Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 1 - năm 2024 »»
Vấn đề được chúng tôi đề cập trong tuần này là ý nghĩa của năm căn lành (ngũ căn) trong 37 phẩm trợ đạo (tam thập thất trợ đạo phẩm), cũng gọi là 37 phần Bồ-đề (tam thập thất Bồ-đề phần) hay 37 phẩm đạo (tam thập thất đạo phẩm).
Trước hết cần phân biệt năm căn lành này với thuật ngữ năm căn được dùng để chỉ năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân). Năm căn lành là một trong 7 nhóm pháp thuộc 37 phẩm trợ đạo. Bảy nhóm này bao gồm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát chánh đạo. Bảy nhóm pháp này là những pháp tu tập giúp đạt đến sự giải thoát hay giác ngộ, do đó được gọi là “trợ đạo” hay “Bồ-đề phần”.
Năm căn lành được đề cập trước tiên vì theo đúng như tên gọi, đây là năm pháp lành căn bản nhất, từ đó mới có thể khởi sinh các pháp lành khác. Do vậy, chữ căn ở đây được hiểu là căn bản, là cội gốc sinh ra các pháp lành.
Năm căn lành bao gồm: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Các pháp này được kể ra theo trình tự hợp lý cần được tuân theo khi tu tập, do vậy chúng ta cũng sẽ lần lượt tìm hiểu theo đúng trình tự này.
Trước hết là tín căn. Tín ở đây là đức tin, niềm tin, và phải được hiểu là niềm tin vào chánh pháp, tức là những giáo pháp do đức Phật truyền dạy, hay nói rộng ra là niềm tin vào Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng-già). Bởi vì giáo pháp của đức Phật suy cho cùng cũng chỉ là một bản hướng dẫn, một tấm bản đồ chỉ đường mà thôi. Chính chư tăng là những người có kinh nghiệm tu tập, thực hành giáo pháp một cách cụ thể mới có thể dẫn dắt, chỉ bày cho người Phật tử những phương pháp tu tập cụ thể và hiệu quả. Do vậy, việc học Phật với sự dẫn dắt của chư tăng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải tự tìm hiểu và làm theo giáo pháp. Trong ý nghĩa này, việc sinh khởi và nuôi dưỡng tín căn chính là sinh khởi đức tin vào Tam bảo, tin tưởng thực hành với sự dẫn dắt của chư tăng theo đúng chánh pháp.
Tiếp theo là tấn căn. Tấn nghĩa là tinh tấn, là nỗ lực tiến lên, tiến về phía trước, trong ý nghĩa là hướng theo mục đích tu tập đã đề ra. Nếu chúng ta có đức tin nhưng không có sự tinh tấn thì đức tin đó cũng chỉ mãi mãi là một ý niệm, không thể mang lại kết quả lợi ích cụ thể. Do vậy, tiếp theo tín căn là tấn căn, chính là nỗ lực cụ thể hóa niềm tin và mục đích tu tập của chúng ta. Cho nên sự tinh tấn ở đây cũng không phải là tinh tấn nói chung, mà cần được hiểu một cách cụ thể là tinh tấn tu tập hay nói cách khác là tinh tấn thực hành giáo pháp.
Căn lành kế tiếp là niệm căn. Niệm là ý niệm, là sự nghĩ nhớ, ở đây có nghĩa là biết nhiếp phục, duy trì ý niệm, luôn nghĩ nhớ, ghi nhớ một điều gì. Như người niệm Phật sẽ luôn nghĩ nhớ đến đức Phật, luôn hướng tâm về đức Phật. Sinh khởi và nuôi dưỡng niệm căn là bước đầu nhiếp phục tâm tán loạn, mông lung của chúng ta theo thói quen từ lâu đời. Thay vì buông thả theo nhiều tạp niệm, chúng ta chỉ còn hướng về một đối tượng được ghi nhớ trong tâm, nhờ đó có thể chuẩn bị cho việc tiến tới tu tập sự an định.
Sau niệm căn là định căn. Định là an định, là tâm an ổn trụ yên trong trạng thái tịch tĩnh, không còn bị khuấy động bởi những tạp niệm lăng xăng. Do vậy, định là kết quả của sự điều phục tâm, ngăn dứt được sự tán loạn.
Căn lành cuối cùng trong năm căn là tuệ căn. Tuệ là trí tuệ, là sự sáng suốt nhận hiểu. Trí tuệ trong sự tu tập khác với sự hiểu biết theo tri thức thế gian, vì sự hiểu biết thế gian là có được do học hỏi, thu thập kiến thức, trong khi sự sáng suốt nhận hiểu của trí tuệ là bản năng tự nhiên của mỗi người, chỉ cần tu tập giữ tâm an định thì trí tuệ sẽ tự tỏa sáng. Đức Phật dạy rằng, do vô minh che lấp nên trí tuệ của chúng sinh không thể phát huy được tác dụng. Đây cũng là ý nghĩa của câu “Nhân định phát tuệ.” (Do nơi tâm an định mà phát sinh trí tuệ.) Thiền tông cũng có câu: “Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu.” (Nếu tâm được rỗng không thì mặt trời trí tuệ tự nhiên soi chiếu.) Nuôi dưỡng tâm an định chính là điều kiện để phát triển trí tuệ.
Sự phát triển trí tuệ sáng suốt có thể xem là kết quả thiết thực lợi ích cao nhất của năm căn lành. Từ việc khởi sinh tín căn, được phát triển nhờ tấn căn, được tu dưỡng rèn luyện bởi niệm căn tiến tới định căn, và cuối cùng nhờ định căn để phát khởi tuệ căn hay trí tuệ sáng suốt. Nhờ vào trí tuệ sáng suốt, sự học hỏi và tu tập Phật pháp của chúng ta sẽ không bị lầm lạc, bởi chúng ta có thể tự mình nhận biết phân biệt được những điều đúng pháp hay không đúng pháp. Tâm trí sáng suốt khởi sinh từ sự an định sẽ giúp ta có được trực giác bén nhạy nhận biết được những lợi ích chân thật từ việc tu tập theo chánh pháp, cũng như thấy rõ được những tà kiến sai lệch để tránh xa.
Từ nền tảng căn bản là năm căn lành này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu đến các nhóm pháp tu khác như tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc v.v… trong những tuần sắp tới.
Quý vị có thể nêu những thắc mắc hoặc chia sẻ hiểu biết về những chủ đề này với chúng tôi qua email: nguyenminh@pgvn.org.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.221.56 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập