Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cái quạt bàn »»
Anh Ba Ấn -bạn
tôi- có đứa cháu trai kêu bằng bác ruột, ngoài ba mươi tuổi, tốt nghiệp đại học
Quản trị kinh doanh, có việc làm ổn định và có gia đình. Thuận -tên đứa cháu- ăn
chay một tháng mười ngày, ngồi thiền mỗi đêm trước khi ngủ và nghiên cứu giáo
lý Phật giáo. “Nó thường đến trao đổi với
tôi và học hỏi những điều chưa thấu đáo. Lúc đầu tôi nghĩ nó chỉ ham vui hưởng
ứng phong trào, nào ngờ nó lại siêng năng tu tập, kiên nhẫn nghiên cứu, có
những suy nghĩ khá ngạc nhiên và thú vị về đạo pháp”. Anh Ba nói với tôi và
kể cho tôi nghe một trong những suy nghĩ khá ngạc nhiên và thú vị của Thuận.
X
Thuận sống rất qui tắc, mọi sinh hoạt hàng ngày của
bản thân và gia đình đều tuân theo thời khóa biểu do nó đề ra, ngoại trừ những
trường hợp đột xuất bất khả kháng.
Bàn viết của Thuận kê ngay cửa sổ hướng đông của phòng
khách, bên trên để một máy vi tính có hòa mạng Internet, một chiếc quạt bàn,
một bình hoa nhỏ lúc nào cũng có hoa tươi Mỗi sáng, Thuận mở cửa sổ, ánh nắng
ban mai cùng hơi thở trong lành của vũ trụ và nguồn năng lượng vô tận của mặt
trời tràn vào đầy ắp căn phòng, chan hòa sức sống. Đêm đêm, chỉ cần ngồi tại
đây Thuận cũng có thể ngắm trăng lên, nhìn làng mạc, ruộng lúa, vườn cây tắm
mình trong sương đêm mát lạnh, chiêm ngưỡng thoải mái vẻ đẹp kiều diễm, trữ
tình, lãng mạn của ánh trăng vàng óng ả, lả lướt trong không gian, lả lơi trên cành
cây ngọn cỏ.
Một khung cửa nhỏ nhưng đã mở ra trước mắt Thuận một
khung trời bao la, trong suốt, tĩnh lặng cùng vạn vật thiên hình vạn trạng đang
luân chuyển, nhảy múa đều đặn, nhịp nhàng theo từng hơi thở của vũ trụ. Cũng có
thể nói, khung trời đó, vạn vật đó đã len qua song cửa sổ đến tận chỗ Thuận
ngồi. Nó cũng tao cho Thuận nhiều cung bậc cảm xúc từ thấp đến cao, từ những
rung động của giác quan đến những rung động của tận cùng tầng sâu tâm thức. Thuận
thường ngồi bất động hàng giờ bên cửa sổ, đưa mắt nhìn vào khoảng không vô tận
như một nhà thiên văn, vừa tìm kiếm phát hiện những điều mới lạ xảy ra trong vũ
trụ, vừa chiêm nghiệm những điều mới lạ đó.
Một lần, tôi đến nhà nó chơi mà không báo cho nó biết
trước. Tôi đến trước cửa cái nhưng Thuận vẫn không hay. Nó ngồi nhìm chăm chú
vào chiếc quạt bàn đang hoạt động, tay trái kê dài trên bàn, ngón tay trỏ nhịp
nhịp xuống mặt bàn, tay phải chống lên cằm, hai ngón tay cặp cây viết. Lát sau,
Thuận vói tay tắt quạt. Khi các cánh quạt ngừng hẳn, nó lấy cây viết thọc vào
vài khe của chiếc lồng bảo vệ cánh quạt, mỉm cười.
-Một cái quạt máy bình thường thôi chớ có gì lạ đâu mà
nhìn dữ vậy?.
Tôi lên tiếng hỏi Thuận. Nó quay nhìn ra, thoáng chút
bất ngờ, đứng lên, vui vẻ nói:
-Ủa! Bác! Bác mới tới hả? Mời bác vô nhà.
Tôi bước vào, Thuận đưa tôi đến ngồi trên ghế sa lông,
tôi nói:
-Bác đến nãy giờ nhưng không muốn ngăn chặn dòng suy
tư và nguồn cảm xúc đang tuôn trào của cháu.
Thuận cười, giả lả:
-Có gì đâu bác? Bác uống cà phê?
Tôi gật đầu, Thuận đi pha cho tôi ly cà phê đá. Hai
bác cháu trò chuyện một hồi tôi quay trở lại chuyện cái quạt. Tôi hỏi:
-Sao? Cái quạt đã nói gì với cháu? Có rút ra được bài
học hay “chân lý” nào từ nó không, nói cho bác nghe với?
Thuận mỉm cười, gãi đầu e ngại, nói:
-Dạ! Đâu có gì ghê gớm dữ vậy bác! Chân lý to lớn vĩ
đại vô cùng, phải là những bậc thánh nhân mới thấy được còn tầm thường như con
làm sao phát biểu nổi! Nhưng…nếu nói không có gì là vọng ngữ, thật ra…con chỉ làm
một cuộc so sánh nho nhỏ thôi, bác ạ!
-So sánh cái gì?
-Dạ! So sánh cái quạt với tánh không.
Tôi giật mình. Tánh không là khái niệm cốt lõi trong
giáo lý Phật giáo, thậm thâm vi diệu, rất khó nghĩ bàn. Hồi còn tại thế, Phật
Thích Ca có thuyết giảng.về tánh không tại thành Xá Vệ được ghi lại trong hai
bài kinh Culasunnata-sutta và Mahasunnata-sutta. Sau khi Phật nhập diệt, cả
Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa cùng nhiều tông phái khác tiếp tục
luận bàn về tánh không nhưng xét về mặt lý thuyết vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau. Tuy vậy, đây là vấn đề trọng đại, tinh tế không nên coi thường, bỡn cợt.
Tôi nhắc nhở và rầy Thuận:
-Cháu có biết làm như thế là xúc phạm là báng bổ Phật pháp
không?
Thuận lúng túng:
-Dạ! Con…con…không dám!
-Đã hai năm rõ mười rồi còn nói không dám là sao?
Thuận nhìn tôi, lễ phép nói:
-Dạ! Xin bác bớt giận và bình tỉnh nghe con nói. Con
cũng có đọc hai bài kinh bác nói và nhiều quyển kinh sách luận bàn về tánh
không nhưng khái niệm đó trừu tượng quá, căn cơ con lại thấp kém, trí lự u mê
nên con vẫn không thể hình dung được, thấu triệt được tánh không. Vì thế con cố
tìm kiếm một cái gì đó đơn giản, cụ thể hơn, dễ thấy dễ biết hơn những biện
luận của triết học siêu hình nhằm khai mở tâm thức. Cuối cùng con phát hiện ra
cái quạt bàn do nó có nhiều điểm tương đồng với cái tánh không. Con cũng không
có tham vọng làm một luận sư biện giải tánh không mà chỉ muốn đem những gì mình
thấy áp dụng vào cuộc sống hàng ngày thôi bác ạ.
Tôi hối hận và cảm thấy hổ thẹn. Tại sao mình lại
thiếu bình tỉnh và hấp tấp vội vàng đến thế. Đáng lẽ phải chờ nghe Thuận nói mục
đích của sự so sánh và những cái thấy cái biết của nó như thế nào, đúng sai ra
sao rồi phê phán đánh giá cũng không muộn? Tôi xin lỗi nó:
-Là phật tử mà bác chưa dứt được tam chướng, còn “chấp
ngã chấp pháp” nên rầy oan cháu, thành thật xin lỗi cháu.
Thuận hốt hoảng đứng lên, nói:
-Ấy chết! Bác đừng làm con lỗi đạo, tổn thọ. Con còn
học hỏi, còn nhờ bác chỉ giáo thêm nhiều lắm. Bác đâu có lỗi gì? Con cám ơn bác
còn không hết có đâu dám bắt lỗi bác?.
Tôi cười, nói vui:
-Từ bi và trí
huệ là hai yếu tố then chốt của sự minh triết giác ngộ, coi như bác cháu
mình chẳng có gì xảy ra, huề cả làng. Bây giờ cháu hãy cho bác biết những suy
nghĩ của cháu đi, bác đang hoan hỷ chờ nghe đây?
-Dạ! Thuận ngồi xuống, nói. Sau nhiều lần quan sát, chiêm
nghiệm con thấy cái quạt và tánh không có nhiều mối tương đồng thú vị. Trước
tiên là cái lồng bảo vệ các cánh quạt giống như tánh không, là một khoảng không
gian trống rỗng, trong sáng, thanh tịnh; bất di bất dịch. Các cánh quạt và bụi
bặm, không khí…trong cái lồng là vạn pháp; dòng điện là vọng niệm. Khi ấn nút
khởi động, dòng điện sẽ khiến cho cái quạt tự xoay nửa vòng tròn, các cánh quạt
quay cuồng tạo ra ngọn gió. Ngọn gió đó lại tao ra những hệ quả như làm mát
hoặc lạnh, làm khô đồ vật ướt, làm bùng lên ngọn lửa hoặc làm tắt cây đèn cầy
đang cháy, làm bay những vật nhẹ…Tăng hoặc giảm cường độ dòng điện, vận tốc
quay của các cánh quạt và hệ quả do nó tạo ra cũng tăng giảm theo nhưng sự
trong sáng thanh tịnh của cái lồng vẫn không thay đổi. Lúc cái quạt hoạt động, các
cánh quạt tạo thành một lá chắn kiên cố, vừa áng ngữ vừa ngăn chận và đánh bật
ra bất cứ vật gì muốn xâm nhập hoặc xuyên qua cái lồng. Phải ngắt dòng điện cho
các cánh quạt dừng hẳn mới thấy được bản thể của cái lồng, mới có thể xâm nhập
hoặc xuyên ngang qua đó dễ dàng.
Tánh không cũng thế, vọng niệm phát khởi thì vạn pháp phát
khởi, quay cuồng; vạn pháp quay cuồng thì sinh ra nghiệp; nghiệp là mối liên hệ
động lực trong con người, mối liên hệ nầy sẽ tạo thành chuỗi mắt xích nhân quả
vô tận trong cuộc sống. Vạn pháp phát sinh nhiều hay ít, quay cuồng nhanh hay
chậm, nghiệp báo nặng hay nhẹ, lành hay dữ đều tùy thuộc vào vọng niệm tăng hay
giảm, tốt hay xấu. Vạn pháp quay cuồng sẽ tạo thành màn vô minh che khuất tầm
nhìn, là chướng ngại vật trên đường trở về tánh không trong sáng, thanh tịnh và
bất di bất dịch. Muốn trở về với tánh không phải làm cho vạn pháp bất sanh bất
động, muốn vạn pháp bất sanh bất động phải loại trừ vọng niệm như cắt dòng điện
của cái quạt vậy…Đó là những gì con đã thấy sau khi so sánh giữa cái quạt và
cái tánh không, xin bác cho con đôi lời chỉ giáo? Thuận hỏi tôi.
-Cháu còn thấy thêm điều gì nữa không? Tôi hỏi
-Dạ còn. Thuận đáp. Nhưng do chưa kiểm chứng tận tường
nên con chưa dám nói cho bác nghe hôm nay.
Tôi gật đầu:
-Tốt! Nhìn
chung, những phát hiện của cháu không có gì mới, hơi thô thiển nhưng đơn giản,
dễ thấy dễ biết. Ở đời có những thứ hết sức tầm thường nhưng vô cùng cần thiết.
Nhân loại không thể thiếu không khí trong một giờ nhưng vẫn có thể thiếu vàng
bạc châu báu trong suốt một đời.
-Cám ơn bác!
-Tuy nhiên, cái khó là làm sao loại trừ được vọng niệm
đây, vì nó không hề đơn giản và dễ làm như đưa tay ngắt dòng điện?
Thuận nói, rất tự tin:
-Theo kinh sách thì Phật dạy rất nhiều cách xa lìa
vọng niệm nhưng chung qui lại chỉ có ba cách cơ bản nhất là thiền Sa Ma Tha,
Tam Ma Bát Đề và Thiền Na. Là người mới bước chân vào con đường tu tập con nghĩ
mình nên thực hành theo thiền Sa Ma Tha như lời Phật dạy :”dùng giác tâm trong sạch phát khởi quán chiếu, lấy tịnh làm hạnh quán
tâm thể chẳng động. Do lắng lặng các niệm, vọng tưởng ngừng nghỉ thì thấy tướng
tập khí sanh diệt trong thức thứ tám, quán lâu thì tịnh huệ sanh khởi, bỗng
thấy khách trần lăng xăng của thân tâm từ nay diệt hẳn, trong tâm liền cảm thấy
tịch tịnh khinh an”.(Kinh Viên Giác)
X
Kể cho tôi nghe xong, anh Ba hỏi tôi có ý kiến gì
không. Tôi cũng nghĩ như anh ấy, những phát hiện của Thuận không có gì mới
nhưng cái mới ở đây là nó đã đưa ra được
một hình ảnh ẩn dụ khá thú vị. Đây là thủ pháp phổ biến trong kinh điển Phật
giáo.nhằm khai thị chúng sanh. Chẳng hạn, Phật Thích Ca dùng vàng trong quặng
làm ẩn dụ cho cái tâm. Sở dĩ ta không thấy không lấy được vàng vì trong quặng
có quá nhiều tạp chất. Để thấy và lấy được vàng, tất nhiên phải luyện quặng,
loại bỏ tạp chất vàng mới hiện ra. Tạp chất đây là vọng niệm, luyện quặng là tu
tập, còn việc nhận xét đánh giá khác hơn, sâu sắc hơn về những suy nghĩ của
Thuận tôi xin nhờ các bậc cao tăng cùng các học giả uyên thâm đạo pháp chỉ giáo
thêm./
TRƯƠNG
HOÀNG MINH
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.237.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập