Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Một góc vắng lặng »»
Hãy hình dung, nơi một lề đường thành phố New York, nơi ồn ào không ngưng với đủ thứ âm thanh. Và ngồi bệt dưới đất, lặng lẽ ở một hè phố, là một vị sư và một số người Mỹ đang thiền tập, bất kể người đi bộ lướt qua trước mặt, bất kể xe chạy vù vù dưới đường, và bất kể xe điện chạy ầm ầm gần đó. Họ là những mảng rất là bình an, vắng lặng giữa một thành phố không ngừng chuyển động.
Chúng ta đang sống trong một thế giới hỗn loạn và ồn ào. Những tiếng động vang lên khắp nơi, không ngừng. Tiếng xe chạy, tiếng máy TV, tiếng nhạc hắt ra từ quán xá, tiếng rao ngoài phố, tiếng gió kêu, tiếng sóng biển, tiếng xe lửa, và vân vân. Gần như, không thể tìm được phút giây nào vắng lặng nơi thành phố.
Đặc biệt, là ở những thành phố thức mãi 24 giờ như New York. Do vậy, một nhóm khoa học gia từ đại học NYU, làm việc chung với các khoa học gia ở Ohio State University, bắt đầu nghiên cứu về tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở New York, với dự án sẽ kéo dài nhiều năm với tên là Sounds of New York City (SONYC), với tài trợ 4.6 triệu đô từ National Science Foundation.
Một cuộc nghiên cứu nhiều năm trước đó về ảnh hưởng tiếng động thành thị đã cho thấy rằng tiếng ồn đang làm nhiều người dân suy giảm thính lực, sức khỏe yếu hơn, khả năng học chậm hơn và dễ có thái độ đối kháng xã hội.
Tiến sĩ Alice H. Suter, chuyên gia về âm thanh học ở viện National Institute for Occupational Safety and Health, ghi nhận rằng tiếng ồn gây ra sự căng thẳng, nhưng “xã hội chúng ta chấp nhận tiếng ồn như cái xấu cần thiết,” và rồi mọi người xem như tiếng ồn là một phần của môi trường không gạt bỏ được.
Suter nói rằng có hơn 20 triệu người Mỹ mỗi ngày tiếp cận với môi trường âm thanh ồn tới mức làm suy giảm thính lực, tức là âm thanh cao hơn 80 decibels, tức là ngang với tiếng ồn của một máy hút bụi, hay máy cơ khí điện, hay khối lượng xe cộ đông đúc.
Tiếng ồn cũng ảnh hưởng tới áp huyết máu, theo một số thử nghiệm với loài khỉ rhesus monkeys và huyết áp vẫn cao kể cả khi tiếng ồn chấm dứt.
Phải chăng, đó là một trong các lý do nhiều Phật tử quyết định đưa thiền tập tới đường phố và tới các trạm xe điện ngầm ở thành phố New York, vừa để hoằng pháp, vừa để tự vệ, vừa giúp nhau giữ sức khỏe cho thân và tâm?
Tạp chí Lion’s Roar hôm 16/11/2016 có bản tin của Sam Littlefair ghi nhận hiện tượng này.
Một tổ chức mới lập và lan rộng nhanh chóng có tên là Buddhist Insights đang tìm cách giúp người dân New York tập thiền ở những nơi bất ngờ nhất – và một phần thiền tập là, làm bạn với những gì chung quanh mình.
Bài báo viết rằng dân New York có thể không nghĩ rằng các đường phố thô nhám gạch đá là nơi để tìm bình an nội tâm, nhưng nhóm Buddhist Insights đang nhắm thay đổi các suy nghĩ đó.
Một người đồng sáng lập Buddhist Insights là Giovanna Maselli nói rằng, “Người ta nói rằng bạn phải xa lìa New York để tìm bình an và vắng lặng.” Để thách thức suy nghĩ đó, cô và người đồng sáng lập là nhà sư Bhante Suddhaso đã tổ chức các lớp thiền tập ở các địa điểm bất thường trong thành phố. Người ta gọi đó là “nhập thất trên đường phố.”
Maselli nói, “Nhập thất trên phố lúc đầu như là chuyện vui đùa. Nhưng rồi có nhiều phản ứng tích cực. Dân chúng nhận ra rằng họ có thể thiền tập ở bất kỳ nơi nào.”
Buddhist Insight tự định ra nhiệm vụ là nối kết dân New York với các nhà tu Phật giáo. Maselli giải thích rằng khi cô muốn tìm một vị thầy hồi năm 2015, cô chẳng gặp ai cả. Do vậy cô hợp tác với Suddhaso, một nhà sư Phái Lâm Truyền của Theravada để lập tổ chức này.
Nhà sư và cô Maselli gần như tình cờ khám phá ra khái niệm mở các lớp thiền tập trên đường phố.
Maselli nói, “Nó khởi đầu chỉ vì tôi thường tới trễ. Bất cứ khi nào chúng tôi gặp nhau, tôi lại thấy nhà sư đang thiền tập để chờ tôi, nên tôi mới chụp hình nhà sư.”
Maselli phóng các hình đó lên mạng Instagram, nơi mỗi tấm hình được hàng trăm “ưa thích” (likes). Trong vòng chưa tới một năm, tài khoản hội Buddhist Insights có hơn 20,000 người theo dõi. Khi Buddhist Insights mở lớp đầu tiên trong tháng 1-2016, quảng bá trên mạng Instagram, có 50 người tham dự và 50 người khác ghi tên trong danh sách chờ.
Thế rồi cô Maselli và nhà sư Suddhaso bắt đầu mở các lớp hàng tuần tại nhiều nơi ở New York City: các nhà thờ, các phòng tranh, các bờ biển, các hè phố, các trạm xe điện ngầm, các công viên và bất cứ nơi nào cho họ ngồi tự do.
Nhà sư Suddhaso giải thích rằng chỉ là vấn đề thiết lập một thái độ để thiền tập bất cứ nơi nào và làm bạn với môi trường chung quanh, “Thường thì, khi chúng ta tập thiền và có tiếng ồn bên ngoài, chúng ta suy nghĩ, ‘Ồ, tôi có thể thiền tập nếu không có tiềng ồn kia.’ Vấn đề không phải là tiếng ồn. Điều quấy rối việc thiền tập của bạn là thái độ đối với tiếng ồn: tiếng ồn chỉ là tiếng ồn. Do vậy, chúng ta thiết lập thái độ tập trung vào giây phút hiện tại và dùng nó như phòng thí nghiệm của bạn để khảo sát tâm mình. Đó là điều bạn có thể làm bất kỳ nơi nào, với bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào.”
Các lớp hàng tuần thường tổ chức ở bờ biển hay hè phố, nhưng một vài chương trình rất sáng tạo. Hồi tháng 6/2016, Buddhist Insights tổ chức quán niệm về sự chết trong một nghĩa trang. Hồi tháng 9/2016, họ thiền tập trong một cơ xưởng làm sô-cô-la. Maselli nói, “Khi chúng ta nói về ly dục, chỉ là khái niệm trừu tượng thôi, nhưng khi bạn vào một nơi bạn có thể ăn kẹo sô-cô-la, nó có một ảnh hưởng khác liền.”
Hồi tháng 10/2016, họ tổ chức nhập thất suốt ngày dài về thiền tâm từ trên xe điện ngầm, khuyến khích người tham dự thực tập từ bi với các hành khách xe điện chung quanh họ.
Không phải mới lạ gì về “nhập thất trên đường phố.” Thiền sư Bernie Glassman (truyền thống Zen) và dòng thiền có tên là Zen Peacemakers từng tổ chức “nhập thất trên phố” trong nhiều thập niên, có nhiều ngày và đêm sống trên đường phố New York. Nhưng nhập thất như Buddhist Insight vẫn khác hơn, vì thời lượng thiền tập ngắn, và bất kỳ ai – dù sơ học hay thâm niên – đều có thể tham dự.
Buddhist Insights cũng được ghi nhận là mô hình không-bộ-phái. Y hệt như MNDFL ở Manhattan và như Dharma Bum Temple ở San Diego, Buddhist Insights để cho các thiền sinh thử tập theo phương pháp nhiều tông phái khác nhau, và giúp họ tìm xem truyền thống Phật giáo nào thích hợp với họ.
Các lớp và các buổi nhập thất của Buddhist insights được hướng dẫn bởi nhà sư Suddhaso hay các nhà sư thỉnh giảng từ các thiền viện khác nhau trong truyền thống Theravada, hay Vajrayana (Phật giáo Tây Tạng), hay Thiền Tông (Zen). Các chương trình đều miễn phí, nhưng cúng dường sẽ được đón nhận. Họ đang trở thành những góc rất an bình và vắng lặng của New York.
none
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.206.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập