Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Tháng bảy tu phước báo hiếu »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Tháng bảy tu phước báo hiếu

Donate

(Lượt xem: 9.411)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Tháng bảy tu phước báo hiếu

I.

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” câu Kinh Kim Cang có nghĩa cần phải không trụ vào chỗ nào mới sinh ra tâm. Nhưng tiếp tục hỏi, vậy tâm thiện bố thí, làm phước được sinh ra từ đâu. Sẽ có người cho là câu hỏi bắt quàng đang nói chuyện này bắt qua chuyện kia chẳng dính vô đâu. Thay vì trả lời bằng câu chữ để thấy sợi chỉ đỏ xuyên qua mọi lời Phật dạy qua những vấn đề khác nhau, đối tượng nghe cũng khác nhau. Xin kể một câu chuyện dân gian được Huỳnh Tịnh Của ghi lại trong chuyện giải buồn, có nhan đề,”ăn mày xin vàng”

Có một người rất giàu và cũng rất hà tiện keo kiệt không làm dang làm phước cho ai bao giờ. Một hôm có người ăn mày đến xin. Chẳng xin tiền hay xin gạo, xin món gì hết mà theo nằng nặc xin một nén vàng. Tay nhà giàu sai đầy tớ đuổi đi nhưng gả ăn mày không chịu đi mà cứ la lết trước cửa nhà lải nhải rất khó chịu… suốt ba năm trời. Tay nhà giàu nổi máu tò mò, dù sao nó cũng bỏ công nên chịu cho và sai tên đầy tớ theo dõi – gả ăn mày được nén vàng đi đâu và làm gì với nén vàng. Tên đầy tớ đi theo thấy tên ăn mày cầm nén vàng thảy lên thảy xuống nhảy nhót mừng rở. Lát sau đến bên gốc cây chắc là mệt nên nằm xuống ngủ tay cầm nén vàng để trên bụng. Đứa đầy tớ lén lấy lại nén vàng đem về trả cho chủ. Lát sau lão ăn mày thức dậy thấy mất của, xăm xăm trở lại xin nén khác. Người nhà giàu nói “tui mới cho đây làm gì hết mà còn đi xin nữa vậy cha” lão ăn mày nói “Tôi – vừa – nhắm – mắt, nó – liền – mất – đi, nên phải xin ông nén khác thôi”. Nghe nói ông nhà giàu dường như được soi sáng tấm lòng ngộ ra sự đời. Rõ ràng đời là ảo, con người ta hễ nhắm mắt rồi chẳng còn của cải sự nghiệp. Bắt đầu từ chỗ nhận thức của cải chỉ là ảo ảnh tiếp đến là suy nghĩ về cái chết mình để lại gì. Anh nhà giàu bỗng ngộ phát tâm đêm tài sản của cải ra làm phước bù cho bản tánh keo kiệt trước đây. Suy nghĩ lại, mới hiểu người ăn mày ấy là Bụt hiện ra. Chỉ có Bụt mới thay đổi được suy nghĩ của những người bảo thủ, trì trệ nhất. Anh nhà giàu đúng là có duyên gặp được Bụt. Vậy có phải làm phước còn bắt đầu từ chỗ ưng vô sở trụ…

II.

Thứ hai là bố thí, làm phước còn có gốc từ lòng thương người. Nhưng tình thương ấy xuất phát từ bản năng nên việc so sánh giữa người này người kia, thấy mình cho thấy người nhận không tránh được. Văn hóa Việt dường như nhìn ra cuộc sống muôn màu nên có câu – Thi ân bất cần báo. Và còn đi xa hơn ngay từ lúc còn thơ ấu trẻ con đã được người lớn dạy – thương người như thể thương thân. Làm sao thương người như thương mình được, mấy ai có tấm lòng vàng thể hiện lời khuyên kia. Đa số lúng túng rồi đọc kinh Phật lại bị sốc thêm khi thấy Phật tuyên bố “ai chăm sóc cho những kẻ nghèo hèn, bệnh tật, chính là chăm sóc cho Như Lai”. Đức Phật nói vậy chẳng khác nào nói, hãy nghĩ tới mọi người trước mới mong gặp Phật. Hóa ra việc siêng năng đi chùa lạy phật chẳng để ý đến hoàn cảnh xung quanh, đó chỉ là công cốc. Làm phước gắn liền với vật chất, tiền bạc, lại thêm một ngẩn ngơ khác khi đọc Phúc Âm thấy chúa Jêsu dạy “Vì con đời này trong việc thông công với người đồng đời của mình. Ta nói cho các người nghe. Hãy dùng của bất nghĩa để kết bạn, để khi của ấy hết đi, họ tiếp các người vào nhà đời đời.” Thú thật tôi cảm thấy khó chịu trước cách nói lạ. Sao lại dùng của bất nghĩa đi cho? Của làm ra từ mồ hôi thì sao… Hóa ra các chương trình kêu gọi từ thiện, kêu gọi quyên góp xây thánh đường, chùa chiền có xen vào thứ tiền gọi là bất nghĩa (mà thấy cũng có phần đúng như vậy làm ăn mà hiền lành quá sao có tiền để cho, nhưng chẳng ai nói như Chúa nghe chói lỗ tai)… Mãi nhiều năm sau này tôi mới hiểu được nhờ tình cờ tôi đọc “Người Dublin” của nhà văn Ái Nhỉ Lan James Joyce, ông cũng thú nhận đây là một trong những đoạn khó hiểu nhất trong kinh thánh để có thể diễn giải cho đúng. Trong khi đức Phật là một nhà thơ sống nội tâm, lời của Phật như mưa sâu thấm đất. Ngược lại chúa Jêsu là thầy kế toán khắt khe đếm từng xu trong túi người. Tuy nhiên Jêsu cũng hiểu được nhược điểm của người đối với tiền bạc đem tiền bất nghĩa đi cho rõ ràng là khó hiểu nhưng đọc trở lại câu đầu tiên – vì việc thông công với người – có nghĩa là người còn có mối dây liên hệ với cộng đồng, cuộc sống không đứng lại bất động mà nó trôi chảy. Hóa ra chúa Jêsu ngoài kế toán tiền bạc còn là người kế toán về tinh thần. Hãy trung thực. Hãy trung thực kiểm tra lại tài khoản của mình có, xem nó có khớp với tinh thần không. Nếu hai cái không ăn khớp nhau hãy điều chỉnh nó lại cho đúng đắn. Ơ đây Phật cũng nói – giàu mà bố thí là một trong những việc khó ở đời. Tuy nhiên người giàu, các nhà tư bản nếu hiểu được tiền bỏ ra làm từ thiện, nó chẳng mất đi đâu, mà nó chính là đồng tiền sống quay vòng trong xã hội, để rồi nó cũng trở lại với mình, công ty thương hiệu phát triển được nhiều người biết tiếng hơn. Có phải là như vậy.

III.

Niệm Phật và làm phước là hai pháp môn cần thiết để tu tâm, dưỡng tánh phù hợp với căn cơ nhiều người. Tưởng tu là khó, còn nói tu chỉ cần như vậy thì rất dễ. Có phải ta thường nghe người nói vậy. Đó là cái nhìn căn cứ vào việc làm bề ngoài, không đi sâu vào bên trong. Thây sự việc đơn giản nhưng sự thật phải trải qua quá trình rèn luyện công phu. Thấy dễ thật ra là khó. Khó ở chỗ niệm Phật, mặc dù đức Phật từ bi nhưng mọi chuyện lại là do nhân quả, do tâm của người. Khó ở chỗ làm phước chỉ thấy vật chất của mình bỏ ra nhưng còn chữ phước. Làm biết được mình có phước hay không, mặc dù có đem tiền triệu bố thí cúng dường. Phải chăng những việc làm của người chỉ có trời cao, đôi mắt trí huệ mới biết, ai thật sự là kẻ nhân đức có phước, đời này còn ở đời sau. Tưởng là dễ thật ra làm phước, tu phước chẳng dễ chút nào với những ai thật sự có thiện tâm, thương người như thể thương thân. Kinh Phật đã nói hết, bố thí không hề đơn giản.- Cất 100 ngôi chùa, chẳng bằng cứu sống một người. Mặc dù kinh luật nói từ ngàn xưa, y như nói với thời hiện tại. Bạn thấy nó dễ hay khó. Nhiều người siêng năng đi chùa trong lúc xã hội lại có kẻ nằm chờ chết vì không tiền chữa trị. Tâm lý con người phức tạp. Muốn cho nhưng lại nghĩ “cho hết, lấy gì để xài”. Đúng ra phải nghĩ ngược lại “xài hết, lấy gì bố thí”. Đức Phật với đôi mắt nhìn thấu suốt cả người ta nên trong kinh Niết Bàn dạy. Có ba việc bố thí không thanh tịnh – trước muốn cho nhiều khi cho lại rút bớt – Chọn vật xấu cho người, vật tốt giữ lại cho mình – Đã cho xong, sinh tâm hối tiếc của đem cho. Chẳng những đức Phật nói, giàu khó bố thí như nói ở phần trên, mà nghèo cũng khó bố thí. Khó vì đâu phải lúc nào mình cũng có sẵn để mang ra cho (thiện tâm của người chính là ở đây).

Lúc nhỏ tôi nhớ má tôi và một số người lớn ở quê, là dân miền Tây thấm nhuần văn hóa đạo Phật. Mỗi khi xúc gạo nấu cơm, má bốc một hai nắm bỏ vô trong cái hủ. Má tôi dạy, buổi cơm thiếu một hai nắm gạo không sao nhưng nhà lúc nào cũng có thứ để cho người đến xin. Nó gọi là tích âm đức. Ngày nay không còn thấy cảnh ăn xin đeo bị bên hông để xin gạo như ngày xưa… mà xin tiền. Tôi thấy có người gặp tiền lẻ bỏ vô trong cái hộp để riêng ra dành cho những ai cơ khổ lở đường. Những người mặc dù chẳng khá giả nhưng có thiện tâm (tôi không được như vậy) rõ ràng là đã gieo nhân. Và gieo nhân thì gặt quả, mặc dù không biết kiếp sau người hưởng được quả gì, nhưng người thành hình đức tin vào luật nhân quả từng kiếp sống nối tiếp nhau và tiếp tục gieo.

IV.

Ta đã hưởng, đã chịu ơn nhiều của xã hội, việc bố thí, làm phước của ta dường như đó cũng là bổn phận của con người để góp phần (trả lại) rất nhiều người không biết việc mình làm là đã tu. Và trong nhiều pháp môn, có pháp môn chủ yếu thuộc về hành rất ít người phân tích (ai đem phân tích một mùi hương). Đó là pháp môn tu phước. Có phải nó bắt đầu từ nhận thức cõi đời là phù du như đã nói người sanh thiện tâm. Tiếp tục người tu phước cần phải giữ gìn năm giới. Tại sao? Tại vì không sát sanh là làm phước, bố thí tánh mạng cho tất cả chúng sanh lớn hoặc nhỏ. Không trộm cắp là bố thí sự an toàn, an lạc cho xã hội. Không tà dâm, không nói dối cũng như vậy. Uống rượu, dùng chất say sưa là nguồn gốc gây ra bao tội lỗi. Không uống rượu, dùng các chất say là mang đến cho xã hội niềm vui. Giữ năm giới còn gọi là năm đại thí hưởng quả báu không bị oan trái, không ai làm khổ mình, người ái mộ mình rồi có uy tín với xã hội. Trong lúc bố thí ta cảm thấy không hài lòng ở người thọ thí (làm biếng chẳng chịu làm lụng chờ người tới cho.v.v…) do đó người tu phước tiếp tục đồng hành với xả. Đồng hành với sự hoan hỷ. Trong hai loại này bố thí hoan hỷ bất cứ trường hợp nào vì vậy phước đức cao hơn bố thí xả. Tu phước dễ hay khó. Dân gian có câu nói giúp của không giúp đủa ăn cơm. Có nghĩa là anh đói tôi giúp cho tiền bạc nhưng nghề nghiệp, cách làm ăn lại giấu kín không chỉ. Chẳng ai chỉ đường đi buôn. Bấy lâu cứ tưởng câu nói cho người một con cá không bằng cho cần câu là của dân gian, không ngờ chính Lão Tử đã nói câu ấy. Tương tự đức Phật có dạy ba loại tài thí, vô úy thí và pháp thí. Pháp thí được xếp cao hơn cho thấy việc tu phước chẳng dễ. Theo kinh, Phật dạy vật đem bố thí có mười loại thường thấy như bố thí vật thực, nước uống, vải, xe cộ, bông hoa, vật thơm, vật để xức, chỗ nằm, chỗ ở, đèn. Về miền Tây ta thấy ở thôn quê trước cửa mỗi nhà để lu nước uống, hoặc là ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều ngả đường thấy để thùng nước đá trà dành cho kẻ lở đường – đó là bố thí nước. Ngoài 10 loại vật thí thường thấy, kinh có dạy nhiều vật thí khác đem lại lợi ích cho cuộc sống, chẳng những cho kiếp hiện tại mà cho lẫn kiếp vị lai. Nhưng bài tìm hiểu về tu phước đến đây đã khá dài. Xin phép được nói thêm cái gọi là trường cửu thí. Tức là bố thí làm phước những vật có tính bền vững lâu dài. Chừng nào nó còn tồn tại, thì phước thiện của người cũng ngày đêm tăng trưởng. Trường cửu thí có 6 loại 1- làm phước trồng cây ăn quả cho bóng mát. 2- làm phước trồng cây gỗ quý, trồng rừng chẳng hạn. 3- làm phước xây cầu để người qua lại. 4- làm phước đào giếng lấy nước uống. 5- làm phước xây nhà trọ cho dân nghèo, xây dựng sửa chữa chùa chiền. 6- xây trường dạy nghề nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi.

Hiện tại xã hội rất cần cái gọi là trường cửu thí như vậy.

V.

Làm phước, bố thí đứng đầu trong các pháp ba la mật và hỗ trợ cho các pháp. Về giới hạnh của người thì hạnh hiếu đứng đầu. Tháng bảy mưa sụt sùi, đất trời hắt hui. Tháng này âm dương như xích lại gần với nhau. Người như cảm nhận được điều này nên tháng bảy còn là tháng người hướng về nhau. Do đó từ xưa trong tháng bảy có chuyện Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau qua cầu Ô Thước. Tích Ngài Mục Kiền Liên tìm mẹ. Tục lệ cúng cô hồn. Cũng không có gì lạ ngày lễ kỹ niệm thương binh liệt sĩ, chiến sĩ trận vong cũng diễn ra trong tháng này, nói về chữ hiếu, tất nhiên là con cái phải phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ đầy đủ món ngon vật lạ. Nhưng có thật là hiếu thảo không khi cha mẹ vì món ngon vật lạ kia mà mặt phải xấu hổ cúi đầu xuống không dám nhìn lên. Hay là hiếu được đánh giá cao nhất là làm những điều để cho cha mẹ vui, xóm làng ngưỡng mộ. Không biết tục lệ cúng cô hồn xuất phát từ đâu. Mới nhìn cho nó là dị đoan, xét kỹ mới thấy đó là nét văn hóa tinh tế của người phương đông mang tính nhân văn tình thương trải rộng muôn loài, thập loại chúng sinh. Người đang sống nhớ tới bao vong hồn khác chết xiêu mồ lạc mả lang thang đầu đường xó chợ đói khát đợi người bố thí vào ngày này (mâm cúng cô hồn gồm có gạo muối, mía chặt khúc, áo giấy, cháo, bộ tam sên, bánh ú, bánh cấp. Sau khi cúng xong chủ nhà xả giàn cho đám con nít nhảy vô dành lấy đồ cúng). Lúc nhỏ vào tháng bảy tôi thường hay theo bọn trẻ trong xóm đi cướp xả giàn. Rất là vui nhưng tôi không hiểu hết ý nghĩa của nó, đôi khi bị người lớn mắng cho _ đồ cô hồn sống. Mãi khi lớn lên nhớ lại thấy vui vui, chợt giật mình trước mấy tiếng cô hồn sống. Nó mang ý nghĩa không tốt đã đành nhưng cô hồn sống đặc biệt với tiếng cô nghĩa là sự cô độc không biết nương tựa vô đâu. Có phải nó còn bao gồm những người đau yếu bệnh tật không tiền chữa trị, sống vất vưỡng ở đâu đó nằm chờ chết. Có phải những đứa trẻ mồ côi lang thang đầu đường xó chơ kiếm miếng ăn. Có phải và có phải. Trong tháng bảy tình cờ tục cúng cô hồn trùng với lễ Vu Lan tích Mục Kiền Liên xuống địa ngục tìm cách cứu mẹ. Lần này hầu như ai cũng biết bồ tát Mục Kiền Liên vì sự tích rất lôi cuốn hấp dẫn mà không để ý đến….Chính sự cúng dường, làm phước để cứu bà Thanh Đề thoát khỏi địa ngục là hình thức báo hiếu cao nhất để xây dựng nên câu chuyện, Chính là điều đức Phật muốn dạy chúng ta. Tới đây thì kết luận được rồi. Con cái có rất nhiều điều làm cho cha mẹ vui. Nhưng rõ ràng điều cha mẹ vui hơn cả được ai cho vàng là đứa con ăn nên làm ra của mình biết nghĩ đến người nghèo, người đau khổ xung quanh. Ý nghĩa là cha mẹ được hưởng phước từ thiện tâm của con cái mình sẽ được sống lâu (phước kia lớn vô cùng). Làm phước bố thí quanh năm nhưng đặc biệt tới tháng bảy là tháng hội đủ những điều kiện để người tu phước thể hiện tấm lòng bố thí cúng dường. Rõ ràng để báo hiếu cha mẹ không gì bằng người làm việc từ thiện tu phước.

Long Xuyên rằm tháng bảy 2013

Ngô Khắc Tài

none

none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Lược sử Phật giáo


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.12.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...