Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Chưa buông được vì chưa đau thấu tận tâm can »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chưa buông được vì chưa đau thấu tận tâm can »»
Con người ta khi phải buông bỏ thứ gì đó thì luôn cảm thấy phiền não, cũng day dứt không yên. Có người dù muốn buông tay nhưng lại không thể hạ quyết tâm mạnh mẽ. Vậy phải làm sao? Hãy đọc câu chuyện sau và cùng chiêm nghiệm.
Có một người đàn ông với vẻ mặt khổ sở hỏi một vị hòa thượng:
“Thưa thầy, có một số thứ và một số người, tại sao con lại không thể buông bỏ được!”
Vị hòa thượng nói:
“Không có gì là không thể buông bỏ được”
Người đàn ông kia lại nói:
“Có những thứ và những người mà con hết lần này đến lần khác đều không buông bỏ được!”
Vị hòa thượng liền bảo người đàn ông kia cầm cái chén lên rồi ngài rót nước trà vào chén. Hòa thượng rót đến tận lúc nước trà trong chén đã trào ra ngoài. Người đàn ông kia lập tức thấy nóng không chịu được liền đặt chén trà xuống.
Lúc này vị hòa thượng lại nói: “Trên đời này không có gì là không buông bỏ được, chỉ cần ngươi cảm thấy bị đau, ngươi sẽ tự bỏ xuống được thôi.” Quả thật: Khi chúng ta đã có công danh, thì liền thấy khó buông bỏ được công danh; Khi chúng ta đã có tiền tài, thì liền thấy khó buông bỏ được tiền tài; Khi chúng ta đã có tình yêu, thì liền thấy khó buông bỏ được tình yêu; Khi chúng ta đã có sự nghiệp, thì liền thấy khó buông bỏ được sự nghiệp.
Tất cả những điều này khiến chúng ta không buông bỏ được là bởi vì trong lòng chúng ta còn có suy nghĩ và mong tưởng về chúng, còn bị chúng hấp dẫn. Hay là bởi vì hành vi của đối phương còn chưa động chạm đến ranh giới của sự chịu đựng. Nói chung là vì chúng còn chưa khiến bản thân chúng ta bị đau nhức đến mức phải buông bỏ.
Ví dụ như khó buông bỏ được tình yêu là bởi vì trong lòng chúng ta còn có hy vọng và mong đợi rằng trong tương lai sẽ có cải biến, trong lòng vẫn còn bị tham dục cản trở. Những người thiếu quyết đoán thường hay nghĩ trước nghĩ sau nên nắm giữ cũng chậm mà buông bỏ cũng chậm.
Nếu như người đó trải qua một lần biến cố to lớn, hay khi cận kề cái chết sẽ có thể khiến họ thay đổi. Khi chúng ta đối với một thứ hay một người nào đó, mà có cách suy nghĩ nhìn nhận thông thoáng hơn, xem nhẹ hơn thì việc buông bỏ cũng dễ dàng hơn.
Chúng ta sở dĩ bị rơi vào đau khổ, là bởi vì trong lòng còn có nhiều dục vọng. Mỗi ngày, chúng ta đều phải suy nghĩ về những thứ dục vọng ấy thì đương nhiên là sẽ thấy mệt. Cũng giống như việc chúng ta mua sắm đồ đạc cho một căn nhà mới vậy.
Lúc ban đầu vì để thỏa mãn nhu cầu hay sở thích nên chúng ta đều muốn mua thật nhiều thứ. Nhưng nhiều năm sau này, chúng ta sẽ phát hiện thấy ngôi nhà này đã bị chồng chất quá nhiều thứ, thậm chí cả những thứ không sử dụng đến.
Lúc đó, chúng ta có suy nghĩ rằng sẽ bỏ đi một vài thứ nào đó, nhưng, bỏ đi thứ gì đây? Cái gì cũng thấy có ý nghĩa, có kỷ niệm, vứt bỏ đi thứ gì cũng không đành nên rốt cuộc lại lưu giữ lại.
Cuối cùng, cái nào chúng ta cũng không nỡ bỏ đi, thế là chúng ta đành phải chấp nhận sinh sống ở một không gian nhỏ hẹp, bức bối mà thôi. Nhưng nếu như có một ngày nào đó, căn nhà của chúng ta bị mưa dột khiến những thứ đó bị ướt, hay là chúng đã bị rách nát thì chúng ta lại dễ dàng vứt bỏ ngay.
Điều này chính là “thật sự đau đớn thì sẽ tự nhiên buông bỏ!”. Trong cuộc đời, có rất nhiều thứ chúng ta nên buông bỏ, nếu như chúng ta cứ lưu luyến chúng thì sẽ khiến chúng trở thành một loại ràng buộc, hãy dũng cảm buông bỏ để được tự do tự tại. Kinh Phật thì nhiều nhưng rốt ráo là dạy chúng sanh buông bỏ tình chấp vào 5 món dục để đạt đến giải thoát, an vui.
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.131.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập