Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Bát Nhã vô tri »»
Bởi vì Phật tánh chỉ có thể nhận biết bằng chân thật huệ, nên Bồ-tát phải tu vạn hạnh trang nghiêm để thành tựu đầy đủ hai thứ Phước và Trí thì mới có thể nhận biết được Phật tánh. Bồ-tát tu vạn hạnh trang nghiêm để thành tựu Phước và Trí, rồi lại dùng Phước và Trí để thành tựu vạn hạnh trang nghiêm. Các hạnh trang nghiêm đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ (Bát-nhã) và muôn vạn hạnh lành khác..., nên các hạnh trang nghiêm ấy cũng chính là Lục độ Vạn hạnh. Phước và Trí ví như ngàn con mắt, Lục độ Vạn hạnh ví như ngàn cánh tay được biểu thị bằng hình tượng của Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát.
Tỳ-kheo Pháp Tạng thành tựu hết thảy các hạnh trang nghiêm mà trong mỗi một đức hạnh đó, đều là từ tánh khởi tu, hoàn toàn tu từ nơi Tự tánh, chẳng phải là ở nơi các tướng hữu lậu bên ngoài mà có thể được. Tuy rằng các hạnh trang nghiêm có đến vạn hạnh, nhưng quy chung cũng chỉ là để thành tựu hai thứ thiện tư lương “Phước và Trí.” Chúng ta cũng nên biết, chữ “trang nghiêm” ở đây có hai nghĩa: Một là đầy đủ hết thảy các đức, hai là trang hoàng lộng lẫy các sở hạnh. Do vì sở hạnh của Bồ-tát chứa đựng đầy đủ Phước và Trí, nên khi Bồ-tát nói ra lời nào, dạy ra điều gì cũng đều trở thành quy tắc, khuôn phép đúng đắn, chẳng sai lệch. Khi Bồ-tát làm gì, chỉ bày cái gì cũng trở thành mẫu mực cho đại chúng, đều thành pháp chuẩn mực chẳng thể biến cải được trong hết thảy các thời các chỗ, nên kinh bảo là Tỳ-kheo Pháp Tạng nói riêng và chư Đại Bồ-tát nói chung có “các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép.”
Khi ý niệm của sự hiểu biết ở mức độ thô thì gọi là “giác.” Khi ý niệm của sự hiểu biết ở mức độ thâm sâu vi tế thì gọi là “quán.” Nói cho đầy đủ thì chữ “quán” ở đây có nghĩa là Diệu Quán Sát trí. Tỳ-kheo Pháp Tạng dùng Diệu Quán Sát trí để quán sát hết thảy các pháp mà nhận biết rằng tất cả các pháp đều là huyễn hóa, đều là vô sở đắc, nên Ngài liền lìa các ý thức, chấp trước, so đo, phân biệt... Tuy rằng Tỳ-kheo Pháp Tạng thành tựu được hết thảy các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép như thế, nhưng vì Ngài tu hành theo đúng với chánh pháp “quán pháp như hóa, tam muội thường tịch,” nên thấy rõ hết thảy các pháp thành tựu ấy cũng đều là huyễn hóa, chẳng thật, nhờ đó mà dù Ngài thực hành vô lượng vô biên các hạnh trang nghiêm, nhưng tâm vẫn an trụ tịch tĩnh trong chánh định, chẳng thấy một pháp nào thật sự có thành tựu hay có chứng đắc. Phật giáo Đại thừa gọi cái thấy biết ấy là Trí huệ Chân thật hay Bát-nhã Vô tri.
“Quán pháp” có nghĩa là thực hành Bát-nhã thâm sâu, là cốt lõi của vạn hạnh, là gan mật của Bồ-tát. Do vì có Tam Ðế (Tục đế, Không đế và Chân Ðế), nên chữ “pháp” ở đây hàm chứa hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, hữu tình, phi tình, các pháp sanh tử, Niết-bàn v.v... Đối với tất cả các pháp như vậy, Bồ-tát đều quán chiếu sâu xa mà thấy rằng chẳng có một pháp nào có thể được, mọi pháp đều là vô sở đắc, nên kinh ghi là: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch.” Nói theo văn tự của Bát-nhã Tâm Kinh thì câu “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch” chính là “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.”
“Quán pháp như hóa” là quán hết thảy pháp đều là Trung đạo: “Chẳng phải là Không, cũng chẳng phải là Giả.” Không và Giả chỉ là dùng để so sánh, ví von mà nhận biết lý Trung đạo mà thôi, chớ nó chẳng phải là thật tướng của các pháp, nên kinh gọi hết thảy các pháp đều là “như hóa.” Tuy nói là hết thảy các pháp đều là như hóa, nhưng thật ra nó chẳng phải tuyệt đối là “không có” và cũng chẳng phải là “không.” Mặt khác, nếu cho rằng các pháp là “có” thì “cái có” ấy lại chỉ là như huyễn hóa mà thôi, chẳng phải là thật có. Nói cách khác, chữ “như hóa” ở đây có cùng nghĩa với chữ “giả có.” Vì hết thảy các pháp đều là giả có, nên toàn thể của cái được biến hiện ra từ nơi các pháp ấy lại chỉ như là “không có.”
Bồ-tát do trụ trong “pháp Chỉ” (Chỉ Quán) rất sâu thẳm đến mức có thể ngưng tâm mình lại một chỗ, nên có thể dứt hết sạch hết thảy các danh tướng, lìa được tất cả phiền não, tâm tâm an trụ thường tịch, nên kinh Vô Lượng Thọ nói: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch” và Bát-nhã tâm kinh bảo: “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.” Nói cách khác, khi tâm mình an trụ được trong trạng thái Thường Tịch tam muội thì tất cả các pháp đều tự nhiên tịch tĩnh, chẳng còn sanh, chẳng còn diệt nữa. Tỳ-kheo Pháp Tạng thường hành Trung đạo, tức là thường trụ tâm trong Diệu Quán Sát trí, nên thấy hết thảy các pháp đều là như huyễn hóa, rồi từ trong trí huệ ấy mà tự nhiên nhập vào được trong Chánh định Bất sanh Bất diệt và Thường Tịch rất sâu.
Nếu nói theo pháp môn Tịnh độ thì Niệm Phật tam muội là nhân, cái quả đức của nó là cái mà phẩm Duyên Khởi Ðại Giáo của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Định huệ Như Lai thông suốt rốt ráo, đối tất cả pháp có thể đắc được tự tại tối thắng.” Do vì Tỳ-kheo Pháp Tạng tu hành khế hợp sâu xa với Trung đạo, chánh định thường tịch, hiểu rõ nguồn gốc của thật tướng, xa lìa hết thảy các pháp sanh diệt, nên tam nghiệp thân-khẩu-ý của Ngài tự nhiên thanh tịnh, vô cấu, vô nhiễm. Vì thế kinh mới nói là Ngài “khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.”
Trong tam nghiệp nơi thân, khẩu và ý thì khéo giữ gìn ý nghiệp là quan trọng nhất, vì sao? Vì nó là chánh hạnh của người tu Bồ-tát đạo. Một khi ý nghiệp đã thanh tịnh, chẳng thấy lỗi lầm của người khác thì khẩu nghiệp cũng theo đó mà thanh tịnh, không còn chê trách, nói xấu, chỉ trích lỗi lầm của người khác nữa. Chữ “người” trong câu “khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người” không phải là chỉ riêng cho hữu tình chúng sanh mà nó bao gồm hết thảy hữu tình, phi tình, vạn sự, vạn vật và hết thảy các pháp. Người thấu rõ lý Trung đạo Thật tướng thì phải biết hết thảy vạn pháp đều không có lầm lỗi, vốn tự vô nhiễm, vốn tự viên thành. Vì sao? Bởi vì trong Chân Như Thật Tướng hết thảy các pháp đều bình đẳng, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng dơ chẳng sạch; cho nên không còn có gì để chê trách hết. Vì thế, kinh Lăng Nghiêm mới nói: “Hết thảy sự rốt ráo kiên cố.” Kinh Viên Giác cũng nói: “Các Giới, Định, Huệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh” và “hết thảy phiền não rốt ráo là giải thoát.”
Luật Nghi trong đạo Phật là pháp dùng để ngừa ác; chấm dứt những hành vi sai trái. Luật Nghi Giới là một trong Tam Tụ Tịnh Giới: Nhiếp Luật Nghi Giới, Nhiếp Thiện Pháp Giới, Nhiếp Chúng Sanh Giới. Nhiếp Luật Nghi Giới là thọ trì năm giới, tám giới, mười giới, cụ túc giới, cho đến hết thảy các giới luật trong nhà Phật. Trong Nhiếp Luật Nghi Giới, tại gia Bồ-tát phải thọ năm giới và tám giới, xuất gia Bồ-tát thọ mười giới và Cụ Túc Giới v.v... Nhiếp Thiện Pháp Giới là lấy việc tu hết thảy thiện pháp làm giới. Nhiếp Chúng Sanh Giới là lấy việc lợi lạc hết thảy hữu tình làm giới. Vì Giới là cây thang đưa đến hết thảy thiện pháp; cho nên hết thảy chúng sanh đã quy y Tam Bảo, đang trụ trong nhà Phật, đều phải lấy Giới làm gốc. Kinh Phổ Siêu tam muội, Quyển một dạy: “Mặc giáp giới đức, hóa độ chúng sanh,” đấy chính là ý nghĩa chân thật của câu “khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi.” Ở đây, “áo giáp giới luật” có hai nghĩa: Một là hộ trì, hai là trang nghiêm. Hộ trì là lấy giới đức làm giáp trụ; giống như lính cứu hỏa mặc áo giáp bằng chất thạch miên (amiant) để xông vào nhà lửa tam giới, xông vào ngọn lửa tam độc đang cháy hừng hực để cứu vớt chúng sanh mà chẳng hề sợ hãi. Trang nghiêm là dùng đức trì giới để tự trang nghiêm, chẳng mất luật nghi, làm khuôn phép cho trời người, khiến hết thảy chúng sanh khâm ngưỡng, quy hướng, chấp nhận sự giáo hóa của mình, cung kính giới đức của mình, học theo giới hạnh của mình, tấn tu định huệ đạt đến bờ kia của sự giải thoát.
Chư Bồ-tát giải ngộ và tu chứng trọn vẹn Trung đạo, lý sự vô ngại, nên tuy các Ngài biết rõ giới-định-huệ và dâm-nộ-si đều bình đẳng như nhau, nhưng lại chẳng phạm các lỗi dâm-nộ-si, chẳng đánh mất luật nghi, đầy đủ khuôn phép. Do Tự tâm của Bồ-tát thường tịch, hết thảy bình đẳng, nên các Ngài chẳng lấy bỏ cái gì, cũng chẳng yêu chẳng ghét cái gì, chẳng thấy mình phải, chẳng bảo người khác sai. Người tu tịnh giới thì phải biết rõ, chê bai giới luật của Phật là phỉ báng Phật, chê bai người phạm giới là hủy hoại tịnh giới của chính mình. Trì giới như vậy mới là trì giới một cách chân thật, tu hành như thế là hạnh Phổ Hiền, tri kiến như thế là Bát-nhã Vô tri khế hợp Trung đạo.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.92.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập