Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đi tu là... đi đâu? »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Đi tu là... đi đâu?

Donate

(Lượt xem: 3.682)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Đi tu là... đi đâu?

Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Vì thật tế cho thấy rằng có những người sau khi xuất gia rồi không biết mình nên làm gì.

Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi. Trong bài viết nhỏ này, người viết xin ôn lại một vài lời dạy của Đức Phật ngày xưa, như một gợi ý để nhắc nhau tu hành trong thời đại phức tạp này.

Ngày nay một người sau khi cạo tóc xuất gia thường được thầy tổ gửi vào các trường Phật học để học. Cứ như thế học hết trường này đến trường khác. Có người học xong các chương trình Phật học rồi thì theo học các trường bên ngoài. Sau khi học xong, một số người trở thành giảng sư, một số đi dạy ở các trường Phật học, một số người thì tổ chức làm những việc khác như làm từ thiện, tổ chức phóng sinh, và một số thì hầu như… thất nghiệp, không có việc gì làm. Có lẽ vì vậy mà nhiều Tăng Ni đã theo học hết trường này đến lớp khác. Họ rất sợ không còn lớp để học, vì hình như ngoài việc đi học ra họ không còn biết làm gì. Học cho hết thời gian… Những cách học và làm việc trên đây thật ra không có việc nào gọi là tu đúng nghĩa, không phải là cốt lõi của sự tu hành theo lời Phật dạy.

Muốn biết cốt lõi của Phật giáo là gì, ta hãy quay trở lại cội nguồn ban đầu của Phật giáo thì rõ. Bản thân Đức Phật và những đệ tử của Ngài khi đó, đi tu đều vì mục đích được giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Việc truyền bá Chánh pháp chỉ thực hiện sau khi đã giác ngộ, đã chứng được một trong bốn quả Thanh văn, hay chí ít cũng đã nắm được pháp môn tu và hưởng được phần nào hương vị giải thoát.

Chính vì chủ trương như thế nên khi Đức Phật còn tại thế, người nào sau khi xuất gia cũng tập trung vào việc tu tập để chứng quả và coi đó là bổn phận duy nhất của mình. Và đây là lý do vì sao vào thời Đức Phật, số người chứng quả rất nhiều. Rõ ràng, cốt lõi của việc tu hành trong đạo Phật là để giác ngộ và giải thoát, chứ không phải bất cứ cái gì khác. Đọc Kinh tạng Nikaya và A-hàm, chúng ta thấy có rất nhiều bài kinh nói về “mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến” và đều thống nhất một mục tiêu duy nhất là đoạn trừ sinh tử, như được ghi trong kinh Sela (thuộc Trung bộ kinh): “Rồi Tôn giả Sela với hội chúng sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, Tôn giả chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Đó là vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự chứng đạt và an trú. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Vị này biết như vậy và Tôn giả Sela với hội chúng trở thành các vị A-la-hán”.

Đặc biệt trong Tiểu kinh ví dụ lõi cây (thuộc Trung bộ kinh) Đức Phật đã dạy rất rõ ràng về mục đích của xuất gia, về cốt lõi của tu hành: “Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua dác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: ‘Thật sự người này không biết lõi cây, không biết dác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua dác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu’”. Trong đó, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng là cành lá, giới đức là vỏ ngoài, thiền định là vỏ trong, tri kiến là dác cây, và tâm giải thoát bất động là lõi cây.

Đức Phật chê trách những ai tu hành vì để đạt được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, giới đức, thiền định, tri kiến và tuyên bố rằng đó đều không phải là mục đích chân chính của “người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Và Ngài kết luận rằng: “Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”. Tâm giải thoát bất động chính là giải thoát khỏi phiền não khổ đau của cuộc đời, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, và đó mới là mục đích tối cao của việc xuất gia.

Đọc lại những lời dạy của Đức Phật, nhìn lại chúng ta ngày nay như thế nào? Chúng ta đã đạt được (hay có ý muốn đạt được) lõi cây chưa? Chỉ e là ngay cả dác cây, vỏ trong, vỏ ngoài cũng không có, mà chỉ có cành lá, tức là chỉ có lợi dưỡng, cung kính, danh vọng mà thôi. Chúng ta đạt được cái điều thấp nhất mà Đức Phật chê trách. Ấy vậy mà không ít người khi có những điều đó lại rất tự hào, rất hãnh diện. Chúng ta không biết, hoặc đã quên đi cốt lõi của việc tu hành. Ngày nay chúng ta không khó bắt gặp những người chỉ mới làm được một số việc như từ thiện, thuyết pháp, dẫn chương trình, đưa tin tức Phật sự, tập hợp được một tín đồ, được danh tiếng, cung kính, cúng dường, được cử làm chức vụ trong Giáo hội… thì liền “hoan hỷ, tự mãn… khen mình, chê người, rằng ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Rõ ràng chúng ta đã bám víu vào cái mà Đức Phật dạy chúng ta phải từ bỏ.

Chúng ta đã bị lạc đường rồi! Cho nên càng đi chúng ta đã xa rời với lý tưởng thật sự của người tu.

Những người lạc quan cho rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay đang rất phát triển vì làm được nhiều việc, có nhiều tín đồ theo. Tôi thì không nghĩ như vậy. Ngược lại, tôi cho rằng chính những cái mà ta cho là đang phát triển đó lại là biểu hiện của một sự thiếu hụt bên trong. Điều này có thể hiểu theo hai cách: Hoặc là do thiếu hụt bên trong nên người ta cố gắng làm cho cái bên ngoài phát triển, hoặc là do chỉ tập trung phát triển cái bên ngoài mà bỏ qua cái bên trong. Dù sao thì chúng ta cũng cần phải nhìn lại tình trạng tu tập và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam hiện nay và cần chú trọng trở về với mục đích và lý tưởng thật sự của việc tu hành, của đời sống xuất gia.

Khi đọc về việc xuất gia tu hành thời Đức Phật, chúng ta thật sự hâm mộ và yêu thương cuộc sống ấy biết mấy. Sau khi xuất gia cho một vị nào đó, Đức Phật đã dạy họ phương pháp tu tập. Vị đệ tử ấy vâng lời Đức Phật, đã “lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm” để thực tập pháp ấy cho đến khi giác ngộ. Trong thời đại ngày nay chúng ta cũng có thể làm được việc đó, nếu như chúng ta “đủ can đảm” bỏ bớt đi những “thành công” bên ngoài, đủ dũng khí xả ly tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị. Một vị thầy, sau khi xuất gia cho đệ tử, ngoài việc dạy oai nghi tế hạnh của người xuất gia thì điều quan trọng là phải định hướng, hướng dẫn con đường tu hành, cũng như tạo điều kiện cho đệ tử tu hành để đạt được mục đích chân chính của người tu, tức là giác ngộ, như Đức Phật đã từng làm.

Như đã đề cập ngay từ đầu, chúng ta đi tu không phải để đi tìm việc làm, mà là đi tìm sự giác ngộ. Chúng ta bỏ cả cuộc đời của mình, vào chùa ở không phải chỉ để chuyển từ “bán hủ tiếu mặn sang bán hủ tiếu chay”. Việc làm thì có giới hạn nên sẽ có nhiều người bị thất nghiệp, nhưng tu hành để giải thoát là việc mà ta có thể làm cả cuộc đời. Giáo pháp của Đức Phật là để tu chứ không phải để làm việc. Và cũng chỉ có tu, chứ không phải rao giảng suông, mới làm cho giáo pháp của Đức Phật sống động giữa cuộc đời. “Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau”.

Mong sao những lời dạy tha thiết của Đấng Từ phụ không chỉ là cái đẹp nằm trên những trang kinh…

Thích Trung Hữu




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.202.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...