Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tìm hiểu Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Học cách cho và nhận »»
Xã hội hôm nay có nhiều sự việc rất tiêu cực, đôi khi đánh mất nhân tính và thường diễn ra trong đời sống sinh hoạt của con người, khiến chúng ta phải ưu tư, nếu không muốn nói là rất xót xa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hành động thiện lành rất đáng mừng và được số đông giới trẻ hưởng ứng. Điển hình là việc làm từ thiện-phục vụ xã hội, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình neo đơn, tạo nhiều phương tiện sống tốt đến đồng bào ở những nơi vùng sâu vùng xa, để họ có cơ hội tiếp cận sự phát triển và hiện đại của đất nước v.v... Và còn nhiều cách làm khác nữa mang tinh thần chia sẻ, nhường cơm, chúng ta tạm gọi chung là đi làm từ thiện, hay đi làm việc trao và nhận.
Việc đi trao, đi tặng, đi cho thì ai ai cũng đều biết làm vì công việc quá đơn giản. Nhưng sao phải học? Học để biết cách làm cho phù hợp. Trao tặng, cho biếu để làm sao cho đúng nghĩa, để không bị đánh giá rằng đi cho để làm dáng, để chụp hình, để phô trương, để tạo danh tiếng, đi theo phong trào như hiện nay là để có nhiều “like”, để có hình ảnh đưa lên facebook v.v... lệch lạc với ý nghĩa thanh cao của việc làm.
Nên biết, với cùng một việc làm, nhưng mỗi nơi làm theo mỗi cách khác nhau. Tựa như nấu cơm thì ai cũng biết nhưng nấu cơm tại nhà hàng để kinh doanh, nấu cơm để gia đình ăn, nấu để đi giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn thì sự việc lại khác nhau. Cũng thế, trao quà theo cách thông thường thì khác, trao theo nhiệm vụ thì khác nữa, mà trao quà theo cách của nhà Phật thì khác nhau hoàn toàn, không phải ai cũng biết làm. Do đó, cần phải học cách trao và nhận. Học cách làm là như thế.
Khi mang đồ đi cho, biếu tặng, người trao và người nhận tùy trường hợp mà khác nhau hoàn toàn. Khác nhau ở mục đích nên đối tượng nhận cũng khác nhau. Nếu là tặng quà đến người có chức quyền, trưởng thượng thì sẽ khác với tặng cho người neo đơn, khó khăn. Hai tâm thức, hai địa vị khác nhau hoàn toàn nhưng đều có chung một ý nghĩa tặng cho. Cũng thế, người tặng có mục đích tư lợi khác hẳn với người tặng với lòng bi mẫn, với tâm chia sẻ, vô cầu, ẩn danh,sự khác này cách nhau cả nghìn dặm. Thế mới học, học cách làm, cách cho và cách tặng.
Người Phật tử, chắc chắn phải học cách làm và cách tặng, cách cho trong một tâm thức nghiêm túc, mới hy vọng đúng chánh pháp. Làm Phật sự là chỉ tất cả những việc làm trong tu viện, chùa, tịnh xá… những công việc được dựa theo lời Phật dạy, hay những việc mà đức Phật đã làm. Học cách làm Phật sự nghĩa là học cách làm theo Phật tâm, Bồ đề tâm, Giác ngộ tâm. Tâm giác ngộ là tâm có ý thức, có tư duy về vô ngã, vô tướng, vô tác và vô trụ. Vô ngã là không còn ta và của ta; không người cho và người nhận. Vô tướng là tâm không vướng mắc vào các pháp, phân biệt nặng nhẹ, thân sơ; Vô tác là làm mà như không làm… Làm được như thế rất khó, không phải dễ nên chúng ta cần phải học, học cả đời. Vốn dĩ, tinh thần trao và tặng, có ý nghĩa là tinh thần chia sẻ, mang nội dung cao quý, tốt đẹp, hết sức nhân văn, luôn được khích lệ và tán thán. Chỉ những người có tâm thức nhỏ hẹp mới bài xích, hủy báng. Phần lớn đều là tâm niệm tùy hỷ, thiện lành trong việc làm này. Tuy nhiên, tinh thần này dễ bị biến chất, lệch lạc do chính tư duy và hành động của mỗi người. Tại sao có người đi trao, cho, tặng, cúng dường dù giá trị vật chất rất nhỏ nhưng được người nhận trân trọng. Ngược lại, người dâng tặng giá trị lớn nhưng không được đón nhận một cách hoan hỷ, cũng chính từ cách thức, cách làm này. Đây là một ví dụ điển hình, mà cũng là bài học thực tiễn chúng ta cần phải tư duy.
Đạo Phật thuyết minh pháp bố thí và cúng dường là pháp cao quý; Là một pháp môn tu trong nhiều pháp môn, cần phải học hỏi và hành trì. Đâu phải ai cũng dễ dàng có được tâm hạnh biết bố thí và cúng dường, bất kể người đó có tiền hay không. Bố thí tiền tài vật chất, chia sẻ hiểu biết, nghề nghiệp, kiến thức, mang sự không sợ hãi đến với người khác và nhiều phương diện khác. Không phải khi có tiền mới làm việc bố thí và cúng dường, người không tiền cũng có thể làm được, nếu chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của tinh thần bố thí. Chỉ tùy hỷ với việc làm thiện lành của người khác, chúng ta đã có được vô lượng công đức rồi, huống hồ chính chúng ta khởi tâm làm.
Do vậy, là người con Phật, chúng ta có cơ duyên thực hành hạnh bố thí, nên cần phải thực tập và ý thức việc làm này một cách rõ ràng, chuẩn mực. Trước nhất là gìn giữ được trọn vẹn ý nghĩa chân xác của của lời Phật dạy. Thứ đến không rơi vào vọng nghiệp mà chúng ta cứ ngỡ tưởng là thiện nghiệp.
Việc học và việc lắng nghe không bao giờ lỗi thời cho bất cứ người nào. Ngược lại giúp cho chúng ta tiến bộ và văn minh hơn, để không rơi vào cạm bẫy của ma nghiệp. Nên nhớ, tâm thiện lành, dẫn đến làm việc lành, kết quả lành sẽ được gặt hái trong tương lai.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.141.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập