Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tứ nhiếp pháp »»
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: “Ðối các hữu tình, thường nhớ từ nhẫn. Nét mặt ôn hòa, nói lời dễ thương, khuyên lơn sách tấn. Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng, tâm không dối trá, nịnh bợ cong queo.”
Bồ-tát thường có lòng từ nhẫn đối với chúng sanh nên các Ngài luôn hiện ra nét mặt tươi cười, vui vẻ, nhu hòa, chưa từng nhăn nhó khi tiếp xúc với chúng sanh. Lại nữa, Bồ-tát biết khéo léo tùy theo căn tánh của từng mỗi chúng sanh mà nói những lời dễ thương để khuyên lơn, vỗ về, dẫn dụ, khiến họ sanh tâm thân ái với các Ngài mà chịu nương theo các Ngài để học lấy giáo pháp của chư Phật, nhằm được khai thị tri kiến Phật. Rồi các Ngài còn dùng những lời nói dễ thương để khích lệ, sách tấn, thúc đẩy chúng sanh tu hành tiến bộ hơn, ngõ hầu giúp họ giải ngộ tri kiến Phật và chứng nhập tri kiến Phật, không trì trệ trong các pháp nhỏ của hàng Nhị thừa. Chẳng những thế, Bồ-tát còn tình nguyện làm bạn đồng tu với chúng sanh để làm ra các gương mẫu mực cho chúng sanh xem mà noi theo. Đấy gọi là Tứ Nhiếp Pháp của Đại thừa Bồ-tát. Tứ Nhiếp Pháp bao gồm: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự.
Cổ nhân thường nói: ”Nếu chẳng hạ mình trước người thật sâu, thì chẳng thể đạt được lẽ thật.” Vì thế, trước khi chỉ dạy cho chúng sanh Phật pháp, Bồ-tát dạy chúng sanh tu tập phép “chân thành cung kính.” Phép này gồm có ba thứ; đó là: Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng và tâm chân thành, không dối trá, nịnh bợ cong queo. Nếu chúng sanh không có đủ tâm cung kính, phụng sự và chân thành thì chẳng thể nào có thành tựu thật sự trong Phật pháp, vì sao? Bởi lẽ nếu chúng sanh chẳng sanh tâm cung kính với Tam Bảo thì dù Bồ-tát có chịu khó và cố gắng dạy dỗ, nhưng do trong tâm của họ chất chứa toàn những điều ngạo mạn, chẳng cung kính Tam Bảo, nên tự gây chướng ngại trong việc học Phật của họ mà chẳng thể thu nhận được lợi ích thật sự trong Phật pháp.
“Cung kính Tam Bảo” là cung kính Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Nói theo nghĩa của Đại thừa, Phật là giác mà chẳng mê, Pháp là chánh mà chẳng tà, Tăng là tịnh mà chẳng nhiễm. Phật-Pháp-Tăng hay giác-chánh-tịnh đều được gọi là “bảo” là do sáu nguyên nhân: Trong đời ít có, ly cấu ly dục, có thế lực lớn mạnh, trang nghiêm thế gian, tối thượng và bất biến. Đây là sáu đặc tính của “bảo.”
Hết thảy Phật Ðà là Phật bảo. Tất cả giáo pháp do chính Đức Phật giảng ra là Pháp bảo. Tất cả những người xuất gia hay tại gia tu học theo giáo pháp của Phật đều là Tăng bảo. Sau khi Phật diệt độ, Tam Bảo còn tồn tại trong thế gian được gọi là Trụ trì Tam Bảo: Hình tượng Phật là Trụ trì Phật bảo, các kinh trong Tam Tạng là Trụ trì Pháp bảo, người xuất gia cạo tóc, mặc y hoại sắc là Trụ trì Tăng bảo. Nói sâu xa hơn, Phật nghĩa là chánh giác tri, Pháp là khuôn phép và Tăng là hoà hợp; cho nên, người thật lòng cung kính Tam Bảo thì mỗi suy nghĩ đều phải phù hợp với chánh giác tri, mỗi hành động và lời nói đều phải đúng khuôn phép và hòa hợp.
Kế tiếp, Bồ-tát dạy chúng sanh phải biết phụng sự sư trưởng. “Phụng sự sư trưởng” bao hàm cả hai ý là phụng sự thầy dạy và hiếu dưỡng cha mẹ, như trong Quán kinh dạy: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng.” Sư là căn bổn xuất thế, cha mẹ là ruộng phước trong thế gian. Nếu không có thế gian sư trưởng thì người đời làm sao biết được lễ nghĩa; là con người mà chẳng biết lễ nghĩa thì khác gì loài cầm thú. Lại nữa, nếu không có bậc xuất thế sư trưởng thì người đời chẳng hiểu nổi Phật pháp; chẳng hiểu Phật pháp thì mãi mãi vẫn là người phàm tục, chẳng thể nào trở thành bậc hiền thánh được.
Sau cùng, Bồ-tát dạy chúng sanh phải có cái tâm thật thà trong các sự đối vật, tiếp người. Tâm thật thà còn gọi là trực tâm, là tâm đoan chánh chất trực, không lầm lỗi, không dối trá, không nịnh bợ cong queo. “Tâm thật thà” là gốc của muôn vạn hạnh lành, là pháp vi diệu nhất, nên Bồ-tát dạy chúng sanh chớ nên coi thường cái trực tâm của chính mình.
Nói tóm lại, Phật dạy Bồ-tát, nếu muốn giáo hóa và hướng dẫn chúng sanh tu tập các pháp lành nhằm khai mở Tự tâm mà không gặp chướng ngại, thì Bồ-tát phải áp dụng Tứ Nhiếp Pháp của Đại thừa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.248.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập