Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giới thiệu sách »» Xem đối chiếu Anh Việt: Xung đột các nền văn minh »»

Giới thiệu sách
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Xung đột các nền văn minh

Donate

(Lượt xem: 6.698)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Xung đột các nền văn minh

Điểm sách: Xung đột các nền văn minh
của Samuel P. Huntington


Tác phẩm

Qua tác phẩm The Clash of Civilization and the Remaking of World Order, Samuel P. Huntington đã nêu lên một luận đề quan trọng về tương lai của chính trị thế giới: thời kỳ xung đột của Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, tranh chấp không còn do sự dị biệt trong mối quan hệ Đông Tây và ý thức hệ của các siêu cường. Hiện nay, định đoạt các đường hướng chính trị ngày càng mờ rộng trong nhiều lĩnh vực văn hoá, tôn giáo, sắc tộc và văn minh. Trong bối cảnh va chạm mới này, một cuộc thế chiến sẽ có thể xảy ra.


Tác giả

Samuel P. Huntington sinh ngày 18 tháng 4 năm 1927 và mất ngày 24 tháng 12 năm 2008, tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Yale năm 1946, Thạc sĩ năm 1948 tại Đại học Chicago và Tiến sĩ tại Đại học Harvard năm 1951.

Từ năm 1959 đến năm 1962, ông là Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình tại Đại học Columbia. Năm 1965, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Harvard, năm 1973, ông trở thành Phó Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế và năm 1978 ông là Giám đốc cho đến năm 1989. Tại Đại học Harvard, từ năm 1989 đến năm 2000, Huntington là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược John M. Olin và năm 1996 Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khu vực và Quốc tế.

Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy, Huntington đã tư vấn cho nhiều chính khách Mỹ. Với số lượng sách nổi danh, ông đã được trao nhiều giải thưởng danh giá.

Các tác phẩm chính:

The Soldier and the State: The Theory and Politics of Civil-Military Relations (1957)

The Common Defense: Strategic Programs in National Politics (1961)

Political Order in Changing Societies (1968)

The Crisis of Democracy: On the Governability of Democracies with Michel Crozieri (1976)

Political Power: USA USSR-Similarities and contrasts, Convergence or evolution, with Zbiniew Brzezinski (1977)

American Politics: The Promise of Disharmony (1981)

The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century (1991)

The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order (1996)

Who Are We? The Challenges to America's National Identity (2004)


Nội dung

Trong thế kỷ XXI, xung đột chính trị thế giới sẽ dựa theo tín điều Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Khổng giáo. Đó là nguyên nhân chính mà các quốc gia Hồi giáo thành một liên minh chiến lược và Trung Quốc sẽ lãnh đạo các quốc gia theo Khổng giáo. Cả hai sẽ có thể kết hợp nhau hoặc hành động độc lập, nhằm làm cho vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ và châu Âu sẽ không còn.

Bên cạnh ba tôn giáo này, Huntington còn nêu lên năm đường lối văn hoá làm trầm trọng hơn cho các xung đột tôn giáo, đó là Nhật Bản, Ấn độ, Liên Xô và khối Đông Âu, Nam Mỹ và Phi Châu. Tất cả những xung đột sẽ đi theo ba tiến trình chính.

Bước khởi đầu là các nhà lãnh đạo nâng cao vai trò mậu dịch. Trước khi hoạch định chính sách, phương tiện sản xuất và mục tiêu thị trường, họ xác định quyền lợi quốc gia, chuyển hướng sách lược ngoại thương, chọn mục tiêu và đối tác

Bước thứ hai là họ xác định mức tác động của tôn giáo và văn hoá trong vai trò phát triển mậu dịch. Việc phán đoán này là một khởi điểm khó khăn vì giá trị đóng góp là hoàn toàn trừu tượng. Khi hiểu được bản sắc, chúng ta có thể tự phân biệt chúng ta là ai, có nghĩa là không giống ai ở điểm nào và phải làm gì để chống ai. Con người cần có đối tác để giúp cho mình nâng cao bản sắc. Các nền văn hoá giống nhau cũng phản ứng tương tự, có nghỉa là thường có khuynh hướng kết hợp nhau và xem các nền văn hoá xa lạ là kẻ thù và cùng hành động chống lại đối thủ chung.

Sự đối nghịch trong bối cảnh Đông Tây chỉ là một hiện tượng hỗn loạn nhất thời, nay đã thuộc về lịch sử. Để giải quyết các tranh chấp đa dạng hiện nay, các nhà lãnh đạo có nhu cầu kết hợp những lĩnh vực mà mục tiêu không phù hợp nhau và xem sử dụng bạo lực làm giải pháp. Do đó, trong chiều hướng này, những sức mạnh chính trị, quân sự và kinh tế chiếm ưu thế và tôn giáo và văn hoá lâm vào vị thế thứ yếu.

Bước thứ ba là tình hình thế giới thay đổi triệt để, một khoảng trống quyền lưc trong chính trị quốc tế thành hình khi Liên bang Xô viết và khối Đông Âu sụp đổ.

Trước đây, các siêu cường có thái độ chính trị dựa trên ý thức hệ, hiện nay, các biên giới chính trị được phân định lại theo các tiêu chuẩn văn hoá, sắc tộc, tôn giáo và văn minh. Các quốc gia và dân tộc có một nền văn hoá gần gủi nhau có khuynh hướng đoàn kết thành các cộng đồng chung. Các khối hoạt động đối nghịch nhau trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nay cùng tìm cách đồng thuận cho các định nghĩa thuộc về văn minh và văn hoá.

Do niềm tin tôn giáo và tương đồng văn hoá, các nước Hồi giáo kết hợp thành một liên minh chính trị. Trung Quốc ý thức tình trạng này và biết tận dụng lợi thế cho để tạo ra thu hút một liên minh trong các nước Á Đông khi xem triết lý Khổng giáo là sức mạnh mềm. Các nền văn minh là một chỉ dấu xúc tác trong tiến trình kết hợp các quốc gia và dân tộc. Tiến trình này tiến triển nhanh hay chậm còn thuộc nhiều yếu tố khác.

Trước hiện trạng này, các nước không có một nền văn hoá chung khó có thể liên kết với các nước khác để tìm một căn bản chung cho công cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.

Huntington gọi chiến tranh là xung đột quân sự giữa các phe nhóm có các nền văn hoá khác nhau, mà giao tranh trong vùng Balkan là thí dụ: một bên thuộc về Thiên chúa giáo và bên kia là Chính thống giáo, trong khi đó tại Palestine cũng xảy ra tương tự, xung đột hai bên dựa theo Hồi giáo và Do thái giáo.

Các cuộc đấu tranh quyết liệt này khó thoả hiệp vì lý tưởng cao cả là niềm tin tôn giáo mà đối thủ là kẻ bị cáo buộc thiếu đức tin. Tham gia chiến cuộc là một hình thức xác nhận và bảo vệ niềm tin theo giáo điều chung. Do đó, mọi phân hoá trong nội bộ tôn giáo cũng cần phải dẹp tan, vì mục tiêu chung là cùng nhau chiến đấu chống kẻ thiếu đức tin. Mức độ chiến cuộc lan rộng cò thể nguy hiểm và phân hoá thảm khốc lâu dài hơn

Trong khi các nước Hồi giáo và Trung Quốc trỗi dậy và tương tranh quyền lực, Hoa Kỳ và châu Âu phải hợp tác chặt chẻ hơn về mặt chính trị, cần nhận ra và khai thác triệt để các dị biệt nội tại của kẻ thù để làm họ suy yếu. Phương Tây phải bảo vệ các ưu thế về quân sự và kinh tế để tăng thêm phương tiện cho công cuộc đấu tranh mới, cụ thể là cần kiểm soát hoặc ngăn trở việc phát triển các loại vũ khí hiện đại. Muốn đạt được thành qủa này, phương Tây phải tạo thêm hậu thuẩn: cần kết hợp với các nước thuộc châu Mỹ La tinh, gây thân thiện với Liên Xô và các nước theo Chính thống giáo và Nhật Bản.

Cuối cùng, Huntington kết kuận là phương Tây phải triệt để tôn trọng nguyên tác cổ điển của Luật Quốc tế, không can thiệp vào nội bộ các nước khác hay các nền văn hoá khác. Những khái niệm chính trong thời Chiến tranh Lạnh vẫn có thể áp dụng trong thời đại mơî, nhưng phải ý thức tránh gây thiệt hại khi áp dụng. Dù khái niệm cổ điển dựa trên sức mạnh quân sự vẫn còn đúng, nhưng cần xét lại, khi sức mạnh nhằm duy trì ổn định và ngăn chận các bùng phát thảm khốc lâu dài hơn.


Nhận xét

Luận đề của Huntington gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức quốc tế, nhưng không có sức thu phục tuyệt đối và có hai phản biện chính.

Một là, số lượng các liên minh quân sự ngày càng gia tăng; điều này là đúng. Dù có xung đột thuần túy mang ý nghĩa tôn giáo, nhưng các giới lãnh đạo có thể ý thức dị biệt tôn giáo để khai thác cho mục tiêu chính trị.

Hai là, số lượng các liên minh không quan trọng, đó không là lý do duy nhất phát sinh các chiến tranh toàn diện.

Thống kê cho thấy là khuynh hướng liên kết các nuớc thành một khối thuần về văn hoá để gây chiến theo như luận điểm của Huntington chưa thể hiện rõ nét. Sau Thế chiến II, các xung đột nội chiến tập trung tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Từ năm 1945 đến trước năm 1995, Bắc Mỹ và Tây Âu đuợc coi là một khu vực hoà bình vì không xảy ra nội chiến. Nhìn chung, phương Tây tham chiến ít hơn tại các nước chậm tiến.

Năm 1995 xung đột tại Nam Tư củ là một khởi điểm cho các cuộc nội chiến trong một lãnh thổ có cùng văn hoá hoặc tôn giáo chung. Somalie, Algerien, Agypten, Ruanda, Nam Phi và Afghanistan là thí dụ cho thấy tình trạng phân hoá trong một khu vực hay quốc gia. Xung đột trong các tông phái Sunnite và Schiite tại Iran và Irak, Tin lành và Thiên chúa giáo tại Irland cho thấy bản chất của xung đột là phức tạp hơn, có thể trong cùng tôn giáo. Do đó, một trật tự mới cho chính trị quốc tế theo Huntington chưa hình thành.

Ngược lại, tinh thần liên minh giữa các nền văn minh là một đặc điểm khác hẳn khi so với các suy đoán của Huntington. Các nước phương Tây không hỗ trợ cho các phe theo Thiên chúa giáo trong cuộc xung đột tại Nam Tư.

Nước Anh và Pháp đã dành nhiều thiện cảm cho Chính thống giáo và kể cả cho Hồi giáo tại Serbie.

Các liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Đại Hản và Đài Loan không dưa trên tôn giáo mà vị thế chiến lược hay huy động nguồn lực là mục tiêu chính. Tự do lưu thông hàng hải là một lợi thế chung cho các nước quan tâm đến mậu dịch quốc tế trong khi tranh chấp quyền vẹn toàn lãnh hãi là một quan tâm khác của Trung Quốc các nước trong khu vực.

Saudi Arabie hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của miền Nam Yemen chống lại Bắc Yemen không có ý nghĩa tôn giáo.

Hơp tác của Hoa Kỳ vơi Saudi Arabie để chống Iran, một cường quốc khu vực có trang bị vũ khí hạch tâm, không có ý nghĩa tôn giáo.

Do đó, chiến tranh trong cùng một nền văn minh và nhu cầu liên minh giữa các nền văn minh là hai vấn đề cần phân biệt.

Lập luận chung cho là các nguyên nhân xung đột tại các nước chậm tiến mang một sắc thái khác hơn, đó là do tiến trình canh tân hơn là do dị biệt tôn giáo. Vấn đề dị biệt tôn giáo hồi sinh có thể một phần là do hậu quả kinh tế và xã hội. Chân lý tôn giáo trở thành một giá trị chung gây đoàn kết cho toàn xã hội, một mục tiêu trong các chương trình canh tân trở thành cực đoan.

Các phong trào tôn giáo có khuynh hướng cho là xây dựng xã hội và bảo vệ cá nhân bị áp bức là chính. Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo tại Ai Cập, Hizbollaz tại Libanon, Đảng Phúc lợi tại Thỗ đã có đề ra những chương trình hành động thuộc phạm vi hoạt động xã hội là thí dụ.

Trong việc huy động quần chúng, chính quyền tại các nuớc dựa theo hay chống lại tôn giáo làm cho các thế lực chính trị thế tục hình thành. Giới theo tôn giáo lập luận là khủng hoảng xã hội hiện nay bắt nguồn do việc mất niềm tin tôn giáo, một giá trị căn bản toàn diện cho phát triển tâm linh cá nhân và xã hội. Chính quyền phải tìm về tôn giáo như là một cội nguồn cho mọi giải pháp thế tục.

Ngược lại, giới đối kháng cáo buộc chính quyền bất lực trong nỗ lực canh tân đất nước. Đại đa số dân chúng lầm than là nguyên nhân làm hồi sinh vai trò tôn giáo, biến tôn giáo thành một một chổ dưa tinh thần hay vũ khí chính trị để chống đối. Trong tiến trình này, tôn giáo cũng biết tìm cách kết hợp với những thế lực phương Tây. Để có sự hỗ trợ này, tôn giáo biến thành đồi lực thế tục và xem chính quyền là một trở ngại cho tiến trình canh tân.

Một trào lưu mới càng ngày càng rõ ra: Xung đột lan rộng khi đời sống của dân chúng bị xáo trộn trầm trọng. Sự cách biệt giàu nghèo mở rộng làm cho các phong trào đấu tranh bất công xã hội có thêm nhiều người ủng hộ, nhất là khi tầng lớp trung lưu cũng bị thiệt thòi. Khủng hoàng tài chính năm 2008 là thí dụ điển hình. Nhân dịp này, các chính khách đối lập ít sử dụng dị biệt tôn giáo như là một chiêu bài để huy động quần chúng.

Lý do đối kháng tôn giáo là một tiến trình không thể hiện rõ nét trong hầu hết các xung đột tại các nước chậm tiến. Thực ra, các khủng hoảng kinh tế và xã hội mới là nguyên nhân chính. Giới nắm quyền chính trị cấu kết nhau và trục lợi các tài nguyên đất nước thành quyền lợi phe nhóm. Các khối tranh chấp nhau là do quyền lợi kinh tế và xã hội nhiều hơn. Do đó, các dị biệt tôn giáo và văn hoá không phải là nguyên nhân xung đột.

Ngay tại các nước phương Tây, như tại Ý và Mỹ, các phong trào đòi canh tân tôn giáo cũng đề cao các luận điểm chính là hậu quả xã hội. Giới trẻ gốc người Thổ, dù sinh trưởng tại Đức, nhưng lại không thể hội nhập xã hội, thường có khuynh hướng bạo động. Đó cũng là trường hợp giới trẻ gốc Bắc Phi sinh ra và lớn lên tại Pháp. Thất vọng trong việc hội nhập xã hội là nguyên nhân chính và thánh chiến là một hình thức hiện đại để phản ứng trước tình trạng mất gốc.


Kết luận

Nhìn chung, thế giới đang sống trong một thời đại bất thường mà dịch binh COVID-19 đang còn kéo dài là một thảm hoạ chung cho nhân loại. Nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận làm cho hệ thống dân chủ tự do lâm nguy trong khi Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp. Các định chế chính trị đã không thể vận hành thích ứng với các xáo trộn. Giải pháp chung cho vấn đề hoàn toàn tuỳ thuộc cải cách định chế chính trị và tạo cho con người để thích nghi.

Các cuộc khủng bố của các nhóm cực đoan tại Pháp và Áo đã lên đế mức bào động khiến chính giới Tây Âu lo là sẽ có một cuộc chiến tranh tôn giáo xảy ra. Hiện nay, nước Pháp, Bỉ, Áo và Đức đang bị tổn thương nặng nề. Vai trò tôn giáo trong tranh chấp chính trị quốc tế chiếm một ý nghĩa quan trọng và là một ưu tư chung cho những căng thẳng gần đây trong bang giao Pháp và Thổ, trong khi đã từ lâu bang giao với vùng Cận Đông, từ Afghanistan, Iran cho đến Saudi Arabia, Ai Cập và Sudan đều trở nên khó khăn hơn. Đối diện với các trào lưu cuồng tín chủ trương thánh chiến đang gia tăng sức mạnh, nó có thể làm cho các xung đột hiện nay trầm trọng hơn

Trong hoàn cảnh bất định. lời tuyên bố khai chiến "cuộc chiến chống khủng bố" trước đây của Bush, Cheney và Rumsfeld vẫn còn thuyết phục. Những cảnh báo mới nhất của Macron về nguy hiểm của Hồi giáo cho các vấn đề an ninh nội chính vẫn còn mang tính thời sự.

Thực ra, xung đột trầm trọng này cũng không thễ dẫn đến một việc thành lập một khối liên hiệp các nước Hồi giáo chống phương Tây theo suy luận của Hutington. Liên minh chiến lược thuộc khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương cũng là một phản đề cho Huntington.

Văn hoá Khổng giáo, một chiến lược trá hình đầy tham vọng bành trướng của Trung Quốc không còn thu phục thế giới, vì cộng dồng thế giới đã nhận ra hung đồ Trung Quốc khi sử dụng sức mạnh mềm Khổng giáo. Sau khi đại dịch bùng phát, uy tín của Trung Quốc cũng không còn trong khi Mỹ và châu Âu, vì đường lối phát triển dị biệt, cũng không đoàn kết so với trước đây.

Do đó, trong hiện tại và tương lai, không thể xác định tuyệt đối là có một cuộc chiến hoàn toàn dựa trên lý do tôn giáo, văn hoá hay văn minh.

Ngược lại, không phải chính quyền đóng vai trò độc tôn, mà xã hội dân sự và mạng lưới truyền thông phải lo tự bảo vệ, xem vấn đề an ninh chung cũng quan trọng. Những đặc điểm của một xã hội dân chủ mở rộng, mà đó là tự do cá nhân, lòng khoan dung trước sự đa dạng của các hình thái của đời sống và khuynh hướng tốt sẵn sàng để chấp nhận quan điểm của người khác. Vấn đề chính còn lại cho chính quyền các nước là phải ý thức sử dụng tôn giáo trong công cuộc đấu tranh đa dạng, cả trong môi trường kinh tế và xã hội.

Trong khi đề cao Khổng giáo, Huntington không thảo luận về vai trò đóng góp cùa Phật giáo trong việc xây dựng hoà bình thế giời. Khuyết điểm này được các nhà nghiên cứu về Phật giáo bổ sung. Hầu hết cho là quan điểm hiếu hoà của Phật giáo là một nguồn lực dồi dào cho tiến trình hoà giải toàn cầu và nền văn minh hiện đại với các lập luận như sau:

Một là, Phật giáo có một quyền năng văn hoá để huy động con người tuân thủ đạo đức để đạt đến lý tưởng hoà bình. Phật giáo tạo giá trị, tính hạnh và trách nhiệm cho tất cả mọi người trong xã hội, cổ vũ cho tinh thần bất bạo động, tôn trọng tha nhân, đoàn kết và khoan dung. Chế độ chính trị nào cũng có thể phát huy lý tưởng của Phật giáo để gây tĩnh thức về giá trị này như là một khuôn mẫu cho hoà bình.

Hai là, con người có khả năng và mong muốn sống trong một thế giới an hoà, có nghiã là trong tất cả mọi người trên toàn cầu có cùng một tài sản đạo đức chung, đó là Phật tính. Khi nhận ra đặc điểm giá trị này, chúng ta sẽ nổ lực để cùng noi theo. Lối suy nghĩ này dễ thu phục và áp dụng trong các vấn đề bảo vệ môi sinh và giải giới quân sự, một điểm thiết yếu để chung sống trong một thế giới an hoà và thịnh vượng.

Ba là, giáo lý hiếu hoà của Phật giáo làm cho con người nối kết nhau và mở rộng mọi biên giới, một khuôn khổ phổ quát trong việc áp dụng cho việc xây dựng hoà bình. Dù đó là một chuyển hướng thực tế, nhưng chúng ta phải cộng nhận là còn quá khó khi áp dụng trong toàn cầu. Những khó khăn này cần được điều chỉnh lại trong lúc kiểm nghiệm thực tế cho phù hợp hơn.

Bốn là, trong các hoàn cảnh dị biệt, thái độ của con người thay đổi liên tục. Nguyên tắc nội quan theo Phật giáo là bước nhận thức khởi đầu. Chúng ta cần đáp ứng bằng cách mở rộng quan điểm về hoà bình với môi trường trong tính tương đối và có ràng buộc trong điều kiện địa phương. Điều quan trọng là cá nhân tự thấy nỗ lực của mình là chưa đủ mà còn có sự đồng tình của nguời chung quanh.

Tóm lại, Phật giáo mang lại hai giá trị về nội dung và phương tiện, một nền tảng cho việc giáo dục hoà bình, một mục tiêu tối hậu và một phương tiện hiếu hoà, mà tiết chế lòng ham muốn, áp dụng tinh thần bất bạo động, tôn trọng tha nhân, đoàn kết và khoan dung là thiết yếu. Xây dựng hoà bình là giáo dục hoà bình và thực hiện phương pháp bất bạo động.

Đồng hành với Phật tử, mọi người sẽ cảm thấy rằng hoà bình là một khái niệm năng động và liên tục, đối thoại và hợp tác liên tôn có nhiều khả năng hơn để giải quyết các vấn đề của thế giới đương đại, mà Huntington chưa trình bày trong chi tiết.

Dù có khiếm khuyết, nhưng The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order trở thành một danh tác cổ điển, những cảnh báo của Huntington có giá trị nhất định cho những ai quan tâm đến các vai trò đóng góp của văn minh, văn hoá và tôn giáo trong việc xây dựng hoà bình thế giới.

***

Samuel P. Huntington

The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order

Simon & Schuster UK; Re-issue Edition

5. Juni 2002

Giới thiệu trang nhà của tác giả: https://kimthemdo.com/




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1496 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


San sẻ yêu thương


Đừng đánh mất tình yêu


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.250.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...