Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nửa giờ trong Hang Cọp »»
Hải Ấn Ni Tự, ngôi chùa nằm trên triền núi phía sau lưng Tháp Bà cổ kính, nổi tiếng với "Giếng Phật" và "Hang Cọp"...
Đã định bụng trước là sẽ dành nguyên buổi sáng ngày thiên hạ bắt đầu được nghỉ lễ về quê thăm nhà trong đợt nghỉ mấy ngày nhốn nháo lao nhao, nên tôi rất thong dong chất thùng sách "Động cửa thiền" lên xe chạy tà tà qua đến chùa. Thật vui khi mang thùng sách vượt qua những bậc cấp cao, vừa trờ đầu lên gian phòng khách phía sau Điện Quán Thế Âm, đã thấy cả hai vị Ni Sư cùng ngồi sẵn đó nơi bàn nước tiếp hai vị nữ khách phương xa mới về thăm. Tôi đặt thùng sách lên chiếc bàn nhỏ gần bên, cúi mình bái lễ, hai ni sư đều reo lên hoan hỷ:
"Chu, lâu lắm mới thấy Hữu!"
Cúng dường và ký tặng sách xong, tôi lên chánh điện lay Phật, bái Tổ, và dành năm phút quỳ trước giác linh Sư Bà khai sơn, Thích Nữ thượng Chánh hạ Lượng, người đã ban cho tôi nhiều ân huệ trong những năm tôi còn là một chàng trai mới lớn "ăn chưa no, lo chưa tới".
Sau đó, tôi xuống đến vườn, đến bái lạy bảo tháp của Sư Bà, và bảo tháp của Sư Phó Tín Tâm nằm kề bên, lặng lẽ giữa khung cảnh tịch yên nắng dịu dàng. Sẵn lối tiện đường, tôi leo từng cấp lên núi phía bên phải ngôi chánh điện, vãng cảnh, chiêm bái Phật Nhập Niết Bàn, Vườn Lộc Uyển, Phật Thành Đạo...
Giữa triền núi cao, tôi đứng đó hứng nắng gió hiền hòa từ biển phía đông, dõi mắt ngắm nhìn cảnh quan cửa sông Cái, Xóm Bóng, Tháp Bà đã đổi thay rất nhiều theo nhịp sống hiện đại xô bồ với những khu giải trí ven sông, khách sạn nhà hàng trên cù lao đã vắng bóng dừa, lòng không khỏi chạnh xót khi nhớ về cảnh cũ người xưa...
Xuống núi, tôi đi men qua phái bên trái của chùa, bước đến bái Giếng Phật, rồi từng bước lên Hang Cọp. Hang vẫn còn đó, im ỉm như tự bao giờ. Hai bên cửa hang vẫn còn nhị vị hộ pháp đứng đó dãi nắng dầm mưa. Vui thay, phía sau lưng ngài hộ pháp Khuyến Thiện vẫn còn đó thi phẩm thất ngôn bát cú của nữ sĩ Tâm Tấn, mẫu thân của tôi, được in trên tấm liễn simili, tuy có đôi chút bạc màu nhưng vẫn đọc được rõ từng chữ từng câu của bài "Hải Ấn Thiền Viện". Mở cánh cửa sắt điểm đóa hoa sen, tôi chui vào hang, lần mò bò lên từng bậc đá mát lạnh, dừng lại trước thánh tượng Sư Bà khai sơn, rồi ngồi xếp bằng, tưởng niệm. Im ắng. Tịch lặng. Con lại về đây rồi, Sư Bà ơi.
Ký ức ùn về.
Thời buổi nhiễu nhương, gạo châu cũi quế, Sư Bà cứ sợ một đứa con trong gia đình trí thức gia giáo, một thanh niên mới lớn lưng dài vai rộng lại thất nghiệp ngồi không, sa cơ thất thế, dễ sa vào con đường lầm lỗi, vì cái ăn cái mặc mà phải trộm cắp, lừa gạt dối gian, hại người hại mình... nên cứ luôn khuyên dạy, nhắc nhở, cũng như động viên trấn an tôi bằng những lời của một người mẹ:
"Con hãy biết Nhẫn. Học chứ Nhẫn và giữ chữ Nhẫn, sẽ vượt qua được những gian nan, thử thách khăn khó nhất".
"Sông có khúc, người có lúc, sau cơn mưa, trời lại sáng con à!"
"Cứ hướng thiện, luôn làm những việc lành, gieo những hạt giống tươi đẹp, tránh làm những việc ác, việc xấu, thì cái Nghiệp của mình nó sẽ được chuyển đổi, từ nặng sang nhẹ, từ tối sang sáng, từ đen sang trắng..."
"Con phải luôn nhớ mình là con của Phật. Con của Phật thì không làm điều tà ác!"... Tôi ngồi trong hang đến nửa giờ, để chỉ lắng nghe lại những lời pháp nhũ bảo ban của Người đã khuất bóng trần gian từ gần 30 năm về trước rót vào tai, vào tim mình, vẫn còn rõ mồn một, không thiếu không dư.
Lạy thánh tượng Sư Bà khai sơn ba lạy, tôi rồi rời khỏi Hang Cọp mà xưa kia, năm 1968, Người đã chọn và an trú suốt hai năm liền, hằng ngày, ngoài giờ tọa thiền, Người còn trì tụng kinh Pháp Hoa, cứ mỗi chữ một lạy (nhất tự nhất bái) để cầu nguyện được lập nên một ngôi chùa mà Người ao ước.
Ngôi "Hải Ấn Ni Tự", hôm nay đã trở thành một danh lam thắng tích của Xứ Trầm Hương.
Tâm Không Vĩnh Hữu
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.16.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập