Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Huyễn tâm sở sanh »»
Kinh Vô Lượng ghi: “Lưới báu giăng bủa, linh báu treo khắp, lạ lùng trân quý, trang hoàng khắp khắp”. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Hết thảy lưới linh báu giải hết thảy các pháp như huyễn do tâm sanh ra”. Những câu kinh văn như vậy đều hàm chứa mật nghĩa: “tâm thông vạn pháp đều thông.” Tâm thông là chánh báo, vạn pháp thông là y báo. Y báo chuyển theo chánh báo. Y báo và chánh báo trong thế gian là từ tâm ý thức của hết thảy chúng sanh biến hiện ra. Y báo và chánh báo trong cõi Cực Lạc là từ chân tâm Tự tánh biến hiện ra. Chẳng có thứ gì chẳng phải do tâm của chính mình biến hiện. Tâm địa tạp nhiễm biến hiện ra cảnh giới tạp nhiễm, tâm địa thanh tịnh tối thiện biến hiện ra cảnh giới Tịnh độ.
Tâm địa của chúng ta thời nay chẳng giống người xưa. Người xưa thật thà, khả ái, khiêm cung, lễ độ, hiếu hiền đối với người khác, họ sẵn sàng giúp đỡ người khác mà trong tâm chẳng khởi lên ý nghĩ gì cả. Người thời nay hễ làm được một chút gì đó cho người khác bèn khởi nghĩ lung tung, rồi tự cho mình là rất thánh thiện. Thật thà mà nói, đấy là ô nhiễm, chớ chẳng phải là thật thiện. Thế nào là thiện thật sự? Kinh Kim Cang chép: “Bồ-tát độ vô lượng chúng sanh mà chẳng thấy một chúng sanh để độ, thì đấy mới là Bồ-tát thật sự”. Kinh Vô Lượng Thọ cũng ghi: “Bồ-tát đối với chúng sanh, đem từ bi lớn lợi ích quần sinh, xả ly chấp trước”. Đây mới là điều thiện thật sự, là vô lượng vô biên công đức thật sự phát sanh từ một tâm địa thanh tịnh tối thiện.
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Hết thảy các pháp như huyễn do tâm sanh ra”. Chúng ta thấy đó, hiện nay hoàn cảnh môi trường bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọng. Không khí, thức ăn, nước uống, âm thanh, hiện tượng v.v… bị ô nhiễm đều bắt nguồn từ lòng người chẳng tốt đẹp. Thật ra, lòng người còn ô nhiễm hơn cả môi trường rất nhiều. Thế mà con người lại không thích nghe đạo lý làm người. Nếu chúng ta gặp bạn củ, người thân nói vài ba câu đạo lý làm người, họ liền gạt ngang. Nhưng nếu chúng ta nói những chuyện về công danh sự nghiệp, chuyện kiếm tiền như thế nào, chuyện hưởng thụ ngũ dục ra sao, thì họ rất thích nghe. Họ có thể bỏ cả ngày lẫn đêm để bàn luận những chuyện không đâu, nhưng không muốn mất một vài phút để nghe giảng đạo lý làm người. Đạo lý làm người cần phải nghe mà còn không muốn nghe, thì làm sao có thể nói đến thánh đạo, làm sao có thể nói đến đạo vãng sanh làm Phật? Còn vấn nạn của người học Phật là gì? Đây là vấn nạn của người không học Phật thời nay. Ngay cả đạo làm người vẫn chưa làm được, ấy thế mà cứ muốn vãng sanh thành Phật. Việc này có đúng lẽ hay không thì mỗi người phải tự mình thật thà phán xét chính mình, mới hy vọng có thể thay đổi được hoàn cảnh nhân sự trong thế giới này.
Đạo đức xã hội hiện nay đang phát triển theo chiều hướng đi xuống đến mức thật đáng sợ, con người thời nay thường ôm lòng tà ác, lừa dối, sát hại lẫn nhau để cầu tự sướng thân, thì làm sao tránh khỏi tai nạn nước, lửa, giặc, trộm, oan gia trái chủ và các thứ thiên tai động loạn to tát khác có thể xảy ra. Chúng ta chẳng cần phải nghe những lời tiên đoán, cũng chẳng cần theo dõi tin tức thời sự, hoặc những lời đồn đãi gì cả, chỉ cần nhìn vào thế đạo và nhân tâm của con người và môi trường sinh thái, thì có thể liễu giải quả báo trong tương lai sẽ ra sao rồi! Hiện thời, chúng ta đang sống trong thế giới tạp nhiễm để tu tâm thanh tịnh, thì phải biết hồi quang phản tỉnh. Khi thấy kẻ khác nhiễm, ta phải chẳng nhiễm! Khi thấy kẻ khác chẳng thanh tịnh, ta phải thanh tịnh! Làm được như vậy mới là người học Phật cao minh, có thể chuyển cảnh giới của chính mình ngay trong đời ác ngũ trược. Tạm thời, ta còn cộng nghiệp với họ, phải cùng họ ở chung một chỗ, nhưng trong tương lai thì đường ai nấy đi, hướng ta đi là tới Tây Phương Cực Lạc, quyết định chẳng cùng với họ trở lại Lục đạo luân hồi. Nếu thâm tâm ta thanh tịnh đến mức cực độ, nhất định cảm được cõi Tịnh độ thanh tịnh của Phật, Bồ-tát. Còn nếu như tâm ta bất tịnh đến mức cực độ, chắc chắn sẽ cảm ba ác đạo.
Nơi cõi Cực Lạc có các linh báu treo trên lưới trân bảo, gọi là linh võng. Linh võng tượng trưng cho huyễn tâm sở sanh. Người có thể lý giải hết thảy các pháp đều là do huyễn tâm sanh ra như kinh Kim Cang nói: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, “hết thảy pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt, bóng”, chính là người có căn lành học Phật. Kinh Vô Lượng Thọ ví căn lành của người ấy như các linh báu treo trên lưới trân bảo. Người tham đắm chấp trước khi đọc kinh Phật thấy các tướng lầu các, lan can, điện đường, phòng gác, thức ăn, y phục, mũ đai, đồ trang sức, lọng, tràng v.v… nơi cõi Cực Lạc bèn sanh lòng chấp tướng, ham muốn, tham cầu. Còn người có thiện căn thì thấy khác hẵn, họ thấy những thứ ấy đều sanh ra từ thiện căn vô sanh, không gì trong cõi Cực Lạc chẳng phải là như vậy, nên họ chẳng sanh tâm tham đắm chấp trước đối với hết thảy những thụ dụng đầy đủ viên mãn nơi cõi Cực Lạc.
Thế nào là chẳng tham đắm chấp trước? Kinh Vô Lượng Thọ viết: “Không luyến, không chán, không vui, không cầu, cũng không tưởng cầu”. Do tâm không chấp trước đối với hết thảy sự thụ dụng, nên có thể hưởng thụ tất cả sự phú quý, sung sướng mà trong tâm vẫn thanh tịnh, chẳng có tham luyến, chẳng hề đắm nhiễm. Người thật sự khai ngộ lúc hưởng thụ chẳng có tâm tham, lúc mất đi chẳng có tâm hối tiếc. Họ đối với hết thảy các pháp chẳng có tâm được mất, cũng chẳng có tâm lấy bỏ, nên có thể thật sự hưởng thụ hết thảy các pháp một cách vô cùng tự nhiên và sung sướng. Đối với hết thảy sự thọ dụng, họ đều tùy duyên, chẳng phan duyên, nên được đại tự tại. Phật ví cái tâm thiện căn vô sanh của người thật sự khai ngộ giống như các linh báu treo trên lưới trân bảo. Linh báu tượng trưng cho thiện căn vô sanh, lưới trân bảo tượng trưng cho hết thảy các thứ thụ dụng trang nghiêm đầy đủ. Phan duyên là khởi tâm động niệm, lúc nào trong tâm cũng suy nghĩ ta phải làm như thế này thế nọ mới đúng cách thức. Như vậy rất khổ, chẳng sung sướng tự nhiên chút nào cả, hết thảy đều tùy duyên mới là đại tự tại. Nếu chúng ta thật sự hiểu rõ đạo lý này, thì khi tu phước quyết định có phước báo thật sự, và có thể hưởng thụ phước báo ấy một cách tự nhiên, sung sướng. Nếu không hiểu đạo lý này mà tu phước, thì sẽ bị đọa lạc trong lưới ma, chẳng giống như cái linh báu treo trên lưới trân bảo.
Thế nào là bị đoạ trong lưới ma? Ngũ dục là phước báo của thế gian. Một khi sanh tâm tham đắm phước báo thế gian, thì đời đời kiếp kiếp phải làm nô lệ cho ngũ dục, tức là làm nô lệ cho đồng tiền, danh vọng, sắc đẹp và những chuyện ăn ngủ. Thế nhưng, làm nô lệ cho phước báo sẽ có được phước báo không? Làm nô lệ cho phước báo chẳng những không có phước báo, mà còn bị đọa trong địa ngục, ngạ quỷ súc sanh trong tương lai. Đấy là cái quả báo của phước báo thế gian mà nhà Phật gọi là bị đoạ trong lưới ma. Nếu thật sự có phước, đến chỗ nào cũng đều có phước. Nếu chẳng có phước, đi tới đâu cũng đều thiếu thốn. Do đó, hiểu rõ phương pháp tu phước rất trọng yếu! Tu phước mà chẳng tham đắm trong phước, mới thật sự là biết tu phước. Nếu không biết tu phước, dẫu có tiền bỏ trong ngân hàng cũng vô dụng, tiền bị giảm giá trị, ngân hàng bị đóng cửa; bỏ tiền trong khố phiếu, công ty phá sản, vốn lẫn lời đều mất hết. Đó là hoa báo hiện tiền của cái tâm tham dục, là bị đoạ trong lưới ma. Còn quả báo của nó là gì? Là tam ác đạo!
Phật khuyên bảo: “Sang giàu thương muốn không thể bền giữ, đều phải lánh xa, chẳng thể an vui”. Một mặt Phật nói phải song tu phước lẫn huệ, mặt khác lại bảo phải lánh xa phước báo. Vậy thì phải hiểu như thế nào đây? Phật dạy: “Phước phải được cất giữ trên thân của hết thảy chúng sanh, thì phước ấy mới vĩnh viễn hưởng chẳng hết”. Ta có phước bèn để cho mọi người cùng hưởng, mọi người cùng có phước, thì phước ấy mới vĩnh viễn hưởng chẳng hết. Đây là đạo lý nhất định của người có trí huệ biết gieo phước. Đại thừa gọi phước ấy là thiện căn vô sanh và ví nó như là cái linh báu treo trên lưới trân bảo. Bởi vì Người với căn tánh bình thường khó tiếp nhận đạo lý này, nên Phật chỉ có thể nói đạo lý nhân quả này cho hàng Bồ-tát nghe. Bồ-tát tâm thanh tịnh, có trí huệ Bát-nhã, chẳng bị nhiễm bẫn bởi ngũ dục lục trần, nên sau khi nghe lời dạy này của Phật, liền gật đầu tiếp nhận. Còn chúng ta không có trí huệ Bát-nhã, nên nghe xong chẳng thông, sanh lòng nghi ngờ lời Phật dạy, nên vẫn tiếp tục chạy theo bên ngoài tìm cầu, nắm bắt cái gì đó. Do vậy, câu “Phát Bồ-đề tâm, tin sâu nhân quả” trong Tịnh Nghiệp Tam Phước của Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh chỉ có thể giảng cho hàng Bồ-tát đã minh tâm kiến tánh nghe mà thôi, Nhị thừa và phàm phu chưa phát được Bồ-đề tâm, chưa minh tâm kiến, nên chưa thể thật sự thấu suốt đạo lý nhân quả đến mức thâm sâu.
Hoa Nghiêm là cõi Pháp tánh, là Nhất chân Pháp giới, mà chỉ có những bậc minh tâm kiến tánh trong bốn mươi mốt địa vị Pháp thân Đại sĩ mới có thể trụ trong đó. Sau khi các Ngài nghe Phật nói về pháp môn Tịnh độ: “Phát Bồ-đề tâm, tin sâu nhân quả”, liền sanh lòng tin hiểu sâu xa về quả báo của cái nhân niệm Phật, bèn phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Trên lý thật, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cũng là cõi Pháp tánh giống như Hoa Tạng Thế Giới, hai cõi này đều là Chân như Pháp giới. Nhưng Tây Phương Cực Lạc Thế Giới còn thù thắng hơn Thế Giới Hoa Tạng. Thù thắng ở chỗ nào? Bồ-tát muốn đến Thế Giới Hoa Tạng thì phải phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp thân, mới có tư cách đến đó. Trong khi đó, phàm phu chúng ta chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật với tâm quyết định muốn sanh Cực Lạc bèn được sanh. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thù hơn Hoa Tạng Thế Giới là ở chỗ này! Hiện nay, phàm phu chúng ta chưa phá được một phẩm vô minh, chưa chứng một phần Pháp thân, mà lại muốn đến Thế Giới Hoa Tạng, có được không? Được chứ, nhưng chúng ta phải vãng sanh Cực Lạc trước. Sau khi đến Tây Phương Cực Lạc rồi, do nương vào nguyện lực gia trì của A Di Đà Phật, nhất định có thể đi dạo khắp nơi trong Hoa Tạng Thế Giới. Đây là điều cực kỳ thù thắng, là con đường tắt dẫn vào Hoa Tạng Thế Giới.
Chân như pháp giới là gì? Chân như pháp giới là Tự tánh, là Chân như Bổn tánh của chúng ta. Chẳng có pháp nào không do Tự tánh lưu lộ, nên cũng chẳng có pháp nào không xứng tánh. Nói cách khác, tất cả các pháp và hết thảy các tướng đều từ tánh biến hiện ra, nên tánh và tướng là một không hai. Như vậy, người mà ta ưa thích là do thiện tâm của ta biến hiện ra, kẻ mà ta căm hận là do ác tâm của ta biến hiện ra, không có gì chẳng phải do chính mình biến hiện. Vì vậy, Phật mới nói: “Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp chẳng có tâm”. Y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới đều là Tự tánh trọn đủ, chẳng có thứ gì ở ngoài Tự tánh. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật cũng chẳng ngoại lệ, cũng là Tự tánh trọn đủ, cũng do Tự tánh biến hiện. Tuy Tự tánh có thể sanh ra vạn pháp, nhưng nếu chẳng tu đức, thì nó chẳng thể biến hiện tự tại. Nay chúng ta đang mê mất tánh đức, chẳng thể làm chủ được bản thân, nên bị nghiệp lực xoay chuyển. Một khi khôi phục lại tâm thanh tịnh, bèn là chủ tể có thể xoay chuyển hết thảy cảnh giới y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười phương pháp giới. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Nếu có thể chuyển cảnh, bèn giống Như Lai”. Nói cách khác, nếu chúng ta có thể chuyển cảnh giới, bèn thành Phật, bèn là Như Lai, chẳng còn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài nữa. Trong Tam Quy, nhà Phật thường nói: Phật là giác tâm, Pháp là chánh tâm, Tăng là thanh tịnh tâm. Nếu chúng ta có thể chuyển cái tâm mê-tà-nhiễm của chính mình thành giác-chánh-tịnh, bèn giống Phật. Như vậy, chẳng có pháp nào ngoài tâm mà có, cũng chẳng thể ngoài pháp mà tìm thấy tâm.
Lại nữa, tuy pháp trong Chân như vốn là vô lượng vô biên, nhưng nguồn tâm thì chỉ có một. Cho nên, ba thứ tâm giác, chánh, tịnh tuy ba là một tâm, tuy một mà ba. Lúc tâm trụ ở ngoài Phật môn thì giác, chánh, tịnh khác nhau, nhưng sau khi tâm thật sự tiến nhập vào Phật môn thì giác, chánh, tịnh quyết định chỉ là một, chẳng phải ba. Bởi do lẽ đó, sau khi Lục Tổ khai ngộ, Ngài liền thông đạt vô lượng pháp môn. Hết thảy các tông môn như Giáo, Thiền, Mật, Tịnh v.v…, Ngài đều thành tựu đến mức viên mãn. Một khi chúng ta hiểu rõ nguyên lý này, liền biết phải tu như thế nào? Biết rõ niệm kinh là tu gì? Niệm Phật là tu gì? Chính mình thấu hiểu rõ ràng, rành rẽ, mới thấy tu hành rất thú vị, càng niệm niệm kinh, niệm Phật, càng thấy rất hứng thú. Nếu không thấu rõ lý luận, thì việc niệm kinh, niệm Phật sẽ rất vô vị, tẻ ngắt và dễ nhàm chán! Niệm kinh, niệm Phật suốt mấy mươi năm, niệm đến lúc cuối cùng, vẫn cảm thấy rất mờ mịt, rỗng tuếch, vẫn không hiểu chính mình đã và đang làm gì, để rồi từ đó sanh lòng nghi hoặc. Nghi cái gì? Nghi Phật, Bồ-tát và chư cổ Đại đức gạt mình, nghi những điều ghi chép trong kinh, luận, chú giải không có thật, nên bị đọa trong thoái chuyển hư ngụy, càng tu càng cách xa Tịnh độ.
Có những người xưa kia tu Tịnh độ rất siêng năng, nhưng do huyễn tâm khởi sanh khiến họ thoái chuyển, bèn quay lại phỉ báng Tịnh độ. Đây là sự thoái chuyển hư ngụy đến mức độ rất xa. Chẳng phải chỉ có người tại gia phỉ báng Tịnh độ, mà cũng có người xuất gia phỉ báng Tịnh độ. Chư cổ đức nói: “Niệm Phật đọa địa ngục”, chính là nói đến hạng người càng tu càng tiến sâu vào trong địa ngục a-tỳ. Vì thế, chúng ta tu Phật pháp, bất luận là tu pháp môn nào, đều phải thật sự biết rõ chính mình đang làm gì, ý nghĩa của việc mình đang làm và mục tiêu muốn đạt tới, mới thật sự là có trí huệ chân thật. Trí huệ chân thật chính là lợi ích chân thật, là thành tựu chân thật! Một khi học Phật đắc trí huệ chân thật, ắt sẽ biết rõ chính mình, biết rõ người khác, biết rõ thế giới này, biết chuyện quá khứ, biết chuyện tương lai, điều gì cũng đều biết rõ ràng rành rẽ, chẳng bị huyễn tâm mê hoặc một tí nào, thì đó chính là hoa báo hiện tiền báo trước điềm lành tự tại vãng sanh lúc cuối đời. Nếu đã thật sự biết rõ, thì lẽ nào cuộc sống hiện tại chẳng tự tại, lẽ nào lúc lâm chung chẳng thể vãng sanh Cực Lạc? Tất cả mọi sự thành tựu trong thế gian lẫn xuất thế gian pháp đều là từ hai chữ “biết rõ”. Biết rõ là năng lực của chân thật trí huệ do tâm thanh tịnh phát sanh, chỉ có thâm tâm thanh tịnh mới có đủ năng lực đạt được điều này.
Nếu trong quá trình tu hành mà trí huệ chẳng tăng trưởng, vẫn y như cũ, thì đó gọi là thoái đọa, là luống uổng công phu. Một khi trí huệ chân thật hiện tiền, không còn bị huyễn tâm chi phối, nhất định có thể chuyển cảnh giới, cuộc sống hiện tại nhất định sẽ hết sức mỹ mãn, vô cùng sung sướng và tự tại, giống như tự mình đã là linh báu, lại còn được treo trên lưới trân bảo.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.32.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập