Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hiện tượng tri : KHÔNG SUY NIỆM »»

Tu học Phật pháp
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hiện tượng tri : KHÔNG SUY NIỆM

Donate

(Lượt xem: 4.166)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Hiện tượng tri : KHÔNG SUY NIỆM

Khi tâm trống không mọi vật của trí, khi trí trống không mọi niệm của tâm thì có tình thương; chỉ có cái không mới là vô tận .

Cái nghiệp quái gở nhất của chúng ta là… suy nghĩ. Thật vậy, ta nghĩ suốt ngày đêm, khi đi đứng nằm ngồi, và cả trong giấc ngủ. Xem tranh đọc sách cũng là nghĩ. Tưởng nhớ cũng là nghĩ. Chiêm bao cũng là nghĩ. Lắm khi bực mình ta muốn ném quách sự đời, không thèm nghĩ nữa. Nhưng không nghĩ cũng là nghĩ: nghĩ cái không nghĩ. Cái vòng lẩn quẩn.

Ta có cảm tưởng có nghĩ thì trong người mới được thăng bằng, bằng không ta sẽ mất thế đứng và rơi vào hư vô mất. Ta sợ cái hư vô ấy. Càng sợ càng nghĩ.

Vậy, suy nghĩ tức chạy trốn cái hư vô ấy, chạy trốn trong thế giới ảo tưởng do mình tạo ra bằng những ý nghĩ. Chính cái việc chạy trốn ấy mà ta gọi là tìm chân lý.

Không phải ta không đủ khả năng hiểu chân lý mà chính ta xua đuổi chân lý bằng cách bám víu vào ảo tưởng.

Bám víu: Đó là bản năng tự vệ của con người.

Con người không thể sống được với một trí óc trống không, mà luôn luôn phải bám víu hết ý nghĩ này đến ý nghĩ khác, có thế mới được thăng bằng - cái thế thăng bằng mỗi lúc bị phá đổ và lặp lại mãi. Cả cuộc đời chúng ta đều kết bằng những chuỗi sợ hãi và mưu toan lẩn trốn ấy. Có bao giờ chúng ta dám đừng sợ, đừng trốn nữa, mà thử gan lì nhìn thẳng vào cái hư vô ấy coi nó là cái quái gì, thực hay giả?

Nếu ta dám nhìn thẳng vào hư vô ấy, vào dòng tâm niệm ấy, ta sẽ thấy gì?

Mặc dầu tư tưởng tác động mau, chuyển động gấp, vẫn có những lỗ trống, những khoảng ngưng từ ý nghĩ này nhảy qua ý nghĩ khác. Giữa hai ý nghĩ luôn luôn có một khoảng lặng im cắt đứt hẳn dòng diễn tiến của tư tưởng. Xét kỹ, ta sẽ thấy khoảng lặng im ấy không thuộc về thời gian. Khám phá, nhận rõ được khoảng trống ấy là thoát ly khỏi mọi ràng buộc.

Thật vậy, chúng ta nghĩ liên miên như dòng nước chảy, nhưng thỉnh thoảng có lúc ta không nghĩ. Đó là những phút giây kỳ diệu nhất của cuộc sống, trong ấy hoàn thành tất cả công trình siêu việt nhất của loài người. Trong khoảng vô biên không tư tưởng ấy, con người trở thành bao la giữa cái bao la của vũ trụ. Trí óc không bồn chồn nữa mà lặng im đi; tự khối im lặng ấy, ánh sáng tự bừng ra, và ta hiểu, hiểu thấm thía, rốt ráo, chứ không phải hiểu vụn vặt bằng trí thức suy luận.

Sự hiểu biết đến với chúng ta bằng những tia chớp, và phải có những khoảng im lặng thì tia chớp mới xẹt được. Sự hiểu biết không phải ở lời nói suông, mà cũng không dính dấp gì đến suy luận. Suy luận chỉ là lời nói suông, nên suy luận không hiểu gì ráo.

Sự hiểu biết đến với chúng ta tự khoảng cách giữa hai tiếng nói, trong khoảng ấy tiếng nói chưa thốt ra, chưa tạo thành ý nghĩ.

Khoảng cách giữa hai tiếng nói, là cái hiện tại không có thời gian, cái hiện tiền không có tư tưởng, phi lý mà huyền vi, không mà là tất cả. Đó là nguồn động lực từ đó muôn vật hóa sanh. Đó là nguồn ánh sáng và tình thương, từ đó hàng đạt đức phát ra những đợt sóng bác ái, hàng đạt đạo chứng ngộ chân lý, và ở một bình diện thông thường hơn, hàng văn nghệ sĩ khơi nguồn mỹ cảm.

Hơn ai hết, người nghệ sĩ thường được diễm phúc sống những giây phút bao la không suy niệm ấy, tâm tư ngưng đọng, trí óc lắng im, những phút giây “không” để cho nghệ thuật tự chọn chữ, gieo vần, pha màu, nắn cung bậc. Say sưa trong sáng tạo, người văn nghệ hòa đồng với tác phẩm, với trời đất, thân chứng vào vĩnh cửu.

Vĩnh cửu không có thời gian, nên văn nghệ phẩm không hề lỗi thời, giữa dòng biến dịch chứng lẽ Bất Động.

Vĩnh cửu không có tư tưởng, nên văn nghệ phẩm không nhằm nói lên gì hết, thể hiện cái Vô Cùng.

Vĩnh cửu không có tâm, nên văn nghệ phẩm tùy duyên mà thành tựu cái Tâm Đại Đồng.

Nhưng rồi tác phẩm chấm hết, và nghệ sĩ nắn nót ghi thêm vào đó một danh hiệu, kèm theo ngày tháng. Quả là một trò sang đoạt phủ phàng!

Tác phẩm vốn vô tâm mà tạo ra, nay chuyển sang làm của riêng của một cái tôi xấu hổ.

Tác phẩm xây dựng lên trong một cơn hứng khởi không thời gian, nay thời gian in dấu vào làm một vật lưu niệm giữa dòng đời trôi chảy.

Tác phẩm thành hình trong khoảng nhập thần không suy niệm, nay niệm dấy lên, và so đo cân nhắc, tung ra chợ đời làm mồi câu danh lợi.

Thử xem các nhà thi sĩ, nhạc sĩ, văn nghệ sĩ: lẽ ra các ông ấy phải là vô danh, tách lìa khỏi tác phẩm mình. Nhưng hầu hết lại thích ký tên vào tranh. Họ muốn danh vọng và địa vị đó.

Từ lúc những người làm văn nghệ, hoặc nói chung chúng ta, gọi tên lên là bắt đầu có xáo trộn, cái giả đánh tráo vào cái chân, cái danh chiếm chỗ cái thực.

Thật vậy, tên gọi là một phù hiệu dùng để chỉ sự vật. Sự vật một khi đã thông đạt thì tên gọi quên luôn. Nhưng trên thực tế thì tên gọi càng ngày càng đồng hóa thành sự vật, thay thế luôn sự vật. Cái danh chôn vùi cái thực, như một nhãn hiệu dán lấp một món hàng.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vui lòng với những nhãn hiệu ấy. Chúng ta suy luận, chọn lựa, đánh giá gì cũng đều nhắm vào những nhãn hiệu ấy. Cho đến ngay chúng ta cũng biến thành nhãn hiệu nốt. Con người là nhãn hiệu. Xã hội là nhãn hiệu. Chân lý là nhãn hiệu. Đó là thế giới ảo tưởng của danh từ: từ một “cơ” tâm, con người tạo ra một “cơ” giới múa máy bằng những “cơ” sự. Cho nên, Cùng một đóa hoa, thấy bằng mắt là một việc, còn thấy bằng danh từ lại là một việc khác.

Thấy bằng danh từ là thấy bằng cái tôi - cái tôi phóng ra ngoại giới làm đối tượng cho cái thấy.

Cái tôi, nhìn ở góc cạnh khác là thế này:

Con người là cái toàn thể, không phải lý mà cũng chẳng phải tình, không phải tâm mà cũng chẳng phải vật. Nhưng rồi bỗng dưng con người nổi lên một ý muốn kỳ cục: muốn tự mình nhìn thấy lại mình cho thỏa thích như chàng Narcisse thỏa thích ngắm bóng mình in trên dòng nước. Tự đó có phân tâm, và con người sa đọa vào vô minh và đau khổ. Tự đó, cùng ở một người tách làm hai: có người sống và người nghĩ; có người hành động và người quan sát người hành động; có người hát và người nghe hát. Người nghe hát là một phân thân của người hát - là cái tôi vậy. Kết quả là con người tự đồng hóa hẳn với cái tôi.

Nói rộng ra, tất cả những gì con người đồng hóa vào thì đó chính là cái tôi.

Cái tôi của ông nhà giàu là tủ bạc. Cái tôi của thí sinh là mảnh bằng. Cái tôi của gã si tình là cô gái. Cái tôi của ông chính khách là kế hoạch bình trị. Cái tôi của ông tu sĩ là cảnh giới siêu hình nào đó, trong đó, hoặc ông thành một cái gì, hoặc ông tự hủy trong hư vô.

Đặc biệt hơn, con người đồng hóa với tương lai để mong thành một ước nguyện: cái tôi là thời gian.

Con người đồng hóa với tư tưởng mình thì cái tôi là tư tưởng:

Cogito ergo sum: Tôi nghĩ tức là tôi có thật (hiện hữu).

Nếu không có người tư tưởng thì không có tư tưởng. Chính tư tưởng phát sinh ra người tư tưởng. Người tư tưởng sống nhờ kinh nghiệm, tạo ra thời gian, và đó chính là nguồn gốc của lo sợ.

Vậy người ta tư tưởng vì người ta khát khao được hiện hữu, được trở thành một cái gì đó ở ngày mai vì ở hiện tại người ta sợ hư vô, sợ không là gì hết.

Các bạn không là gì hết. Bạn có thể có của cải, chức vị, tên tuổi, tiền bạc gửi nhà băng, có thế lực và danh vọng nhưng tất cả những thứ che chở ấy không che nổi cái không là gì hết của bạn. Có thể bạn không ngờ, hoặc không thèm biết đến cái không ấy, nhưng nó vẫn sờ sờ đó, dầu bạn cố tránh… Bạn không thể tiếp xúc với cái hư vô ấy. Bạn với hư vô chỉ là một hiện tượng, không phải là hai dòng diễn biến riêng rẽ.

Suy niệm là động tác riêng rẽ nhằm giúp cái tôi trở thành một cái gì, hoặc không trở thành gì hết, hoặc tiêu cực hoặc tích cực, hoặc muốn thành tiên thánh, hoặc tự tiêu diệt đi, vẫn là muốn cả, vẫn là đặt cái tôi làm chủ đích. Cho nên nghĩ là nuôi dưỡng cái tôi: suy niệm là bản năng tự vệ của tự ngã.

Nguồn gốc của cái tôi là quá khứ, nên nghĩ là phủ nhận hiện tại, chối bỏ thực tại. Do đó có mâu thuẫn.

Nói một cách khác, mâu thuẫn sở dĩ có vì ta hiện giờ là thế này ta muốn trở thành thế khác, theo một hình tượng nào đó. Ta bóp chết con người hiện tại để dựng tượng cho con người mai sau, hình dung theo một đường lối suy tư nào đó. Ngày mai đã không khi nào nắm được trong khi hiện tại lại thoát khỏi ta, ấy thế là có mâu thuẫn và xung đột. Cho nên khi con người nhân danh một ý thức hệ nào đó, cả đến ý thức hệ theo đạo giáo, mà rêu rao một kế hoạch hòa bình là đồng thời đặt luôn nền móng cho chiến tranh. Lấy “trị” mà trừ “loạn” đời càng thêm loạn. “Trị” không thể là một ý thức hệ. Ý thức hệ là loạn - loạn là gốc, từ nội tâm.

Cũng vậy, vì nội tâm loạn nên ta ao ước ánh sáng. Ao ước ánh sáng tức là khép chặt hết cửa nẻo trước ánh sáng. Ánh sáng không thể là một niềm ao ước. Ánh sáng không có thời gian, không thể là một ý niệm, một lý tưởng, một mục tiêu, một mâu thuẫn. Ngược lại, nếu trước mắt ta không có mục tiêu thì làm gì có mâu thuẫn? Không mâu thuẫn thì sự thật hiện liền trước mắt. Trong sự thật không có thời gian, không có cái tôi. Sự thật không thể suy gẫm được.

Thử hỏi ta suy nghĩ bằng cách nào? Nghĩ tức là nhớ.

Không nhớ, không thể nghĩ.

Không kỷ niệm, không thể có suy niệm.

Không khuôn mẫu, không thể chê khen.

Không tiêu chuẩn, không thể suy luận.

Khuôn mẫu, tiêu chuẩn, kỷ niệm nằm ở ký ức của cá nhân và của cả loài người.

Ký ức của loài người là lịch sử, nơi ghi chép những oán thù truyền kiếp giữa các nước.

Ký ức của cá nhân là tiềm thức, nơi chất chứa mọi buồn đau tủi hận, những mơ ước không thành cũng như mọi kiến thức.

Ký ức tạo ra ngày qua, hôm nay và ngày mai. Ngày qua chi phối hôm nay, và uốn nắn ngày mai…Đó là một dòng diễn tiến liên tục nhằm kéo dài để trở thành.

Trở thành nghĩa là lặp đi lặp lại mãi, với ít nhiều sửa đổi bên ngoài, mà bên trong vẫn là cái cốt cũ được ướp khô giữa những mốc meo của quá khứ. Chính cái lặp đi lặp lại mãi ấy ta gọi là cuộc đời, là sự thật - cuộc đời và sự thật dưới mắt của ký ức.

Trái lại, dưới mắt của người giác ngộ, cuộc sống là một lò sáng tạo phi thường, chưa hề lặp lại; trái đất này không phải đã sanh ra ở một thời cổ lỗ nào đó, mà hiện giờ vẫn đương sanh, và ngày mai lại sẽ sanh. Không giây phút nào chúng ta không đứng trước một cuộc sáng thế - sáng thế ở ta, và quanh ta.

Thử coi: trong số năm sáu tỉ người trên trái đất này, chưa hề có hai người giống hệt nhau: đó là cái tuyệt đẹp của cuộc sống. Ta tưởng chừng như thiên nhiên tạo xong người nào là đập ngay cái khuôn ấy. Cuộc sống không giữ khuôn. Cuộc sống không có khuôn.

Không nhằm tạo ra những kiểu mẫu. Sự sống tạo ra chúng ta khác nhau hết, và ta thành tựu là thành tựu cái dị biệt ấy, chứ không phải rập khuôn.

Không rập khuôn: đó cũng là cái chí thiện của thiên nhiên.

Trong đời, kẻ mạnh bạo có thế lực, có oai quyền thì ngồi trên cao, còn kẻ yếu hèn phải gục đầu dưới thấp. Bây giờ ta thử ngắm cây kia, ngược lại, toàn thể sức mạnh nâng đỡ thân cây đều trụ ở bộ rễ nằm sâu kín dưới đất, còn trên cao là lộc non, mầm hèn, cành yếu.

Trong xã hội loài người, theo tổ chức hiện nay, kẻ yếu nâng người mạnh và có thế lực, còn trong thiên nhiên thì cái gì mạnh và cứng lại nâng cái yếu hèn.

Thế mới biết cái mà ta gọi là “cạnh tranh sinh tồn” chỉ là một triết lý suông nhằm thỏa mãn cái tôi hiếu chiến và ham chiếm hữu.

Cuộc sống không có cái tôi nên cuộc sống không triết lý. Triết lý nhằm nuôi sống cái tôi nên tìm chân lý ta chỉ gặp được cái tôi, và mọi biến thể của cái tôi. Nghĩ đến sự thật là phản lại sự thật. Sự thật là một sự kiện, không phải là một ý nghĩ. Sự kiện là cái gì trước mắt, rất cụ thể, đang diễn tiến và diễn biến, ngẫu nhiên và vô tận.

Ý nghĩ là cái gì rất trừu tượng, đứt nối và gắn kết vào nhau trong quá trình nhân quả.

Cái gì vô tận thì mãi mãi sáng tạo, luôn luôn mới. Cái gì đứt nối thì mãi mãi lặp lại, luôn luôn cũ. Cho nên ý nghĩ tức là đem cái cũ ra đo lường cái mới - cái cũ rút ra từ kho ký ức.

Sự thật không có ký ức, nên sự thật là một năng lực không nguyên nhân, là ngọn lửa không khói. Ký ức bám đầy khói nên ý nghĩ là một trò tái diễn “buồn nôn”.

Hàng giác ngộ không có ký ức nên các ngài tự nhiên yêu đời - đời là một trường thiên diễn giàu sang không cùng, mà người là những diễn viên chưa hề cũ.

Mỗi ngày bạn đi làm về nhìn lại gia đình thấy vợ con mới lạ tưởng chừng như mới thấy lần đầu.

Đó là lời khuyên của hàng đạt đạo thấu triệt được chân tướng của đời: đời không hề lặp lại, nên “nhất kiến bất khả tái kiến”.

Chúng ta nặng mang ký ức nên sống, đối với chúng ta, chỉ có nghĩa là lặp lại, nghe lại, thấy lại, nhớ lại. Không phải đời nhớ, mà cái tôi nhớ. Chẳng hạn như lần đầu ta ngắm cảnh mặt trời lặn, ta thấy thích. Lần sau ta tìm xem lại cảnh ấy, và ta hết thích. Ấy chỉ vì lần đầu, ta không có ký ức nên ta trực tiếp nhìn và cảm được cảnh hoàng hôn, màu sắc bảng lảng biến đổi từng giây phút trên nền trời. Lần sau ta có ký ức nên ảnh cũ chồng lên ảnh mới. Ta sanh chán. Đời đáng chán là vậy. Ta chán đời? Hay đời chán ta?

Vậy nên ta cần đề phòng những cái mà thiên hạ gọi là “bài học lịch sử”, là “khuôn vàng thước ngọc”, là kinh nghiệm. Ở đâu có khuôn thước, có bài học, ở đó không có sự thật và sáng tạo. Ở đâu có kinh nghiệm, ở đó có lặp lại. Sự thật không lặp lại. Lặp lại sự thật là láo khoét. Cho nên kinh nghiệm với sự thật không đi đôi với nhau. Sự thật với không kinh nghiệm chỉ là một.

Ta nghĩ để làm gì? Đi tìm sự thật ư?

Tìm sự thật là cái vô nghĩa, là xây lưng với sự thật. Sự thật không có chỗ trụ, không có đường vào… Khi bạn tìm sự thật, bạn chỉ gặp toàn vô minh, vì động cơ giục bạn tìm sự thật vốn đã là vô minh rồi. Bạn không thể tìm sự thật. Bạn phải buông dứt hết đi thì sự thật lộ ngay trước mắt.

Ta tìm sự thật bằng cách nào? Bằng suy luận ư? Suy luận là từ cái đã biết diễn hiện ra cái chưa biết.

Cái đã biết là ký ức, kinh nghiệm, tủ sách, là cái tôi nằm ở quá khứ.Cái chưa biết là chân thiện mỹ, là đạo, là bản thể của muôn vật, là chân tướng của sự sống chết v.v…

Từ cái tôi, người ta chỉ có thể diễn hiện ra một cái tôi khác, tinh vi hơn; không thể nào diễn hiện ra được cái chưa biết, cái thực.

Bạn không thể nào suy nghĩ được cái bạn chưa biết. Suy niệm chỉ có thể hoặc nhận lấy hoặc chối bỏ, chứ không tìm ra hoặc khám phá ra được cái mới, nhưng nếu suy niệm im đi là có cái mới…

Trí óc phải bặt đi trong im lặng hoàn toàn. Sự im lặng đó chỉ có được khi trí óc không tìm tòi nữa, không dấn thân vào cuộc trở thành. Trí óc phải hoàn toàn bất động. Trí óc chỉ có thể bất động khi nó không còn là trường kinh nghiệm, nghĩa là khi nó hết chỉ trỏ và đặt tên, không xếp loại và tích trữ gì hết trong ký ức. Chỉ khi nào toàn thể tâm thức bất động và trầm lặng, hết bôn ba để trở thành, lúc ấy tâm trí mở rộng và tiếp nhận cái bao la vô tận…Trí óc không lường được cái không có hạn lượng. Ta không thể nói gì về thực tại, khi ta nói đến thực tại thì không còn là thực tại nữa.

Đó là con đường không đường vào chân lý.

Krishnamurti nói: "Hãy chết đi kỳ gian. Chết đi toàn thể quan niệm về thời gian - quá khứ, hiện tại và vị lai. Chết đi những hệ thống, những biểu tượng, chết đi những tên gọi vì đó toàn là mầm thối nát. Chết đi tâm thức của bạn, vì chính nó tạo ra thời gian tâm lý. Chết đi ở mỗi phút, mỗi ngày, mỗi việc làm, chết đi niềm vui thoắt đến, ở nỗi khổ dằng dai..."
Và ông kết luận: "Tham thiền là thoát ly thời gian. Vì lẽ trí óc là sản phẩm của thời gian, suy tư phải dứt đi để cho thực tại hiển hiện."

Chỉ khi nào trí óc cởi mở hết suy niệm, lúc ấy mới tiếp nhận cái hiện tiền, cái vĩnh cửu, cái thực.

Cái thực ấy cũng chính là tình thương. Tình thương ấy là tâm đạo.

Người có tình thương mới thật là tâm đạo, vì đạo chân chánh không dựng trên tín ngưỡng, giáo điều. Người có tình thương mới thật có đạo tâm, dầu thương một người hay thương nhiều người. Tình thương là cái hiện tiền, cái tột cùng, cái không đo lường được, cái tất cả.

Tình thương là Biển Đại Giác, thâu gồm ba đời trong khoảnh khắc: Một trong Tất Cả, Con Người trong Vũ Trụ. Toàn thể là một bầu Nguyên Thỉ, trong ngoài thông suốt, phản và chiếu nhau trùng trùng theo nhịp cảm ứng đại đồng:

Ôi, trùng dương tràn ngập lòng ta
Một ngày sống đủ trăm mùa hạ

Bạn ơi,
Nơi anh ta ngắm khuôn mặt ta
Khuôn mặt Người Yêu thương mến lạ!

(Khúc Ca Tình Thương)

TRÚC THIÊN, 1969




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.26.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...