Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần Dẫn Luận »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tăng-già - Chúng hội đệ tử »»

Trích từ Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần Dẫn Luận
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tăng-già - Chúng hội đệ tử

Donate

(Lượt xem: 8.458)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Tăng-già - Chúng hội đệ tử

Introduction to the Sangha, or community of disciples



III. Tăng-già – Chúng hội đệ tử

1.
1.
Các đệ tử của đức Phật bao gồm chư tỳ-kheo (cũng âm là tỉ-khâu, bí-xô; Pāli. bhikkhu, Skt. bhikṣu), tỳ-kheo-ni (Pāli. bhikkhunī, Skt. bhikṣuṇī), nam cư sĩ và nữ cư sĩ. Bốn nhóm này được gọi là bốn ‘chúng’ (Pāli. parisā, Skt. pariṣat). Chữ Tăng-già, gọi tắt là Tăng, Saṅgha (Skt. Saṃgha) hay ‘chúng hội’ (cộng đồng), theo nghĩa cao nhất chỉ cho ‘Thánh Chúng’ bao gồm những vị xuất gia hay tại gia đã giác ngộ hoàn toàn hoặc một phần. Điển hình nhất, tuy vậy, từ này chỉ cho hội chúng các tỳ-kheo và/hoặc tỳ-kheo-ni, mà đời sống đặc biệt nhắm đến duy trì chánh đạo giác ngộ, cũng với bạn đồng tu tương trợ lập thành ‘toàn bộ đời sống phạm hạnh’ (*Th.86) và Tăng-già tu đạo là biểu tượng của Thánh Tăng. ‘Tăng’ theo nghĩa rộng nhất đôi khi cũng được dùng để chỉ cho cả bốn chúng (Aṅguttara-nikāya II.8) – ý nghĩa này trở thành cộng thông trong các nhóm Đại thừa (Mahāyāna).
The Buddha’s disciples consisted of monks (Pāli bhikkhu, Skt bhikṣu), nuns (Pāli bhikkhunī, Skt bhikṣuṇī), laymen and laywomen. These groups are known as the four ‘assemblies’ (Pāli parisā, Skt pariṣat). The term Saṅgha (Skt Saṃgha) or ‘Community’ refers in its highest sense to the ‘Noble’ Sangha of those, monastic or lay, who are fully or partially awakened. Most typically, though, it refers to the community of monks and/or nuns, whose lifestyle is especially designed to support the path to awakening, with its supportive friendship being ‘the whole of the holy life’ (*Th.86), and the monastic Sangha symbolises the Noble Sangha. ‘Sangha’ in its widest sense was also occasionally used of all the four ‘assemblies’ (Aṅguttara-nikāya II.8) – a sense which became not uncommon in Mahāyāna circles.
Các từ tỳ-kheo (bhikkhu) và tỳ-kheo-ni (bhikkhunī) nguyên nghĩa chỉ cho là ‘nam khất sĩ’ và ‘nữ khất sĩ’. Nguồn gốc khất thực của những từ này, vẫn còn được dùng theo các ngoại diên đa dạng, biểu tượng cho sự thoát ly các hoạt động thế tục thường tình: điều này phụ trợ cho đức khiêm cung, và cũng đảm bảo không để cho bị cách ly với tục gia đệ tử. Sự trao đổi cho-nhận lẫn nhau giữa nhưng người tại gia và xuất gia được nói là mang lại lợi ích cho cả hai phía (xem *Th.190). Mối quan hệ tăng-tục mật thiết thường xuyên này khiến cho các tỳ-kheo không giống như hầu hết các tu sĩ Cơ- đốc. Tỳ-kheo khác với các tu sĩ kia ở chỗ họ không nhất thiết phải khấn hứa trọn đời, và cũng không lập thệ vâng phục (dù trong năm năm đầu họ sống y chỉ nơi một vị trưởng thượng). Đức Phật xem trọng khả năng tự lực, và lưu lại Tăng-già tu đạo như là một cộng đồng gồm các cá nhân cùng sống chung dưới sự hướng dẫn của Pháp và Luật. Phận sự của các thành viên trong cộng đồng này là tinh tấn tu tập, và vận dụng kiến thức cùng kinh nghiệm về Pháp của mình để hướng dẫn người khác khi được hỏi: không làm trung gian giữa Thượng đế và loài người, hoặc hành các lễ nghi theo chu kỳ sinh hoạt. Tuy nhiên, trong tu hành thì họ đã phục vụ hàng tại gia bằng nhiều cách như các giáo sĩ.
The terms bhikkhu and bhikkhunī literally mean ‘almsman’ and ‘almswoman’. The original mendicancy of these, still current to varying extents, symbolized renunciation of normal worldly activities and involvements: this was an aid to humility, and also ensured against becoming isolated from the laity. It is said that the mutual giving of laypeople and monastics brings benefit to both (see *Th.190). The often close lay–monastic relationship makes bhikkhus unlike most Christian ‘monks’. They also differ from these in that their undertakings are not always taken for life, and in that they take no vow of obedience (though for their first five years, they live under dependence on a senior). The Buddha valued self-reliance, and left the monastic Sangha as a community of individuals sharing a life under the guidance of Dhamma and Vinaya. The job of its members is to strive for their own spiritual development, and use their knowledge and experience of Dhamma to guide others, when asked: not to act as an intermediary between God and humankind, or officiate at life-cycle rites. Nevertheless, in practice they have come to serve the laity in several priest-like ways.
2. Luật lệ tu đạo
2. Monastic rules
Đời sống của các tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni được quy định bởi giới luật (vinaya, Hán âm: tì-nại-da/tì-ni), có nghĩa là ‘nhờ đó dẫn đi (giải thoát đau khổ)’. Những thành tố chính của bộ phận thánh điển này là luật điển gồm các quy luật tu luyện (Pāli. pāṭimokkha, Skt. prātimokṣa, Hán âm: ba-la-đề-mộc- xoa, nghĩa: biệt giải thoát), một bộ cho các tỳ-kheo và một bộ cho các tỳ-kheo-ni, và các quy tắc điều hành sống chung hòa hiệp và các nghi thức tăng sự. Luật (vinaya) nghiêm khắc chế ngự sống buông lung theo các ham muốn, khích lệ lối sống hoàn toàn tự chế, tĩnh lặng, lợi lạc cho chính mình và là tấm gương sáng gây tín tâm trong hàng cư sĩ. Trong một vài phương diện, nó cũng có thể xem tương tự một đằng như quy định nghề nghiệp và đằng khác quy định thể thao. Các điều luật này không hoàn toàn là những cấm chỉ mà chỉ như là những hỗ trợ tu tập yêu cầu những ai tuân thủ đều thường xuyên có chánh niệm. Do phải thường trực đối diện với những ranh giới hạn chế, họ càng ý thức rõ hơn về ‘tham, sân và si’ của mình, và có thể đối trị chúng tốt hơn.
The life of monks and nuns is regulated by the vinaya, meaning ‘that by which one is led out (from suffering)’. The main components of this section of scriptures are a code of training-rules (Pāli (pāṭimokkha, Skt prātimokṣa) for monks, one for nuns, and ordinances for the smooth running of communal life and ceremonies. The vinaya drastically limits the indulgence of desires, and promotes a very self-controlled, calm way of life, of benefit to the monks and nuns themselves and an example which inspires confidence among laypeople. In some ways, it can be likened both to a code of professional conduct and one of sports training. The rules are not so much prohibitions as aids to spiritual training that require those observing them to be ever mindful. By constantly coming up against limiting boundaries, they are made more aware of their ‘greed, hatred and delusion’, and so are better able to deal with them.
Các chúng huynh đệ đồng tu đã phát triển các bộ luật khác nhau từ bộ luật nguyên thủy có lẽ chỉ gồm 150 điều, mặc dù các luật này tương đồng về nội dung và hầu hết các chi tiết. Ba trong số đó vẫn còn hiện hành, thảy đều có niên đại từ thời tiền Đại thừa: luật Thượng tọa bộ (Theravāda) gồm 227 điều cho tỳ-kheo (311 cho tỳ-kheo-ni) là luật được áp dụng trong các tự viện Thượng tọa bộ của Phật giáo Nam phương, luật Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ (Mūla-Sarvāstivāda) gồm 258 điều cho tỳ-kheo (366 cho tỳ-kheo-ni) được áp dụng trong các tự viện Kim cang thừa (Vajrayāna) của truyền thống Phật giáo Bắc phương, trong khi đó luật Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka) gồm 250 điều cho tỳ-kheo (348 cho tỳ- kheo-ni) được áp dụng trong các tự viện Đại thừa (Mahāyāna) của Phật giáo Đông phương. Tăng đoàn tỳ-kheo- ni hành theo một bộ vinaya đầy đủ vẫn tồn tại trong Phật giáo Đông phương, nhưng đã suy tàn trong Phật giáo Nam phương và chỉ được giới thiệu dưới một hình thức hạn chế trong Phật giáo Bắc phương. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 20 nó đã được tái lập trong Thượng tọa bộ Sri Lanka và đang được hồi sinh ở Phật giáo Bắc phương. Trong những bài pháp của đức Phật, trong đó miêu tả khi Ngài gọi ‘Này các tỳ-kheo’, thì điều này có nghĩa là Ngài nói với hết thảy những vị xuất gia, cả nam lẫn nữ.
The early monastic fraternities developed different versions of the original code of perhaps 150 rules, though the codes agreed in substance and most of the details. Three are still in use, all dating from the pre-Mahāyāna period: the Theravāda code of 227 rules for monks (311 for nuns) is the one used by the Theravāda monastics of Southern Buddhism, the Mūla-Sarvāstivāda code of 258 rules for monks (366 for nuns) is used by the Vajrayāna monastics Northern Buddhism, while the Dharmaguptaka code of 250 rules for monks (348 for nuns) is used by the Mahāyāna monastics of Eastern Buddhism. An order of nuns following a full vinaya have survived in Eastern Buddhism, but died out in Southern Buddhism and was only introduced in a restricted form in Northern Buddhism. Since the late twentieth century, though, it has been re-introduced in Theravāda Sri Lanka and is being revived in Northern Buddhism. In the Buddha’s discourses, when he is described as addressing himself to ‘monks’, it has been shown that he means all monastics, male and female.
Các giới luật tu đạo nghiêm trọng nhất liên quan đến các vi phạm mà ngay lập tức và tự động ‘bị khu tẫn’ (pārājika: Hán âm: ba-la-di, nghĩa: tha thắng, mất phẩm chất tỳ-kheo), bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi cộng đồng tăng lữ (xem *V.84): cố ý quan hệ tình dục dưới bất cứ hình thức nào; trộm cắp vật có giá trị nhất định; giết người; và tuyên bố dối trá với hàng cư sĩ là đã chứng đạt các thắng pháp của bậc Thượng nhân (thủ đoạn khả dĩ thu hút sự cúng dường nhiều hơn). Do vì những kết quả nghiệp trọng của nghiệp sẽ dẫn đến cho tỳ- kheo nào vi phạm các cấm giới này, cho nên tốt hơn hết là lui về làm cư sĩ, vì một cư sĩ dù sao vẫn có thể buông thả trong quan hệ tính dục, thay vì làm một tỳ-kheo có nguy cơ phạm giới. Tầm quan trọng của đời sống độc thân – theo nghĩa hoàn toàn tránh quan hệ tính dục –vì rằng hành vi tính dục biểu hiện sự tham chấp mãnh liệt, sử dụng nguồn năng lượng thay vì hiệu quả hơn, vả lại nó thường dẫn đến các trách nhiệm gia đình, làm giảm thời gian nhiều hơn cho việc hành đạo.
The most serious monastic rules concern actions, which immediately and automatically ‘entail defeat’ (pārājika) in monastic life and permanent dismissal (see *V.84): intentional sexual intercourse of any kind; theft of an object having some value; murder of a human being; and false claims, made to the laity, of having attained advanced spiritual states (a possible way of attracting more alms). As serious karmic consequences are seen to follow from a monk breaking these rules, it is held to be better to become a layperson, who can at least indulge in sexual intercourse, than live as a monk who is in danger of breaking the rule against this. The importance of celibacy – in the sense of total avoidance of sexual intercourse – is that sexual activity expresses quite strong attachment, uses energy which could otherwise be used more fruitfully, and generally leads to family responsibilities which leave less time for spiritual practice.
Trong Đại thừa và Kim cang thừa, Tăng-già tự viện vẫn giữ vai trò quan trọng ở hầu hết các quốc gia, mặc dù hàng cư sĩ mộ đạo lẫn các tăng ni đều có thể phát Bồ-tát nguyện. Ở Nhật Bản, Tăng độc thân hầu như đã được thay thế bằng một hàng giáo sĩ có gia đình từ cuối thế kỷ thứ hai mươi, và trong Kim cang thừa, các vị thượng sư (Skt. guru, Tây Tạng lama) có thể là những người xuất gia hoặc có lập gia đình. Trong số những vị thầy Kim cang thừa nổi danh được biết đến như các vị mahā-siddha (‘đại thành tựu giả’), sống từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ mười hai, phần lớn không phải thuộc hàng xuất gia và nhiều vị còn có hành vi vượt ngoài thông lệ.
In the Mahāyāna and Vajrayāna, the monastic Sangha has remained important in most countries, though bodhisattva vows are taken by devout laypeople as well as by monks and nuns. In Japan, the celibate Sangha has mostly been replaced by a married priesthood since the late nineteenth century, and in the Vajrayāna, revered teachers (Skt guru, Tibetan lama) may be either monastics or married. Among a famous set of Vajrayāna teachers known as the mahā-siddhas (‘great accomplished ones’), who lived from the eight to twelfth century, most were not monastics and many were of unconventional behaviour.
Peter Harvey
Peter Harvey

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Gió Bấc


Học đạo trong đời


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.11.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...