Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chuyện thay tên lý thú của hai ngôi chùa ở Nha Trang »»
Dựa theo những Hán tự khắc trên quả Đại Hồng Chung nay còn lưu giữ tại Linh Phong Cổ Tự trên một chiếc giá bằng gỗ kiên cố và được chạm khắc trang trí hoa văn rất công phu, hậu thế mới biết được rằng chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Trên chuông còn rõ đó ngày đúc chuông với dòng chữ “Tuế thứ Quý Dậu niên tứ nguyệt Cát nhật”, tính ra là năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753), nên có thể đoán được chùa được cất cùng lúc, hoặc trước lúc đúc chuông vài năm. Nhưng trên chuông còn khắc ba chữ “Bửu Phong Tự”, làm cho rất nhiều người thắc mắc, không biết đâu là tên thật của ngôi cổ tự này.
Theo lời giải thích của sư trụ trì, và tham khảo thêm cuốn “Xứ Trầm Hương” của cố thi sĩ Quách Tấn, mới hay:
Bửu Phong Tự mới là tên đích thực của Linh Phong Cổ Tự. Vốn là trước đó tấm biển tên “Bửu Phong Tự” bị hư hỏng, sư sãi chưa có dịp làm lại biển mới khác, rồi đất nước loạn lạc chia ly, Phật giáo gặp pháp nạn, chùa trở nên hoang phế, nên không ai nhắc đến tên Bửu Phong Tự nữa, mà chỉ quen miệng gọi là chùa Quan Thánh…
Trong thời gian đó, tấm biển “Linh Phong Cổ Tự” là của một ngôi chùa khác ở dưới đồng bằng, địa phận làng Xuân Phong gần đó, đã bị cháy rụi, sau phải dời đi qua làng Xuân Lạc rồi trở thành một ngôi già lam mang tên mới Liên Hoa.
LIÊN xuất tam hoàn XUÂN thiên tuế
HOA sinh ngũ sắc LẠC vạn biên
(Sen nở ba vòng Xuân mãi mãi
Hoa sinh năm sắc Lạc không cùng)
Vào năm 1927, Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, đang là trụ trì chùa Linh Quang ở Diên Điền-Diên Khánh được dân làng cung thỉnh về kiêm trụ trì chùa Liên Hoa để chùa không còn phải lâm vào cảnh hoang lạnh. Đến năm Bảo Đại thứ 15 (1940) chùa đã được triều đình nhà Nguyễn ban biển ngạch Sắc tứ. “Sắc tứ Liên Hoa tự, Bảo Đại thập ngũ niên, nhị nguyệt nhị thập nhất nhật, Lê Công Bộ đại thần Tôn Thất Quảng cung khắc”.
Quay trở lại thời gian trước, khi ngôi chùa cổ bị hỏa hoạn thiêu rụi, dân làng đã mang tấm biển “Linh Phong Cổ Tự” cất giữ, sau lại đem lên đặt trong khuôn viên chùa Bửu Phong trên đồi Trại Thủy đang không ai trông coi hương khói. Rồi bằng đi một thời gian dài sau, một vị sư ở Huế vào tiếp nhận chùa để an trú hành đạo, thấy chùa chưa có biển tên, lại thấy tấm biển “Linh Phong Cổ Tự” nằm trong sân chùa dưới bao lớp bụi trần và rong rêu, tưởng rằng đó chính là tấm biển tên chùa bèn cho tân trang lại và dựng lên. Vậy là chùa Bửu Phong xưa kia được mang tên mới “Linh Phong Cổ Tự” cho đến tận hôm nay.
Chùa Sắc Tứ Liên Hoa ở Xuân Lạc, Vĩnh Ngọc mà tôi mới thuận duyên vào bái Phật lễ Tăng mới đây, chính là ngôi chùa ngày xưa bị hỏa hoạn, đã từng được Hộ Vân thiền sư trùng tu, cho khắc tấm biển gỗ sơn son thếp vàng đề “Linh Phong Cổ Tự” vào năm 1852.
Chùa Bửu Phong trên đồi Trại Thủy đã "hữu duyên và vô tình" mượn luôn danh tự đến... vô thời hạn.
Vậy là cả hai ngôi chùa đều "thay tên đổi họ", gẫm thấy cái duyên cũng thật là hi hữu, lý thú!
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.131.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập