tl – nhưng chúng cũng kể những câu chuyện có thể đã được lưu truyền trong một thời gian dài. Các bài kệ Pháp Cú (Dhammapada) có liên hệ với các chuyện kể có rất sớm và ta chẳng biết vào giai đoạn nào thì các chuyện kể được gắn vào. Những chuyện kể này rất quan trọng và đã thịnh hành lâu đời trong giới tại gia, vì chúng truyền đạt mối đồng cảm nhân sinh và sự khích lệ cho các hành giả khi phấn đấu tu tập, thường diễn ra trong nhiều đời, với các vấn đề khác nhau và xu hướng dẫn đến bất hạnh, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được (xem truyện kể con trai người thợ kim hoàn trong phần giới thiệu cho *L.33). Viễn kiến về nhiều đời sống và phương hướng mà đức Phật hướng dẫn họ trong các hành trình tu tập quán chiếu riêng của mình chứng tỏ con đường thực hành thiền định được xem xét cẩn thận khế hợp với từng cá nhân cụ thể. Vị thầy và hành giả cùng nhau tìm ra kết quả, thậm chí sau nhiều thất bại thấy rõ.
Popular stories also come from the commentary to the Dhammapada. Its stories describe situations in which the Buddha taught and interacted with his disciples and struggling meditators. Although they are dated late for Theravāda texts – at around the sixth century BCE – they tell stories which would probably have been recounted for a long time. The Dhammapada verses that are associated with them are very early and we do not know at what stage their stories become linked with them. The tales are important, and have longstanding popularity amongst the laity, as they communicate a very human sympathy and engagement as meditators struggle, often over several lifetimes, with various problems and tendencies that bring unhappiness, but which in the end are overcome (see the story of the goldsmith’s son in the introduction to *L.33). The perspective of many lifetimes and the way the Buddha guides them on their individual meditative journeys demonstrate the way meditation practices were seen as carefully geared to specific individuals. The teacher and the meditator work together to find results, even after many apparent failures.
5. Các đoạn trích dịch và nguồn dẫn
5. The selected passages and their sources
Các đoạn tuyển dịch Th. chủ yếu trích từ Thánh điển Pāli, biểu trưng không chỉ những lời dạy của đức Phật dành cho những vị xuất gia, mà còn cho cả người tại gia bình thường, những người mong muốn hướng đến đời sống hạnh phúc, tọai nguyện và hài hòa theo những lý tưởng đạo đức và tôn giáo dựa trên lý trí và ý thức đồng cảm. Chúng bao gồm các sắc thái đa dạng liên quan trực tiếp đến cuộc sống thường nhật thành đạt, như là cơ sở lý tính cho hành vi đạo đức, các nguyên tắc cho một nền văn hóa lành mạnh về xã hội và chính trị, khuyến cáo lành mạnh về tình bạn và đời sống gia đình trong bối cảnh đời sống tại gia, cũng như những chỉ dẫn về định và tuệ liên quan đến việc tu dưỡng ý thức cảnh tỉnh cao độ và các trạng thái tâm thức thiện xảo hơn, dẫn đến việc chứng đạt những gì được xem là chí cực và chí thiện trong các giáo pháp Phật dạy. Nói rộng ra, giáo lý của Thượng tọa bộ liên hệ: nghiệp (hành động cố ý) thiện và bất thiện và quả báo của nghiệp trong đời này hay những đời sau; khía cạnh hành trì của giới, định và tuệ; bốn chân lý của bậc thánh (xem *L.27), thường được gọi là ‘Thánh Đế’, về những khía cạnh khổ đau, không như ý, của đời sống, nguyên nhân của khổ, vượt qua những nguyên nhân khổ, và con đường tám chi đến mục đích này, Niết-bàn.
The Th. selections, drawn primarily from the Pāli Canon, represent not only the teachings of the Buddha meant for monastics who have renounced the world but also for the ordinary layperson who wishes to lead a happy, contented and harmonious life guided by ethical and religious ideals based on reason and empathetic awareness. They cover diverse aspects directly relevant to successful day- to-day living, such as a rational basis for moral action, principles for a sound social and political culture, sound counsel pertaining to friendship and family life in the context of the life of laypeople, as well as instructions on meditation and wisdom relating to the cultivation of greater awareness and more skilful mental states, leading on to the attainment of what the Buddha’s teachings regard as the highest goal and greatest good. Broadly speaking, Theravāda teachings concern: good and bad karma (intentional action) and the results these lead to in this and later rebirths; the practice-aspects of ethical discipline, meditation and wisdom; the four Truths of the Noble Ones (see*L.27), usually called ‘Noble Truths’, on the painful, unsatisfactory aspects of life, what causes these, the transcending of these and their causes, and the noble eightfold path to this goal, nirvana.
Các tài liệu tham khảo được nêu ở cuối mỗi đoạn Th. (và L.) là các ấn bản kinh điển bởi Pali Text Society (PTS, thành lập năm 1881) (http://www.palitext.com) cơ sở tại Vương quốc Anh, là phiên bản thường được tham chiếu nhiều nhất bởi các học giả Phật học trên khắp thế giới.14Tuyển dịch tiếng Anh của các đoạn Th. đã được hỗ trợ từ nhiều bản dịch hiện có của các kinh (sutta) thuộc Thánh điển, nhưng không phải là vay mượn trực tiếp từ các bản này. Người thực hiện chính của phần này đã nỗ lực cung cấp những bản dịch từ nguyên bản sao cho phù hợp nhất. Biên tập viên của sách, Peter Harvey, cũng đã thêm một số đoạn được ông chọn và dịch, để mở rộng phạm vi các chủ đề được đề cập.
The references indicated at the end of each Th. (and L.) passage are to editions of the texts by the UK-based the Pali Text Society (PTS; founded 1881) (http://www.palitext.com), which is the version most often referred to by Buddhist Studies scholars around the world. 14 The English translations of the selected Th. passages have benefited from many other existing translations of the canonical suttas, but are not direct borrowings from them. An attempt has been made to provide original translations considered by the main author of this section to be the most appropriate. The book’s editor, Peter Harvey, has also added some passages selected and translated by himself, to enhance the range of topics covered.
6. Những ý niệm quan yếu của Thượng tọa bộ
6. Key Theravāda ideas
Một số giáo lý chính yếu của Thượng tọa bộ được nêu dưới các đề mục về tái sanh và nghiệp, cũng như các hình thái Phật giáo khác. Đời sống nhân sinh ngắn ngủi của chúng ta đơn giản được xem như là một đoạn hiện thời nhất trong một chuỗi dài vô số các kiếp sống chẳng rõ khởi đầu. Trong quá khứ, có khi ta là người, nhưng có khi là nhiều hạng thiên nhân trường thọ mà chẳng được bất tử; tổng chung lại, đây là những hình thức tái sanh an lành và tốt đẹp. Dù vậy, có khi chúng ta cũng đã tái sanh nơi bất hạnh và tồi tệ: như các chủng loài động vật khác nhau (bao gồm cả chim, cá, hoặc côn trùng); hoặc là những ngạ quỷ bị chi phối bởi chấp thủ và tham ái; hay là những chúng sanh trong địa ngục đang trải qua đời sống khiếp đảm triền miên. Sự tái sanh của con người được cho là có nhiều tự do lựa chọn hơn và khả năng phát triển giới đức và tu đức.
One group of key Theravāda teachings come under the headings of rebirth and karma, as with other forms of Buddhism. Our short human life is seen as simply the most recent in a series of countless lives, without discernible beginning. In the past, we have sometimes been human, but sometimes been various kinds of long-lived yet mortal divine beings; together, these form the more pleasant, good rebirths. Sometimes, though, we have been in less pleasant, bad rebirths: as various kind of animals (including birds, fishes, or insects); as hungry ghosts, dominated by attachment and greed; or as hell-beings experiencing nightmarish existences for prolonged periods. Human rebirth is seen to bring more freedom of choice and the possibility of pursuing moral and spiritual development.
Các chủng loại trong cuộc lữ hành vô định của ta từ đời này sang kiếp khác chẳng thể được xem như một sự ngẫu nhiên hay tiền định bởi Thượng Đế, mà là do bản chất của nghiệp, những hành vi cố ý của mình. Các hành động phát khởi từ tham, sân hay si được xem là gieo hạt giống trong tâm rồi các hạt giống này sinh trưởng chín muồi tự nhiên trong những cảm thọ không như ý trong các ác đạo (nhưng nếu chúng sanh trong những cõi ấy có những quả báo của thiện nghiệp chưa lãnh thọ thì khi đến thời sẽ dẫn chúng tái sanh trở lại thiện thú). Các hành động phát khởi từ bố thí, từ bi và trí tuệ được xem là gieo giống cho những cảm thọ như ý hơn trong các cõi người và cõi trời.
The specifics of our wandering from life to life are not seen as either random or determined by a God, but by the nature of our intentional action, or karma. Actions arising from greed, hatred or delusion are seen to sow seeds in the mind that naturally mature in unpleasant experiences in one of the lower rebirths (but beings in these have unexpended fruits of good actions, which will in time help them back to a good rebirth). Actions arising from generosity, kindness and wisdom are seen to sow seeds maturing in the more pleasant experiences of the human and divine realms.
Đức Phật chấp nhận nhiều loại tái sanh thiên giới, trú xứ của chư thiên (deva). Những chúng sanh nơi sáu tầng trời đầu (được liệt kê gần cuối *L.27), giống như loài người và các chúng sanh tái sanh bên dưới cấp loài người, thuộc về Dục giới (kāmaloka), nơi mà tưởng tri giác bị nhiễm trước bởi dục lạc hoặc thiếu dục lạc – giới hệ này đến được bằng bố thí và trì giới. Tiếp đến, có nhiều tầng trời khác thuộc Sắc giới (rūpaloka), giới hệ của nguyên tố hay hình sắc tinh diệu, trong đó mọi thứ được nhận thức rõ ràng hơn – giới hệ này đến được đến bằng chứng đắc các cấp thiền (jhāna). Chúng sanh trong các tầng trời này đôi khi được tổng chung thành một nhóm gọi là Phạm thế (brahma-loka). Năm tầng cao nhất trong giới hệ này là các tầng ‘Tịnh Cư Thiên’, trong đó cư dân duy nhất là các Thánh giả Bất hoàn, rồi sẽ nhập Niết-bàn tại đây ngay khi chứng quả A-la-hán. Trên các tầng trời Sắc giới này là bốn tầng thuộc giới hệ Vô sắc (arūpaloka), siêu việt tất cả tưởng về sắc, và chứng nhập các trạng thái định rất sâu mệnh danh: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
The Buddha accepted many kinds of heavenly rebirths, populated by gods (devas). The beings of the first six heavens (listed near the end of *L.27), like humans and beings of sub-human rebirths, belong to the realm of ‘sensual desire’ (kāma), where perception is coloured by sensual pleasures or their lack – these heavens are attained by practising generosity and ethical discipline. Then there are various heavens of the realm of elemental or pure ‘form’ (rūpa), in which things are perceived more clearly – these realms are reached by having attained meditative absorptions (jhāna). The beings of these levels are sometimes as a group referred to as brahmās, and the highest five of these heavens are the ‘pure abodes’, in which the only inhabitants are non-returner disciples, who are almost arahants (awakened beings) and the arahants that they then become (though most arahants live at the human level). Beyond all these heavens are the four worlds of the ‘formless’ (arūpa) realm, beyond perception of anything related to the five senses, and attained by deep meditative states of the same name as the heavens: the infinity of space, the infinity of consciousness, nothingness, and neither- perception-nor-non-perception.
Tuy thế, tất cả những đời sống đó sớm muộn gì đều kết thúc bằng sự chết, lại tiếp tục luân chuyển tái sinh theo bản chất của nghiệp cảm. Có khi đời tái sanh kế tiếp là bằng hoặc tốt hơn đời trước, có khi lại tệ hơn. Do đó, người ta không nên chỉ nhắm mục đích những tái sanh thiện thú trong tương lai, mà nên nhắm đến việc vượt thoát vòng luân chuyển sanh tử – ‘luân hồi’ (saṃsāra) – bằng chứng đắc Niết-bàn (Pāli. nibbāna, Skt. nirvāṇa). Điều này đưa đến chủ điểm giáo lý tiếp theo: bốn ‘Chân lý của bậc Thánh’15 (xem *L.27). Đây là bốn đặc trưng của tồn tại mà các trí giả và Thánh giả đều xưng tụng. Thứ nhất là những đặc trưng thân khổ và tâm khổ: ưu sầu, thất chí và hệ lụy. Thứ hai là khát ái, chấp thủ và tham trước là nguyên nhân tăng gia những ưu sầu của đời sống, và lôi cuốn vào vòng sinh tử tiếp diễn, cùng những hệ lụy của sanh tử. Thứ ba là Niết-bàn, đặc trưng của thực tại siêu việt ngoài những cảm thọ ưu khổ, được cảm nghiệm do diệt tận khát ái. Thứ tư là con đường dẫn đến sự đoạn trừ khát ái: thánh đạo tám chi, con đường dẫn đến phước lạc.
Yet all such lives sooner or later end in death, and further rebirths, according to the nature of one’s actions. Sometimes the next rebirth is as good as or better than the last, sometimes worse. Hence one should not just aim for good future rebirths, but to transcend the cycle of lives – ‘wandering on’ (saṃsāra) in repeated birth and death – by the attainment of nirvana (Pāli nibbāna, Skt nirvāṇa). This brings in the next main heading of teachings: the four ‘Truths of the Noble Ones’15 (see *L.27). These are four aspects of existence that the wise and spiritually ennobled are attuned to. The first is the physically and mentally painful aspects of life: its stresses, frustrations and limitations. The second is the craving, grasping and clinging that greatly add to the stresses of life, and drive one on to further rebirths, and their limitations. The third is nirvana, as that aspect of reality that lies beyond all such stresses as it is experienced through the cessation of such craving. The fourth is the path to this end of craving: the noble eightfold path, a way of happiness.
Hành theo thánh đạo này là hành theo thứ lớp: tu giới, tu định và tu tuệ, y theo những lời dạy của đức Phật.
The practice of this path is a gradual one that encompasses the cultivation of ethical discipline, meditation and wisdom, guided by the Buddha’s teachings.
Hầu hết các Phật giáo đồ Thượng tọa bộ đều là cư sĩ, nhưng một thiểu số đáng kể là những vị xuất gia, có nhiều cơ hội để hành đạo liên tục hơn, đồng thời cũng là những người duy trì và thuyết giảng quan yếu của truyền thống này.
Most Theravāda Buddhists remain laypeople, but a significant minority become monks or nuns, with opportunities for a more sustained practice of the path, as well as being key preservers and teachers of the tradition.
Khởi thủy, mọi người đều nhắm đến cuộc sống hạnh phúc hơn, hài hòa hơn và tái sanh thiện thú, nhưng vẫn có mục đích cao nhất là Niết-bàn: giải thoát khỏi vòng sanh tử. Các giai đoạn tiến tu bao gồm việc trở thành một Thánh đệ tử (sāvaka, nguyên nghĩa là ‘thanh văn’) – Thánh ở đây chỉ cho Phật, hay các Thánh giả tu chứng đã đắc quả Dự lưu (chỉ còn tái sanh tối đa bảy lần), Nhất lai (chỉ còn tái sanh một lần trong loài người hoặc chư thiên Dục giới), Bất hoàn (không còn tái sanh trở lại Dục giới), và cuối cùng là A-la-hán (arahant, không còn tái sanh nữa sau khi chết). Bốn bậc Thánh này, cùng với những vị vững vàng trên đạo lộ trực tiếp hướng đến các Thánh quả này, lập thành tám hạng ‘thánh nhân’.16
People aim initially at a happier, more harmonious life, and good rebirths, but have as their highest goal nirvana: liberation from the round of rebirths. The stages to this consist of being a true disciple (sāvaka, literally ‘hearer’) of the noble ones or noble one (the Buddha) who attains the spiritual breakthroughs of becoming a stream-enterer (who has only seven more rebirths at most), a once-returner (whose future rebirths include only one more as a human or lower god), a non- returner (who has no more rebirths at lower than the level of the elemental form heavens), and then finally an arahant (who has no further rebirths). These four, with those firmly on the immediate path to each of these states, are the eight ‘noble persons’. 16
Ngoài tám hạng này, còn có các thánh nhân khác: Chánh Đẳng Giác (Pāli. sammā-sambuddha) và Độc Giác (Pāli. pacceka-buddha, Bích-chi-phật, xem *LI.3, ở trên). Chánh Đẳng Giác, như đức Phật Gotama, là vị khi mà Chánh pháp đã biến mất trong xã hội loài người, bấy giờ tự mình phát kiến trở lại và công bố cho mọi người, và thiết lập một hội chúng đệ tử (Majjhima-nikāya III.8). Đạo lộ để tới quả vị này là rất dài, trải qua rất nhiều đời hành các ba-la-mật và được thọ ký khi gặp những vị Chánh Đẳng Giác trong quá khứ.
However, other noble persons are also recognised: a perfectly awakened Buddha (Pāli sammā- sambuddha) and a solitary-buddha (Pāli, pacceka-buddha, see *LI.3, above). The first is, like Gotama Buddha, one who, when knowledge of the Dhamma had been lost to human society, rediscovers it and teaches it to others and establishes a community of disciples (Majjhima-nikāya III.8). The path to this is hugely long, over many many lives of building up spiritual perfections and inspired by meetings with past perfectly awakened Buddhas.
Khác với A-la-hán, Độc Giác là vị chứng đắc giải thoát mà không do một vị Chánh Đẳng Giác chỉ dạy, cũng hành đạo lâu dài, nhưng chỉ thuyết pháp trong phạm vi nhỏ hẹp. Các vị Độc Giác được miêu tả là ‘không tham ái, riêng tự mình chứng đắc’ và là ‘những Đại Tiên nhân đã cứu cánh Niết- bàn’ (Majjhima-nikāya III.68-71). Vị chứng quả Độc Giác do quán chiếu lẽ vô thường và sự điên đảo của chấp thủ. Quán chiếu này phát sanh do quán sát những hiện tượng như lá úa rụng, cây xoài bị tàn phá bởi những kẻ tham lam, những con chim tranh nhau một miếng thịt, và những con bò đực tranh nhau một con bò cái (Jātaka III.239, III.377, V.248).
The solitary-buddha is one who, unlike an arahant, attains liberation without being taught by a perfectly awakened Buddha, also after a long path, but who teaches others only to small extent. Solitary-buddhas are described as ‘without longing, who individually have come to right awakening’ and as ‘great seers who have attained final nirvana’ (Majjhima-nikāya III.68–71). A person becomes a solitary-buddha by insight into impermanence and the folly of attachment, this arising from seeing such things as withered leaf falling, a mango tree ruined by greedy people, birds fighting over a piece of meat, and bulls fighting over a cow (Jātaka III.239, III.377, V.248).
Các vị A-la-hán đôi khi còn được biết đến như Phật Thanh Văn (Pāli. sāvaka-buddha). Các Ngài hành theo những lời dạy của một vị Chánh Đẳng Giác để đoạn trừ tham, sân, si và chứng đắc viên mãn Niết-bàn. Họ chứng ngộ những chân lý mà một vị Chánh Đẳng Giác đã chứng (xem L.27), và thường chỉ dạy cho những người khác, nhưng thiếu những trí tuệ tăng thượng mà một vị Chánh Đẳng Giác sở đắc, chẳng hạn như khả năng nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ (Visuddhimagga 411). Phật Chánh Đẳng Giác cũng được mô tả như là A-la- hán, nhưng còn hơn như vậy.
Arahants are sometimes known as disciple-buddhas (Pāli sāvaka-buddha). They practise the teachings of a perfectly awakened Buddha so as to destroy their attachment, hatred and delusion and fully realize nirvana. They awaken to the same truths known by a perfectly awakened Buddha (see *L.27), and usually teach others, but lack additional knowledges that a perfectly awakened Buddha has, such as an unlimited ability to remember past lives (Visuddhimagga 411). A perfectly awakened Buddha is himself described as an arahant, but is more than this alone.
Một bài kệ của Thượng tọa bộ thường được tụng để cầu an, từ Tối thắng cát tường Kệ (Mahā-jayamaṅgala Gāthā): ‘Bằng thần lực mà nhất thiết Phật chứng đạt, và thần lực của các vị Độc Giác, và bằng quang minh của các A-la-hán, con nay nguyện được thủ hộ mọi đường. Trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (I.33, p.13), vị chú giải sư Thượng tọa bộ là Buddhaghosa (Phật Âm) nói rõ rằng mục đích thành Chánh Đẳng Giác là mục đích cao hơn thành A-la-hán: ‘Tối thượng là các hạnh ba-la-mật được thiết lập vì mục đích giải thoát tất cả chúng sanh’. Truyền thống Đại thừa (Mahāyāna) chủ trương rằng quả vị Phật Chánh Đẳng Giác là cứu cánh mà tất cả phải hướng đến, bằng đại bi mà hành theo đạo lộ lâu dài hướng đến đó, là Bồ-tát (Pāli. bodhisatta, Skt. bodhisattva), thì phải có phẩm chất của một bậc đại đạo sư. Dù vậy, Thượng tọa bộ xem quả vị Phật Chánh Đẳng Giác là một cứu cánh chỉ dành cho một số ít đại dũng mãnh. Vì con đường dẫn đến đó là con đường đa hạnh, không được xem là thích hợp (hoặc thậm chí không có tâm đại bi) để mong ước mọi người đều có thể bước vào. Thượng tọa bộ thấy rằng tốt nhất là nên hướng đến quả vị A-la-hán, và được lợi lạc từ những lời dạy mà đức Phật lịch sử đã phát hiện lại và đã dành suốt 45 năm chỉ dạy. Tuy nhiên, một vài vị theo Thượng tọa bộ tự thấy mình đang trên Bồ-tát đạo, với chú tâm hành trì là tâm đại bi cứu giúp mọi loài.
A Theravāda verse commonly chanted as a blessing, from the Mahā-jayamaṅgala Gāthā, is: ‘By the power obtained by all Buddhas and of solitary-buddhas, and by the glory of arahants, I secure a protection in all ways.’ In his Visuddhimagga (I.33, p.13), the Theravāda commentator Buddhaghosa makes clear that the goal of being a perfectly awakened Buddha is a higher one than being an arahant: ‘the virtue of the perfections established for the sake of the liberation of all beings is superior’. Mahāyāna traditions hold up perfectly awakened Buddhahood as the goal that all should seek, by compassionately taking the hugely-long path to this, as a bodhisatta (Pāli, Skt bodhisattva), so as to have the qualities of a great teacher. The Theravāda, though, sees perfect Buddhahood as a goal only for the heroic few. As the path to it is a very demanding one, it is not seen as appropriate (or even not compassionate) to expect most people to take it. The Theravāda sees it as best for people to aim for arahantship, and benefit from the teachings that the historical Buddha rediscovered and spent 45 years teaching. Nevertheless, a few Theravādins do see themselves as on the long bodhisatta path, with the focus of their practice being on compassionate help for others.
P.D. Premasiri
Peter Harvey
P.D. Premasiri
Peter Harvey

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Giải thích Kinh Địa Tạng


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.195.57 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...