Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 7 - năm 2024 »»
Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp lần thứ bảy. Lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về phần thứ nhất trong bảy phần giác (thất giác phần - 七覺分) là Trạch pháp giác phần. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến phần thứ hai là Tinh tấn giác phần (精進覺分) hay cũng gọi là Tinh tấn giác chi (精進覺支).
Ý nghĩa tinh tấn trong pháp tu này được kèm theo với sự sáng suốt rõ biết, nên gọi là giác phần. Sự tinh tấn này cũng không phải là tinh tấn nói chung, mà phải được xác định cụ thể vào các pháp tu chân chánh đã được phân biệt chọn lựa nhờ Trạch pháp giác phần. Do vậy, có thể nói rằng việc tu tập Tinh tấn giác phần phải được thực hiện sau khi đã có được một sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn để biết được về các pháp tu chân chánh.
Tinh tấn giác phần có thể hình dung như năng lượng vận hành của “chiếc xe tu tập”. Sau khi người lái xe đã xác định được mục tiêu và con đường phải đi thì năng lượng vận hành xe là yếu tố quan trọng nhất. Không có hoặc không đủ năng lượng thì xe không thể nào đi đến đích. Cũng vậy, người tu tập một khi đã nhận hiểu được con đường tu tập và mục đích tu tập thì sự thành tựu hay không chính là phải dựa vào yếu tố tinh tấn.
Chúng ta có thể nhận ra một điều là từ khởi đầu ta đã cần đến sự tinh tấn trong tấn căn, rồi tấn lực, cho đến khi đi vào Thất giác phần chúng ta vẫn gặp lại cùng một yếu tố tinh tấn đó. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng ở đây như đã nói chính là yếu tố nhận biết sáng tỏ rõ ràng. Giống như người đi đường xa, vừa bước chân ra khỏi nhà đã phải cố gắng, đi ra khỏi đường làng cũng phải cố gắng, và cuối cùng lên đến đại lộ cũng vẫn phải tiếp tục cố gắng. Sự khác biệt ở đây là khi mới khởi đầu, phương hướng, đường đi có thể vẫn còn mơ hồ, chưa xác định, nhưng khi đến được con đường lớn thì phương hướng đã rõ ràng, chỉ cần nỗ lực thẳng tiến là sẽ đến đích.
Trong thực tế, sự tinh tấn được nhấn mạnh trong suốt mọi chặng đường tu tập. Trong bài kệ Thị nhật dĩ quá được chư tăng tụng niệm mỗi ngày, chúng ta thấy rõ ý nghĩa này:
是日已過, 命亦隨減。
如少水魚, 斯有何樂。
大眾當勤精進, 如救頭然。
但念無常, 慎勿放逸。
Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm.
Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc?
Đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên.
Đãn niệm vô thường, thận vật phóng dật.
Ngày nay đã qua, mạng sống cũng giảm dần.
Như cá trong vũng cạn, nghĩ xem có gì vui?
Đại chúng phải chuyên cần tinh tấn, như cứu lửa trên đầu.
Thường nhớ đến vô thường, cẩn thận đừng buông thả biếng nhác.
Như vậy, tinh tấn rõ ràng là yếu tố quan trọng đối với người tu tập, xuyên suốt cả hành trình tu tập, cũng giống như năng lượng là cần thiết cho một chiếc xe trong suốt tiến trình di chuyển.
Hơn thế nữa, như trong bài kệ trên nêu rõ, sự tinh tấn của người tu tập phải được duy trì như trong trạng thái bức bách, sống còn, bởi vì mạng sống này là vô thường và sự chấm dứt của nó là điều chắc chắn. Mỗi một ngày trôi qua là mạng sống này đã giảm đi một ngày, và không ai có thể biết được mình sẽ còn sống được bao nhiêu ngày nữa. Do vậy, sự tinh tấn tu tập phải được xem là điều bức thiết nhất trong đời sống.
Các bậc thầy thường dùng hình ảnh con thuyền bơi ngược nước để ví với sự tu tập, bởi vì trong điều kiện đó thì không một lúc nào người bơi thuyền có thể dừng nghỉ tay chèo. Cũng vậy, người tu tập nếu buông thả không tinh tấn thì chắc chắn sẽ bị cuốn trôi vào sự sa đọa, sẽ dễ dàng rơi vào tham, sân, si… và vô số ác nghiệp đang chờ sẵn.
Và cũng chính vì những lý do đó, ngay trong thời khắc sắp nhập Niết-bàn, những lời dặn dò của đức Phật với các vị tỳ-kheo cũng không gì khác hơn là “phải hết sức nỗ lực tinh tấn”. Một khi người tu tập sống buông thả lười nhác, đánh mất đi sự chuyên cần tinh tấn thì cho dù có am hiểu bao nhiêu giáo pháp kinh điển cũng đều là vô ích.
Do vậy, sau khi đã rèn luyện với Trạch pháp giác phần để hiểu biết sáng tỏ và chọn lựa được pháp môn tu tập chân chánh, chúng ta nhất thiết phải trau giồi Tinh tấn giác phần để thúc đẩy sự tiến bộ trên con đường tu tập. Đây là tiến trình tu tập hợp lý mà bất cứ ai cũng phải tuân theo nếu muốn giải thoát mọi khổ đau.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.226.114 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập