Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Còn gặp nhau »»
Giữa lúc nhiều nhà thơ đua nhau làm mới thơ, “lạ hóa” thơ, nào hậu hiện đại, nào tân hình thức… thì mấy câu thơ rất đỗi đời thường như một sự buột miệng, một tiếng thở dài, như một lời tự nhủ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương có vẻ như…lạc điệu mà bỗng xuất hiện hàng loạt trên lịch, trên thiếp xuân, trên Agenda và cả thư pháp các loại với đủ mọi chất liệu đá cát , giấy , lụa… không khỏi làm cho ta phải ngạc nhiên ! Có chút gì đó trái ngoe trong thi phú buổi này chăng ?
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
(Tôn Nữ Hỷ Khương)
Và cứ thế, “ Còn gặp nhau…” “ Còn gặp nhau…” lặp đi lặp lạ , những lời tuồn tuột tự đáy lòng, có vẻ gì đó như một giật mình, thảng thốt, bùi ngùi trong buổi hàn huyên giữa những bạn bè gần xa. Thơ như nói, như chằng hề có chút đẽo gọt dụng công - tạm gọi là “thơ nói” - cũng có từ xưa xa :
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao …
( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
Làm sao mà những câu “thơ nói” đó rung động lòng người, khiến người ta giật mình đánh thót, mà ngộ, ai cũng nhớ, cũng thuộc, và mỗi khi có dịp thì lẩm nhẩm: còn gặp nhau, còn gặp nhau...
Thì ra giữa thời buổi trái đất chỉ còn là một hòn bi xanh, một “thế giới phẳng” nhỏ xíu trong lòng bàn tay, mọi chuyện trên trời dưới biển gì cũng mồn một trước mắt, truyền thông đa phương tiện tràn ngập đến không còn chút thong dong, người người vẫn thấy nhau, vẫn “thơn thớt nói cười” với nhau mà hình như chẳng bao giờ gặp nhau !
Rồi hình như người ta bổng sực nhớ, bỗng ngộ ra, bỗng cảm nhận được cái mong manh của đất trời của thiên hà trong ngàn tỷ thiên hà trôi dạt của kiếp người sương khói trong bối cảnh lạ lùng chiến tranh, dịch bệnh bão lũ, sóng thần, động đất …triền miên !
Rồi hình như người ta bỗng sực nhớ, bỗng ngộ ra, bỗng cảm nhận sờ sờ trước mắt cơn đại hồng thủy sẽ ập tới vì trái đất nóng lên, con người đua nhau hủy diệt thiên nhiên, môi trường sống của mình, để rồi đâu đâu cũng thấy “những cảnh sửa sang tầm thường giả dối / hoa chăm cỏ xén lối phẳng cây trồng ( Thế Lữ ) với dừa giả, cau giả, hoa giả, núi giả, đồi giả …!
Thú vị là những câu thơ dung dị của Hỷ Khương được nhiều người thuộc lòng, buột miệng nói ra… đến nỗi người viết thiệp cũng viết, in lịch cũng in, đục đá cũng đục… mà chẳng cần biết tác giả là ai.Tôi nghĩ chẳng bao lâu nữa nó sẽ trở thành những câu ca dao như: “Trèo lên cây bưởi hái hoa / Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân…” bởi thế hệ nào mà chẳng có người kêu lên “còn gặp nhau…” ?
Có lẽ Tôn Nữ Kỷ Khương mang cái gien của phụ thân, cụ Ưng Bình Thúc Giạ. Những câu hò “Chiều chiều trước bến Vân Lâu / ai ngồi ai câu / ai sầu ai thảm / ai thương ai cảm / ai nhớ ai mong… thuyền ai thấp thoáng bên sông / đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non …” nhiều người vẫn thuộc mà vẫn tưởng là một khúc hát dân gian, chẳng nhớ tác giả là ai ! Cụ Ưng Bình cũng đã viết nên những câu thơ tưởng chừng như câu nói bình nhật :
Thuở ra sân khấu không làm rộn
Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi !
Đề nói về một thuở làm quan của mình . Hay :
Biết đủ dầu không chi cũng đủ /
Nên lui đã có dịp thì lui...
Lúc ung dung trở gót.
Do đâu mà có những câu thơ của nhiều ngàn năm trước trong Kinh Thi vẫn còn làm cho lòng ta xao động ? Ấy bởi vì nói từ cõi lòng , “thốn tâm thiên cổ”, nên dù được viết dưới bất cứ dạng nào thì cái hồn của thơ vẫn là cái cảm xúc chân tình. Chu Hy, ngàn năm trước, viết tựa Kinh Thi đã hỏi: Thơ tại sao mà làm ra? (Thi hà nhi chi tác dã? ) Để rồi trả lời: Vì nó là tiếng kêu của cõi lòng !
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui !…
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.134.18 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập