Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghe kinh được khai minh »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nghe kinh được khai minh »»
Ngài Di Lặc Bồ tát tiêu biểu cho “Duy Thức Học,” nên sau khi nghe Phật thuyết Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ đến Phẩm 33 - Khuyến Dụ Sách Tấn, Ngài liền lãnh hội được hoàn toàn ý chỉ của Phật, nên tâm được khai minh. Thế nhưng đối các đại chúng khác trong pháp hội, vẫn chưa hẵn là đã thông rõ ý chỉ của Phật, nên Phật nhắc lại cho hội chúng nghe thêm bốn điều trọng yếu trong pháp môn Tịnh độ, đó là:
· Một là phải đoạn trừ hoặc chướng, biết khổ tu thiện, thật lòng niệm Phật.
· Hai là phải thực hành hạnh tự lợi, lợi tha, lần lượt cứu vớt lẫn nhau.
· Ba là phải thấu rõ quả báo thù thắng của cõi Cực Lạc.
· Bốn là phải đoạn trừ nghi ngờ để khỏi bị sanh vào biên địa, nghi thành.
Ngài Di Lặc nghe đức Phật giảng kinh đến Phẩm 33 - Khuyến Dụ Sách Tấn, liền lãnh ngộ lời Phật dạy, nên phát lòng mừng vui sâu xa, rồi Ngài tỏ bày lời tán tụng Phật rằng: “Phật nói giáo giới, rất sâu rất khéo.” “Giáo Giới” là lời dạy dỗ của người trên khiến kẻ dưới đoạn ác tu thiện. Vì sao Bồ tát Di Lặc khen lời dạy của Phật là “rất sâu, rất khéo” ? Vì lời dạy của Phật thấu triệt thật lý, khiến cho chúng sanh có thể chuyển phàm thành thánh. Pháp âm của Phật thấm nhuần rộng rãi khắp mọi chúng sanh, khiến chúng sanh nào được nghe pháp yếu của Phật liền dứt trừ các nỗi lo lắng, khổ sở bị trôi nổi trong sáu đường; giống như người được nếm no nê pháp lạc, liền dứt trừ được cái khổ sanh tử. Vì vậy, Ngài Di Lặc bạch Phật rằng: “đều nhờ ân lành, giải thoát ưu khổ.”
Hòa Thượng Tịnh Không nói: “Nếu như chúng ta xa rời kinh giáo, thì chúng ta sẽ nghĩ ngợi lung tung. Ngày nay, danh vọng lợi dưỡng trong xã hội, sự cám dỗ của tài, sắc, danh, thực, thùy quá mạnh mẽ, nếu chúng ta xa rời lời giáo huấn của Phật Đà, chúng ta chắc chắn chống không nổi, nhất định sẽ đọa lạc. Chúng ta giống như chiếc thuyền rách ở giữa sóng to gió lớn, nhưng vẫn không bị chìm đắm là nhờ Phật pháp hằng ngày nhắc nhở chúng ta, hằng ngày đang khuyến khích chúng ta. Khi cảnh giới hiện ra, chúng ta lập tức liền nghĩ đến lời giáo huấn của Phật Đà thì mới không đến nổi bị chìm đắm.” Thật vậy, những ai đang thọ trì kinh Vô Lượng Thọ, chắc có lẽ cũng có cùng một cảm nhận là : Mỗi khi mình khởi tâm niệm trước cảnh giới bên ngoài, bèn cảm thấy chính mình giống như chiếc thuyền rách đang chơi vơi giữa sóng to gió lớn, rồi chợt nhớ đến lời Phật dạy trong kinh, tâm liền trở nên an ổn, vững vàng như chiếc thuyền được cập bờ, không còn bị chơi vơi, chìm đắm giữa biển khơi nữa.
Đức Như Lai tự tại trong tất cả các pháp, nên Bồ tát Di Lặc khen : “Phật là vua Pháp, tôn siêu trong hàng Thánh.” “Thánh” là những bậc đã đoạn hoặc, chứng lý. Những bậc chứng Sơ Quả của Tiểu Thừa như Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm thì gọi là “Tiểu Thánh.” Những bậc chứng từ quả A La Hán trở lên, thì gọi là “Đại Thánh.” Phật là đại đạo sư của cả chín cõi, là bậc tôn quý nhất trong các hàng thánh, nên Ngài Di Lặc xưng tán Phật là “Phật là vua Pháp, tôn siêu trong hàng Thánh.”
Danh hiệu Phật làm cảm động mười phương, nhiếp thọ kẻ có duyên. Quang minh Phật chiếu tột, thấu suốt không cùng tận, chẳng có ngằn hạn, nên Ngài Di Lặc xưng tụng Phật là: “Quang minh chiếu suốt, rõ thông không ngằn mé.” “Quang minh chiếu suốt” có nghĩa là tự phước của Phật thù thắng. “Rõ thông không ngằn mé” có nghĩa là tự trí của Phật thù thắng. Vậy, “Quang minh chiếu suốt, rõ thông không ngằn mé” là nói đến cả hai thứ Phước và Trí của Phật vô cùng thù thắng, vượt xa hết thảy các bậc Thánh.
Phật hiểu thấu cái “Không” đến mức “không ngằn mé” chính là tự trí rốt ráo, thông đạt Ðệ Nhất Nghĩa Không. Phật chứng ngộ triệt để lý thể của pháp tánh chính là Đại Trí. Ngài phổ độ chúng sanh hữu duyên trong mười phương, chẳng có ngằn hạn thì chính là Đại Bi. Như Lai từ Thể khởi Dụng, vận dụng cả Bi lẫn Trí nên diệu dụng vô tận. Cho nên, Ngài Di Lặc khen ngợi Phật đức là : Phước lẫn Trí đều siêu việt, thù thắng bằng câu “quang minh chiếu suốt, rõ thông không ngằn mé.”
Thêm nữa, một trong mười danh hiệu của Phật là Thiên Nhân Sư. Trên trời, dưới thế chỉ có mình đức Phật là vị thầy tôn quý nhất. Ngài dạo khắp mười phương làm đại đạo sư giáo hóa hết thảy chúng sanh, nên bảo là: “Rộng làm đạo sư, tất cả trời người.” Kinh này dạy: “Thân người khó được, Phật khó gặp;” thế mà ngày nay chúng ta lại gặp được Phật pháp, cũng tức là gặp được Phật, thì đây chính là điều vui lớn lao nhất, chẳng có điều vui nào sánh bằng. Kinh cũng dạy: “Tín, huệ, nghe pháp là điều khó nhất trong các điều khó”; thế mà chẳng những chúng ta được nghe pháp, mà lại cũng được nghe bốn chữ hồng danh A Di Đà Phật, Nhất Thừa nguyện hải tối cực viên đốn, một diệu pháp bất khả tư nghì, thì phải biết đây là điều thù thắng bậc nhất.
Vì sao nghe được danh hiệu A Di Đà Phật, phát lòng tin ưa là điều thù thắng bậc nhất ? Sách Di Ðà Yếu Giải nói: “Chẳng luận chí tâm, tán tâm, hữu tâm, vô tâm, hoặc hiểu hay chẳng hiểu, chỉ một phen danh hiệu Di Ðà thoảng qua tai thì dẫu cho ngàn vạn kiếp sau cũng nhờ đó mà được độ thoát.” Đây chính là điều thù thắng độc diệu của Tịnh độ pháp môn. Vì pháp này có thể khiến cho hội chúng hoan hỷ, mừng rỡ, khai phát Phật trí, hiểu rõ tự tánh, nên Ngài Di Lặc mới bảo: “Thảy đều hoan hỷ, tâm được mở sáng.” “Tâm được mở sáng” là khai phát Phật trí, đoạn diệt vô minh. “Thảy đều hoan hỷ” nghĩa là không ai mà chẳng hoan hỷ, cả đại hội đều hoan hỷ.
Hòa Thượng Tịnh Không bảo: “Giảng kinh nói pháp là việc quan trọng hàng đầu.” Vì sao ? Ngài giải thích: “Vì nghe kinh quá ít, không giác ngộ, cho nên niệm Phật sẽ thoái chuyển, niệm Phật vẫn nghĩ tưởng sằng bậy, niệm một thời gian lại đi học pháp môn khác; đều là do nghe kinh quá ít.... Phật giáo hiện tại gần như toàn bộ thảy đều là làm nghi thức tôn giáo; đây là đem giáo dục của Phật đà biến thành tôn giáo. Tôn giáo chú trọng nghi thức, Phật pháp không chú trọng nghi thức, Phật giáo chú trọng giáo học, nghi thức chỉ là một bộ phận lễ tiết của Phật giáo, chúng ta phải nhận thức rõ ràng bản chất của Phật pháp.”
Việc giảng kinh, nói pháp là để phá mê khai ngộ, giúp cho người tu hành “tâm được mở sáng,” từ đó mới có thể “giải thoát ưu khổ.” “Giải thoát ưu khổ” chính là thành tựu đại nguyện “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”; mà muốn đoạn phiền não, giải thoát ưu khổ thì trước hết “tâm phải được mở sáng,” tức là phải khai phát Phật trí, đoạn diệt vô minh. Đức Phật cũng bảo muốn “giải thoát ưu khổ” thì phải “thật nên niệm Phật, dứt đoạn hồ nghi, nhổ gốc ái dục, ngăn các nguồn ác.” Do đó, niệm Phật, nghe Pháp phải nên thực hành song song với nhau. Niệm Phật là tu định, nghe pháp là tu huệ, định và huệ cùng tu song song với nhau sẽ mau chóng giải thoát ưa khổ, tâm được mở sáng.
Niệm Phật đường là nơi huấn luyện ta tu định. Giảng đường thuyết kinh, nói pháp giúp cho đại chúng khai mở trí tuệ. Đại chúng ở trong đạo tràng cùng tu học định và huệ, mới có thành tựu chân thật. Khi xưa, đạo tràng của lão sư Lý Bĩnh Nam đã làm ra thí dụ này. Lão sư nói : Tỷ dụ nếu như bạn chỉ dựa vào tu định, tức là chỉ niệm Phật, để thành tựu thì gần như là phải cần 10 năm mới có thể thành tựu, mới có thể minh tâm kiến tánh. Nếu như vừa niệm Phật lại có thể nghe kinh, nghiên cứu giáo thì bạn có thể rút ngắn được thời gian thành tựu trong vòng 3 năm đến 5 năm. Đây chính là nói lợi ích và công đức của định huệ đều học. Niệm Phật là dùng Phật hiệu đè tham-sân-si-mạn xuống như dùng đá đè cỏ, liều mạng mà đè, đè đến mức bảo hòa thì thành tựu. Có khi chúng ta đã cố gắng hết sức mình, mà vẫn không thể đè xuống được nữa thì xong, tham-sân-si-man liền bạo phát lên. Thế nhưng, khi bạn nghe kinh nghe pháp, bạn có thể một mặt dùng định đè xuống, một mặt dùng trí tuệ hóa giải nó, đem nó hóa giải hết thì không còn nữa. Phương pháp này rất tốt đẹp, hiệu quả rất là thù thắng, nên người chân thật biết dụng công, nhất định phải là định huệ đều cùng học một lúc.
Khi đạt được 2 thứ: niệm Phật được định, nghe pháp được huệ, thì chúng ta sẽ được hai thứ mà kinh Vô Lượng Thọ đã nói trong Phẩm Bồ tát Tu Trì; đó là: “pháp nhãn thanh tịnh” và “huệ nhãn thấy chân.” Vì sao ? Vì khi tâm không còn phiền não, vọng tưởng, phân biệt chấp trước nữa, thì tâm liền thông, tâm thông thì vạn pháp đều thông; đấy chính là viên mãn đại nguyện “pháp môn vô lượng thệ nguyện học.” Khi có huệ nhãn rồi thì tức thời sẽ thấy “chân thật tế.” “Chân thật tế” đó là gì ? Phật bảo Ngài Di Lặc Bồ tát : “Người hay tự độ, qua lại giúp nhau.” Như vậy, cái “chân thật tế” trước hết mà Phật dạy Di Lặc Bồ tát phải làm chính là : “Dạy đại chúng phải nên tự độ.” Đây chính là điều trước tiên hết trong đạo độ đời ! Vì sao chỉ khi nào chính mình đã được độ rồi, thì tất cả chúng sanh mới được độ ? Khi chính mình đã thành Phật, thì trong Phật nhãn không còn có bốn tướng “nhân, ngã, chúng sanh và thọ giả” nữa, mà chỉ thấy Tâm, Phật và Chúng Sanh đều là một thể, không hai. Do thấy tất cả chúng sanh đều là Phật, không còn thấy có một chúng sanh nào để độ nữa, nên tự nhiên viên mãn hai đại nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” và “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”
Ngày nay sự tu hành của chúng ta gặp rất nhiều chướng ngại, phần lớn là do chúng ta không hiểu kinh pháp, cũng không trạch pháp, nên nhận lầm căn tánh của mình và tu không đúng với pháp thích hợp với khả năng của mình. Do đó, dù chúng ta niệm Phật đã lâu năm, nhưng chẳng thể dứt được phiền não và đạt được công phu đắc lực trong việc niệm Phật. Lại có những người càng niệm Phật, càng sanh thêm phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước và thậm chí còn bị ma dựa.
Trong Phẩm Ba Bậc Vãng Sanh, Phật nêu ra ba bậc vãng sanh làm tiêu biểu. Đối với bậc thượng căn, thượng trí, triệt khai triệt ngộ giáo giới của đức Phật thì họ chẳng cần tụng kinh, cũng chẳng cần nghe pháp nữa, họ chỉ cần một lòng, nhất tâm niệm Phật thì cũng được vãng sanh. Đối với bậc hạ căn, đọc và nghe kinh pháp chẳng hiểu, càng đọc kinh càng sanh lòng nghi ngờ và phiền não, thì Phật khuyên chỉ cần giữ một tấm lòng thật thà niệm Phật cũng được vãng sanh. Phần lớn người tu pháp môn niệm Phật hay tự cho mình là người hạ căn, chỉ cần thật thà, ngu ngu niệm Phật là đủ, không cần đọc kinh, nghe pháp. Nhưng thật tế, phần đông chúng ta chẳng nhận ra chính mình chẳng phải là người thật thà như mình tưởng. Vì sao? Vì nếu chúng ta còn thích bàn luận, tranh lý, phân biệt, chấp trước, đúng sai, phải trái, nhân ngã, thị phi v.v.... thì nhất định chẳng phải là người thật thà, ngu ngu!
Hòa Thượng Tịnh Không bảo : “Nếu tự cho mình là thật thà niệm Phật, tức là không thật thà.” Vì sao Ngài nói như vậy ? Vì phần đông chúng ta là hạng trung căn đầy dẩy phiền não, vọng tưởng, phân biệt và chấp trước, thích bàn luận, tranh lý đúng sai, phải trái. Hạng người này trong chúng ta cần phải thường xuyên đọc một kinh, nghe giảng một bộ kinh và chuyên niệm một câu Phật hiệu cho thật nhiều thì mới hòng sớm giảm bớt Kiến hoặc và Tư hoặc, giúp việc niệm Phật được đắc lực hơn.
Chúng ta hằng ngày không an trú tâm mình chỉ nơi một quyển kinh, không nghe giảng chỉ một bộ kinh, mà chỉ thích tranh luận những chuyện đúng sai, phải trái đối với các pháp môn khác nhau, thì nhất định sẽ tăng trưởng tà kiến. Chúng ta phải biết cái hiểu trên mặt văn tự đều là cái hiểu lầm, chẳng phải là Thật Trí. Những gì chúng ta tìm thấy trong kinh, luận in trong sách vở hay trên mạng (internet) chỉ là những lời gợi ý cho chúng ta tư duy quán chiếu để phát sanh trí huệ, chớ chẳng phải chân thật huệ. Chân thật trí huệ chỉ có thể lưu xuất từ tâm thanh tịnh được rèn luyện, huân tập trong một quá trình rất lâu dài từ sự thực hành Văn-Tư-Tu, Giới-Định-Huệ để chứng lý.
Trong Phẩm Tâm Được Mở Sáng, chúng ta nhận thấy : Bồ tát Di Lặc nghe đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nói giáo giới chính là Văn học, rồi từ văn tự Bát Nhã của Phật, Ngài tư duy, quán chiếu mà chứng lý, tâm được mở sáng; đó là Tư học. Do thành tựu Tam Học “Văn-Tư-Tu” nên Ngài tự mình “giải thoát ưu khổ.” rồi từ đó lại có thể khiến cho người khác cũng được “giải thoát ưu khổ,” nên được cái kết quả mà kinh nói : “Thảy đều hoan hỷ, tâm được mở sáng.” Vì lẽ đó, Phật bảo Ngài Di Lặc trước hết nên dạy đại chúng, phải nên tự độ mình trước. Tức chính mình phải lo dứt đoạn hồ nghi, thật thà niệm Phật để giải thoát mọi ưu khổ trước, sau đó mới có thể “dạo khắp ba cõi. Không chỗ ngăn ngại, mở bày Chánh đạo, độ người chưa độ.”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.104.189 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập