Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Thế hệ bánh mì kẹp »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Thế hệ bánh mì kẹp

Donate

(Lượt xem: 7.404)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Thế hệ bánh mì kẹp

Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô hộ giặc Tây và hai mươi năm nội chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê hương và mấy triệu người Việt Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung thân như Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp, Úc…

Phần mất mát vẫn còn đó, nguyên vẹn, ít ra là đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế hệ đầu của những người di dân. Một thế hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không gian quê hương, chơi vơi giữa thời gian thế hệ, lạc lõng trong tâm tư văn hoá. Một thế hệ “bánh mì kẹp”.




















Kẹp giữa hai quê hương

Những người di dân này, ngày hôm nay mang sổ thông hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba xí ba tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh quẩn với nhau, tụ tập nơi những thương xá, chợ búa Á Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau.

Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương tựa để sống “tạm bợ” nơi xứ người mà trong thâm tâm còn cố tưởng tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương tiện là lại vù về Việt Nam, một số để “hưởng thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.

Tôi không nhớ ai đã có nói: “Ma patrie, c’est là où je suis heureux”

(Quê hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh phúc)



Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?

Ở hải ngoại, đương nhiên chúng tôi được tự do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm sự u uẩn những người tha hương chúng tôi mà thôi.

Nhất là trong trường hợp tôi, hiện đang mang hai quốc tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?

Quê hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi nấng, dậy dỗ tôi nên người, và quê hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời.

Ơn nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng sinh cho gia đình ông sĩ quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp tục gửi, mặc dù người ân nhân này đã mấy lần đề nghị nên thôi gửi quà).

Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót thương Mẹ Việt Nam, quê hương đau khổ. Ôi, quê hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt Nam muôn thuở ?


Kẹp giữa hai nền Văn hoá

Ngày hôm nay, tôi đã lục tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.)

Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy luận, một cách ăn nói, một cách cư xử xã giao, một nền văn hoá mà tôi hãnh diện mang bên cạnh văn hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần dà trở thành tiếng tôi thông dụng nhất, ngay cả để diễn tả những tâm trạng sâu thẳm nhất của mình.

Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình dạng và cử chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài.

Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời gian), không hề lay chuyển âm điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy sút kho tàng văn hoá tổ tiên tôi hay nền giáo dục bố mẹ tôi.

Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn hoá, nhưng không hề thay thế nền văn hoá của tôi.

Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ tâm của tôi, nỗi khổ tâm của những người di dân trong thế hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng?

Tôi có thể thích pot au feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc biệt, tái nạm gầu gân sách sụn.

Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương vị mấy chai la ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI).

Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã.

Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại Hàn (Việt Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền cảm hơn khi hát tiếng Việt.

Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”.



Chỉ vì đó là văn hoá dân tộc nằm trong máu, trong xương tủy tôi, vì đó là giáo dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết tích của mấy ngàn năm lịch sử.

Chỉ vì tôi là người Việt Nam.

Kẹp giữa hai nền văn hoá. Kẹp giữa hai thế hệ

Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ tâm cũng có điều khác biệt.

Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt Nam, với nền tảng Phật Lão Khổng, cùng một nhân sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp tục yêu thương, kính nể bố mẹ, để tiếp tục lưu truyền phong tục, tập quán.

Trong khi chúng tôi giờ bắt buộc phải chấp nhận văn hoá con cháu chúng tôi như một văn hoá ít nhiều là ngoại Việt.



Vì sự lưu truyền đó sẽ gián đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố gắng răn dậy con cái khó lọt qua được màng lưới thế giới bên ngoài.

Tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm.

Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình hình biến chuyển, quan khách lần lượt xin kiếu từ.

Tôi á khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng tượng được cảnh này, với nền giáo dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc tài” của con trẻ trong cái quốc gia tự do nhất thế giới này. Nhưng điều tôi phân vân nhất là trong tình trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả.

Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?

Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no.



Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”?

“Trời làm một trận lăng nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi.

Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con.

Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?!

Kẹp giữa hai thế hệ.


Xung đột cả thế hệ lẫn văn hoá

Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi trường bên ngoài nhiều hơn là với môi trường gia đình (nhất là trong cái tuổi thành niên này)?



Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn hoá của bố mẹ không phải là văn hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế giới mà nền tảng là “tự do” và “đồng đô la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự thật bên ngoài hầu như khác hẳn?

Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành công ngoài đời, trong môi trường chúng nó đang sống chứ không phải môi trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi.

Đây không phải chỉ là vấn đề xung đột thế hệ (thời điểm nào chả có vấn đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc rối thêm vấn đề xung đột văn hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền tảng, cùng những đặc quan, cùng một nhân sinh quan?


Nỗi buồn u uẩn

Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia đình Việt Nam bên hải ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?)

Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn đề không giản dị như vậy và tôi không có khả năng phân tích nhiều hơn.

Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên hệ với tâm hồn, với văn hoá, với gốc rễ của mình.

Tôi không tức giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến tiếc quá khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.

Vướng mắc giữa hai quê hương, giữa hai nền văn hoá, giữa hai thế hệ, chúng tôi là một thế hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ niệm, nhìn về đàng trước thì tương lai đã bít kín.




Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dạy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp nhận.



Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn đề này, con cháu chúng tôi không có vấn đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn đề này. Ngày nào cái thế hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa.

Chúng tôi chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, một thế hệ bị mất mát, bị hy sinh để dân tộc di dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới.

Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy vọng thành công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết.

Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn nguyện lắm rồi.

Xin cảm ơn Trời Phật, xin cảm ơn phúc đức ông bà.

Tháng 3 2012
Yên Hà









none

none

« Sách này có 1507 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Hoa nhẫn nhục


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.61.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...