Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lời Giới Thiệu Bát-nhã Tâm Kinh »»
Ngày nay Phật giáo có hai trường phái, đó là Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Đối với Phật giáo Nguyên thủy thì Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ Ba-la-mật và chứng quả A la hán chẳng những thật có mà nó còn là kim chỉ nam đã được Đức Phật và tất cả đệ tử của Ngài thực hành. Đến khi Phật giáo Đại thừa xuất hiện và đặc biệt đến khi giáo lý Bát Nhã ra đời thì nó đã phủ định tất cả những giáo lý ở trên. Vì thế trong Bát Nhã Tâm Kinh khẳng định rằng không có Tứ Diệu Đế, không có Thập Nhị Nhân Duyên, không có chứng đắc, không có vô minh và cũng không có Lục Độ Ba-la-mật chi cả.
Con người, thế gian vạn hữu đang tồn tại trong thế giới có sinh có diệt tức là thế giới hữu vi mà trong đó con người phải đối diện với sung sướng, khổ đau…và cũng từ trong cái thế giới hữu sinh hữu diệt này, Đức Phật mới tìm ra chân lý Tứ Diệu Đế để đưa con người thoát khổ và đạt đến hạnh phúc tối thượng là giải thoát Niết bàn. Đã là chân lý thì Tứ Diệu Đế sẽ là tấm hải đồ cho tất cả mọi chúng sinh nương theo đó mà vượt qua dòng sông sinh tử khổ đau cho dù họ là ai và sống ở bất cứ nơi nào trên thế gian này.
Hãy lấy một thí dụ về giáo lý Vô Ngã của nhà Phật:
Đức Phật đã quán chiếu và thấy biết rằng trong thực tại không có cái gì là đồng nhất, bất biến và không có ngã dù là đại ngã hay tiểu ngã. Khi quán chiếu về thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức, Đức Phật dạy rằng con người có mặt là do sự tập hợp và vận hành của năm uẩn tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đó là những dòng biến chuyển liên tục mà trong đó không có một yếu tố nào thường tại bởi vì sắc, thọ, tưởng, hành thức thì mỗi uẩn tự nó không thể tồn tại mà phải cần sự trợ duyên từ bên ngoài cho nên mỗi uẩn là vô ngã hay nói chung con người chúng ta là vô ngã tức là không có tự thể.
Nếu Đức Phật cho rằng con người hay nói chung nhân sinh vũ trụ là vô ngã thì Ngài chủ trương thuyết hư vô chăng?
Dĩ nhiên là không! Đức Phật dạy rằng ý niệm về hư vô cũng là tà kiến trong rừng tà kiến dày đặc. Ý niệm về hư vô cũng tai hại như ý niệm về một bản ngã thường tại, đồng nhất và bất biến. Đức Phật dạy rằng hãy nhìn vào trong một hồ sen mà trong đó Ngài không bao giờ cho rằng những nước hồ, hoa sen, lá sen và gương sen trong hồ là hư vô mà nước hồ, hoa sen, lá sen và gương sen đều là những hiện tượng do nhân duyên phối hợp mà có mặt và trong tự thể của chúng không hề có một thực thể bất biến và thường tại nào cả. Muốn có lá sen, hoa sen, và gương sen thì cây sen phải hấp thụ dinh dưỡng tức là nước và khoáng chất từ trong bùn. Sau đó cây sen có thể phát triển và sinh tồn cũng cần có ánh sáng mặt trời. Vì thế cây sen tự nó không thể nào sinh tồn được nếu không có những trợ duyên.
Thế thì nếu tự ngã không có thì cần gì phải nhọc công tu tập để giải thoát cho ai và ai là người được giải thoát?
Con người vì ngộ nhận cho rằng trong ta phải có cái ta, một thực thể thường hằng bất biến, sống giữ chết đem theo cho nên nếu họ tu tập để có giải thoát thì sự giải thoát này là cho cái bản ngã đó. Nhưng trên thực tế, Đức Phật đã chứng minh rõ ràng rằng trong ta không hề có một bản ngã thường hằng bất biến nào cả mà chỉ là sự vận hành của ngũ uẩn mà trong chính mỗi uẩn là vô ngã thì sự tập hợp của ngũ uẩn cũng là vô ngã. Vì thế trong ta không hề có một cái gì là thường hằng bất biến mà người đời gọi là linh hồn.
Trên thế gian này cho dù bạn ở đâu và sống bằng nghề nghiệp gì thì ai cũng phải đối diện với khổ đau vì thế khổ đau là một sự thật không thể chối cải. Thêm nữa, khổ đau nào cũng có nguyên do cũng như vạn hữu trên thế gian này đều do nhân duyên kết hợp mà thành. Dựa theo thuyết Duyên khởi thì khi những nguyên nhân của khổ đau có mặt thì khổ đau có mặt. Và dĩ nhiên một khi nguyên nhân của khổ đau không còn thì khổ đau cũng không còn.
Nhưng tại sao con người phải hứng chịu khổ đau?
Nguyên nhân của khổ đau là vô minh nghĩa là chúng ta nhận thức sai lầm về thực tại tức là cuộc đời này là vô thường mà lại cho thường. Thực tại không có tự ngã mà cho là có tự ngã thì đó là vô minh. Từ vô minh phát sinh ra tham vọng, sợ hải, ganh ghét và kéo theo biết bao những khổ đau khác. Con đường giải thoát là con đường thực chứng được tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn hữu. Con đường ấy là con đường diệt trừ vô minh. Một khi vô minh diệt thì phiền não diệt, khổ đau diệt. Đó là giải thoát mà không cần phải có tự ngã để có giải thoát. Ở đây chúng tôi nói thực chứng nghĩa là tự mình trải nghiệm những chân lý ở trên chớ không hề nói chứng đắc. Chứng đắc là chúng ta sẽ đạt được một cái gì đó mà mình chưa bao giờ có mà trên thực tế thì sự an tịnh, tịnh tĩnh Niết bàn luôn có sẵn ở trong ta bây giờ chớ không phải đến khi chúng ta thành Phật thì mới có. Lý do chúng ta không nhận biết nó là vì màn vô minh che lấp khiến cho tâm tính của chúng ta bị lu mờ. Cũng ví như mặt trời thì lúc nào cũng chiếu sáng, nhưng nếu có vần mây đen che lấp thì ánh sáng kia sẽ không còn cho đến khi mây tan thì trời sẽ chiếu sáng trở lại.
Một thí dụ khác là bài Kinh Tứ Niệm Xứ lúc nào cũng là cốt lõi để người tu Phật chiêm nghiệm và thực hành. Đó là “Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.”Thế nào là niệm thân? Niệm thân là thân như thế nào thì rõ biết như thế ấy chớ không cần làm cái gì cả nghĩa là cái thấy biết trọn vẹn như nó đang là thế thôi. Nhưng nếu một khi chúng ta có tác ý thì cái đang là sẽ không còn nữa mà nó bây giờ sẽ chuyển sang ý thức tức là cái rõ biết đang là đó biến mất và được thay thế bằng ý thức phân biệt. Thí dụ khi đưa tay lên thì mắt thấy và cái thấy đó rất rõ ràng, giản dị và vô tâm nghĩa là cái thấy biết một cách tự nhiên, không có ý thức phân biệt đối đãi. Nhưng nếu bây giờ tâm khởi lên khái niệm là tay dài hay ngắn, tay to hay nhỏ thì cái thấy biết vô tư ban đầu tan biến mà được thay thế bằng khái niệm phân biệt rồi. Nói cách khác cái thấy biết là tánh biết cũng ví như một tấm gương, khi hình ảnh đi ngang qua nó thì nó phản chiếu lại đó một cách trung thực mà không có sự phân biệt chi cả. Nói tóm lại, thân, thọ, tâm, pháp là sự vận hành tự nhiên của vạn pháp cho nên chúng ta chỉ cần quan sát hay quán chiếu sự phản ảnh một cách trung thực sự vận hành của pháp thì tâm sẽ an lạc. Vì thế kinh Bāhiya xác dịnh rằng:” “Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”
Ở đây Đức Phật nhấn mạnh rằng trong cái thấy chỉ là cái thấy mà không có mình hay Ta đang thấy thì chúng ta có an lạc. Cũng như đang đi, chúng ta té thì thân đau chớ không phải Ta đau.
Chỉ một vài thí dụ ở trên chúng ta đã thấy sự huyền diệu của giáo lý Phật đà thế thì tại sao Bát Nhã Tâm Kinh lại dám phủ định những giáo lý mà ngay chính Đức Phật và biết bao đại đệ tử của Phật đã thực hành và có giải thoát giác ngộ? Vậy Tâm Kinh giải thích như thế nào?
Giáo lý Đức Phật có thể chia làm hai phần là Tục đế và Chân đế. Tất cả những tư tưởng triết học giúp chúng sinh nhận định về con người và vũ trụ đều gói ghém trong đó cả. Tục đế là pháp hữu vi còn chân đế tức là pháp vô vi. -Tục đế: là chân lý thế tục hoặc thực tại tương đối. Nó là tất cả những hiện tượng do duyên khởi tức là pháp sinh diệt trong thế gian nầy. Nếu đứng về phương diện tục đế thì căn cơ của chúng sinh không giống nhau vì thế sự tu chứng cũng có chậm có mau. -Chơn đế: Nếu đứng về phương diện chơn đế mà nhận định thì không có vấn đề chứng hay không chứng, thành Phật hay không thành Phật vì tất cả mê ngộ vốn Không, nhiễm tịnh đều bình đẳng. Chân đế là chân lý tuyệt đối và nó chính là tánh Không của tục đế. Thí dụ khi vào chùa chúng ta thấy một vị thầy tu đang gõ mỏ tụng kinh. Nếu nói theo Tục đế thì chúng ta thấy một người tu hành ngồi nghiêm chỉnh, tay đang gõ mỏ và miệng thì tụng kinh rất nhip nhàng. Tục đế là sự diễn tả của “Tướng” tức là hình dáng của vật thể và “Dụng” là việc làm của họ trong thời điểm đó. Tướng là vị thầy tu và cái mỏ cùng cảnh chùa. Còn Dụng là gõ mỏ và tụng kinh. Bây giờ lý luận theo Chơn đế. Chơn đế là nói về cái “Thể” tức là cái Không của vạn vật. Khi nói vị tu hành, cái mỏ hay cảnh chùa thì đây chỉ là cái tên để gọi vì chính vị tu hành chỉ là sự kết hợp của ngũ uẩn. Một khi đã do nhân duyên tạo thành thì vị tu hành nầy không thật Có tức là Không. Cái mỏ cũng vậy, nó là sự tổng hợp của cây gỗ và của những bàn tay khéo léo của người thợ. Vì là do duyên khởi nên cái mỏ cũng là Không tức không thật Có. Sau cùng gõ mỏ, tụng kinh cũng chỉ là cái tên để diễn tả cho hiện tượng biến chuyển của cái tay và cái miệng. Vì cái tay và cái miệng cũng đều do duyên khởi nên chúng không thật Có tức là Không. Vậy nếu nhìn từ khía cạnh Chân đế thì không thật có gõ mỏ, không thật có tụng kinh và không thật có vị tu hành cũng như không thật có chùa chiền chi hết. Vì tất cả là không thật Có tức là Không cho nên cái “Thể” tức là Chơn như luôn luôn thanh tịnh và bất biến. Nhưng “Thể”, “Tướng” và “Dụng” không thể rời nhau được. Tại sao? Chẳng hạn như khi ra biển chúng ta thấy sóng nước nhấp nhô. Đợt sóng nầy qua thì đợt sóng khác lại đến. Nước biển là “Tướng” và làn sóng nhấp nhô là “Dụng” của nước. Còn tính yên lặng dưới lòng đại dương là “Thể” của nước vậy. Do đó Thể, Tướng và Dụng không thể rời nhau cũng như nước không rời sóng và sóng không rời nước được. Một thí dụ khác là đem nước lạnh, tức là Tướng của nước, nấu cho sôi. Khi nước đã bốc hơi thì chúng ta đâu còn thấy nước nữa tức là Không nhưng mà Thể của nước vẫn còn vì nước chỉ đổi từ thể lỏng sang thể hơi mà thôi chớ nước không bao giờ mất. Vì Thể và Dụng không rời nhau nên đứng về phần Chơn đế mà nói thì tuy thanh tịnh bất biến mà vẫn tùy duyên sanh diệt. Còn đứng về phần Tục đế thì tuy tùy duyên sanh diệt mà vẫn như như bất biến. Như thế thì trong chân đế đã có mầm của tục đế và trong tục đế thì chân đế đã hiện hữu rồi.
Giáo lý Nguyên Thủy thì diễn giải về thế giới hữu sinh hữu diệt tức là thế giới Tục đế của con người trong khi đó Bát Nhã Tâm Kinh thì diễn giải về giáo lý Tánh Không tức là giáo lý Chân đế cho nên hai nền giáo lý không hề đối chọi nhau. Bởi vì trong Tánh không tức là Bát Nhã là Thể của vạn pháp thì vô hình, vô tướng, không màu, không sắc thì làm sao có thể diễn tả bằng văn tự, ngôn ngữ của con người. Đã là Tánh Không thì làm gì có khổ đau, hay nguồn gốc của khổ đau là Vô Minh mà con người cần phải diệt để có chứng đắc Niết bàn. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên lầm lẫn rằng Tục đế và Chân đế là hai cái khác nhau bởi vì Tục đế nằm trong Chân đế và ngược lại cũng như sóng nước bền bồng trên mặt nước và thể nước êm đềm ở dưới lòng đại dương cũng đều là nước cả.
Cũng ví như những làn sóng nhấp nhô trên mặt biển, con người chỉ thấy được cái hình tướng bề ngoài của nước thì Phật gọi là “Tướng” . Còn cái “Thể” của nước thì lúc nào cũng phẳng lặng, êm đềm và thanh tịnh tận dưới đáy biển mà mắt con người không thể nhìn thấu được thì Kinh Bát Nhã gọi là “Không”. Vậy bất cứ cái gì mà ngũ quan không nhận biết được thì Đức Phật gọi là Không. Nhưng cái Không ấy mới thật là cái Có vì nó là cái Có trường tồn, không sanh không diệt, mới chính là nguồn ánh sáng vô cùng vô tận. Còn tất cả cái gì có hình Tướng thì phải bị chi phối bởi luật vô thường là thành, trụ, hoại, không bởi vì chính nó không có tự tánh tức là vô ngã. Vì nhận thức và thực chứng được cái “Thể” ấy mà Quán Tự Tại Bồ tát mới nói rằng:”Tất cả đều là Không” với dụng ý là:”Tất cả tuy sai khác bề ngoài nhưng bên trong vẫn là một. Một ấy là Không”.
Nhưng đừng hiểu lầm “Thể” và “Tướng” là hai cái khác nhau. Trong Tâm Kinh dạy rằng Thể là Tướng và Tướng là Thể bởi vì từ cái Thể “Không” mới sinh ra cái Tướng “Có” và cũng từ cái Tướng “Có” nầy một ngày nào đó sẽ trở lại với cái Thể “Không”. Đây là nguyên lý Bất Nhị của Kinh Bát Nhã. Cùng một nghĩa đó, chính Đức Phật đã dạy rằng:”Sanh tử là Niết Bàn hay chúng sanh là Phật”. Sanh tử là Tướng vì nó là sanh diệt, khổ ách. Còn Niết bàn là Thể vì nó bất diệt và an lạc. Còn “Phật” là chỉ cái Thể ánh sáng và chúng sanh là chỉ cái Tướng tối tăm. Bây giờ làm thế nào thấy được, chứng được cái Thể “Không” ấy? Việc làm đầu tiên là phải bỏ cái lối nhìn đời bằng đôi mắt thịt mà chúng ta tập nhìn đời bằng đôi mắt trí tuệ. Khi con người biết dùng tuệ nhãn của Bát nhã thì họ sẽ chuyển cuộc sống từ mê muội nầy trở thành vô cùng sáng suốt. Muốn trở thành sáng suốt thì chúng ta phải thực hành nghiêm túc năm hạnh của Bồ tát giới. Thực hành bố thí để phá lòng tham, trì giới để giữ trừ ô nhiễm, nhẫn nhục để chấm dứt giận hờn, tinh tấn để trừ lười biếng và thiền định để chống lại với loạn tâm. Tất cả những căn bản bất thiện như tham lam, ô nhiễm, giận hờn, biếng nhác và tâm tư bất định cũng ví như những bụi bặm làm che mờ Ánh Sáng Trí tuệ sẵn có ở trong ta. Mà cái ánh sáng nầy chính là “Thể” của ta vì cái Thể nầy là cái hằng Có, không sanh không diệt, không dơ không sạch và không tăng không giảm.
Do đó tất cả công phu để tự hoán cải của con người đều nhắm về mục đích duy nhất là phát huy nguồn Ánh Sáng sẵn có ấy. Một khi con người thấy được cái Ánh Sáng nầy thì họ sẽ trở thành một con người mới. Nếu ngày xưa chúng ta nghèo nhưng bây giờ giàu thì con người mới nầy sẽ có được nhiều tiền lắm của. Hoặc là ngày xưa thì giàu mà không biết giữ gìn nên bây giờ trở thành nghèo đói thì con người mới nầy mất tiền mất của. Còn con người mới dựa theo Tâm Kinh là không có thêm hoặc bớt một cái gì. Nói một cách khác là họ không được gì cả tức là vô đắc. Trong cái vô đắc nầy thì họ chỉ thấy mình không phải là sự phối hợp của cái máy vật chất và tâm lý có sanh có diệt mà chính là “Thể” bất diệt, là dòng Sống vô cùng và là con người thật mà diện mạo từ lâu đã bị bụi trần che lấp. Thấy mình là “Thể” chưa đủ mà chúng ta còn phải thấy tất cả vạn vật cũng là “Thể”. Nhưng nếu chúng ta nghĩ mình là một “Thể” nhỏ trong cái “Thể” lớn của vũ trụ nầy thì đây là tư tưởng sai lầm vì hễ có Thể nhỏ và Thể lớn là còn kẹt trong vòng “nhị nguyên” tức là còn thấy hai cái khác nhau. Chân lý của Đức Phật rất rõ ràng tất cả là “Thể” có nghĩa là tất cả là một. Cũng như ánh sáng phản chiếu lóng lánh ở mỗi giọt sương là toàn ánh sáng của mặt trời chớ không phải là của một phần. Nói cách khác tất cả là một và một là tất cả. Đây chính là nguyên lý Bất nhị của tư tưởng đại thừa trong Kinh Duy Ma Cật. Khi con người đã nhận thấy được cái “Thể” của chính mình thì cuộc sống sẽ không còn quái ngại, không còn tham sống sợ chết tức là vô hữu khủng bố và không còn những đau khổ xưa kia tức là viễn ly điên đảo, vọng tưởng.
Khi đã thấy được cái “Thể” thì con người bây giờ không còn chạy theo ảo ảnh phù du của nhân thế. Đó là tại sao mà chính Đức Phật đối với cung vàng điện ngọc Ngài cũng chẳng cần và tiền tài danh vọng Ngài cũng xem như bọt biển mà thôi. Khi đã biết vạn hữu là giả Có tức là thật tướng là vô tướng thì chúng ta không mù quáng chạy theo dục vọng để cưu mang thêm phiền não khổ đau. Tất cả mọi thứ trên thế gian nầy chỉ là phương tiện, là chiếc bè để đưa chúng ta qua đến bờ bên kia và con người sẽ vui một nguồn vui bất tận cho dù hoàn cảnh thế nào. Tu hành là thực hành chân lý tức là thấy biết cho được cái Chân Thật, cái “Thể” thiêng liêng huyền diệu đó. Một khi đã tìm thấy được cái Chân Thật nầy thì con người sẽ thấy tất cả những pháp như Tứ Diệu Đế, Thập nhị Nhân Duyên và Lục độ Ba-la-mật đều là phi lý cả. Con người bản nguyên vốn không bệnh, vốn trong sạch, vô tướng, bất diệt, an lạc và tự tại thì tại sao lại làm cho mình phải có bệnh, trở thành ô trược…để rồi phải uống thuốc? Vì thế nếu không còn tự làm cho mình có bệnh thì thuốc kia uống để làm gì?
Chính Lục Tổ Huệ Năng cũng nói rằng:”Nào ngờ bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự thanh tịnh, vốn bất sanh bất diệt…”. Tâm Kinh dạy con người luôn lấy “Thể” chớ đừng lấy “Tướng” mà xem vật tức là khuyên chúng sinh phải nhìn muôn loài ở phần trong mà đừng nhìn ở phần ngoài. Cái khó ở đây không phải là ở chỗ nói mà là ở chỗ hành, ở chỗ xử sự cho đúng với lời nói ấy. Sau cùng Tâm Kinh đã vạch sẵn con đường cho chúng sinh biết nơi phải đến để con người có thể tự hoán cải mà đạt đến mục đích nầy. Ngày nào chúng ta còn thấy “Tướng” là còn thấy sự giả Có của vạn vật tức là còn thấy sự mê lầm, điên đảo. Phải tư duy quán chiếu để tâm được thanh tịnh mà thấy được cái “Thể” chân thật huyền diệu nầy. Cái hay cái tuyệt của Tâm Kinh là phần ứng dụng, thực hành để chứng được sự thâm diệu của nó. Tuy chỉ có 260 chữ nhưng Tâm Kinh đã gói ghém tất cả những gì cần thiết để đưa con người trở về với tự tâm thanh tịnh và cái Phật tính sáng suốt muôn đời. Vì thế học Bát nhã tức là Văn tự Bát nhã chỉ là phần đầu cũng giống như con thuyền. Nhưng ngồi trên thuyền mà không chèo, không bơi thì muôn đời muôn kiếp chúng ta vẫn không bao giờ đến bờ bên kia. Có chèo có bơi tức là thực hành Chiếu kiến hay Quán chiếu Bát nhã thì mới tới được bờ bên kia. Bởi vì có tu học, có quán chiếu để thấy lẽ thật của Kinh thì mới qua hết khổ ách và đi tới Thật tướng Bát nhã là lên bờ tức là giải thoát giác ngộ. Nếu chúng ta chỉ đọc tụng Tâm Kinh mà không soi xét thì chỉ là Văn tự Bát nhã. Cứu cánh của chúng ta là lên đến bờ bên kia chớ không phải ngồi im dưới thuyền cho nên nếu không thực hành Quán chiếu để tiến đến Thật tướng Bát nhã thì một ngày nào đó chúng ta và chiếc thuyền kia sẽ chìm sâu trong biển lục đạo luân hồi chớ không tới bờ bên kia được.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lê Sỹ Minh Tùng
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.105.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập