Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những sợi dây buộc hay mở »» Xem đối chiếu Anh Việt: Những sợi dây buộc hay mở »»
Bạn hãy tưởng tượng việc gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy sáu sợi dây thừng, và cột mỗi sợi dây vào sáu con thú: một con rắn, một con cá sấu, một con chim, một con chó, một con lang (jackal), và một con khỉ. Rồi bạn cột sáu đầu dây kia lại với nhau vào thành một gút lớn và buông ra. Bạn nghĩ việc gì sẽ xảy ra? Mỗi con thú sẽ lôi kéo về một hướng khác nhau, cố gắng chạy trở về nơi chốn quen thuộc của chúng. Con rắn sẽ bò về hang của nó dưới một tảng đá hay thân cây, con cá sấu sẽ cố lôi đi về hướng dòng sông, con chim sẽ bay lên không trung, con chó sẽ chạy về nhà, con lang sẽ phóng về hướng có xác chết, và con khỉ sẽ cố trèo lên cây cao. Bạn có thể tưởng tượng ra được cái quang cảnh ấy chăng?
Đức Phật kể câu chuyện này trong Tương Ưng Bộ Kinh, Samyutta Nikaya (35.247), để diễn tả một tâm thức không tu tập, bị sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) lôi kéo theo các phạm vi nắm bắt quen thuộc và thói quen của chúng, đi tìm kiếm một thú vui, một cảm giác dễ chịu. Đức Phật nói tình trạng đó cũng giống như chúng ta đang sống với một tâm thức nhỏ hẹp, bị giới hạn và hoàn toàn không có một sự tự do nào hết.
Và Ngài chỉ cho ta một phương cách để giải quyết tình trạng ấy, là hãy đóng một chiếc cọc xuyên qua cái gút chính giữa ấy và giữ nó sâu xuống đất. Nó sẽ giúp ta buộc giữ sáu con thú ấy lại ở yên một chỗ. Chiếc cọc ấy tượng trưng cho chánh niệm ở thân, và đó cũng chính là phương tiện giúp ta đạt đến giải thoát.
Nhưng tại sao lại có thể như vậy được? Chắc chắn là điều ấy sẽ làm đảo lộn cái ý niệm của ta về tự do, về giải thoát, nó nói lên một điều hoàn toàn trái ngược, nếu không muốn nói là rất mâu thuẫn!
Thông thường chúng ta nghĩ rằng tự do có nghĩa là ta có thể làm bất cứ việc gì mình muốn, và nếu như ta bị trói buộc với một cây cột thì không còn một sự giam hãm nào lớn hơn!
Nhưng chúng ta hãy nhìn lại hình ảnh ấy sâu sắc hơn và thử tìm hiểu xem ý của đức Phật là gì.
Mỗi con thú ấy nghĩ rằng, tự do là khi nó có thể đi về nơi nó muốn, nhưng thật ra thì đó vẫn còn là đang bị trói buộc qua nhiều cách. Trước hết là nó đang bị sai xử bởi một bản năng tự động đi tìm thú vui và trốn tránh đau đớn. Kế đến là nó chỉ biết đi tìm sự thoả mãn ở những nơi chốn quen thuộc, theo tập quán và thói quen cũ. Và sau hết, nó chỉ xích lại được gần đến với đối tượng ham muốn của mình, khi nào nó thắng cuộc và lôi được những con thú khác về phía ấy, và cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Trong sự tranh chấp đó thì con thú nào rồi cũng bị mệt mỏi, và cuối cùng sẽ bị lôi kéo theo con thú nào là mạnh nhất. Tôi thì sẽ đặt tiền của mình vào con cá sấu!
Sáu giác quan - thân và tâm - của chúng ta bị trói buộc rất mật thiết với nhau, và nó còn chặt chẽ hơn bất cứ một sợi dây thừng hay một cây cột nào, chúng sẽ luôn luôn bị lôi kéo về phía những đối tượng dễ chịu và tránh né những đối tượng nào khó chịu. Dưới cái nhìn của đức Phật thì sự tự do hành xử theo những bản năng thúc đẩy của mình là một thứ tự do hết sức giả tạo, nó được bịa đặt lên bởi một tâm thức rất giới hạn và bị mê mờ. Việc ấy cũng giống như ta bảo một người ghiền thuốc rằng anh ta có thể dừng hút nếu anh muốn, hay nói với người tù bị nhốt trên một hải đảo rằng anh ta có tự do đi lại bất cứ nơi nào anh muốn trên hải đảo này.
Sự thực tập chánh niệm sẽ giúp mang lại cho ta những câu thúc cần thiết để vượt thắng được những lôi kéo của ham muốn trên các giác quan. Như mỗi khi chúng ta ghi nhận được tâm mình đang thơ thẩn say sưa theo một chuỗi tư tưởng nào đó, hay khi ta ghi nhận được một sự thôi thúc nơi thân muốn nhúc nhích để được thoải mái hơn, chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng buông bỏ những thúc đẩy đó, và trở về với sự thực tập chánh niệm của mình.
Chúng ta cứ tiếp tục thực tập như vậy hết lần này sang lần khác, cho đến khi nào tâm ta trở nên hoàn toàn bằng lòng với giây phút hiện tại, với những gì đang thật sự có mặt bây giờ và ở đây, với những kinh nghiệm của mình, thay vì là chạy theo một đối tượng kích thích nào đó. Và một khi tâm ta lắng yên xuống nó sẽ trở nên có năng lượng, và vì vậy mà nó cũng có quyền năng hơn.
Câu chuyện của đức Phật được kết thúc bằng một hình ảnh thật đẹp, với sáu con thú cùng nằm xuống yên ổn bên nhau, không còn lôi kéo nhau, không còn mong muốn một cái gì xa xôi khác nữa. Cũng tương tự như thế, khi sự giằng co giữa những ham muốn và ghét bỏ đã lắng yên xuống, khi những sự hăng hái và lười biếng trong ta quân bình nhau, và khi những nghi ngờ được tạm thời để sang một bên, tâm ta sẽ có khả năng tiếp nhận một cách cởi mở hơn, và với một sự tự do rộng lớn hơn. Khi các giác quan của ta không còn vất vả để cố đạt được những hình thái dễ chịu, và cũng không còn đuổi xô những hình thái khó chịu, tâm ta sẽ có thể thấy được rõ ràng những gì đang thật sự sanh lên và diệt đi.
Và trong trạng thái ấy tâm ta sẽ trở nên vô biên, không giới hạn. Với tuệ giác, nó có thể kinh nghiệm được một sự tự do rất rộng lớn. Sự tự do ấy không phải là vì ta có thể làm theo những gì mình ưa thích hoặc tránh né những gì mình ghét bỏ, mà là vì ta có khả năng hoàn toàn thoát ra khỏi vòng kềm toả của sự thương ghét, và có thể nhìn sâu sắc vào những kinh nghiệm đang có mặt, đúng như chúng thật sự đang hiện hữu. Và ta sẽ khám phá ra rằng, những gì (what) chúng ta tiếp nhận, như là thấy, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm, hoặc suy nghĩ, thật ra không quan trọng bằng cách (how) ta tiếp nhận chúng.
Chúng ta thường nghĩ rằng, tự do có nghĩa là được làm những gì mình muốn. Nhưng đối với đức Phật thì tự do có nghĩa là không còn bị chế ngự bởi sự tham muốn nữa. Chúng ta cho rằng cây cột là một chướng ngại và tự do là khả năng đeo đuổi và đạt được những đối tượng ưa thích của mình. Nhưng ngược lại, đức Phật dạy rằng sự đeo đuổi những thú vui giác quan ấy là những chướng ngại, và cây cột chánh niệm chính là biểu tượng cho sự giải thoát ra khỏi những trói buộc ấy.
Quả thật đó là một cái nhìn rất mới mẻ, nhưng có lẽ Ngài muốn chỉ cho chúng ta một con đường mới đáng để cho ta tìm hiểu thêm. Có lẽ sự tự do trong nội tâm mới thật sự có giá trị cao tột hơn là cái tự do ở bên ngoài!
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.19.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập