Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Nhân vật Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: NHỚ LẠI 60 NĂM HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN »»

Nhân vật Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: NHỚ LẠI 60 NĂM HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

Donate

(Lượt xem: 4.141)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

NHỚ LẠI 60 NĂM HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giới là Hòa thượng Thích Quảng Đức và Bác sĩ Yersin.

Trong Xứ Trầm Hương, tác phẩm viết về đất Khánh Hòa nổi tiếng nhất trong những tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa. Nơi phần năm, tức là phần viết về các nhân vật lịch sử, thì ngoài Trịnh Phong, Trần Đường và Nguyễn Khanh mà Quách Tấn gọi là “Khánh Hòa tam kiệt”, tức là những sĩ phu đã hưởng ứng phong trào Cần Vương nổi dậy chống Pháp, thì còn có 2 nhân vật kiệt xuất nữa là Hòa thượng Quảng Đức và Bác sĩ Yersin, mà tiếng tăm đã lừng lẫy khắp thế giới ở đầu và giữa thế kỷ XX. Nhưng Bs. Yersin sinh 1883 dù sao cũng là người Thụy Sĩ gốc Pháp, chỉ đến ở rồi mất trên đất Khánh Hòa, chỉ có Hòa thượng Thích Quảng Đức sanh 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh ngày nay mới đích thực là người Khánh Hòa.

Nhưng tôi bắt đầu biết đến con người Khánh Hòa tiếng tăm lừng lẫy khắp thế giới này từ khi nào?

Từ khi xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu tại đài Phát thanh Huế làm 8 em Gia Đình Phật Tử chết, thì nhóm 20 học tăng từ Phật học viện Hải Đức Nha Trang lên tu học ở chi nhánh chùa Linh Sơn Đà Lạt, hễ cứ khoảng 6h30 đều tập trung bên chiếc radio để nghe tin tức. Hôm ấy là chiều 20/04 âm lịch, Quý Mão (tức ngày 11/6/1963) đài BBC loan báo Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM).

Từ ngày ấy đến nay đã đúng 60 năm trôi qua. 60 năm biết bao nhiêu là đổi thay, chẳng những cho quê hương đất nước mà còn cho cả thế giới nữa. Vậy mà tôi vẫn thấy mình vẫn là chú điệu học lớp đệ lục (lớp 7 ngày nay) há hốc mồm ngồi nghe một biến cố trọng đại đã xảy ra cho Phật giáo Việt Nam làm chấn động dư luận thế giới. Đặc biệt là khi xem được bức ảnh do nhà báo Mỹ Malcolm Browne chụp Hòa thượng Quảng Đức ngồi thiền định trong biển lửa. Bức ảnh này được thế giới báo chí tôn vinh là bức ảnh của năm 1963. Cùng với bài thơ Lửa Từ Bi nổi tiếng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương qua giọng ngâm của ca sĩ Hoàng Oanh:

Ngọc hay đá tưởng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre nào khiến bắt ai ghi
Chỗ Người ngồi một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.

Đúng là “Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.” Kể từ khi ngọn lửa thiêng bùng lên trong đêm dài tối tăm của dân tộc và Phật giáo, thì tình thương, thì từ bi không chỉ trong thi ca của Vũ Hoàng Chương mà cả trong âm nhạc nữa. Chẳng hạn, nhạc sĩ tài hoa hàng đầu của Việt Nam thời đó là Phạm Duy đã cho ra đời bản Trường ca Mẹ Việt Nam, đầy tình yêu thương dân tộc. Cứ theo lời được ghi bản Trường ca thì Phạm Duy đã bắt đầu khởi soạn vào tháng 11/1963, tức là những ngày những ngày cuối của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Xin được trích 4 câu trong bản trường ca:

Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn lối.

Điều bất ngờ nhất là trường hợp văn hào đồng thời cũng là nhà hoạt động chính trị Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người đã thành lập ra Tự Lực Văn Đoàn, với nhiều tác phẩm mà trước năm 1975 đã đem vào sách giáo khoa ở bậc Trung học như: Đoạn Tuyệt, Nắng Thu, Bướm Trắng, Dòng Sông Thanh Thủy, v.v… trước khi tự kết thúc đời mình để phản đối chế độ gia đình trị Thiên Chúa giáo cũng lấy cảm hứng từ ngọn lửa thiêng của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, có đoạn cố văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam viết:

“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.
Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những ai đã chà đạp mọi thứ tự do”.

Quan tài của nhà văn được đưa đến chùa Xá Lợi, nơi đặt đại bản doanh tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo làm lễ cầu siêu trước khi đưa đến nghĩa trang chôn cất.

Buổi lễ cầu siêu cho nhà văn tiếng tăm lừng lẫy này được hàng ngàn tăng ni, các nhà văn, giáo sư các trường đại học và trung học tham dự như là một thách thức lớn cho chế độ.

Trong khi đó, trên diễn đàn quốc tế, các lãnh tụ thế giới đặc biệt là các nguyên thủ châu Á theo Phật giáo như cố Thủ tướng Ấn Độ Nehru, Quốc vương Sihanouk của Cambodia, nữ Thủ tướng Bandaranaike của Sri Lanka và đặc biệt là U Thant đương kiêm Tổng thư ký Liên hiệp quốc người Myanmar đã đồng loạt phản đối sự đàn áp Phật giáo của chế độ Sài Gòn, và cuối cùng Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã họp khẩn để cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra vụ Phật giáo này.

Vậy là đúng như Wikipe đã nhận định: “Việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức được xem như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.

Vào ngày 01/11/1963 Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã đứng lên lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa, và tất nhiên Phật giáo Việt Nam cũng mở ra một vận hội mới.

Đầu năm 1964, một đại hội Phật giáo được triệu tập tại chùa Xá Lợi. Đại hội đã quyết định lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, hai hệ thống lớn nhất là Bắc tông và Nam tông (hay Đại thừa và Tiểu thừa) chính thức hợp nhất để Tăng Ni và Phật tử cùng nhau tu tập và hành đạo, nên mới gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Các bậc thiền sư danh tiếng của Phật giáo Việt Nam đang hoằng pháp ở hải ngoại như Nhất Hạnh, đang giảng dạy tại đại học Princeton cũng được mời về nước để bắt tay vào việc xây dựng lại Phật giáo sau gần một thế kỷ bị chính quyển bảo hộ Pháp và chính quyền Ngộ Đình Diệm kỳ thị.

Trước tiên, thiền sư Nhất Hạnh mở Viện Cao đẳng Phật học tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh).

Vào khoảng đầu năm 1965 thì Hòa thượng Minh Châu đang giảng dạy tại Nalanda, Viện đại học lừng lẫy tiếng tăm từ thời Pháp sư Huyền Trang cũng đã được mời về nước. Lúc bấy giờ viện Cao đẳng Pháp Hội được dời về khu đất mới ở đường Trương Minh Giảng, Quận 3, Sài Gòn, và cũng đã chính thức đổi thành Đại học Vạn Hạnh. Chỉ trong khoảng 10 năm mà Đại học Vạn Hạnh đã nổi tiếng không phải chỉ trong nước mà cả thế giới nữa. Đặc biệt là Phạm Công Thiện từ Pháp trở về điều hành tạp chí Tư Tưởng, cơ quan luận thuyết của Đại học Vạn Hạnh quy tụ những cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước thời bấy giờ như Trần Ngọc Ninh, Lê Tôn Nghiêm, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, v.v… Tôi còn nhớ rất rõ tạp chí Tư Tưởng này có những chủ đề vô cùng hấp dẫn cho giới trẻ trí thức, chẳng hạn như Phật giáo với tư tưởng Heidegger, Phật giáo với Nietzsche, Phật giáo với Nguyễn Du, Thiền sư Vạn Hạnh với quốc học Việt Nam.

Vậy là từ khi có Đại học Vạn Hạnh, có nhà xuất bản Lá Bối và sau đó là An Tiêm thì những bài viết xuyên tạc Phật giáo và văn học văn hóa dân tộc đã bị giới trẻ thời bấy giờ xem thường và cuối cùng là đi vào quên lãng.

Mùa Phật đản năm nay, Phật giáo Việt Nam kỷ niệm 60 năm ngày Hòa thượng Quảng Đức vị pháp thiêu thân, thì Phật tử đặc biệt là Phật tử Khánh Hòa chúng ta, nơi quê cha đất tổ của Ngài, phải hãnh diện mà nhớ lại rằng, cũng ngày này cách đây 60 năm nói theo cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Lửa Từ Bi là thế giới văn minh của loài người “đã chấp tay đón một mặt trời mới mọc”. Đó là thứ mặt trời gì vậy? Mặt trời của hận thù, của ganh tỵ chăng? Chắc chắn là không phải.

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau tình huynh đệ bao la

Vậy là mặt trời của từ bi, của tình yêu thương đã tỏa ra từ sự hy sinh cao cả của Ngài.

Nha Trang, mùa Phật đản 2567




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.250.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...