Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đọc thơ xuân Nguyễn Bính »» Xem đối chiếu Anh Việt: Đọc thơ xuân Nguyễn Bính »»
1.- Nguyễn Bính (1918-1966)
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918-1966) sinh tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là “Vua thơ tình”.
Cha Nguyễn Bính là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính mất mẹ sớm khi ông mới sinh được ba tháng.
Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà giàu, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ bé.
Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:
…Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người?
Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông,
Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say,
Như giăng mới mọc, như cây mới trồng?
Làm sao như vợ như chồng?
Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
Làm sao cho tỏ hơi đèn?
Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời?
Làm sao? anh khen em tài?
Làm sao? em đáp một lời làm sao…?
Một thời gian sau, Trúc Đường thi đỗ thành chung (đíp-lôm) vào loại giỏi ở Hà Nội, rồi dạy học trong một trường tư thục ở Hà Đông, Trúc Đường bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông đón Nguyễn Bính lên và truyền đạt cho Nguyễn Bính văn học Pháp. Cuộc đời của Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương và đời sống.
Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình nhưng cũng có những bài thơ Xuân thật độc đáo.
Trước thêm năm mới Xuân Mậu Tuất (2018), Kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ, xin giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ “Nhạc xuân” Nguyễn Bính sáng tác năm Canh Thìn (1940) cách nay hơn nửa thế kỷ:
2.- Bài thơ Nhạc Xuân (Nguyễn Bính)
Mùa xuân năm Canh Thìn (1940) ở xóm Trạm, Nguyễn Bính đã viết một bài thơ dài, treo lên tường như một bức tranh trang trí Tết. Bài thơ Nhạc xuân như những lời tâm sự của các cô gái quen của ông đã lấy chồng hoặc tha phương cầu thực. Tuy nhiên, nhà thơ nhớ thì cứ nhớ, cố nhân đi thì cứ đi, không thể ngăn cản được bước chân của Huyền Trân về với chồng. Người đi rồi chỉ còn cánh hoa đào rơi như đệm thêm vào nỗi buồn của thi sĩ::
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Pháo đỏ đầy thềm nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc hộ Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân?
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.
Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.
Mở đầu bài thơ “Hôm nay là xuân, mai còn xuân. Xuân đã sang đò nhớ cố nhân” Mùa Xuân với thi nhân là vĩnh cửu là bất tận. Chẳng những hôm nay, ngày mai mà có lẽ là mãi mãi.
Điệp khúc: “Hôm nay là xuân, mai còn xuân” được lặp đi lặp lại nhiều lần và đặt ở đầu mỗi khổ thơ như khẳng định xuân còn mãi với nhà thơ. Thật đúng là: “Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận. Xuân đi xuân lại mãi còn xuân (Du xuân – Lữ Liên)
Thật là tuyệt vời
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Quá lý thú và cũng rất bất ngờ ở đây có sự hội ngộ kỳ diệu của nhà thơ Nguyễn Bính và Thôi Hộ, hai nhà thơ của hai thế hệ cùng một ý tưởng với cố nhân:
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ.
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong”
(Năm nay hoa nở người đâu thấy
Chỉ còn hoa đào cợt gió đông)
Hơn nửa thế kỷ đi qua đọc lại bài thơ “Nhạc xuân” chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động:
“Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.”
Nguyễn Bính sinh vào cuối xuân Mậu Ngọ (1918) và từ giã cõi đời trong một chiều 29 Tết Bính Ngọ (1966), năm ấy không có ngày 30, còn phơi phới sức xuân ở tuổi 49, “cái tuổi tứ thập nhi bất hoặc” thi nhân đã để lại cho đời nguyên vẹn cả một mùa xuân…
Có lẽ đây cũng là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thú vị của cuộc đời nhà thơ với thời gian định mệnh cái duyên kỳ ngộ, ta càng có quyền để cho sự liên tưởng được đẩy đi xa hơn nữa… Giai thoại Nguyễn Bính kể: một người bạn của Nguyễn Bính là Trần Lê Văn cho rằng tác giả “Lỡ bước sang ngang” đã tiên liệu trước sự ra đi của mình ngay từ thời viết mấy câu thơ trong bài Nhạc xuân:
Năm mới tháng giêng mùng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.
Chúng ta có thể không hoàn toàn nghĩ như Trần Lê Văn song phải công nhận là giữa Nguyễn Bính với cái thời khắc trời đất giao hoà này, đúng là có mối duyên nợ thầm kín nào đó…
Đón Tết Mậu Tuât – 2018, Kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ (1918-2018) đọc lại bài thơ “Nhạc xuân” (Canh Thìn- 1940), thi sĩ đã đến cuối Xuân Mậu Ngọ và ra đi trước thềm năm mới Xuân Bính Ngọ… Tết đến, xuân về, mùa xuân không lựa chọn, không phân biệt một ai. Bởi thế, từ em nhỏ ngây thơ so màu áo cho đến những chàng thư sinh mơ ước chuyện mai sau, từ những cô thục nữ yêu kiều, thao thức chờ mong, đến những ông già tóc bạc say chén rượu đào đề thơ, đón Tết. Và còn…còn nữa “Những bà tóc bạc hiền như Phật. Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa” Tất cả, tất cả… đã làm nên một không khí tươi vui, rộn rịp, phấn khởi của mùa xuân: ”mùa Xuân vĩnh cữu” cho đời.
“Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười…”
(Thơ xuân – Nguyễn Bính)
Trí Bửu - Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018)
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.194.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập