Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin sâu nhân quả »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tin sâu nhân quả »»

Tin sâu nhân quả
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tin sâu nhân quả

Donate

(Lượt xem: 8.048)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Tin sâu nhân quả

Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa, phúc hay họa đều do mình tạo lấy.

Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy không bao giờ bị mất, khi hội đủ nhân duyên, ta sẽ thọ nhận tất cả quả khổ vui do mình gây ra. Người biết tu và tin sâu nhân quả sẽ không oán trời trách đất, đỗ thừa tại – bị - thì – là, sẵn sàng chịu nhận quả xấu mà không tạo thêm ân oán, hận thù: do đó, nhân quả ác dần hồi dứt sạch.

Con người do tạo nhân quả không đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yểu.

Vậy nhân quả là gì ? Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả, như ta trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhân là mầm, quả là hạt, từ hạt sinh ra mầm, từ mầm phát triển thành cây và từ cây cho ra trái. Nhân quả luôn đan xen, kết nối nhau, nương vào nhau mà hình thành và tương quan mật thiết với nhau.

Đặc tính của nhân quả là do nhiều nhân duyên kết hợp lại mà thành, không có cái gì một nhân mà cho ra kết quả. Mình lấy ví dụ về hạt lúa, người ta hay nói “hạt lúa sinh ra cây lúa”. Đó là lời nói rút gọn; thật ra hạt lúa phải kết hợp nhiều duyên phụ thuộc, như không khí, ánh sáng, đất, nước và sự chăm sóc của con người.

Giáo lý nền tảng của đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.

Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy rơi vào kho ý thức của ta. Đến khi đủ duyên, chúng ta sẽ thọ nhận tất cả các quả khổ vui. Người biết tu sẽ không than oán, hờn trách khi quả khổ đến, mà sẵn sàng thọ nhận và tìm cách chuyển hóa. Do đó, con người khi mới sinh ra đã có sự bất đồng và sai biệt, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, sống thọ, chết yểu, thông minh hay đần độn.

Tuy gieo nhân thì phải gặt quả, nhưng nhân quả không cố định, có thể thay đổi được. Vì vậy, trong thực tế, có người sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nghèo đói, xấu xí, tàn tật, nhưng họ cố gắng vươn lên, rồi được thành đạt, trở nên giàu có, danh vọng tiếng tăm, có địa vị cao trong xã hội và được mọi người kính trọng.

Khi hiểu được giáo lý nhân quả, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm và ý thức được hậu quả xấu gây khổ đau cho người, không ỷ lại hay đổ thừa mọi chuyện xảy ra là do “khi không”, “tự nhiên” mà chính ta phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi tạo tác của bản thân.

Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh.

Do đó, tin sâu lý nhân quả sẽ giúp chúng ta có cách nhìn thông thoáng hơn, không bị lệ thuộc vào một đấng quyền năng thượng đế mà chính mình là thượng đế của chính mình. Không một ai có quyền ban phước, giáng họa. Mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và ta có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của bản thân.

Cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay có quá nhiều thứ bệnh thuộc bộ máy tiêu hóa và hô hấp phát sinh từ sự ăn uống, hít thở không đúng đắn. Một số người ít hoạt động tay chân nên phát sinh rất nhiều bệnh tật. Chính vì thế, muốn thân khỏe mạnh, tâm an ổn nhẹ nhàng, chúng ta cần phải biết điều hòa trong ăn uống, hít thở đúng cách và vận động thân thể nhiều bằng cách lạy Phật, Bồ-tát, vừa sám hối nghiệp tập nhiều đời, vừa rèn luyện sức khoẻ để khí huyết lưu thông đều đặn toàn thân.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi, cơ thể mỗi người có nhu cầu tiêu thụ thức ăn uống khác nhau nên cần tổ chức cho đại chúng ăn theo cách tự chọn hoặc ăn kiêng. Người bình thường ít bệnh thì ăn theo tiêu chuẩn chung. Người có thân bệnh nhiều cần phải ăn kiêng theo sức khoẻ của mình, vừa hợp vệ sinh, vừa hợp khẩu vị mà lại không tốn kém.

Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng. Theo Ngài, người xuất gia hay cư sĩ tại gia có bốn món ăn là Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực. Đoàn thực là thức ăn vật chất được ăn bằng miệng để nuôi cơ thể sống còn mà tu hành.

Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là cách ăn của chư vị Tổ sư đã thể nghiệm nên đưa ra pháp tu tương ứng nhằm duy trì mạng sống chúng Tăng được khỏe mạnh.

Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh, nhưng chế độ ăn uống thường mang tính cách thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng.

Đại đa số chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người nên thường uống quá ít nước hoặc có uống thì dùng các chất khác như các loại nước ngọt hay rượu bia. Cách tốt nhất là uống nước mỗi ngày từ 2 lít đến 2,5 lít bằng nước đun sôi để nguội. Thân thể thiếu nước nên sinh ra nhiều bệnh tật như táo bón, nhức đầu, trĩ, sạn thận, thận suy, áp huyết cao, viêm gan siêu vi B và bụng hay sình chướng, khó tiêu…

Từ đó chúng ta dễ trở nên giận dỗi, cáu gắt, hay nóng nảy, khó chịu, khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất tươi vui, hạnh phúc. Lượng nước trong cơ thể chiếm 70% dưới mọi hình thái của nó do đó các tế bào và mọi bộ phận trong thân thể cần có lượng nước nhất định.

Ngoài việc tắm rửa hằng ngày để da dẻ sạch sẽ, mịn màng, chúng ta ta cần uống lượng nước cần thiết để điều hoà thân thể khoẻ mạnh. Muốn tránh các thứ bệnh nói trên chúng ta cần phải uống nhiều nước, chừng hai ba ly ngay sau khi ngủ dậy mỗi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối để giúp bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn hoạt động tốt, dễ dàng lọc máu và thải mọi cặn bã ra ngoài.

Người cư sĩ tại gia nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thịt, nhiều cá, nhưng phải biết chọn lựa loại nào ít nhiễm độc. Một số lớn các bệnh tật phát xuất từ việc ăn uống không điều độ hay không biết chọn lựa thức ăn. Giảm bớt chất béo trong máu sẽ tránh được bệnh tim, huyết áp cao và ung thư gan.

Để quân bình trong cuộc sống ăn uống hằng ngày, cơ thể chúng ta cần có đủ chất bổ đến từ thịt, cá và chất xơ trong các thứ rau, đậu và trái cây. Chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng và loại bỏ các thứ mỡ không cần thiết cho cơ thể.

Nói chung, thức ăn kho và luộc tốt hơn là chiên, xào, nướng. Ngoài ra, chúng ta nên để ý cách dùng các gia vị âm dương trong nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của người Việt Nam. Theo đó, các loại thịt cá thuộc loại âm thường được nấu nướng hay ăn với các thứ gia vị và rau thuộc loại dương, và ngược lại.

Rất nhiều bệnh tật phát xuất từ tình trạng máu huyết lưu thông không đều đặn, do ít hoạt động chân tay nên không chuyển tới các cơ phận mọi chất liệu cần thiết, nhất là hồng huyết cầu và dưỡng khí. Do đó, một trong những cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là hay siêng năng hoạt động chân tay, uốn éo thân mình, tập thể dục, đi bộ, bơi lội, làm vườn, lau dọn nhà cửa và lạy Phật, Bồ tát mỗi ngày.

Một hôm, Phật hỏi các vị Tỳ kheo: “mạng người sống trong bao lâu”? Một thầy trả lời: “mạng người sống chừng 80 năm”. Phật hỏi vị khác, thầy đó trả lời:” mạng người sống trong bữa ăn”. Hai vị thầy trả lời Phật đều không chấp chận. Ngài hỏi tiếp vị thứ ba và vị này trả lời “mạng người sống trong hơi thở”. Phật nói, “đúng thế, đời người chỉ dài bằng một hơi thở”, bởi thở vào mà không thở ra thì xem như mất mạng.

Ta có thể quên ăn một hai chục ngày vẫn được mà không chết, chính chúng tôi những năm nhiều bệnh phải nhịn ăn mỗi lần ba bốn tuần, hai ba lần như vậy mỗi ngày chỉ uống nửa lít nước đun sôi để nguội. Vấn đề nhịn uống cũng phải trên 10 ngày mới chết, bằng chứng là có một thầy nhịn ăn uống hai tuần chỉ mất sức đi không nỗi, sau ăn uống lại thầy vẫn lao động, làm việc nặng nhọc mà chẳng áp phê gì; nhưng thở ra mà không thở vô là chết ngay liền tức khắc.

Chúng tôi có đứa em gái kế thầy Nhật Từ làm việc bên Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức, đang đứng nói chuyện trước mặt nhiều người thì bỗng nhiên nói nhức đầu rồi ngã lăn ra chết. Vì sao? Vì không còn thở nữa! Thở là một nghệ thuật sống nhưng ít ai quan tâm đến, suốt ngày này đến tháng kia, năm nọ chỉ lo ăn với uống mà quên đi hơi thở của mình.

Ngày xưa đức Phật đa số dạy các tỳ kheo quán hơi thở, thở vô mình biết thở vô, thở ra mình biết thở ra, đến khi thuần thục không cần theo dõi hơi thở nữa mà chỉ nhìn hơi thở vô ra dài sâu, nhờ vậy tâm an định và trí tuệ phát sinh.

Khi tâm an định, rỗng rang, bớt đi tạp niệm thì trí nhớ phát triển, tuệ giác tâm linh khai mở, nhờ vậy ta nhận biết cuộc sống vô thường, mạng sống vô thường và muôn loài vật cũng lại như thế. Mạng sống chúng ta ngắn như một hơi thở, nhờ thường xuyên quán sát như thế ta sẽ thấy biết đúng như thật nên dễ dàng buông xả phiền não tham-sân-si mà an nhiên tự tại, giải thoát.

Chúng ta thường nghe nói "có thực mới vực được đạo", tức có ăn mới tu hành được. Đây không chỉ là một câu nói vui đùa bâng quơ mà là một sự thật. Chính vì vậy, ăn uống đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của dân tộc Việt Nam. Điều này được thể hiện qua câu nói “miếng trầu làm đầu câu chuyện”.

Ông cha ta nhận thấy ăn uống là sự tự do của mỗi người nên dân gian có câu "trời đánh còn tránh bữa ăn". Xã hội thường coi việc mời ăn, mời uống, tặng quà cáp cho nhau như một vấn đề giao tế trong mực thước đo lòng người. Do đó, “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại” hay “có đi, có lại mới toại lòng nhau”. Dĩ nhiên, đó cũng là một nhu cầu cần thiết trong mối tương giao cuộc sống.

Chúng ta cũng thường nói về đạo làm người, lòng tôn kính ông bà tổ tiên qua việc ăn uống như "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"; hay nói về sự biết ơn và đền ơn như "uống nước nhớ nguồn"; phê phán những kẻ bội bạc như "ăn cháo đá bát". Dân gian còn có câu “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” hay “qua cầu rút ván”, “vắt chanh bỏ vỏ” để nói về hạng người này.

Để thể hiện địa vị và tầm quan trọng của con người trong xã hội nên có câu “mâm cao cỗ đầy” dùng để miêu tả bữa ăn của giới thượng lưu quyền thế. Việc cưới hỏi, lấy vợ gã chồng phải làm tiệc ăn mừng là lẽ đương nhiên; nhưng đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, thi đỗ, làm ăn phát đạt, thậm chí mua nhà tậu đất, thăng quan tiến chức cũng tổ chức ăn mừng thiết đãi gia đình người thân, bạn bè và bà con lối xóm.

Ăn uống, tiệc tùng như thế lâu ngày đã trở thành văn hóa tín ngưỡng trong dân gian mà "phép vua cũng thua lệ làng". Nói cho cùng, ăn uống là một nhu cầu cần thiết và cũng là phương tiện để bày tỏ tình thân hữu hay mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, nhưng do lối văn hóa ăn uống của người Việt đã ăn thì phải ăn cho đã, đã uống thì phải uống cho say, ăn với uống phải no say nên dần hồi mới như thế.

Người dân các miền thôn quê có ba nhu cầu chính trong việc ăn uống là đám giỗ, đám cưới, đám ma. Ba đám này đã trở thành nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Người thành thị thì ăn uống lu sà bù, đâu đâu cũng thấy quán nhậu làng nướng, đủ thứ món ngon vật lạ được phơi bày.

Ở quê nhà nào có người thân chết thì họ làm đám thiết đãi bà con cô bác đến viếng cho đến ngày chôn hoặc thiêu rồi tiếp tục giải quyết những thứ còn tồn đọng. Người dân quê cho rằng vào những ngày này họ có cơ hội trả nợ miệng. Bà con đến để phúng điếu, chia buồn cùng gia đình, sau đó chén thù chén tạc bằng rượu hay bia, cùng thức sáng đêm đàn ca hát xướng, vui vẻ ăn nhậu để làm không khí tang thương, mất mát trở thành nhộn nhịp.

Đám ma thì có ăn, có uống. Đám giỗ còn long trọng hơn, ngày này bà con quyến thuộc nội ngoại hai bên tề tựu về rất đông. Người dân quê nặng về lễ giỗ ông bà cha mẹ, với họ vào những ngày này rất quan trọng nên mới có câu “ai ơi ngày giỗ nhớ về”; do vậy ngày giỗ thường được tổ chức long trọng và đôi khi còn lớn hơn cả đám cưới.

Dân gian có câu “ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo", nhưng quan trọng hơn hết chúng ta có thể đánh giá con người qua cách ăn, cách uống. Hay nói cách khác, ăn uống phản ánh phạm trù sống, phương thức sống, cách thức sống và phép tắc sống, nhìn vào cách ăn uống ta có thể biết người đó có lòng từ bi hay không.

Khi xưa lúc chưa đi tu bản thân chúng tôi là kẻ đam mê ăn uống, ngày nào cũng phải có rượu hay bia và gái gú. Con vịt chưa cắt cổ làm tiết canh thì đã có mồi nhậu lai rai bằng cách thẻo miếng mỡ bầu diều bóp gỏi làm chua khi con vịt còn sống. Loại ăn nhậu như chúng tôi ngày trước là hạng người sống không có nhân cách đạo đức, thử hỏi làm sao biết thương yêu gia đình, người thân nên mới bịp bợm, gian trá, xảo quyệt và ác độc; giờ ngồi ngẫm lại trong khi đang viết sách mà cảm thấy nổi da gà.

Phật pháp quá hay, quá tuyệt vời nên chúng tôi mới có được ngày hôm nay. Ý chí quyết tâm nhận thức rõ được bản chất sai lầm nhờ sự chỉ dạy của thầy tổ, gần gũi thiện hữu tri thức và có niềm tin nhân quả, tin chính mình là những yếu tố quan trọng giúp ta vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà làm mới lại chính mình.

Là người Phật tử chân chính chúng ta phải biết chọn lựa những thức ăn và thức uống không làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Người xuất gia nhưng lại thích ăn đồ giả mặn, loại thức ăn này rất có hại và lại mắc hơn những loại rau cải, nếu tiêu thụ thường xuyên e rằng dễ bị nhiễm mặn và nhiễm độc.

Ăn chay trong thời buổi này phải cao thượng và có ý thức, như vậy sẽ ít bệnh. Trước khi ăn những món hiền lành và bổ dưỡng ta cũng nên nói, "chỉ xin ăn những thức ăn có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh". Đó là ta biết áp dụng chánh niệm trong khi ăn và khi nấu ăn.




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1503 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.119.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...