Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ngày Hiền Mẫu »»

Tản văn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Ngày Hiền Mẫu

Donate

(Lượt xem: 1.143)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Ngày Hiền Mẫu

Trung tuần tháng năm, tại Hoa Kỳ có ngày Mother’s day, Ngày Hiền Mẫu. Câu chuyện bắt đầu từ bà Julia Ward Howe đã đề nghị Ngày Hiền Mẫu như một ngày hiến dâng cho hòa bình.

Bà Howe đã cử hành Ngày Hiền Mẫu tại thành phố Boston, Massachusetts từ năm 1872. Mãi đến1905, bà Anna Jarvis đã cầu nguyện trước mồ của Mẹ và hiến dâng đời mình quyết vận động thiết lập Ngày Hiền Mẫu để vinh danh các bà Mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Tại Tiểu Bang Philadelphia, bà An-na Jarvis đã vận động dành một ngày trong năm để vinh danh các người mẹ. Năm 1907, khi cử hành lễ tưởng niệm lần giỗ thứ nhì của Mẹ bà một cách long trọng thì Tiểu Bang Philadelphia đã chấp nhận một ngày chủ nhật tháng Năm là ngày Lễ Mẹ.

Đến năm 1911, hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ đã tổ chức mừng ngày Lễ Mẹ. Đến ngày 10 tháng 5 năm 1913, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đề nghị dùng ngày Chủ Nhật thứ hai trong tháng Năm như một ngày để ghi ơn các bà mẹ. Ngày 09/5/1914, Tổng Thống Woodrow Wilson đã chính thức công bố ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 là ngày Hiền Mẫu cho toàn quốc Hoa Kỳ.

Văn hóa Việt Nam tuy không quy định ngày nào làm ngày lễ Mẹ, nhưng ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch, ngày Vu lan, đã được xem là ngày báo hiếu cha mẹ từ hàng ngàn năm qua. “Vu-lan-bồn”, tiếng Phạn là “Ullambana”. Trong đó, Ullam dịch là “đảo huyền tức là treo ngược” ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược; chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana” dịch là “cứu giúp”. Như vậy chúng ta có thể hiểu từ “Vu-lan-bồn” có nghĩa là giải cứu người bị tội thống khổ tột cùng. Còn “báo hiếu”, là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.

Lễ Vu lan báo hiếu rất lớn của đạo Phật và đã quyện vào trong văn hóa Việt hàng ngàn năm nay, nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Với ý nghĩa đầy nhân văn, ngày này đã trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

Trong ngày Vu lan, chúng ta thường đi chùa cầu bình an cho cha mẹ hiện tiền hay thắp hương nguyện cầu cho cha mẹ, ông bà siêu thoát. Khi cha mẹ còn sống hãy dùng thời điểm này thể hiện sự yêu thương như lựa chọn và dành tặng những món quà thật ý nghĩa cho cha mẹ để khi cầm gói quà, bậc sinh thành cảm nhận được tình cảm của đứa con quan tâm tới mình. Với truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người, tương đương và ý nghĩa giống như ngày Mother’s Day của Hoa Kỳ.

Không biết lễ Vu Lan Bồn du nhập nước ta từ bao giờ, nhưng theo sách “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên thì vào năm 1118 (Mậu Tuất), vua Lý Nhân Tông đã có tổ chức Lễ Vu Lan Bồn, lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Cho nên, ngày lễ này từ lâu đã trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Đại Việt chúng ta.

Sự tích theo kinh Vu Lan thì xuất phát từ Đại đức Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Mục Kiền Liên đã tu hành thành tựu, chứng nhiều phép thần thông, Ngài dùng thiên nhãn nhìn khắp các thế giới, thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát, khổ sở. Với lòng hiếu thảo của mình, Mục Kiền Liên đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, tuy nhiên do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ngài đã khởi lòng tham, dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Thấy vậy Mục Kiền Liên liền quay về bạch Phật thưa hỏi cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng dường chí thành dâng lên vào ngày đó.”

Làm theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Từ đó chúng sinh muốn báo hiếu cho phụ mẫu cũng y cứ cách này, và ngày lễ Vu Lan ra đời, mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả, giúp cho con cái ghi nhớ đến công ơn cha mẹ, khơi dậy trong lòng họ một tinh thần báo hiếu đáng quý, đáng trân trọng.

Một nét đẹp trong ngày Vu lan là chương trình bông hồng cài áo. Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ sung sướng được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng, ai mất mẹ lại buồn tủi cài lên ngực đóa hồng trắng buồn thương để bày tỏ lòng thành với cha mẹ tổ tiên. Nghi thức bông hồng cài áo này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh viết trong sách “Bông hồng cài áo” rằng, trước năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản đúng Ngày Mother’s Day, thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Hỏi ra mới biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài đóa hồng đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng. Chính câu chuyện này đã là khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan và bài hát “Bông hồng cài áo” của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ đã phổ biến đến tận bây giờ.

Nói đến Vu lan là nói đến Mẹ. Tình thương của mẹ dành cho con vô bờ, không thể diễn tả bằng văn từ ngôn tự. Chỉ biết rằng mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời, là sự hy sinh và lòng tận tụy nhưng cũng hết sức can đảm và kiên trinh như những bậc anh hùng kiệt hiệt. Lịch sử còn ghi, trải qua hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến, kinh qua bao cuộc chiến tranh bảo vệ quốc gia thần kỳ và những trận tranh đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do trước ách xâm lược của ngoại bang thì hình ảnh những người mẹ, người chị của dân tộc Việt Nam trở nên sáng ngời rạng rỡ. Họ đã khẳng định được phẩm chất của mình trong từng thời kỳ lịch sử. Đến ngày hôm nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự và nhất là trụ cột gia đình.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt hành trình ấy, người phụ nữ đóng một vai trò trọng yếu. Họ là những con người hiện thân cho cái đẹp. Bình dị mà quá đỗi vĩ đại. Nhỏ bé mà cao cả thiêng liêng. Họ là lửa, là nước, là gió, là sấm sét nổi trận lôi đình và là tất cả, bởi họ chỉ biết hy sinh cho đất nước, quê hương và gia đình.

Thoạt kỳ thủy chưa có một đất nước nào trên thế giới mà hình ảnh người phụ nữ được tôn vinh, ca tụng ngay thuở hồng hoang và gắn với những bước đi ban đầu của lịch sử dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng; là mẹ của Phù Đổng Thiên Vương kiên trì nuôi và giúp con lên đường đánh tan giặc Ân. Những phụ nữ khí chất anh dũng quật cường như Hai Bà Trưng, Bà Triệu; tài giỏi, thông minh như Thái hậu Dương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, Đô đốc Bùi Thị Xuân và còn biết bao nhiêu người mẹ, người phụ nữ Việt Nam đã đi vào lịch sử thành văn của dân tộc. Khi còn học ở lớp Năm trường làng, tôi luôn nhớ hình ảnh kiên cường của vị nữ tướng cưỡi voi đánh giặc: “Con ơi, con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.”

Ngày Mother’s Day, lễ Vu lan hay những khoảnh khắc quan trọng để tri ân và nhớ ân là điều quý báu nhất cho cuộc sống với giá trị đạo đức, tư cách con người. Ý nghĩa lớn nhất của nó là tinh thần hiếu hạnh gieo mầm yêu thương cho thế hệ trẻ trung, là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên bằng một tâm hồn tươi đẹp, tích cực đầy nhân bản. Cuộc sống quá bận rộn mà không có những ngày này thì còn dịp nào để con cái nhớ lại những giá trị gia đình quan trọng như tình cảm, sự quan tâm và lòng thương yêu? Chúng ta sống ngay thủ đô điện tử Silicon Valley này vốn có quá nhiều người đang đối mặt với những thách thức và áp lực từ cuộc sống, thì tình cảm gia đình trở nên quan trọng và thiết yếu hơn bao giờ hết.

Từ ngàn xưa qua lời ru, điệu hát, câu hò của mẹ lại chính là bài học đạo đức đầu tiên được truyền lại trong từng đơn vị gia đình xuyên suốt đến bây giờ; một nền văn hóa Việt luôn bảo lưu, gìn giữ những câu ca dao dưới đây đã khẳng định sự thành người của từng đứa con do mẹ sinh ra mà tôi muốn mượn để bày tỏ lòng thành kính đối với những bậc sinh thành nhân ngày Mother’s Day:

Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ,

Bao giờ cá lý hóa long?
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa,

Thờ cha mẹ, ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường,

Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con,

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Happy Mother’s Day

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Bhutan có gì lạ


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.11.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...