Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nghe kinh được lợi ích »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Nghe kinh được lợi ích

Donate

(Lượt xem: 7.974)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Nghe kinh được lợi ích

Phẩm cuối cùng của Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ có tên là “Nghe Kinh Được Lợi Ích” đã chỉ rõ người nghe Kinh này sẽ được lợi ích khó thể nghĩ bàn. Nói rộng ra, hễ chúng sanh nào nghe được Kinh này mà phát được lòng tin ưa, nhiếp giữ thọ trì, biên chép, cúng dường thì sẽ đạt được những lợi ích lớn lao khó thể nghĩ bàn; đấy đều là do nơi sức bổn nguyện của Phật Vô Lượng Thọ và cũng là do nơi sức oai thần của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Phật gia bị. Vì sao? Bởi vì “lòng tin ưa, nhiếp giữ thọ trì, biên chép, cúng dường” chính thực là “Bồ-đề tâm.” Hành nhân do nhờ nghe Kinh này mà phát được “Bồ-đề tâm;” đấy mới thật sự là cái lợi ích lớn lao nhất trong tất cả các lợi ích mà Phật ban bố cho chúng sanh nơi Kinh điển này. Trong ba việc phát Bồ-đề tâm, thực hiện Bồ-đề đạo và chứng quả Bồ-đề thì việc phát Bồ-đề tâm là khó hơn cả. Trong hết thảy pháp môn Tịnh độ nói riêng, “phát Bồ-đề tâm” là việc quan trọng chính yếu nhất cần phải làm đầu tiên, kế đó mới đến việc niệm Phật vãng sanh để thực hiện Bồ-đề đạo, sau cùng là chứng quả Bồ-đề. Đây chính là toàn bộ yếu chỉ và lợi ích của Kinh Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác.

Vì sao “phát Bồ-đề tâm” là điều quan trọng nhất trong Phật đạo? Kinh Hoa nghiêm dạy: “Vong thất Bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp.” Nói cho rõ thẳng rằng, nếu chúng ta quên mất Bồ-đề tâm, thì dẫu chúng ta có thể tu tất cả các thiện pháp, cũng chỉ là hành ma nghiệp. Vì sao? Vì nếu không có tâm Bồ-đề, thì những việc tu hành ấy đều là giả tạo; do đều chỉ vì cái lợi ích riêng cho mình nên tâm cứ rong ruổi hướng theo thinh trần bên ngoài, tu như vậy cũng vô dụng, cũng huân nhiễm thêm tạp độc. Ngài Tĩnh Am Đại sư nói: “Kẻ tội nhân trong cõi địa ngục mà còn phát Tâm Bồ-đề từ bao kiếp trước, huống chi đã làm người, lại làm con Phật mà không lập đại nguyện ngay trong đời này?” Theo Vô Lượng Thọ dạy, người phát được Bồ-đề tâm, một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, thì tất nhiên sẽ được lợi ích lớn lao nhất giống như các Đại Bồ-tát. Đó là vì người ấy ắt hẳn là sẽ được vãng sanh Cực Lạc, chứng Bất Thoái Chuyển cho đến Vô thượng Bồ-đề, đã thành Phật rồi thì tất nhiên là sẽ thành tựu Tứ Hoằng Đại Thệ Nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.” Vì thế, Thiện Đạo Đại sư bảo: “Đọc Kinh và niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn là duyên giúp một phàm phu có thể vãng sanh Thượng phẩm.” Thế nhưng, vì căn tánh của chúng sanh chẳng đồng, lòng tin ưa và sức tu trì của mỗi người có nhiều sai khác; cho nên quả báo của việc nghe Kinh cũng không giống nhau. Người có căn Tánh Tiểu thừa nghe Kinh này, chứng quả Tiểu thừa. Người có căn Tánh Đại thừa nghe Kinh này, chứng Bất Thoái Chuyển. Hết thảy chúng sanh từ phàm phu cho đến các bậc Đại Sĩ trong mười phương thế giới nếu có thiện căn, phước đức nhân duyên đầy đủ nghe được Kinh này mà phát được lòng tin ưa, nhiếp giữ thọ trì, biên chép, cúng dường, đều được Phật thọ ký vãng sanh Cực Lạc như lời Phật đã ấn chứng trong Kinh: “Nghe xong, thọ trì và biên chép, đọc tụng, xưng tán và cúng dường. Như thế nhất tâm cầu cõi Tịnh, quyết định vãng sanh nước Cực Lạc.”

Kinh ghi: “Bấy giờ Thế Tôn, nói Kinh pháp này, Trời Người thế gian, có đến một vạn hai ngàn na do tha ức chúng sanh, xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh. Có hai mươi ức, chúng sanh chứng đắc, quả A Na Hàm. Sáu ngàn tám trăm, chư vị Tỳ Kheo, phiền não đã sạch, tâm đặng giải thoát.” Đoạn Kinh văn này giảng rõ: Người có căn Tánh Tiểu thừa nghe Kinh này sẽ chứng quả Tiểu thừa. Kinh Duy Ma cũng nói: “Viễn trần ly cấu, đắc pháp nhãn tịnh.” Chữ “trần cấu” ở đây chỉ chung cho tất cả các thứ phiền não. “Pháp nhãn tịnh” gồm có hai loại: pháp nhãn của Tiểu thừa và pháp nhãn của Ðại thừa. Pháp nhãn của Tiểu thừa là Sơ Quả Thanh văn thấy được Tứ Diệu Ðế. Pháp nhãn của Ðại thừa là bậc Sơ địa Bồ-tát chứng đắc pháp Vô Sanh Pháp Nhẫn chân thật. Không thấu hiểu Tứ Diệu Ðế thì gọi là vô minh. Pháp Tứ Diệu Ðế bao gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế, mà trong các Kinh hay gọi tắc là “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”:

1. Khổ đế là chân lý về sự Khổ, không phải chỉ có con người mới thọ khổ, mà mọi dạng tồn tại của các loài chúng sanh đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Tám thứ khổ căn bản là khổ vì sanh, khổ vì già, khổ vì bệnh, khổ vì chết, khổ vì xa lìa điều mình ưa thích, khổ vì không đạt được sở nguyện, khổ vì phải luôn gặp gỡ với người hoặc sự vật mình không thích, khổ vì ngũ ấm luôn kìm chế và bức bách thân tâm của mình. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy, thân mạng của chúng sanh thuộc về thân ngũ ấm. Ngũ ấm là năm thứ ấm cảnh gồm có: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Mỗi ấm lại có mười loại ma chế ngự. Năm ấm có tổng cộng năm mươi loại ma kết hợp để kiềm chế thân mệnh và phá hoại sự lành của ta. Nếu ta khởi lên một vọng tưởng, liền bị ấm ma kìm chế, bức bách làm cho thân tâm khổ sở vô cùng. Vì thế, Kinh nói, chúng sanh hễ khởi tâm động niệm hoặc vừa bước chân xuống đất thì liền tạo ác nghiệp. Chúng ta tu hành là để dứt trừ hoặc chướng, nên gọi là phá ác, hàng ma. Kinh này dạy, muốn cho tâm mình được sáng sạch thanh tịnh thì phải lấy sức định huệ hàng phục các ma oán, những ma oán đó chính là phiền não, dục vọng, cấu ô (tham, sân, si) phát sanh ra từ thân ngũ ấm. Sắc ấm thuộc về thân, đó là những thứ hữu hình, có sắc tướng như: âm thanh, hình tướng, mùi thơm, ánh sáng, v.v..., có tác động trực tiếp tới năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Còn thọ, tưởng, hành, thức thì thuộc về tâm, có tác động tới ý căn, tức là tinh thần của mình. Sự tác động của sắc ấm là hữu hình nên đơn giản, thô kệt và dễ nhận biết, còn những ấm cảnh như thọ, tưởng, hành, thức thì vi tế hơn, rất khó nhận ra.

2. Tập đế là chân lý về sự phát sanh của khổ. Nguyên nhân chính của khổ là ái, tức là sự ham muốn và ghét bỏ. Vì ái mà thân tâm ta phải luôn tìm kiếm sự thỏa mãn dục vọng, khi thỏa mãn không thành thì sanh ra các khổ. Các loại ham muốn và ghét bỏ đều là gốc của luân hồi sanh tử.

3. Diệt đế là chân lý về diệt khổ. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt, không còn ham muốn và ghét bỏ nữa, thì sự khổ cũng theo đó mà tự diệt.

4. Đạo đế là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Nói chung, phương pháp để diệt khổ là tu Bát Chánh Đạo (hay còn được gọi là Bát Thánh Đạo): chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định và chánh niệm. Nói riêng theo pháp môn Tịnh độ thì phương pháp để diệt tận gốc của các sự khổ là “trì danh danh hiệu Phật, cầu sanh Cực Lạc.” Nơi pháp tướng thì dường như có sai khác, nhưng nơi lý tánh, thì hai pháp tu này chỉ là một. Bởi vì niệm Phật chính là phương pháp dùng để huân tu Bát Chánh Đạo, nên phẩm Bồ-tát Tu Trì của Kinh này bảo: “Theo chỗ Phật hành Thất Giác, Thánh Đạo, tu hành ngũ nhãn chiếu chân đạt tục;” ý nói, niệm Phật là tu Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo để thành tựu ngũ nhãn mà có thể chiếu chơn đạt tục. Vì sao tu đạo giải thoát khỏi thế gian mà phải đạt tục? Phật pháp là pháp tu nhằm lìa thế gian, nhưng lại phải từ Hoặc, Nghiệp và Khổ trong thế mà tu mới có thể lìa thế gian. Vì vậy, nên Phật pháp không thể đi ngược lại với cái thấy biết về thế gian. Nói cách khác, người tu đạo giải thoát phải vượt trên cái biết về thế gian lẫn xuất thế gian mới thành tựu sức định, huệ. Do đó, chư cổ đức mới bảo: “Lìa thế gian mà tìm Bồ đề, chẳng khác nào đi tìm lông rùa sừng thỏ”. Phật cũng dạy: “Nhất thiết thế gian pháp tiện thị Phật pháp” (tất cả các pháp thế gian đều là Phật pháp). Vì thế, Kinh này dạy: “Theo chỗ Phật hành Thất Giác, Thánh Đạo, tu hành ngũ nhãn chiếu chân đạt tục.”

Chữ “pháp nhãn” trong phẩm Bồ-tát Tu Trì là pháp nhãn của chư Đại Bồ-tát. Còn chữ “pháp nhãn” trong phẩm Nghe Kinh Được Lợi Ích thì chỉ riêng cho quả Tu Đà Hoàn. Quả Tu Đà Hoàn còn gọi là Dự Lưu. Trong pháp hội Vô Lượng Thọ đã có đến một vạn hai ngàn na do tha ức chúng sanh, thấy được pháp Tứ Diệu Đế, nên xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh, đắc sơ quả Tiểu thừa Thanh văn, Tu Đà Hoàn. Trong pháp hội này, cũng có đến hai mươi ức chúng sanh chứng đắc quả A Na Hàm. Quả A Na Hàm còn gọi là Bất Lưu, là quả vị thứ ba trong tứ quả Tiểu thừa Thanh văn. Kinh Duy Ma nói: “Tám ngàn tỳ kheo chẳng thọ các pháp, lậu tận, ý giải.” “Lậu tận” là tất cả chín mươi tám kết lậu hoặc đều đã hết sạch. Khi “ý căn” được giải thoát, các Kiến hoặc và Tư hoặc dứt sạch, thì thành bậc A La Hán. Vậy, trong pháp hội Vô Lượng Thọ có sáu ngàn tám trăm chư vị Tỳ Kheo phiền não đã sạch, tâm đặng giải thoát, chứng quả A La Hán, vĩnh viễn dứt đoạn sanh tử sau khi nghe được Kinh này. Như vậy, những vị đắc pháp nhãn tịnh cho đến phiền não đã sạch, tâm đặng giải thoát, được nói trong Kinh phẩm này đều thuộc về Thanh văn thừa: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.

Chúng ta đọc Kinh này đến đây không khỏi thắc mắc: Vì sao các vị tỳ kheo ấy nghe Kinh điển Ðại thừa vô thượng mà không được những lợi ích nơi pháp Đại thừa, như chứng Bất Thoái Chuyển chẳng hạn, mà chỉ được lợi ích nơi pháp Tiểu thừa? Bởi do vì chúng sanh căn tánh không đồng, Tiểu thừa nghe nói đến cảnh Sa Bà uế ác đáng sợ, bèn sanh tâm nhàm chán chúng sanh ở cõi này, xa lánh mọi thứ Hoặc, Nghiệp, Khổ trong thế gian, không muốn sống gần gủi chung đụng với chúng sanh trong cõi này, nên không phát nổi Bồ-đề tâm cứu độ chúng sanh; do vậy mà họ chỉ đắc quả Tiểu thừa Thanh văn. Kinh đã chỉ rõ cho chúng ta thấy, nếu hành nhân muốn chứng Bất Thoái Chuyển, thì phải phát Bồ-đề tâm, hướng về Nhất thừa, tức là phải có trí huệ thấy rõ tất cả thế và xuất thế gian pháp đều là Phật pháp, nguyện nguyện đều hồi hướng cứu độ chúng sanh. Như vậy, nếu chúng ta muốn chứng quả Bất Thoái Chuyển, thì phải nhanh chóng hành Bồ-tát đạo, mặc áo giáp hoằng thệ, xông vào chốn sanh tử khổ đau để cứu khổ chúng sanh. Phương pháp nhanh chóng và vắn tắt nhất là “phát Bồ-đề tâm, một bề chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Cực Lạc” để mau chứng quả Bất Thoái Chuyển đến Vô thượng Bồ-đề, thành tựu Tứ Hoằng Đại Thệ Nguyện. Người có căn tánh Đại thừa như vậy sau khi nghe Kinh này sẽ được lợi ích lớn lao, chứng quả Bất Thoái Chuyển, nên Kinh chép tiếp: “Có bốn mươi ức, chư vị Bồ-tát, đối với quả vị, Vô thượng Bồ-đề, trụ bất thối chuyễn, công đức hoằng thệ, đem tự trang nghiêm. Hai mươi lăm ức, các loại chúng sanh, được bất thối nhẫn. Có đến bốn vạn ức na do tha, trăm ngàn chúng sanh, đối với quả vị “Vô thượng Bồ-đề,” chưa từng phát ý, nay mới phát tâm. Trồng các căn lành, nguyện sanh Cực Lạc, thấy Phật Di Ðà, đều sẽ vãng sanh, cõi Như Lai đó. Phương khác từng người, thứ lớp thành Phật, đồng một danh hiệu ‘Diệu Âm Như Lai’.”

Bất Thoái Chuyển tiếng Phạn là A-bệ-bạt-trí, có nghĩa là: Dù hành nhân hiện đang sống cõi đời ác ngũ trược, hằng ngày đều tiếp xúc với mọi thứ Hoặc, Nghiệp, Khổ giống như tất cả các chúng sanh khác, nhưng công đức, thiện căn mình tu hành lúc nào cũng càng thêm thăng tiến, chẳng bị lui sụt, biến đổi. Bất Thoái Chuyển cũng có nghĩa là siêng năng tu tập, chẳng hạn như niệm Phật bất thoái, siêng năng tu tập bất thoái v.v…. Chúng sanh với căn tánh Đại thừa, nghe danh hiệu Phật Di Đà rộng độ chúng sanh, bèn phát Bồ-đề tâm, bền lòng, chắc ý, kiên quyết nguyện cầu vãng sanh, không lui sụt, nên gọi là “trụ Bất Thoái Chuyển.” Người có căn tánh Đại thừa, nghe pháp môn này, liền nhận biết nhiều điều lợi ích lớn cho chính mình lẫn chúng sanh, nên lập thệ nguyện hoằng thâm muốn cứu độ chúng sanh, đấy gọi là “công đức hoằng thệ, đem tự trang nghiêm.” Thế nhưng, muốn cứu độ chúng sanh thì Bồ-tát phải tự khoác trên mình chiếc áo giáp kiên cố, mới có thể xông vào chốn sanh tử mà chẳng sợ nguy hiểm. Chiếc áo giáp đó là gì? Nhẫn! Nhẫn chính là chiếc áo giáp mà Bồ-tát cần phải có để bảo vệ tuệ mạng của chính mình khi xông vào chốn sanh tử đầy dẫy các thứ ác khổ.

“Nhẫn” có nghĩa là an nhẫn. Khi huệ tâm của mình đối với lý Thật tướng của pháp mình tu không có ý niệm di động thì gọi là an nhẫn. Chuẩn theo đó, Bất Thoái Nhẫn chính là tâm niệm an trụ vào lý bất thoái chẳng hề di động, trong mỗi niệm đều chẳng hề thoái chuyển. Nói cách khác, Bất Thoái Nhẫn chính là Niệm Bất Thoái trong ba thứ Bất Thoái Chuyển: Vị Bất Thoái, Hạnh Bất Thoái và Niệm Bất Thoái. Nếu hành nhân phá được Kiến hoặc và Tư hoặc, vĩnh viễn siêu thoát khỏi cái giả hữu của phàm phu thì gọi là Vị Bất Thoái. Các vị A La Hán chứng được Vị Bất Thoái. Nếu hành nhân đoạn trừ được Trần-sa hoặc, vĩnh viễn chẳng đánh mất Bồ-tát hạnh dùng công đức hoằng thệ để tự trang nghiêm, nên tương đương với Hạnh Bất Thoái, các vị Bồ-tát từ sơ địa trở lên và thất địa trở xuống chứng được Hạnh Bất Thoái. Nếu hành nhân phá được vô minh hoặc, chẳng đánh mất chánh niệm Trung đạo thì gọi là Niệm Bất Thoái. Các vị Bát địa Bồ-tát trở lên dù ở trong chốn sanh tử, thị hiện có lầm lỗi nhằm giáo hóa tâm ý của chúng sanh, nhưng niệm niệm của các Ngài đều an trụ trong lý Thật tướng Vô tướng, niệm niệm đều lưu nhập trong biển Nhất Thiết Chủng Trí của Như Lai, chẳng hề dời đổi, nên tương ứng với Niệm Bất Thoái. Do căn cơ các vị Bồ-tát khác nhau, nên sau khi nghe Phật giảng kinh này xong, họ được lợi ích chẳng đồng giống như nhau, nên mới có bốn mươi ức Bồ-tát chứng Hạnh Bất Thoái, hai mươi ức Bồ-tát chứng Niệm Bất Thoái.

Kinh nói, lại có đến bốn vạn ức na do tha, trăm ngàn chúng sanh, đối với quả vị Vô thượng Bồ-đề, chưa từng phát ý, nay mới phát Bồ-đề tâm. Trong ba điều: phát Bồ-đề tâm, hành Bồ-đề đạo và chứng quả Bồ-đề thì phát Bồ-đề tâm là khó hơn hết. Những vị Bồ-tát đã phát được đại tâm như thế, mới có thể thực hành được các điều thiện trong thế gian, niệm Phật, nguyện sanh Cực Lạc v.v... một cách chân chánh mà không bị rơi vào các tướng chấp pháp, chấp ngã, làm chướng ngại Bồ-tát hạnh lẫn quả Bồ-đề vô thượng mà họ hướng tới; do đấy họ đều được vãng sanh gặp Phật. Những Bồ-tát như thế này đều ở trong các phương khác thế giới hành Bồ-tát đạo cứu độ chúng sanh và lần lượt thành Phật, cùng mang đồng một danh hiệu là “Diệu Âm Như Lai.”

Tiếp đó, Kinh nói chúng sanh đủ duyên trong mười phương đều được Phật thọ ký vãng sanh Cực Lạc. Kinh chép: “Lại có chúng sanh, mười phương cõi Phật, nếu hiện tại sanh, hoặc vị lai sanh, thấy Phật Di Ðà, mỗi nơi có đặng, tám vạn câu chi na do tha người, thọ ký pháp nhẫn, thành tựu viên mãn, “Vô thượng Bồ-đề.” Các hữu tình kia, đều do nhân duyên, thệ nguyện đời trước, cùng được vãng sanh, thế giới Cực Lạc.” Phật đối trước chúng sanh dự đoán tương lai họ sẽ thành Phật, thì gọi là “thọ ký.” Có bốn thứ thọ ký: Một là thọ ký cho người chưa phát tâm Bồ-đề. Hai là thọ ký cho người đã phát tâm Bồ-đề. Ba là thọ ký ngầm, tức là Phật nói cho người khác nghe để biết đương sự được thọ ký, nhưng chính bản thân người được thọ ký vãng sanh lại chẳng biết là mình được thọ lý. Bốn là hiện tiền thọ ký, tức là thấy Phật hiện ngay ở trước mặt, thọ ký.

Sau khi nghe Kinh này, có các chúng sanh được Phật hiện tiền thọ ký, nên liền chứng nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn, thành tựu Vô Thượng Chánh Giác, nên Kinh ghi: “Thọ ký pháp nhẫn, thành tựu viên mãn Vô thượng Bồ-đề.” “Thọ ký pháp nhẫn” là thọ ký sự thành tựu ba thứ nhẫn: Âm Hưởng Nhẫn, Nhu Thuận Nhẫn và Vô Sanh Pháp Nhẫn. Bản Ðường dịch ghi là: “Tám vạn ức na do tha chúng sanh được thọ ký pháp nhẫn, thành Vô thượng Bồ-đề. Họ đều là hữu tình xưa kia đã được Phật Vô Lượng Thọ thành tựu, khi Ngài còn đang tu đạo Bồ-tát, thảy đều sẽ sanh về Cực Lạc thế giới.” Ý là: Những người được Phật thọ ký này, đều có nhân duyên túc nguyện với Phật A Di Ðà ở những đời trước, họ đã từng được gặp Phật Di Ðà trong khi Ngài còn đang tu nhân hạnh Bồ-tát. Những người này đã từng được Phật A Di Đà ân cần dạy dỗ, căn lành của họ nay đã chín mùi, thiện duyên của họ vô thượng thù thắng, ví như thời tiết nhiệt độ đã đúng lúc cho hoa rụn, quả kết trái. Do bởi nhân duyên họ đã từng được Phật dạy dỗ trong các đời trước, từng nghe pháp tư duy, từng do tư duy ấy mà phát đại nguyện; cho nên chánh tư duy và chánh nguyện ấy hằn in sâu vào tám thức trong tâm điền của họ một cách quyết định chẳng tiêu mất, cái thiện nhân ấy của họ thật là vô thượng thù thắng. Nay Phật Di Ðà đã viên mãn quả giác cứu cánh, công đức viên thành tròn đủ. Do cả nhân lẫn duyên đều chín mùi như hoa đã rụn, quả đang kết, nên họ được oai lực của Phật nhiếp thọ, cùng được vãng sanh thế giới Cực Lạc.

Kinh nói, Bồ-tát, Thanh văn, trời người trong cõi Cực Lạc nhiều đến vô lượng, thì cũng đủ chứng minh rõ ràng là lúc còn tu nhân, Phật Di Ðà trong vô lượng kiếp, ở trong biển sanh tử giáo hóa, nhiếp thọ lục đạo chúng sanh số đến vô lượng. Ngày nay chúng ta nghe được, tin được diệu pháp này, thì ắt hẳn là ở trong bao kiếp xưa, Phật Di Ðà đã từng theo chúng ta vào tận địa ngục, ngạ quỷ, ở trong nhà lửa, rừng beo, hang cọp v.v... để dạy dỗ, nhiếp thọ, chẳng bỏ rơi chúng ta. Hạnh nguyện độ sanh của Ngài chẳng bao giờ ngừng dứt, dù cho hư không có tận, bi nguyện độ sanh của Ngài chẳng bao giờ tận. Từ vô lượng kiếp cho đến nay, Phật A Di Đà vô lượng lần mặc áo giáp hoằng thệ thị hiện cùng với chúng ta, luân chuyển trong sáu nẻo luân hồi khổ đau với chúng ta, chẳng hề nghĩ ngơi, cũng chẳng nề hà, tha thiết khuyên lơn, dạy dỗ chúng ta, chỉ vì Ngài mong mõi chúng ta hồi tâm, chuyển ý, bỏ ác làm thiện dẫu chỉ trong một niệm. Ân đức của Phật thật là vô cực, oai đức của Ngài thật là vô tận. Phật vì chúng ta vun bồi thiện căn; nay may mắn thay thiện căn ấy đã nảy nở, tăng trưởng cho nên chúng ta mới gặp được giáo pháp vô thượng viên đốn này của Phật, muôn người tin ưa, thọ trì, muôn người được giải thoát, vãng sanh Cực Lạc. Nay do nhờ Kinh điển này chúng ta mới thấu rõ ân đức vô lượng của Phật. Khi biết rõ đại bi tâm của Phật rồi, chúng ta không thể không xúc động, nghẹn ngào, nước mắt tuôn trào vì hiểu rằng mình mang nặng trọng ân với Phật từ nhiều kiếp lâu xa mà mãi đến hôm nay mới biết. Tri ân thì phải biết báo ân, không có cách báo ân nào hơn là tận tụy học Phật, siêng gắng tu hành, làm lành lánh ác. Nếu có được chút hiểu biết và thành tựu gì, liền đem ra chia sẽ với đồng tu, cốt hầu báo đáp ân Phật đã từ vô lượng kiếp đến nay, chưa từng bao giờ chỉ dù trong khoảng một sát na, rời bỏ chúng sanh đang đắm chìm trong ưu não, tăm tối, không ngừng luân chuyển trong sáu đường thống khổ.

Cuối cùng, Kinh thuật lại cảnh pháp hội viên mãn, lại có những điềm lành biến hiện ra trong pháp hội, Kinh chép: “Bấy giờ tam thiên đại thiên thế giới, sáu thứ chấn động, cùng hiện các thứ, thần biến ít có, phóng đại quang minh, chiếu khắp mười phương. Lại có chư Thiên, ở trên hư không, trổi lên điệu nhạc, phát âm tùy hỷ. Cho đến chư Thiên, cõi trời Sắc Giới, thảy đều được nghe, khen chưa từng có. Hoa đẹp vô lượng, phơi phới rơi xuống. Tôn giả A Nan, Bồ-tát Di Lặc, các chư Bồ-tát, và chúng Thanh văn, Trời Rồng Tám Bộ, tất cả đại chúng, vô cùng hoan hỷ, tin nhận phụng hành.” Những điềm lành biến hiện được ghi trong Kinh này thể hiện sâu xa vạn đức viên mãn. Trong phẩm Duyên Khởi Đại Giáo của tự phần, đức Thế Tôn phóng đại quang minh chói lọi như khối vàng nung, đại quang minh ấy lại hiện ra hơn trăm ngàn thứ biến hóa. Lúc ấy, trong quang minh và dung nhan của Phật vòi vọi lại hiện ra cõi báu trang nghiêm. Những điềm lành như thế thật đáng gọi là điềm lành kỳ diệu từ xưa đến nay chưa từng có. Trong phần chánh tông, phẩm Lễ Phật Hiện Quang, đại chúng thấy Phật Di Ðà giống như là tòa núi vàng ròng, nhô cao khỏi mặt biển, lại nghe mười phương Như Lai ca tụng, ngợi khen Phật A Di Ðà, rồi từ bàn tay Phật A Di Ðà tỏa ra hào quang hiện rõ hết thảy các cõi Phật vi diệu. Ðiềm lành như thế cũng thật là kỳ diệu. Cuối cùng, trong phần lưu thông, đại địa chấn động, hiện ra các thứ thần biến hy hữu, tốt lành kỳ diệu, quang minh chiếu khắp, thiên nhạc rộn trời, hoa trời vần vũ rơi xuống.

Phật phóng quang minh, hiện dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm là điềm lành kỳ diệu, nhằm. Ở đây, Phật hiện tướng lành ấy là để thể hiện sự trịnh trọng của Ngài đối với tất cả hàm linh. Phật hiện tướng lành cũng để chứng thực lợi ích của Kinh này. Đến đây, sự giáo hóa của Như Lai trong pháp hội này đã hoàn tất, vì để tăng tấn chúng sanh, nên Phật bèn dùng thần lực làm chấn động cõi đất và phóng quang minh, trỗi nhạc, mưa hoa v.v... Nói chung, những điềm lành ấy đều nhằm để chứng tín cho chúng sanh, khuyên chúng sanh nên phát sanh lòng tin chân thật đối với pháp khó tin được dạy trong Kinh này.

Kinh Giáo này của Như Lai phù hợp khắp mọi căn cơ, cho nên hết thảy các căn cơ khác nhau như Tôn giả A Nan, Bồ-tát Di Lặc, các chư Bồ-tát, và chúng Thanh văn, Trời Rồng tám bộ quỷ thần, tất cả đại chúng đều vô cùng hoan hỷ, tin nhận phụng hành. Tất cả đại chúng vô cùng hoan hỷ là bởi do họ cảm thọ được ba thứ thanh tịnh: Một là người nói pháp thanh tịnh, Hai là pháp được nói thanh tịnh và Ba là người nghe pháp chứng được quả thanh tịnh. Thứ nhất, người nói Kinh này là đấng Bổn Sư của chúng ta. Ngài là đấng pháp vương tự tại nơi pháp, pháp âm của Ngài vô cùng thanh tịnh; đó là tiếng phạm âm, tiếng hải triều âm, tiếng Ca Lăng, Tầng Già. Thứ hai, pháp được thuyết là thanh tịnh pháp, nói ra các thứ công đức về Phật A Di Đà và cõi nước Cực Lạc. Tất cả các thứ công đức ấy phát xuất ra từ một thanh tịnh cú, cũng tức là từ Chân Thật Trí Huệ Vô Vi pháp thân. Thứ ba, bất cứ chúng sanh nào nương theo giáo pháp này của Phật, đều sẽ đắc quả thanh tịnh, chứng được cảnh giới và pháp thân thanh tịnh mầu nhiệm. Ðắc quả thanh tịnh mầu nhiệm là như Linh Phong Đại sư đã nói: “Toàn thể của mỗi một trang nghiêm là lý tánh.” Ai tu trì theo đúng lời dạy trong Kinh này sẽ vượt ngang ra khỏi ba cõi, chứng ngay lên địa vị Bất Thoái, sanh trọn cả bốn cõi Tịnh Ðộ, rốt ráo thành Phật, thì đấy là cảnh giới đắc quả thanh tịnh mầu nhiệm.

Ở đây, đại chúng trong pháp hội, ai ai cũng đều được nghe đến Di Ðà bổn nguyện. Tất cả hội chúng đều đội ân đấng Thích Tôn đã bố thí cho pháp vi diệu thậm thâm hy hữu khó gặp, khó nghe như thế. Pháp có đầy đủ cả ba thứ thanh tịnh, người nghe liền được lợi ích vô thượng, đều được đại hoan hỷ, tin ưa thọ trì. Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận nhận định rằng: “Kinh này chứa cả toàn thân của Phật Vô Lượng Thọ, mà cũng chứa trọn toàn thân của hết thảy chư Phật. Tín nhập Kinh này thì chính là đầy đủ hết thảy Phật trí nên bảo rằng: ‘Nghe được Kinh này thì đối với vô thượng đạo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyễn.’ Ðến khi Kinh đạo diệt hết, do Phật từ gia bị nên Kinh này được riêng lưu lại, khác lạ hơn các Kinh khác.” Do nghe Kinh này mà được lợi ích lớn lao như là thành tựu đầy đủ Phật trí, đối với quả vị Vô thượng Bồ-đề vĩnh viễn chẳng thoái chuyễn, một đời này vãng sanh thành Phật, nên chúng ta may mắn nghe được Kinh này thì cũng phải nên tín nhận, phụng hành.


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.133.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...