Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin Phật sự »» Xem đối chiếu Anh Việt: Bản kinh Phổ Môn trên giấy lớn nhất Việt Nam »»
Trong số những kỷ lục Phật giáo Việt Nam, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam - Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, Sài Gòn năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, TP.HCM”.
Điều làm cho tôi lưu ý là tên của tác giả “Cư sĩ Đặng Như Lan”, một cái tên thân quen, đã từng được nghe biết, cũng như từng thấy ký dưới một số bản kinh viết tay tỉ mỉ công phu có tranh vẽ kèm theo rất điêu luyện tài tình. Lần theo ký ức xưa cũ, tôi đã hầu chuyện và được Mẹ (Nữ sĩ Tâm Tấn) chỉ bảo cặn kẽ, hướng dẫn cho tôi tìm ra đến Tu viện Giác Hải ở làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang trên 50 cây số về hướng Bắc. Chính nơi đây, một tự viện ở vùng heo hút, bao năm qua vẫn đang lưu giữ một “Pháp bảo” giá trị mà rất ít người được biết.
Tu viện Giác Hải nằm trên ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là núi Ông Sư, có hình thù của một “ông tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh thơ mộng và thiêng liêng.
Vào năm 1956, HT.Thích Viên Giác - pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Chiếu Nhiên, một môn đồ xuất chúng của Bích Không Đại Sư (tức HT.Thích Giác Phong) - sau nhiều năm hoằng pháp khắp các tỉnh miền Trung và Cao nguyên, đã chọn nơi đây để tạo lập nên một chốn già lam thanh tịnh mang tên Giác Hải. Tu viện kiến trúc đơn sơ, không nguy nga tráng lệ, không đồ sộ cầu kỳ, nhưng hiển hiện giữa một vùng hoang sơ thanh vắng vào thời điểm đó, đã nghiễm nhiên trở thành một danh lam của xứ trầm hương Khánh Hòa. Đặc biệt nhất là điện thờ Quan Âm Nam Hải được kiến tạo ngay trên đỉnh núi, bên trái phía sau ngôi chánh điện, với thánh tượng Bồ tát bằng thạch cao trắng muốt đứng nhìn ra hướng Đông có vịnh Vân Phong biển xanh biêng biếc, mênh mang mây trời, đã đi vào huyền thoại với bao câu chuyện linh ứng nhiệm mầu…
HT.Thích Viên Giác là một vị cao tăng đạo hạnh đã đóng góp nhiều tâm huyết trong công cuộc chấn hưng, bảo vệ và hoằng dương Phật pháp. Trước khi khai sơn lập tự tu viện Giác Hải, ngài đã từng đảm đương chức vụ Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa đồng thời trụ trì chùa Hải Đức ở Nha Trang (1954), cùng chư Tôn Đức thành lập Phật học viện Trung Phần từ chùa Hải Đức (1956), thành lập và điều hành trường Bồ đề Tuệ Quang (Đà Lạt), lập trường Phật học cho Tăng sinh tại Tổ đình Linh Sơn (Vạn Ninh). Sau Pháp nạn năm 1963, ngài giữ chức Thư ký Tổng vụ Hoằng Pháp trực thuộc viện Hóa Đạo, rồi về giảng dạy tại Phật học viện Trung Phần và Ni viện Diệu Quang (Nha Trang).
Là một tăng nhân yêu văn chương thi phú, trong thời gian dài về sau này, ngài không chỉ chuyên tâm dịch kinh, trước tác nhiều tác phẩm quý giá, mà còn sáng tác những thi phẩm mang đậm giáo lý Phật Đà. Kinh sách ngài để lại cho đời gồm: Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, Đại Thừa Kim Cang kinh luận, Phẩm Phổ Môn, Quan hệ tư tưởng, Tìm hiểu Quán Thế Âm Bồ Tát, Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải, Khuyên niệm Phật (tập thơ)…
Đến thăm tu viện Giác Hải, tôi vô cùng xúc động và vui mừng khi được chiêm ngưỡng một “Bản kinh viết trên giấy” lồng trong một khung gỗ đen mun quý tốt, kính dày, có kích cỡ rất lớn. Đó là “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Phổ Môn - Nói về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát” (được đề rõ chính giữa, phía bên dưới bản kinh), do “Cư sĩ Đặng Như Lan - Quán xã Yên Đổ - Huyện Bình Lục -Tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) - Nhà ở phố Hàng Phèn - Hàng Bút - Hà Nội” (được đề rõ bên trái, phía dưới bản kinh), và “viết tại chùa Vĩnh Nghiêm - đường Công Lý - năm 1966 - Bính Ngọ” (được đề rõ bên phải, phía dưới bản kinh).
Xem từ trên xuống, theo thứ tự là phần “kinh” viết bằng chữ Hán nằm ở trên cùng, kế đến là tranh vẽ “thất Phật”- bảy vị Phật quá khứ, tiếp theo là hình vẽ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên liên hoa đài, trên một phiến đá nổi lên giữa sóng nước xôn xao. Hai bên tả hữu của toàn bản kinh được tô điểm những hình tượng của chư vị Minh Vương, Kim Cang, Hộ Pháp… Từ chữ đến nét vẽ của bản kinh này đều kỹ lưỡng công phu đến từng mi-li-mét.
Tôi dùng thước đo được: ngang 1,8m, cao 2,8m nếu tính luôn cả khung gỗ (phủ bì). Đo (lọt lòng) riêng bản kinh thì ngang 1,5m và cao 2,5m.
Vì không đủ điều kiện về nhân lực, nên chưa thuận tiện hạ cả khung “Bản kinh Phổ Môn” rất nặng và rất lớn này xuống khỏi vách tường của sảnh đường, mang ra ngoài trời, để đo đạc lại cho chính xác, cũng như để chụp ảnh cho rõ ràng, nên những thông số mà tôi đưa ra đều chỉ là tạm thời.
Đây rõ là một kỷ lục của Phật Giáo Việt Nam: “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa- Phẩm Phổ Môn viết trên giấy lớn nhất Việt Nam”, rất cần được phục chế và bảo tồn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.109.209 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập