Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tương tợ tỳ-kheo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tương tợ tỳ-kheo »»
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, chính là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.
Thực tế có một số người tham gia vào hội chúng xuất gia, nói và nghĩ rằng “tôi là Tỳ-kheo” nhưng phạm hạnh không giống, oai nghi cũng khác, các căn buông thả không được hộ trì, những vị này không có gì tương ưng với các Tỳ-kheo chân chính cả. Theo Thế Tôn, họ là tương tợ Tỳ-kheo, như con lừa trà trộn vào đàn trâu, tương tợ với trâu mà thôi.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hôm nay Ta sẽ nói về: Có người giống lừa, có người giống trâu. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó!
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:
- Kia sao gọi là người giống lừa?
Nếu có một người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờ người kia các căn bất định. Nếu mắt thấy sắc theo đó khởi tưởng về sắc, theo đuổi vạn mối lúc đó nhãn căn không trong sạch, sanh các loạn tưởng, không thể gìn giữ, các ác đến đủ khắp; cũng lại chẳng thể hộ trì nhãn căn; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi vạn mối. Bấy giờ ý căn không thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn, không có oai nghi lễ tiết cần thiết; bước đi, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát đều trái giới cấm, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích. “Chao ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn” rồi chịu sự chê trách: “Nếu là Sa-môn đáng ra không nên như thế”. Người ấy nói rằng: “Tôi cũng là Tỳ-kheo! Tôi cũng là Tỳ-kheo!”. Ví như con lừa vào trong bầy trâu rồi tự xưng rằng: “Tôi cũng là trâu, tôi cũng là trâu”, nhưng xem hai lỗ tai lại chẳng giống trâu, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác. Bấy giờ bầy trâu hoặc lấy sừng húc, hoặc lấy chân đá hoặc lấy miệng cắn. Nay Tỳ-kheo này cũng lại như thế, các căn bất định, nếu mắt thấy sắc, theo khởi tưởng sắc, rong ruổi muôn mối; bấy giờ nhãn căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì về nhãn căn, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi muôn mối. Bấy giờ ý căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đủ cả; cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn; không có oai nghi lễ tiết đáng làm; đi bước, tiến dừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát, đều trái cấm giới, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích: “Ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn” rồi bị nêu lỗi: “Nếu là Sa-môn, đáng ra không nên như thế!”. Người ấy nói rằng: “Tôi là Sa-môn”, giống như con lừa vào trong bầy trâu. Đó là người giống lừa”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hỏa diệt [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.207)
Thế Tôn đã chỉ cho chúng ta thấy lừa với trâu khác biệt mười mươi, “hai lỗ tai lại chẳng giống, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanh cũng khác”. Cũng vậy, người hiện tướng đầu tròn, áo vuông nhưng thiếu vắng phạm hạnh, không có oai nghi, các căn không hộ trì, tâm ý tán loạn, các ác đủ cả… thì những vị này chỉ “tựa như Sa-môn” mà thôi.
Những đệ tử Phật xuất gia chân chính nguyện theo dấu chân xưa của Thế Tôn và các bậc Thánh đệ tử cần quán niệm về hình ảnh “con lừa vào trong bầy trâu” để tự hoàn thiện mình. Khi số lượng người xuất gia ngày càng đông mà người hướng đến mục tiêu phạm hạnh và trau dồi pháp hành không nhiều thì chưa phải là tín hiệu hưng thịnh đáng mừng.
Chưa nói đến việc chứng đắc các Thánh quả, người xuất gia nguyện tinh cần giữ vững oai nghi, sống phạm hạnh, chánh niệm tỉnh giác, hộ trì các căn… là đã xứng đáng dự phần vào hàng ngũ Tăng-già hòa hợp và thanh tịnh, là Tỳ-kheo (Sa-môn) đích thực, là “con trâu vào trong bầy trâu” chứ không phải là “con lừa vào trong bầy trâu”.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.237.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập